Tình hình nghiên cứu ứng dụng FOS trong nuôi trồng thủy sản:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung fructo – oligosaccharide (fos) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và sức khỏe của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 25 - 27)

Các nghiên cứu bổ sung FOS vào thức ăn cho đối tượng nuôi chủ yếu được thực hiện trên một số loài cá kinh tế như cá rô phi (Oreochromis niloticus) [14], cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss) [44], cá tầm (Huso huso) [10]… Tuy nhiên, các kết quả thu được rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Nghiên cứu bổ sung FOS vào thức ăn thực hiện trên cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss) trong 105 ngày đã cho thấy không có sự sai khác giữa cá được cho ăn thức ăn có bổ sung FOS (EG) và cá cho ăn thức ăn đối chứng (CG). Tuy nhiên, cá thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở ngày nuôi thứ 42 và 63 của quá trình nuôi; tốc độ tăng trưởng, hệ số sử dụng thức ăn và tỉ lệ sống của cá hồi vân thí nghiệm sử dụng thức ăn EG và CG lần lượt là 0,69%, 0,82% , 99% và 0,7%, 0,86%, 98% [44]. Kết quả này phù hợp với thí nghiệm bổ sung 1, 2 và 3% inulin vào thức ăn cho cá tầm (Huso huso) vì cũng không có sự sai khác về khối lượng (WG), tốc độ tăng trưởng (SGR), hiệu suất sử dụng protein (PER), năng lượng sử dụng (ER), hiệu suất sử dụng thức ăn (FE) [10]. Khi bổ sung 10% FOS vào thức ăn cho cá hồi Đại Tây Dương, tốc độ tăng trưởng và khả năng tiêu hóa không thay đổi đáng kể [30]. Tuy nhiên, khi bổ sung 75% inulin vào thức ăn trong 3 tuần, hệ tiêu hóa của cá hồi Đại Tây Dương được cải thiện nhưng cũng không tạo ra sự tăng trưởng về khối lượng cơ thể đáng kể [43].

Những thử nghiệm bổ sung 1%, 2%, 3% FOS vào thức ăn thực hiện trên cá bột Rutilus rutilus sau 7 tuần cũng cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch của lô thí

nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung 2% và 3% FOS cao hơn lô bổ sung 1% FOS và đối chứng. Hơn nữa tất cả các lô thí nghiệm có bổ sung FOS đều có khả năng chịu sốc độ mặn cao hơn lô đối chứng và tỷ lệ sống cao nhất ở lô 3% FOS. Kết quả cũng ghi nhận hoạt động của enzime tiêu hóa và tốc độ tăng trưởng của cá cũng gia tăng ở lô cá sử dụng thức ăn có bổ sung FOS so với cá đối chứng [52]. Với thí nghiệm bổ sung các nồng độ FOS 0; 0,5; 1; 2; 4 và 8% vào thức ăn cho cáMegalobrama amblycephala, sau 8 tuần trong hệ thống nuôi tuần hoàn trong phòng, khối lượng, tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR), tỷ lệ sống của tất cả cá trong lô có bổ sung FOS đều được cải thiện, gia tăng nồng độ FOS bổ sung sẽ làm tăng lipid và giảm độ ẩm, trong khi tro và protein không có sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Mặc dù vậy amylase, protease đường ruột, Na+, K+-ATPase, alkaline phosphatase, γ-glutamyl transpeptidase và creatine kinase đều cao ở nghiệm thức bổ sung 4% FOS [55]. Các kết quả trên cho thấy FOS có hiệu quả nhất định đối với tăng trưởng, miễn dịch và hệ vi sinh vật đường ruột của cá.

Tuy nhiên, hiệu quả của FOS bổ sung vào thức ăn được thể hiện rõ rệt khi sử dụng kết hợp với probiotic. Nghiên cứu trên cá Larimichthys crocea nuôi trong lồng nổi trong 10 tuần, sử dụng thức ăn có bổ sung FOS (hàm lượng 0, 0,2% và 0,4%) kết hợp Bacillus subtilis (0,0; 0,42 × 107 cfu g−1 và 1,35 × 107 cfu g−1) đã giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn, khả năng miễn dịch, khả năng kháng lại vi khuẩn Vibrio harveyi [9]. Đối với cá Labeo rohita, sau 30 ngày nuôi, khối lượng cá và tốc độ tăng trưởng cao nhất khi bổ sung 1% FOS kết hợp 106 cfu

Bacillus circulans [51].

Đã có vài công trình nghiên cứu hiệu quả bổ sung FOS vào thức ăn của giáp xác. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cho kết quả trái ngược nhau.

Bổ sung fructooligosaccharides chuỗi ngắn (ScFOS, Profeed® 95%) trong 8 tuần với liều lượng 0; 0,4; 0,8; 1,2 và 1,6 g/kg thức cho thấy Sc FOS có hiệu quả trong việc gia tăng vi sinh đường ruột, tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng đối với tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và hiệu quả cao nhất khi bổ sung 0,4g ScFOS/kg thức ăn [59]. Theo Gatlin và cs. (2006) cho rằng khẩu phần thức ăn có bổ sung Grobiotic®-A đã cải thiện tỷ lệ sống của tôm chân trắng khi nuôi trong điều kiện độ mặn giảm 2 ‰ mặc dù cơ chế của khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong điều kiện độ mặn thấp vẫn chưa được xác định [58].

Trong 6 tuần thí nghiệm Li và cs (2007) nhận thấy khi bổ sung FOS vào thức ăn có hiệu quả chống lại sự phá hủy tế bào máu của tôm chân trắng Litopenaeus vannamei trong hệ thống nuôi tuần hoàn [58]. Tuy nhiên, cũng trong điều kiện thí nghiệm như trên, Peng Li và cs [39] tiến hành bổ sung FOS với các hàm lượng 0,025; 0,050; 0,075; 0,100; 0,200; 0,400 và 0,800% trong 6 tuần lại không cải thiện về khối lượng cơ thể tôm lẫn hệ số chuyển đổi thức ăn và tỉ lệ sống, nhưnglại có sự sai khác đáng kể về hệ vi khuẩn đường ruột giữa tôm cho ăn thức ăn có bổ sung và không bổ sung scFOS [39].

Như vậy, FOS có hiệu quả nhất định đối với tăng trưởng, miễn dịch và hệ vi sinh vật đường ruột của một số loài cá và giáp xác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung fructo – oligosaccharide (fos) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và sức khỏe của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)