Mật độ phân bố thực vật phù du

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độvà chếphẩm sinh học lên quá trình sinh trưởng và tỷlệ sống của nghêu giống (meretrix lyratasowerby, 1851) ương trong ao đầm nước lợ ven biển thái bình (Trang 35)

Bảng 3.2: Biến động mật độ TVPD theo tháng tại các ao thí nghiệm (tb/l)

Lô thí nghiệm Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

Chế phẩm 37.300 28.050 25.300

Mật độ 35.650 25.100 20.650

Kết quả kiểm tra cho thấy, mật độ thực vật phù du trong 6 mẫu thí nghiệm khá cao, dao động từ 20,65–37,3x103 tb/l, trung bình đạt tới 28.675 tb/l. Tuy mật độ giữa các mẫu

Tảo Silic - Bacillariophyta

81,1%

Tảo Giáp - Pyrrophyta 5,4%

Tảo Mắt - Euglenophyta

2,7%

Tảo Lam - Cyanophyta 10,8%

không có sự chênh lệch rõ nét nhƣng mật độ giữa 2 ao thí nghiệm có sự khác biệt qua các tháng nuôi (bảng 3.3), nhìn chung ở ao thí nghiệm bổ sung CPSH mật độ TVPD cao hơn (từ 1.650-4.650 tb/l) so với ao thí nghiệm mật độ. Mật độ tảo thấp, ngoài nguyên nhân không đƣợc bổ sung CPSH vào các ngày triều kém, còn có thể do bố trí mật độ các nghiệm thức cao, các vây lƣới ngăn cách giữa các nghiệm thức cũng là nguyên nhân làm giảm lƣu tốc dòng chảy mang theo các loài tảo trong quá trình thêm thay nƣớc và hạn chế khả năng khuyếch tán nhiệt độ và ôxy giữa không khí với môi trƣờng cung cấp cho tảo phát triển.

Mật độ TVPD ở 2 ao có dấu hiệu giảm dần theo các tháng nuôi, tƣơng ứng với mức độ biến động của pH. Nguyên nhân mật độ TVPD giảm dần, một phần là do cƣờng độ bức xạ mặt trời thay đổi làm nhiệt độ nƣớc giảm, kết hợp vào thời điểm mùa mƣa của miền Bắc nên tảo phát triển chậm hơn.

Hình 3.7: Biến động mật độ TVPD theo tháng tại các ao thí nghiệm (tb/l) 3.2. Tốc độ tăng trƣởng của nghêu giống

3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 CP T6 MĐ T6 CP T7 MĐ T7 CP T8 MĐ T8

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng chiều dài của nghêu giống theo thời gian Thông số Đánh giá NT1 (3.000c/m2) NT2 (4.000c/m2) NT3 (5.000c/m2) NT4 (6.000c/m2) NT5 (5.000c/m2) LSGR (%) 0,92±0,055a 0,77±0,04ab 0,8±0,059ab 0,66±0,064b 1,15±0,02c Tăng L cả đợt (mm) 4,1±0,25a 3,412±0,17b 3,41±0,2b 2,69±0,21c 5,28±0,16d Chiều dài cuối (mm) 7,25±0,2a 6,8±0,2ab 6,6±0,06bc 6,13±0,1c 8,2±0,3d CV (%) 17,55±0,97bc 16,04±0,42ab 17,8±0,9bc 14,2±1,7a 20,1±0,24c

* Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự (a, b, c, d) viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Chiều dài trung bình của nghêu ở các mật độ đƣợc thể hiện bằng tăng trƣởng chiều dài theo ngày (LSGR) bảng 3.4:

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mật độ nuôi có ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của nghêu, mật độ nuôi càng cao thì tăng trƣởng về chiều dài của nghêu càng chậm, tuy nhiên kết quả của thí nghiệm ở mật độ nuôi 4.000 và 5.000 con/m2 tăng trƣởng chiều dài khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), điều đó cho thấy ở mật độ trên 3.000 con/m2 và dƣới 5.000 con/m2 không ảnh hƣởng nhiều tới tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của nghêu. Sự khác biệt đƣợc thể hiện rõ ở mật độ nuôi cao nhất NT4 (6.000 con/m2), tốc độ tăng trƣởng về chiều dài đạt thấp nhất (0,66%/ngày) so với các mật độ nuôi dƣới 5.000 con/m2 là NT1, NT2, NT3. Cùng với chiều dài cuối và chiều dài tăng cả đợt của nghêu nuôi mật độ 6.000 con/m2 (NT4) thấp và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mật độ 3.000 con/m2 (NT1).

+ Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, CPSH có ảnh hƣởng rõ nét đến tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của nghêu giống, thí nghiệm mật độ 5.000 con/m2 đƣợc bổ sung CPSH vào các ngày triều kém, có tốc độ tăng trƣởng về chiều dài là 1,15%/ngày, cao hơn 0,35% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thí nghiệm mật độ (NT3) đối chứng là 0,8%/ngày.

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng về khối lƣợng của nghêu giống theo thời gian Thông số đánh giá NT1 (3.000c/m2) NT2 (4.000c/m2) NT3 (5.000c/m2) NT4 (6.000c/m2) NT5 (5.000c/m2) WSGR (%) 1,59±0,02a 1,43±0,03ab 1,46±0,13ab 1,33±0,08b 2,27±0,03c Tăng W cả đợt (g) 0,079±0,001a 0,067±0,003ab 0,07±0,008ab 0,06±0,006b 0,177±0,003c W cuối (g) 0,10±0,001a 0,09±0,003a 0,09±0,007a 0,09±0,002a 0,19±0,002b CV (%) 23,58±0,42ab 23,7±0,15abc 24,8±0,28bc 22,9±0,27a 28,2±0,93d

* Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự (a, b, c, d) viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (p<0,05).

Tƣơng đƣơng với tăng trƣởng về chiều dài, tăng trƣởng về trọng lƣợng tƣơng đối (WSGR) của nghêu cũng ảnh hƣởng bởi mật độ và CPSH. Tăng trƣởng về trọng lƣợng của nghêu tỷ lệ nghịch với mật độ nuôi, sự khác biệt giữa mật độ 3.000 và 6.000 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05); mật độ 4.000 và 5.000 con/m2 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Ở cùng mật độ nuôi 5.000 con/m2, nhƣng thí nghiệm đƣợc bổ sung CPSH (NT5) vào các kỳ triều kém nên tốc độ tăng trƣởng về trọng lƣợng đạt (2,27%) cao hơn 0,81% so với thí nghiệm mật độ đối chứng (NT3) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều đó có thể nhận định rằng, việc bổ sung CPSH vào ao đầm ƣơng nghêu giống không chỉ tăng thêm giá trị dinh dƣỡng trong thức ăn của nghêu, kích thích tiêu hoá mà còn cải thiện môi trƣờng cho nghêu sinh trƣởng tốt hơn, phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Thị Thu Thảo, Đào Thị Mỹ Dung và Võ Minh Thế (2012).

3.3. Tỷ lệ sống của nghêu

Sau thời gian thí nghiệm, tỷ lệ sống trung bình của nghêu ở các nghiệm thức đạt cao, dao động từ 88-95%. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, mật độ nuôi có ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của nghêu trong thời gian thí nghiệm, nhìn chung tỷ lệ sống của nghêu tỷ lệ nghịch với mật độ thả nuôi, mật độ nuôi thấp (3.000 con/m2) NT1 nghêu có tỷ lệ sống cao (92%) và ngƣợc lại ở mật độ cao (6.000 con/m2) NT4 thì tỷ lệ sống đạt thấp, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nhƣ Văn

Cẩn, Chu Chí Thiết, Lê Thanh Ghi, Nguyễn Bá Lƣơng và Martin S Kumar (2008); tuy nhiên kết quả thí nghiệm mật độ nuôi giữa các nghiệm thức 3.000 con/m2 (NT1), 4.000 con/m2 (NT2) và 5.000 con/m2 (NT3) khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) .

