Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độvà chếphẩm sinh học lên quá trình sinh trưởng và tỷlệ sống của nghêu giống (meretrix lyratasowerby, 1851) ương trong ao đầm nước lợ ven biển thái bình (Trang 27)

- Thí nghiệm đƣợc bố trí cùng một thời gian trong 02 ao, có chung nguồn nƣớc cấp, diện tích 2.000 m2/ao. Thí nghiệm có 5 nghiệm thức (Hình 2.2 Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần (tổng số 15 đơn vị thí nghiệm), diện tích 50 m2/đơn vị thí nghiệm, đƣợc ngăn cách bằng xăm lƣới (Politylen) cỡ mắt lƣới 2a = 2,5-3,0 mm.

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ và CPSH lên quá trình sinh trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu giống (M. lyrata Sowerby, 1851) ƣơng trong ao đầm nƣớc lợ ven biển

Thái Bình Ao 1: TN mật độ (con/m2)

3000, 4.000, 5.000, 6.000

Ao 2: TN CPSH (Enzyme biosub) 5.000 con/m2

Theo dõi chất đáy, ToC, S‰, độ trong, độ sâu, pH, O2 Ảnh hƣởng của mật độ lên sinh

trƣởng và TLS Ảnh hƣởng của CPSH lên sinh trƣởng và TLS

Hạch toán hiệu quả kinh tế

- Cỡ nghêu giống thả ban đầu 40.000 con/kg, chiều dài dao động từ 2,93±0,14 đến 3,43±0,13 mm, trong đó:

+ Thí nghiệm mật độ: Có 04 nghiệm thức (không bổ sung CPSH) bố trí theo 4 mật độ nuôi khác nhau là 3.000 con/m2 (NT1), 4.000 con/m2 (NT2), 5.000 con/m2 (NT3) và 6.000 con/m2 (NT4).

+ Thí nghiệm CPSH: Có 01 nghiệm thức, mật độ 5.000 con/m2 (NT5), đƣợc bổ sung trực tiếp chế phẩm sinh học Enzym biosub (Hình d phụ lục 3), lƣợng 0,8 g/m3 (8 g/10 m3), thời gian 3-5 ngày/lần vào các ngày triều kém.

Hình 2.2: Ao bố trí thí nghiệm về mật độ 2.3. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu

2.3.1 Phương pháp thu và phân tích các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá

Bảng 2.1: Phƣơng pháp thu thập yếu tố môi trƣờng trong thời gian thí nghiệm

Yếu tố môi trƣờng Lần thực hiện Dụng cụ

Nhiệt độ (oC) 2 lần/ngày (6h và 14h) Máy đo HANA Độ trong (cm) 2 lần/ngày (6h và 14h) Đĩa Secchi

Độ sâu (m) 1 lần/ngày Thƣớc đo

Độ mặn (S%o) 1 lần/ngày Khúc xạ kế

- Phƣơng pháp phân tích: Các thông số môi trƣờng oC, pH, độ trong, độ mặn, độ sâu đƣợc đo ở hiện trƣờng tại 3 điểm khác nhau trong ao nuôi.

2.3.2. Phương pháp xác định chất đáy

- Xác định tỷ lệ cát bùn bằng phƣơng pháp lắng gạn , thu mẫu đại diện trên 2 ao nuôi theo mặt cắt chéo, dùng ống nhựa đƣờng kính Φ 20x20 cắm xuống nền đáy khoảng 10 cm, thu lấy mẫu đất trong ống. Chất đáy thu đƣợc mang về để ráo và trộn đều trƣớc khi phân tích. Cho 100 gam chất đáy trộn với 200 ml nƣớc máy, chuyển hỗn hợp sang ống đong có dung tích 500 ml, để lắng trong 2-3 giờ. Xác định tỷ lệ phần trăm thể tích cát hoặc bùn chia cho tổng thể tích của chất đáy, lặp lại 3 lần để lấy số trung bình [41].

- Số lƣợng: 2 lần, trong đó 01 lần trƣớc khi thả giống và 01 lần cuối vụ nuôi.

