Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung FOS lên khả năng kháng lại vi khuẩn cảm nhiễm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung fructo – oligosaccharide (fos) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và sức khỏe của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 40 - 52)

3.3.1. Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm sau khi cảm nhiễm với Vibrio alginolyticus thể hiện ở hình 3.4.

100 8.13 11.46 13.13 36.14 8.23 26.04 13.02 9.79 100 0 40 80 120 0h 6h 24h 48h 96h

Thời gian thí nghiệm (h)

T l s n g ( % ) ĐC 0,3 %FOS

Hình 3.2: Hiệu quả bảo vệ của FOS

Tỷ lệ sống của tôm sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio alginolyticus

giảm dần theo thời gian thí nghiệm ở cả nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 0,3 % FOS. Sau 3 giờ cảm nhiễm vi khuẩn, tôm thí nghiệm chết hàng loạt không có biểu hiện bên ngoài trước khi chết. Sau 6 giờ cảm nhiễm tỷ lệ sống chỉ còn 36,14% và 26,04% lần lượt ở nghiệm thức đối chứng và có bổ sung FOS và xu hướng này duy trì đến 48 giờ, tuy nhiên đến 96 giờ thì tỷ lệ sống tôm có bổ sung FOS vào thức ăn lại có xu hướng cao hơn (8,23% so với 8,13% của lô đối chứng) và kết quả này duy trì đến 120 giờ. Chúng tôi chưa có cơ sở để giải thích sự sai khác này của kết quả này vì tất cả tôm thí nghiệm đều được cảm nhiễm vi khuẩn cùng nồng độ và thao tác thực hiện không ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm.

3.3.2. Một số thông số miễn dịch

a. Số lượng vi khuẩn trong mẫu tôm

Bảng 3.5: Số lượng vi khuẩn trong tôm

Thời điểm thu mẫu (giờ)

Số lượng vi khuẩn V.aginolyticus (CFU/gam)

0,3% FOS 0,0% FOS (ĐC)

0 (chưa cảm nhiễm) 551 19.891

24 5.163 49.655

Kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn V. aginolyticus ở tôm đối chứng rất cao (19.891 khuẩn lạc) so với tôm có bổ sung 0,3% FOS (551 khuẩn lạc) ngay cả khi chưa được cảm nhiễm vi khuẩn. Sau khi cảm nhiễm vi khuẩn 24 giờ thì số lượng vi khuẩn ở cả hai nghiệm thức đều tăng mạnh (đặc biệt ở nghiệm thức không bổ sung FOS). Mặc dù sau 96 giờ số lượng vi khuẩn ở nghiệm thức đối chứng có giảm nhưng vẫn rất cao so với nghiệm thức tôm nuôi có bổ sung FOS.

b. Tổng số tế bào máu

Tổng số tế bào máu của tôm sau khi cảm nhiễm vi khuẩn V. alginoliticus được thể hiện ở Bảng 3.6

Bảng 3.6: Tổng số tế bào máu của tôm sau khi cảm nhiễm với V. alginolyticus

Thời gian Nghiệm thức 0,3%FOS

106TB/ml Nghiệm thức đối chứng 106TB/ml 6 giờ 8,57 ± 3,95 19,84 ± 2,28 24 giờ 7,61 ± 1,59 5,09 ± 0,63 48 giờ 10,96 ± 1,78 11,90 ± 5,03 96 giờ 17,48 ± 4,86 4,32 ± 0,56

Kết quả cho thấy sau 24 giờ cảm nhiễm vi khuẩn, THC ở cả hai nghiệm thức đều giảm, tuy nhiên THC ở 0,3% FOS lại tăng nhanh sau đó chứng tỏ đã xảy ra quá trình tấn công tiêu diệt vi khuẩn cảm nhiễm đã xảy ra trong cơ thể tôm thí nghiệm. Sau 48 giờ cảm nhiễm do THC đã phục hồi nên tỉ lệ chết của tôm có bổ sung 0,3% FOS giảm hẳn và xu thế này kéo dài đến sau 96 giờ.

