Mối quan hệ giữa chủ, thợ trong sản xuất

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 77)

6. Bố cục của đề tài

3.5.2.Mối quan hệ giữa chủ, thợ trong sản xuất

Tiểu thủ công nghiệp ở nước ta nói chung và ở Kim Sơn nói riêng đều xuất phát từ nông nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Vì thế phát triển theo hình thức sản xuất theo hộ gia đình, cá thể, người thợ thủ công vừa là chủ, vừa là người sản xuất và bán sản phẩm. Cũng có một số hộ sản xuất có vốn, mở rộng sản xuất thuê thêm nhân công nhưng đa phần các nhân công là người trong làng, trong họ nên mối quan hệ giữa chủ và thợ chưa có ranh giới, các mối quan hệ hài hoà.

Ở Kim Sơn hình thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo mô hình HTX, nhưng các xã viên là các hộ gia đình, tham gia HTX trên tinh thần tự nguyện, họ đóng góp vốn để cùng nhau sản xuất, bán sản phẩm, quan hệ giữa Chủ nhiệm HTX với xã viên là quan hệ quản lý, tổ chức không có quan hệ chủ, thợ.

Trải qua thời gian phát triển, các làng nghề mở rộng cũng phải thuê thêm nhân công làm việc. Nhưng đa phần nhân công thường làm những công

việc nặng như phơi sản phẩm, vận chuyển sản phẩm. Nhưng những người thợ này chỉ làm theo mùa vụ, tranh thủ lúc nông nhàn nên mối quan hệ chủ, thợ đã hình thành nhưng vẫn chưa phân biệt sâu sắc.

Hiện nay sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngoài sản xuất theo hộ gia đình, hợp tác xã, làng nghề còn có các xí nghiệp, doanh nghiệp lớn. Họ thuê số lượng công nhân lớn (khoảng 20 - 100 người), chủ doanh nghiệp không tham gia sản xuất mà chỉ quản lý công nhân sản xuất sản phẩm. Lúc này bắt đầu hình thành hai nhóm: Nhóm người điều hành bao gồm Giám đốc, Quản đốc; Nhóm thứ hai là lực lượng lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nhưng ở cơ chế xã hội chủ nghĩa thì quan hệ chủ, thợ cũng không có sự đối lập. Công nhân muốn có việc làm và thu nhập ổn định, chủ doanh nghiệp muốn có người lao động tạo ra sản phẩm cho mình nên đây là mối quan hệ hai bên đều có lợi. Chủ doanh nghiệp muốn có một sản phẩm tốt, có hiệu quả công việc cao phải luôn tạo điều kiện, cải thiện đời sống cho công nhân. Ngược lại công nhân muốn có thu nhập ổn định phải tận tâm làm việc. Các công ty, xí nghiệp đều có tổ chức công đoàn đại diện cho công nhân nói lên tâm tư, nguyện vọng của công nhân. Mối quan hệ chủ, thợ là mối quan hệ tương tác lẫn nhau, từ đó thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012 Lê Thị Thoa. (Trang 77)