2.3.3. Phương pháp thu và phân tích mẫu thực vật phù du

- Phƣơng pháp thu và phân tích mẫu TVPD theo Hallegraeff et al., 2004 (manual for Harmul Algae Study - UNESCO). Cụ thể, mẫu định tính đƣợc thu bằng lƣới thực vật phù du đƣờng kính 30cm, kích thƣớc mắt lƣới 20 µm. Phƣơng pháp thu kéo nhiều lần từ tầng đáy lên tầng mặt. Mẫu định lƣợng đƣợc thu đồng thời với thể tích 10 lít/mẫu. Cả 2 loại mẫu đƣợc đựng trong 02 lọ nhựa, cố định tại hiện trƣờng bằng dung dịch Lugol 3 ml/lít mẫu, lắc đều và bảo quản trong bóng tối chuyển Trung tâm Quan trắc và Cảnh báo Môi trƣờng biển - Viện Hải sản phân tích. Tại phòng thí nghiệm, mẫu đƣợc để lắng, siphon và cô đặc còn 5-10 ml, bổ sung Lugol và bảo quản trong nhiệt độ và ánh sáng phòng. Khi phân tích, mẫu tảo đƣợc đếm bằng buồng đếm Sedgewick-Rafter dƣới kính hiển vi huỳnh quang Nikon E600, độ phóng đại 100-1000 lần.

- Địa điểm lấy mẫu đại diện trên 2 ao thí nghiệm - Thời gian lấy mẫu 1 lần/tháng vào kỳ nƣớc kém.

2.3.4. Theo dõi tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu

- Thu thập số liệu: Thời gian thu mẫu 10 ngày/lần/nghiệm thức, vị trí thu mẫu đại diện tại 5 điểm theo mặt cắt chéo, số lƣợng mẫu thu > 45 cá thể/lần/nghiệm thức. Dụng cụ thu mẫu bằng Đĩa sứ có bán kính 20 cm, xúc sâu xuống đáy khoảng 2-2,5 cm, sau đó cho mẫu vào rổ nhựa dày để loại bỏ cát bùn.

- Phƣơng pháp xác định tăng trƣởng bằng chiều cao vỏ, dùng thƣớc đo chia vạch theo mm kết hợp giấy ôly (ở giai đoạn cỡ giống nhỏ) và thƣớc kẹp kỹ thuật (cỡ giống lớn

> 3 mm); xác định trọng lƣợng toàn thân (gam/con) bằng Kân điện tử, có trọng lƣợng tối đa khi kân là 120 gam, sai số 0,02 g.

- Xác định tỷ lệ sống (%) = (Số nghêu thu hoạch/số nghêu giống thả) x 100. - Xác định tốc độ tăng trƣởng ngày theo công thức của Jara (1997).

+ Tăng trƣởng chiều dài tƣơng đối (%/ngày): LSGR (%) = 100x(lnL2-lnL1)/t Trong đó: L1 (mm): chiều dài vỏ tại thời điểm t1

L2 (mm): chiều dài vỏ tại thời điểm t2 t: là thời gian nuôi

+ Tăng trƣởng khối lƣợng tƣơng đối (%/ngày): WSGR (%)=100x(lnW2-lnW1/t) Trong đó: W1 (g): Khối lƣợng ngao tại thời điểm t1

W2 (g): Khối lƣợng ngao tại thời điểm t2 và t là thời gian nuôi.

- Hệ số phân đàn (CV) giữa các cá thể ngao tính theo công thức của Wang (1998): CV (%) = 100 x SD/M, trong đó: SD là độ lệch chuẩn của ngao ở mỗi công thức, M là trọng lƣợng toàn thân trung bình.

- Xác định hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp hạch toán kinh tế Lãi thí nghiệm = Tổng thu – tổng chi

2.3.5. Phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsotf Excel 2003 để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị. Sử dụng phƣơng pháp phân tích ANOVA trong SPSS 16.0 để so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa P<0,05.

CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm

3.1.1. Kết quả kiểm tra tỷ lệ cát bùn

Thí nghiệm đƣợc bố trí tại 2 ao nƣớc lợ ngoài đê quốc gia, trong điều kiện nền đáy ao đƣợc cải tạo, bổ sung cát mịn (cát đƣợc lấy tại Cồn cát ven biển nơi có nghêu giống phân bố) phù hợp với đặc điểm sinh học của nghêu. Chất đáy trƣớc khi thả giống ở 02 ao thí nghiệm có tỷ lệ cát/bùn là 88:12%; trong thời gian thí nghiệm, định kỳ theo chế độ thuỷ triều tiến hành thay nƣớc (8-12 lần/tháng) kết hợp phơi mặt đầm từ 2-4 giờ/lần để cải thiện nền đáy (hạn chế khí độc, tăng độ khoáng hóa cho đất), định kỳ 1 tháng/lần phun doa nƣớc phá váng tầng mặt để kích thích ngao sinh trƣởng và thau rửa các vẫn cặn hữu cơ trên mặt ao nuôi.