Kết quả thí nghiệm đƣợc bổ sung CPSH mật độ 5.000 con/m2 cho thấy, tỷ lệ sống của nghêu đạt cao nhất (95%) và ổn định trong thời gian thí nghiệm, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với thí nghiệm đối chứng (NT3) là 91,6%. Phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc có liên quan (Macey & Coyne, 2005; Jose‟ et al., 2006; Angel et al., 2009; Prado et al., 2010); Ngô Thị Thu Thảo và ctv, 2012), đã khẳng định bổ sung CPSH góp phần hạn chế tỷ lệ chết của ấu trùng và con giống các loài hai mảnh vỏ, ngoài ra CPSH còn góp phần kích thích sinh trƣởng và tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.

Hình 3.8: Tỷ lệ sống của nghêu trong thời gian thí nghiệm

75 80 85 90 95 100 105 Khi thả 1 2 3 Lần kiểm tra Tỷ lệ số ng (% ) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

3.4. Năng suất và hiệu quả kinh tế

Bảng 3.5: Hạch toán kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm

Thông số NT1 (3.000c/m2) NT2 (4.000c/m2) NT3 (5.000c/m2) NT4 (6.000c/m2) NT5 (5.000c/m2) - Lƣợng giống thả (kg) 11,25 15 18,75 22,5 18,75 + Tiền giống (trđ) 9,0 12,0 15,0 18,0 15,0

+ Công thu hoạch (trđ) 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4

+ Công chăm sóc Qlý (trđ) 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 + Chi khác (trđ) 1,0 1,0 1,0 1,0 2,5 - Tổng chi (trđ) 10,8 13,8 16,8 19,8 18,3 + Sản lƣợng (kg) 52,7 46,6 57,6 60 266 - Tổng thu (trđ) 14.904 19.257 24.045 26.928 28,500 + Lãi thí nghiệm (trđ) 3.814 5.457 7.245 7.128 10.2 + Tỷ lệ lãi/doanh thu (%) 25,59 28,34 30,13 26,47 35,79

* Ghi chú: Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm giá nghêu giống NT1 = 36 đồng/con; NT2 = 35 đồng/con; NT3 = 35 đồng/con; NT4 = 34 đồng/con; NT5 = 40 đồng/con. Chi khác gồm vây nuôi, nhà bảo vệ, thuế đất, lãi ngân hàng.

Kết quả bảng 7 cho thấy, trên cùng một diện tích thí nghiệm, chi phí đầu tƣ con giống tăng dần theo mật độ nuôi, các khoản chi khác, công chăm sóc và công thu hoạch giống nhau. Do đó, doanh thu của thí nghiệm cũng tăng tỷ lệ thuận với mật độ và sản lƣợng nghêu thu đƣợc, nhƣng lợi nhuận lại khác nhau ở các mật độ, vì phụ thuộc vào kích cỡ nghêu đạt đƣợc khi kết thúc thí nghiệm.

Từ kết quả của thí nghiệm đã chỉ ra, công thức mật độ (NT1, NT2, NT3, NT4) lãi thu đƣợc dao động từ 3,814-7,245 triệu đồng, đạt thấp nhất (3,814 trđ) ở mật độ nuôi thấp (3.000 con/m2), cao nhất 7,245 triệu đồng ở mật độ nuôi 5.000 con/m2 (NT3) chếm 30,13% doanh thu, trong khi đó NT4 mật độ nuôi cao nhất (6.000 con/m2) lợi nhuận đạt chƣa cao (7.128 trđồng), bằng 26,47% doanh thu.

Cùng mật độ nuôi 5.000 con/m2, nhƣng thí nghiệm bổ sung CPSH (NT5) vào các ngày triều kém sản lƣợng (266 kg) và lợi nhuận (10,2 trệu đồng) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng mật độ (NT3), doanh thu chiếm tỷ lệ cao (35,79%).

Nhƣ vậy, trong điều kiện đầu tƣ ƣơng nghêu giống trong đầm nƣớc lợ, bố trí mật độ nuôi phù hợp sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nƣớc, mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững trên một đơn vị diện tích nuôi.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT A. Kết luận

1. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong điều kiện môi trƣờng chất đáy cát chiếm tỷ lệ 88%, nhiệt độ 31,96±2,70C, độ mặn 13,62±5,81, pH 7,24-8,54, độ trong 47,03±7,002 và độ sâu 0,88±0,17 m, nghêu giống (M. lyrata) thả nuôi ở các mật độ có tốc độ tăng trƣởng về chiều dài, khối lƣợng và tỷ lệ sống gia tăng tỷ lệ nghịch với mật độ, mật độ nuôi càng cao thì sinh trƣởng của nghêu càng chậm, tỷ lệ gia tăng khối lƣợng và tỷ lệ sống càng giảm.