Tuy tỷ lệ sống giữa hai nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung FOS vào thức ăn đã cải thiện khả năng kháng lại sự cảm nhiễm vi khuẩn của tôm sú thông qua khả năng gia tăng THC sau khi cảm nhiễm vi khuẩn của tôm có bổ sung FOS vào thức ăn. Số lượng vi khuẩn trong tôm được cho ăn thức ăn bổ sung FOS thấp hơn sau khi cảm nhiễm cho thấy tôm có khả năng cao hơn trong việc tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập [46, 47 ]. Khả năng phục hồi số lượng tế bào máu cao hơn của tôm được cho ăn thức ăn bổ sung FOS cũng thể hiện khả năng cải thiện chức năng miễn dịch của tôm [47].

3.4. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung FOS lên tôm sú khi bị sốc NH3

3.4.1. Tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm

72.5 87.5 90 90 90 92.5 100 77.5 87.5 95 95 95 95 100 0 40 80 120 0h 12h 24h 48h 72h 96h 120h

Thời gian thí nghiệm (h)

T l s n g ( % ) ĐC 0,3 %FOS

Hình 3.3: Tỷ lệ sống của tôm khi sốc với NH3

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy tôm sử dụng thức ăn có bổ sung FOS khi bị sốc với NH3 thì đạt tỷ lệ sống tương đối cao hơn (77,5%) so với tôm cho ăn bằng thức ăn đối chứng không bổ sung FOS (72,5%), tuy nhiên chênh lệch này khá thấp và sai khác không có ý nghĩa thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2. Một số thông số sinh lý

Sau 120 giờ thực hiện sốc tôm với NH3, tiến hành xác định một số chỉ tiêu sinh lý (Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu sinh lý

Nghiệm thức Hàm lượng (%)

TMI1 TMI2 HSI1 HSI2 TM HM

ĐC (0,0% FOS) 40,74 ±1,12 9,32 ±0,55 5,27 ±0,93 1,30 ±0,12 77,14 ±0,73 74,65 ±2,08 FOS3 (0,3% FOS) 41,25 ±0,25 9,74 ±0,22 5,18 ± 0,95 1,39 ±0,12 76,38 ±0,50 71,85 ±4,39

Kết quả cho thấy các thông số về gan tụy (HSI) và cơ thịt (TMI) của tôm được nuôi bằng thức ăn có bổ sung FOS đều cao hơn ở tôm đối chứng, ngược lại độ ẩm gan tụy và độ ẩm cơ thịt của tôm đối chứng lại thấp hơn nghiệm thức có bổ sung FOS, chứng tỏ việc bổ sung FOS có thể có hiệu quả trong tích lũy dinh dưỡng của tôm nuôi ở nghiệm thức FOS.

3.4.3. Tế bào máu tổng số

Tiến hànhđếm tế bào máu tổng số ở tôm cho ăn thức ăn có bổ sung FOS thích hợp và tôm không được cho ăn FOS sau khi tôm bị gây sốc bằng NH3 ở 6 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 96 giờ, và 120 giờ (Bảng 3.8). Kết quả cho thấy sau khi bị sốc với NH3 thì THC của cả tôm có bổ sung FOS vào thức ăn và tôm đối chứng đều giảm đến sau 48 giờ rồi bắt đầu tăng mạnh.

Bảng 3.8: Tổng số tế bào máu

Thời gian FOS3 (0,3% FOS)

(106TB/ml) ĐC (0,0% FOS) (106TB/ml) 12 giờ 4,24± 0,50 4,86± 1,57 24 giờ 4,49± 1,48 3,41 ±1,64 48 giờ 3,41± 0,30 7,49 ±0,51 72 giờ 6,76± 2,70 6,17± 1,30 96 giờ 8,35 ±1,68 8,92 ±0,77 120 giờ 10,70± 0,90 10,27 ±0,80