Sau 3 tháng, tỷ lệ cát/bùn tại 02 ao thu đƣợc dao động 84:16% đối với ao thí nghiệm mật độ và 83:17% đối với ao thí nghiệm chế phẩm. Kết quả này có thể do lƣợng phù sa có trong nƣớc biển đƣa vào ao nuôi qua quá trình thêm, thay nƣớc (trung bình 1,33%/tháng). Tuy nhiên, ở thí nghiệm đƣợc bổ sung CPSH tỷ lệ phù sa cao hơn so với thí nghiệm mật độ, nguyên nhân có thể do đƣợc bổ sung CPSH trực tiếp đã góp phần làm tăng khả năng phân huỷ các cặn bã hữu cơ có trong môi trƣờng thành mùn hữu cơ (làm tăng giá trị dinh dƣỡng trong thức ăn cho nghêu), mặt khác mật độ bố trí các nghiệm thức ở thí nghiệm bổ sung CPSH thấp hơn nên quá trình lƣu thông nƣớc đƣợc thuận lợi hơn.

3.1.2. Biến động các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá

Bảng 3.1: Điều kiện môi trƣờng trong thời gian thí nghiệm Thông số

đánh giá

Ao 1 (TN mật độ) Ao 2 (TN CPSH)

Min Max TB±SD Min Max TB±SD

Nhiệt độ (oC) 27,75 37 31,96±2,7 28,8 34,1 31,4±1,53

pH 7,24 8,54 7,82 8,6

Độ trong (cm) 34 68 47,03±7,002 32 56 43.74±7,002

Độ mặn (%o) 3 23 13,62±5,81 3 23 13,53±5,8

- Kết quả cho thấy, nhiệt độ trung bình giữa 02 ao trong quá trình thí nghiệm không có sự chênh lệch lớn, dao động từ 31,4±1,53 đến 31,96±2,7oC. Trong đó, ở thí nghiệm mật độ, nhiệt độ dao động trong khoảng (27,75-37oC) rộng hơn so với thí nghiệm bổ sung (28,8-34,1oC). Nguyên nhân nhiệt độ giữa 2 ao thí nghiệm có sự khác nhau là do CPSHvào một số thời điểm kiểm tra tại 02 ao đang tiến hành thay nƣớc mới, tuy nhiên nhiệt độ biến động trong ngày ở 2 ao thí nghiệm không vƣợt quá 5oC và nằm trong giới hạn phù hợp cho nghêu sinh trƣởng.

Hình 3.1: Biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm

- Độ trong trung bình giữa 02 ao thí nghiệm dao động từ 43,74±6,93 đến 47,03±7,002 cm, trong đó: thí nghiệm bổ sung (NT5) độ trong duy trì trong khoảng ổn định hơn (32-56 cm) so với thí nghiệm mật CPSHđộ (34-68 cm), có thể NT5 thƣờng xuyên duy trì đƣợc mật độ tảo ổn định nên độ trong ở mức thấp hơn.

27 28 29 30 31 32 33 34 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ngày N h i t độ chepham matdo 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ngày Độ tr on g ( cm ) TN C hế phẩm TN mật độ

- Độ sâu mực nƣớc ở 2 ao trong thời gian thí nghiệm dao động trung bình từ 0,88±0,17 đến 0,89±0,173 m, không có sự chênh lệch lớn, thuận lợi cho nghêu sinh trƣởng.

Hình 3.3: Biến động độ sâu trong thời gian thí nghiệm

- pH ở 2 ao trong thời gian thí nghiệm nhìn chung dao động trong ngƣỡng thích hợp, ở thí nghiệm mật độ pH (7,24-8,6) thấp hơn so với thí nghiệm chế phẩm (7,82-8,6), tuy nhiên biến động pH trong ngày ở mức cho phép, phù hợp cho nghêu sinh trƣởng.