Trong điều kiện thí nghiệm đƣợc bổ sung CPSH mật độ (5.000 con/m2), môi trƣờng ao nuôi chất đáy cát chiếm tỷ lệ 88%; nhiệt độ 31,4±1,530C; pH 7,82-8,6; độ trong 43,74±7,002 cm; độ mặn 13,53±5,8 và độ sâu 0,89±0,17 m, nghêu có tốc độ tăng trƣởng nhanh về chiều dài, trọng lƣợng và tỷ lệ sống cao hơn, khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với nghiệm thức đối chứng.

2. Ở thí nghiệm mật độ nuôi cho thấy, mật độ nuôi có ảnh hƣởng rõ nét tới tốc độ sinh trƣởng của nghêu, mặc dù kết quả thí nghiệm giữa các nghiệm thức mật độ nuôi 3.000 con/m2 (NT1), 4.000 con/m2 (NT2) và 5.000 con/m2 (NT3) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhƣng mật độ 5.000 con/m2 (NT3) nghêu có tốc độ sinh trƣởng nhanh và cho hiệu quả kinh tế cao nhất (7,245 triệu đồng).

3. Thí nghiệm bổ sung trực tiếp chế phẩm sinh học vào ao ƣơng nghêu giống (NT5) đã góp phần làm tăng tỷ lệ sống, trọng lƣợng và chiều dài của nghêu. Kết quả trung bình về chiều dài đạt 8,2±0,3 mm, trọng lƣợng 0,19±0,002 g, tỷ lệ sống cả đợt đạt cao (95,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức ở thí nghiệm đối chứng (91,6%), từ đó hiệu quả của NT5 cao hơn so với thí nghiệm mật độ không bổ sung CPSH.

B. Đề xuất

1. Ứng dụng kết quả đạt đƣợc của thí nghiệm vào sản xuất tại địa phƣơng với diện tích nuôi phù hợp từ 1.000-2.000 m2, chất đáy cát chiếm tỷ lệ từ 80-90%, cỡ giống thả 40.000 con/kg, mật độ nuôi từ 4.000-5.000 con/m2. Sau thời gian 3 tháng nuôi, nghêu đạt cỡ 10.000 con/kg hoặc 5000 con/kg trong điều kiện đƣợc bổ sung CPSH vào các ngày triều kém.

2. Để từng bƣớc hoàn thiện bản hƣớng dẫn kỹ thuật ƣơng nghêu giống trong đầm nƣớc lợ theo từng cỡ giống và thời gian ƣơng nuôi khác nhau mang lại hiệu quả và bền vững trên một đơn vị diện tích, trong thời gian tới cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện bản hƣớng dẫn kỹ thuật khuyến cáo ngƣời dân ứng dụng vào sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tác An, Nguyễn Văn Lục (1994), Nghiên cứu nguồn lợi hải đặc sản và các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý các thuỷ vực ven bờ trỉnh Trà Vinh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở KHCNMT & Sở Thuỷ sản Trà Vinh, tr88-101.

2. Trần Thái Bái, Hoàng Đức Nhuận và Trần Văn Khang, Động vật không xương sống, tập 2, NXB Giáo dục, 1978b, 248tr.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Báo cáo đánh giá công tác phát triển nuôi ngao/nghêu năm 2011, 9tr.

4. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo chính thức kết quả sản xuất nuôi trồng thuỷ sản niên giám năm.

5. Nguyễn Chính (1996), Một số loài động vật nhuyễn Thể (Mollussca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 132tr.

6. Nhƣ văn Cẩn, Chu Chí Thiết và Martin S Kumar (2009), “Ảnh hƣởng của mật độ nuôi thả đến sinh trƣởng, tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống (Meretrix lyrata)

nuôi ở các vùng bãi triều và các lƣu ý trong việc sản xuất giống ngao Spat”, Báo cáo tham gia hội thảo“Better Aquaculture Practices”, Nha Trang, 7/2009.

7. Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản (2010, 2011), Báo cáo kết quả khảo nghiệm mô hình ương ngao giống trong đầm nước lợ, 14tr.

8. Bùi Văn Điền (2002), Điều tra tổng kết kỹ thuật nuôi Ngao (Meretrix spp), (Arca granosa) khu vực phía Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, 50tr.

9. Hoàng Hải (2003), Kỹ thuật nuôi ngao, Trung tâm dạy nghề và chuyển giao công nghệ thuỷ sản phía Bắc, Hải Phòng, 23tr.

10. Nguyễn Quang Hùng (2010), Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở một số vùng triều phía tây Vịnh Bắc Bộ nhằm đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý. Luận án Tiến sỹ Sinh học, Hải Phòng. 142tr.

11. Dƣơng Văn Hiệp (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ngao dầu M.meretrix (Lineus, 1758) ở vùng biển Cát Hải-Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ, 63tr.

trƣởng của sò Huyết‟‟, Báo cáo Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 3. 11- 12/9/2003. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Tr.193-198.

13. Trần Quang Minh (2003), “Một số đặc tính sinh học của nghêu dƣới ảnh hƣởng của các yếu tố sinh thái môi trƣờng tự nhiên”, Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 2, Nha Trang, 3-4/08/2001.

14. Nguyễn Văn Nguyên, Đào Việt Hà, Lê Thanh Tùng và nnk (2002-2003), “Tảo độc hại tại một số khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven biển miền Bắc”. Thông tin Khoa học công nghệ và kinh tế thuỷ sản, số 3/2005. tr32-35.

15. Nguyễn Việt Nam, Lê Thanh Lựu (2001), “Nguồn lợi thân mềm 2 vỏ (Bivalvia)

ở ven biển tỉnh Nghệ An”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 110-117.

16. Nguyễn Hữu Phụng (1996), “Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ƣơng nuôi nghêu

Meretrix lyrata (Sowerby)”. Thông tin Khoa học công nghệ Thuỷ sản, số 7 và 8/1996. Tr 13-21 và 14-18.

17. Phòng Kỹ thuật Nuôi Thuỷ sản (2009), Báo cáo khảo sát tình hình ương ngao giống, nuôi ngao thương phẩm trong ao đầm nước lợ ngoài đê quốc gia năm 2009, Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Thái Bình, 9tr.

18. Trƣơng Quốc Phú (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) đạt năng suất cao. Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Nha Trang, 193 tr.

19. Trƣơng Quốc Phú, 1999. “Đặc điểm sinh trƣởng của nghêu (Meretrix lyrata)

vùng biển Gò Công Đông, Tiền Giang”. Tuyển tập Báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr169-175.

20. Trƣơng Quốc Phú (1997), „‟Kỹ thuật nuôi nghêu (Meretrix lyrata Sowerby) của ngƣ dân ở đồng bằng sông Cửu Long‟‟, Tuyển tập báo cáo Khoa học Hội nghị Sinh vật biển toàn quốc lần thứ I(27-28/10/1995), tr.486-492.

21. Trƣơng Quốc Phú, „‟Thành phần sinh hoá của thịt nghêu Meretrix lyrata

(Sowerby, 1851) vùng Gò Công Đông - Tiền Giang‟‟. Tập san Khoa học Công nghệ Thuỷ sản (Đại học Thuỷ sản), số 2/1996, tr.13-21 và 14-18.

22. Trƣơng Quốc Phú (1996), „‟Nuôi Nghêu (M. lyrata) thƣơng phẩm ở đồng bằng sông Mêkông, Việt Nam‟‟, The ICLARM Quarterly October, Vol. 19. No. 4, p 60-62.

23. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình (2008), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ năm 2008, kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản năm 2009,

13tr.

24. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình (2009), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ năm 2009, kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản năm 2010,

12tr.

25. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình (2011), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ năm 2010, 2011 kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản năm 2012, 18tr.

26. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độvà chếphẩm sinh học lên quá trình sinh trưởng và tỷlệ sống của nghêu giống (meretrix lyratasowerby, 1851) ương trong ao đầm nước lợ ven biển thái bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)