Quản lý ammonia và nitrite trong hệ thống nuôi thủy sản là nhân tố rất quan trọng quyết định tỷ lệ sống và tăng trưởng của đối tượng nuôi sau hàm lượng oxy hòa tan, mặt khác cá và giáp xác ít có khả năng chuyển đổi nitơ sang dạng ít độc hơn nên ảnh hưởng của nitơ trong môi trường nuôi là rất lớn 48]. Đã có vài nghiên cứu xác định được tỉ lệ chết 50% (LC50) của tôm đối với ngưỡng gây độc của NH3, thông thường là trong khoảng 2-7 ngày, trường hợp mạn tính thì kéo dài sau 7 ngày và hàm lượng NH3 phụ thuộc lớn vào nhiệt độ và pH trong hệ thống bể nuôi. Nhiều kết quả cho thấy LC50 sau 48 giờ của nhiều loài tôm khoảng 30-110mg/l. LC50 của tôm sú ở các kích thước tôm khác nhau ở từng thời điểm khác nhau cũng đã được nghiên cứu [18, 20]. Trong thí nghiệm này sau 120 giờ bị sốc với NH3 tỉ lệ sống của

tôm thí nghiệm vẫn cao (hơn 50%) có thể do kích thước tôm thí nghiệm và liều lượng NH3 sử dụng có sai khác so với các thí nghiệm đã tiến hành trước đó. Tuy nhiên kết quả thí nghiệm cũng cho thấy việc bổ sung FOS vào thức ăn cho tôm sú nuôi trong điều kiện thí nghiệm đã không làm tăng khả năng kháng lại độc tố môi trường NH3.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1. KẾT LUẬN

1. Có sự khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) về tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (SRG), tốc độ tăng trưởng bình quân tuần (ARG) giữa tôm được cho ăn bằng thức ăn có bổ sung FOS ở các liều lượng 0,1%, 0,2%, 0,4%, 0,8% với tôm ăn thức ăn không có bổ sung FOS. Tỉ lệ sống của tôm sú sau 3 tháng nuôi ở tôm ăn thức ăn có hàm lượng bổ sung 0,4% FOS có xu hướng cao hơn các mức bổ sung còn lại, các kết quả lần lượt là đối chứng (80,0010,18%), FOS1 (71,1114,70%), FOS2 (82,229,09%), FOS4 (90,00 5,09%) và FOS8 (87,88

7,29%). Tốc độ tăng trưởng (theo khối lượng) đạt cao nhất ở nghiệm thức FOS2 (đạt 3,70±0,05%).

2. Có sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) về chỉ số gan tụy của tôm giữa các nghiệm thức thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau. Chỉ số cơ thịt (TMI), chỉ số gan tụy (HSI) cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,4% FOS đạt 48,99 

0,82 và 4,79  0,47, thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (đạt 43,73 và 3,65), chỉ số gan tụy cao kết hợp với độ ẩm gan tụy thấp chứng tỏ hàm lượng bổ sung 0,2-0,4% FOS có khả năng tăng sức khỏe của tôm sú nuôi.

3. Số lượng tế bào máu (THC) cao hơn và số lượng vi khuẩn thấp hơn ở nghiệm thức bổ sung 0,3% FOS chứng tỏ FOS có vai trò nhất định trong hệ miễn dịch của tôm sú nuôi.

4.2. KIẾN NGHỊ

1. Cần lặp lại các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm trong ao nuôi để đánh giá hiệu quả của FOS trong nuôi tôm.

2. Thời gian và thời điểm bổ sung FOS vào thức ăn cho tôm sú, vai trò cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột cũng như cải thiện khả năng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng của FOS trên tôm sú chưa được nghiên cứu trong thí nghiệm này nên chưa đủ cơ sở để kết luận ảnh hưởng của FOS bổ sung vào thức ăn cho tôm sú nuôi, do đó cần có những nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề này để đánh giá khả năng ứng dụng FOS trong thực tế sản xuất.

3. Cần tiến hành các thí nghiệm sâu hơn về vai trò của probiotic kết hợp với FOS trong nuôi tôm sú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Khắc Lâm, (2004), "Kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh “Phân trắng, teo gan” trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận", Aquaculture & Fishery. 2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2012), "Báo cáo ngành tôm

Việt Nam năm 2012 xu hướng năm 2013", Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường và Lục Minh Diệp (2006), "Kỹ thuật nuôi giáp xác", Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, p. 25. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đặng Thị Hoàng Oanh, và Đoàn Nhật Phương, Giáo trình Miễn dịch học động vật

thủy sản Khoa Thủy Sản, Trường ĐH Cần Thơ.