Hình 3.4: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm

- Độ mặn giữa 2 ao thí nghiệm không có sự chênh lệch lớn, dao động trung bình ở mức thấp, từ 13,53±5,8 đến 13,62±5,81%o. Do ở một số thời điểm vào đầu tháng 6 và cuối tháng 8, ảnh hƣởng các đợt mƣa lớn (100-200 mm/đợt) nên độ mặn giảm có thời điểm 4%o, nhƣng ở mức chậm, trong thời gian ngắn (2 ngày) không gây sốc làm chết nghêu nuôi. 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ngày Độ sâ u ( cm ) TN chế phẩm TN mật độ 7.5 7.6 7.7 7.8 7.9 8 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ngày pH TN chế phẩm TN mật độ

Hình 3.5: Biến động độ mặn trong thời gian thí nghiệm

3.1.3. Kết quả phân tích định tính, định lượng tảo

3.1.3.1. Biến động thành phần loài TVPD trong quá trình thí nghiệm

Tại 06 mẫu đƣợc phân tích trên 2 ao trong thời gian thí nghiệm đã xác định đƣợc tổng số 37 loài thực vật phù du thuộc 4 ngành tảo, trong đó:

- Ngành tảo Mắt (Euglenophyta) có 1 loài chiếm 2,7% - Ngành tảo Giáp (Pyrrophyta) có 2 loài chiếm 5,4% - Ngành tảo Lam (Cyanobactaria) có 4 loài chiếm 10,8% - Ngành tảo Silic (Bacillariophyta) có 30 loài chiếm 81,1%

Kết quả cho thấy, thành phần loài thực vật phù du tại các mẫu thu đƣợc có sự khác nhau rõ rệt, trong đó ngành tảo Silic (Bacillariophyta) có số lƣợng loài lớn nhất (81,1%), chúng có mặt ở trên toàn bộ các mẫu với số lƣợng loài nhiều nhất; tiếp đến là ngành tảo Lam (Cyanobactaria) có 4 loài, chiếm 10,8%; tảo Giáp (Pyrrophyta) có 2 loài chiếm 5,4%; tảo Mắt (Euglenophyta) có số lƣợng loài thấp nhất, 01 loài chiếm 2,7% và chỉ bắt gặp ở 01 mẫu vào tháng 6 ở ao thí nghiệm bổ sung (CP T6). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phân tích thành phần loài TVPD troCPSHng ruột nghêu nuôi tại vùng triều ven biển Thái Bình của tác giả Lê Thanh Tùng Viện NCHS (cấu trúc thành phần loài của các ngành tảo đƣợc thể hiện trong hình 3.9).

0 5 10 15 20 25 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ngày Độ mặ n ( S% o ) Chế phẩm Mật độ

Hình 3.6: Tỷ lệ các ngành TVPD ở 2 ao thí nghiệm

Trong đó, thí nghiệm bổ sung CPSH tháng 7 (CP T7) và tháng 8 (CP T8) có thành phần loài thực vật phù du phong phú nhất với 21 loài trong tổng số 37 loài, chiếm 56,8% tổng số loài bắt gặp; tiếp đến là ao thí nghiệm bổ sung chế phẩm tháng 6 (CP T6) với 17 loài, chiếm 45,9%; 3 mẫu ở ao thí nghiệm mật độ tháng 6, 7, và 8 (MĐ T6, MĐ T7 và MĐ T8) có số loài thực vật phù du tƣơng đƣơng nhau với 16 loài, chiếm 43,2% (phụ lục 1).

Trong các loài thực vật phù du, không có loài chiếm ƣu thế về mật độ mà chỉ có một số loài có tần suất bắt gặp cao là: Amphiprora alata Kutzing; Cerataulina compacta

Ostenfeld; Gyrosigma spenceri (W. Quekett) Cleve; Melosira moniliformis (Müller) Agardh; Oscillatoria margaritifera (Kützing) ex Gomont; Pleurosigma affine Grunow;

Pleurosigma angulatum W. Smith, Protoperidinium quinquecorne Abé; Chaetoceros compressus Lauder; Pleurosigma rectum Donkin,...