5. Đặng Thị Hoàng Oanh, và Nguyễn Thanh Phương, "Các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long". 106, pp. 106-118.

6. Tổng cục thủy sản, viện kinh tế quy hoạch thủy sản (2012), "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030".

7. Thạch Thanh, (2005), "Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn".

8. Trần Văn Nhường, Đinh Văn Thành, Bùi Thu Hà, Trịnh Quang Tú, Lê Văn Khôi và Tưởng Phi Lai, (7-2004), "Ngành nuôi tôm Việt Nam: hiện trạng, cơ hội và thách thức", Phát triển Nuôi trồng thủy sản ven biển. Dự án VIE/97/030.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

9. Ai., Qinghui, Xu., Houguo, Mai., Kangsen, Xu., Wei, Wang., Jun and Zhang., Wenbing (July 2011), "Effects of dietary supplementation of Bacillus subtilis and fructooligosaccharide on growth performance, survival, non-specific immune response and disease resistance of juvenile large yellow croaker, Larimichthys

crocea", Aquaculture. volume 317(1-4), pp. 155-161.

10. Akrami, A., Hajimoradloo, A., Matinfar, A. and Abedian Kinai, A . "Effect of dietary prebiotic Inulin on growth performance, intestinal microflora, body composition and hematological performance of juvenile Beluga Huso huso

(Linnaeus, 1758)", J. World Aquac.

11. Almada, M.C. Bermudez and Plascencia, A.Espinosa, "The use of antibioics in shrimp farming".

12. Anderson, D. P. (1992), " Immunostimulants, adjuvants and vaccine carriers in fish: applications to aquaculture. Annual review of Fish Disease", pp. 281-307.

13. Aoki, T. ( 1992), "Chemotherapy and drug resistance in fish farms in Japan", Fish

Health Section, Asian Fisheries Society, pp. 519-529.

14. Ayce Genc, M., Yilmaz, Erdal., Genc, Ercument and Aktas, Mevlut. (2007), "Effects of dietary mannan oligosaccharides (MOS) on growth, body composition, and intestine and liver histology of the hybrid tilapia (Oreochromis niloticus x 0.

aureus) ", Israeli Journal of Aquaculture - Bamigdeh.

15. Bachere, E. (2003), "Anti-infectious immune effectors in marine invertebrates: potential tools for disease control in larviculture", Aquaculture. 227, pp. 427-438. 16. Bauchau, A. G. (1981), Crustacean. In Invertebrate blood cells, ed. N. A. Ratcliffe

and A. F. Rowley, pp. 385 - 420.

17. Brown, J. H. (1989), "Antibiotics: their use and abuse in aquaculture", World

Aquaculture. 20, pp. 34-43

18. Chankaew, Suriya (1997), "Effect of ammonia and salinity on growth, molting periods and calcium in exoskeleton of black tiger shrimp (Penaeus monodon

Fabricius)"

19. Chang, C. F., Su, M. S., Chen, H. Y. and Liao, I. C. (2003), " Dietary Beta-1,3- glucan effectively improves immunity and survival of Penaeus monodon

challenged with white spot syndrome virus ", Fish & Shellfish Immunology, pp. 15, 297-310.

20. Chen, Jiann-Chu and Lei, Shun-Chiang (1990), "Toxicity of Ammonia and Nitrite

to Penueus monodon Juveniles". 21(4), pp. 300-306.

21. Cornick, J. W. and Stewart, J. E. (1978), "Lobster (Homarus americanus) hemocytes: Classification, differential counts, and associated agglutinin activity",

Journal of Invertebrate Pathology. 31, pp. 194-203.

22. Evans, L., Fotedar, S., Fan, A. and Jones, B. (1999), "Investigation of idiopathic muscle necrosis and circulating hemocytes in the freshwater crayfish Cherax (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tenuimanus exposed to acute and chronic stressors", Freshwater crayfish. 12, pp.

356 - 370.

23. Fotedar, R. (1998), "Nutrition of marron, Cherax tenuimanus (Smith) under different culture environments", A comparative study Ph.D thesis, Curtin

University of Technology.