3.1.3.2. Mật độ phân bố thực vật phù du

Bảng 3.2: Biến động mật độ TVPD theo tháng tại các ao thí nghiệm (tb/l)

Lô thí nghiệm Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

Chế phẩm 37.300 28.050 25.300

Mật độ 35.650 25.100 20.650

Kết quả kiểm tra cho thấy, mật độ thực vật phù du trong 6 mẫu thí nghiệm khá cao, dao động từ 20,65–37,3x103 tb/l, trung bình đạt tới 28.675 tb/l. Tuy mật độ giữa các mẫu

Tảo Silic - Bacillariophyta

81,1%

Tảo Giáp - Pyrrophyta 5,4%

Tảo Mắt - Euglenophyta

2,7%

Tảo Lam - Cyanophyta 10,8%

không có sự chênh lệch rõ nét nhƣng mật độ giữa 2 ao thí nghiệm có sự khác biệt qua các tháng nuôi (bảng 3.3), nhìn chung ở ao thí nghiệm bổ sung CPSH mật độ TVPD cao hơn (từ 1.650-4.650 tb/l) so với ao thí nghiệm mật độ. Mật độ tảo thấp, ngoài nguyên nhân không đƣợc bổ sung CPSH vào các ngày triều kém, còn có thể do bố trí mật độ các nghiệm thức cao, các vây lƣới ngăn cách giữa các nghiệm thức cũng là nguyên nhân làm giảm lƣu tốc dòng chảy mang theo các loài tảo trong quá trình thêm thay nƣớc và hạn chế khả năng khuyếch tán nhiệt độ và ôxy giữa không khí với môi trƣờng cung cấp cho tảo phát triển.

Mật độ TVPD ở 2 ao có dấu hiệu giảm dần theo các tháng nuôi, tƣơng ứng với mức độ biến động của pH. Nguyên nhân mật độ TVPD giảm dần, một phần là do cƣờng độ bức xạ mặt trời thay đổi làm nhiệt độ nƣớc giảm, kết hợp vào thời điểm mùa mƣa của miền Bắc nên tảo phát triển chậm hơn.

Hình 3.7: Biến động mật độ TVPD theo tháng tại các ao thí nghiệm (tb/l) 3.2. Tốc độ tăng trƣởng của nghêu giống

3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 CP T6 MĐ T6 CP T7 MĐ T7 CP T8 MĐ T8

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng chiều dài của nghêu giống theo thời gian Thông số Đánh giá NT1 (3.000c/m2) NT2 (4.000c/m2) NT3 (5.000c/m2) NT4 (6.000c/m2) NT5 (5.000c/m2) LSGR (%) 0,92±0,055a 0,77±0,04ab 0,8±0,059ab 0,66±0,064b 1,15±0,02c Tăng L cả đợt (mm) 4,1±0,25a 3,412±0,17b 3,41±0,2b 2,69±0,21c 5,28±0,16d Chiều dài cuối (mm) 7,25±0,2a 6,8±0,2ab 6,6±0,06bc 6,13±0,1c 8,2±0,3d CV (%) 17,55±0,97bc 16,04±0,42ab 17,8±0,9bc 14,2±1,7a 20,1±0,24c

* Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự (a, b, c, d) viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Chiều dài trung bình của nghêu ở các mật độ đƣợc thể hiện bằng tăng trƣởng chiều dài theo ngày (LSGR) bảng 3.4:

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mật độ nuôi có ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của nghêu, mật độ nuôi càng cao thì tăng trƣởng về chiều dài của nghêu càng chậm, tuy nhiên kết quả của thí nghiệm ở mật độ nuôi 4.000 và 5.000 con/m2 tăng trƣởng chiều dài khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), điều đó cho thấy ở mật độ trên 3.000 con/m2 và dƣới 5.000 con/m2 không ảnh hƣởng nhiều tới tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của nghêu. Sự khác biệt đƣợc thể hiện rõ ở mật độ nuôi cao nhất NT4 (6.000 con/m2), tốc độ tăng trƣởng về chiều dài đạt thấp nhất (0,66%/ngày) so với các mật độ nuôi dƣới 5.000 con/m2 là NT1, NT2, NT3. Cùng với chiều dài cuối và chiều dài tăng cả đợt của nghêu nuôi mật độ 6.000 con/m2 (NT4) thấp và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mật độ 3.000 con/m2 (NT1).

+ Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, CPSH có ảnh hƣởng rõ nét đến tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của nghêu giống, thí nghiệm mật độ 5.000 con/m2 đƣợc bổ sung CPSH vào các ngày triều kém, có tốc độ tăng trƣởng về chiều dài là 1,15%/ngày, cao hơn 0,35% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thí nghiệm mật độ (NT3) đối chứng là 0,8%/ngày.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độvà chếphẩm sinh học lên quá trình sinh trưởng và tỷlệ sống của nghêu giống (meretrix lyratasowerby, 1851) ương trong ao đầm nước lợ ven biển thái bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)