24. Fotedar, S., Tsvetnenko, E. and Evans, L. (2001), "Effect of air exposure on the immune system of the rock lobster Panulirus cygnus", Marine and Freshwater

25. Fotedar, S., Evans, L. and Jones, B. (2006), "Effect of holding duration on the immune system of western rock lobster, Panulirus cygnus", Comparative

Biochemistry and Physiology. Part A. 143, pp. 479 - 487.

26. Gatlin, Delbert M. and Peredo, Anjelica M., "Prebiotics and probiotics: definitions and applications".

27. Gibson, G. R., Probert, H. M., Van, L. J., Rastall, R. A. and Roberfroid, M. B. ( 2004), " Dietary modulation of the human colonic microbiota: Updating the concept of prebiotics", Nutrition Research Reviews. 17, pp. 259–275.

28. Grisdale-Helland., Barbara, Helland., Ståle J. and III., Delbert M. Gatlin, "The effects of dietary supplementation with mannanoligosaccharide, Fructooligosaccharide or galactooligosaccharide on the growth and feed utilization of Atlantic salmon (Salmo salar)".

29. Gu, H., Anderson, A. J., Mather, P. B. and Capra, M. F. (1996), "Effects of feeding level and starvation on growth and water and protein content in juvenile redclaw crayfish, Cherax quadricarinatus (von Martens)", Marine and freshwater research. 47, pp. 745 - 748.

30. Grisdale-Helland B., Helland SJ., and Gatlin DM. "The effects of dietary supplementation with mannanoligosaccharide, fructooligosaccharide or galactooligosaccharide on the growth and feed utilization of Atlantic salmon

(Salmo salar)", Aquaculture. 283, pp. 163-167.

31. Holmstro., Katrin, Gra¨slund., Sara, Wahlstrom., Ann, Poungshompoo., Somlak, Bengtsson., Bengt-Erik and Kautsky., Nils ( 2003), "Antibiotic use in shrimp farming and implications for environmental impacts and human health",

International Journal of Food Science and Technology. 38, pp. 255–266.

32. Hose, J.E., Martin, G.G. and Gerard, A.S. (1990), "A decapod hemocytes classification scheme integrating morphology, cytochemistry and funtion.". Biol. Bull. 178, pp. 33-35.

33. Huisman., E. A., Muiswinkel., W. B. van, Knaap., W. P. W. van der and Rombout., J. H. W. M. (1996), "Haemocytic defence in black tiger shirmp (Penaeus

monodon)".

34. Johansson, Mats W., Keyser, Pia, Sritunyalucksana, Kallaya and Soderhall, Kenneth (2000), "Crustacean haemocytes and haematopoiesis", Aquaculture. 35. Jussila., Japo, Jago., Jeff, Tsvetnenko., Elena, Dunstan., Bob and Evans., Louis H.

cynus George) under post-harvest stress", Biological Bulletin (Woods Hole). 179, pp. 33-45.

36. Jussila, J., Tsvetnenko, E., Dunstan, B. and Evans, L. (1997), "Total and differential haemocyte counts in western rock lobsters (Panulirus cygnus George) under post-harvest stress", Marine and Freshwater Research. 48, pp. 863 - 867. 37. Jussila, J., Paganini, M., Mansfield, S. and Evans, L. (1999), "On physiological

responses, plasma glucose, total hemocyte counts and dehydration, of marron

Cherax tenuimanus (Smith) to handling and transportation under simulated

conditions", Freshwater Crayfish. 12, pp. 154 - 167.

38. Jussila, J., McBride, S., Jago, J. and Evans, L. (2001), "Hemolymph clotting time as an indicator of stress in western rock lobster (Panulirus cygnus George)",

Aquaculture. 199(1-2), pp. 185-193.

39. Li., P, Burr GS., Gatlin Delbert, M., Hume., Michael E., S., Patnaik, FL., Castille and Lawrence.(2007), "Dietary supplementation of short- chain frutooligosaccharides influences gastrointestinal microbiota composition ad immunity characteristics of pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei, cultured

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung fructo – oligosaccharide (fos) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và sức khỏe của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 40 - 52)