Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Đối với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung là phần mà các em ngán ngại nhất. Bởi phân môn này đòi hỏi ở học sinh sự tổng hợp của quan sát thực tế; chọn lọc hình ảnh, nội dung cần thiết, vận dung kiến thức ngữ pháp, vốn từ ngữ, nắm chắc thể loại văn, sử dụng tốt các phương pháp nghệ thuật văn học như là nhân hóa, so sánh,… để có thể viết thành một bài văn theo yêu cầu đề. Mặt khác, nội dung kiểm tra cuối năm ở lớp 5 gần như là tất cả thể loại văn mà các em đã được học ở tiểu học: Tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả cây cối,…. Chính vì thế, để học sinh có thể hoàn thành tốt bài văn là điều không dễ dàng. SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. A - PHẦN MỞ ĐẦU I - Lý do chọn đề tài: Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Đối với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung là phần mà các em ngán ngại nhất. Bởi phân môn này đòi hỏi ở học sinh sự tổng hợp của quan sát thực tế; chọn lọc hình ảnh, nội dung cần thiết, vận dung kiến thức ngữ pháp, vốn từ ngữ, nắm chắc thể loại văn, sử dụng tốt các phương pháp nghệ thuật văn học như là nhân hóa, so sánh,… để có thể viết thành một bài văn theo yêu cầu đề. Mặt khác, nội dung kiểm tra cuối năm ở lớp 5 gần như là tất cả thể loại văn mà các em đã được học ở tiểu học: Tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả cây cối,…. Chính vì thế, để học sinh có thể hoàn thành tốt bài văn là điều không dễ dàng. Trong các thể loại văn ấy, chỉ có tả cảnh, tả người là các em được học ở lớp 5 còn các thể loại văn khác các em được học từ năm học trước. Qua một thời gian không ôn lại các thể loại văn ấy nên các em khó có thể nhớ rõ trình tự thực hiện cũng như cách chọn lọc ý, sắp xếp ý chặt chẽ, thích hợp,… Vì vậy, giáo viên cần nhắc lại dàn bài chung của từng thể loại, cách sắp xếp ý theo thứ tự hợp lí như tả cây cối thì thân bài nên viết theo thứ tự: gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, Đối với văn tả con vật thì giáo viên hướng dẫn các em chọn lọc ý, dùng từ ngữ gợi tả sao cho thấy được sự khác biệt của hai đối tượng như con chó và con mèo có điểm riêng nổi bật nào? Còn tả đồ vật thì khi tả bộ phận nào phải kèm theo công dụng, hoạt động hoặc cách sử dụng chúng… Chẳng hạn, tả cây kim của chiếc đồng hồ thì ngoài việc tả hình dáng, màu sắc phải cho biết kim di chuyển nhanh chậm thế nào? Nhiệm vụ của nó là gì? Nếu như tả người, tả cây cối, con vật, đồ vật, giáo viên có thể hình thành cho các em trình tự tả để ghi nhớ thì tả cảnh lại là điều hết sức khó. Vì mỗi 1 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. cảnh khác nhau, cảm nhận và cách quan sát của mỗi người cũng khác nhau. Do đó, để học sinh nắm trình tự thể loại này chỉ có thể nêu cho các em cách tả chung theo thứ tự không gian từ xa đến gần, từ gần ra xa, từ cao xuống thấy hay từ thấp lên cao…Ví dụ. Đề bài: “ Tả quang cảnh trường em trước buổi học” thì tả từ trong trường ra đến cổng trường… Với thể loại văn tả cảnh, các em thường dễ sa đà vào tường thuật như với đề “Tả một cảnh đẹp mà em có dịp tham quan”, học sinh thường kể lại đi với ai, bằng xe gì, dọc đường ăn sáng ở đâu, đến nơi mướn phòng thế nào… mà không diễn đạt được cảnh đẹp mình được ngắm. Vì vậy, cần nhấn mạnh cho các em rõ tả cảnh là “vẽ lại hình ảnh bằng lời văn”. Qua bài văn, người đọc có thể tưởng tượng ra cảnh đó như một bức tranh hay một ảnh chụp trước mắt. Vì trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng. Tiếng Việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các bộ môn học khác, đặc biệt chương trình mới đã chú trọng đến yêu cầu luyện tập thực hành về kĩ năng luyện nói, viết cho học sinh. Nhưng dạy tập làm văn ở lớp 5 có những điểm khó, vì nó đòi hỏi năng lực hướng dẫn và ứng xử linh hoạt của giáo viên trên lớp. Bởi vậy, làm thế nào để dạy tốt phân môn tập làm văn là một vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Là một giáo viên được phân công dạy lớp 5, qua thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Thực tế cho thấy khi học phân môn Tập làm văn thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ: " Làm thế nào để học sinh viết được một bài văn hay và tự tin trong học tập ?” Để tháo gỡ những khó khăn trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.” II - Mục đích nghiên cứu: Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt. 2 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về phân môn Tập làm văn. * Qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy phân môn tập làm văn và khảo sát thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề nêu trên. B - PHẦN NỘI DUNG I - Vị trí Tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là rèn kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết. Không học tốt tập làm văn, khả năng nói và viết ngôn bản của học sinh sẽ bị hạn chế. Vì tập làm văn được thừa hưởng và cần phải tận dụng vốn từ vựng, nghệ thuật dùng từ, đặt câu … mà học sinh thu nhận được từ các bài tập đọc, kể chuyện, …không những thế, học sinh còn được học cách dùng tính từ, động từ, học được cách dùng các phép so sánh, nhân hóa , để chắp thêm cánh cho trí tưởng tượng, liên tưởng… khi làm các bài văn tả cảnh trong chương trình tập làm văn. Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển, miêu tả là “lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”. Trong văn miêu tả, người ta không đưa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật như: cái cặp này cũ, cái bàn này hỏng… Mà văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người … bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Văn miêu tả giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên hình ảnh một cánh đồng, một dòng sông, một con vật, một con người…do văn miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh được chụp lại, sao chép lại một cách vụng về. Nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Vì thế mà văn miêu tả có thể được ví như “hòn đá thử vàng” đối với các tài năng văn học, tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm văn học. Những sáng tác (bài văn) đầu tay sẽ như “tiếng chim gọi đàn”đánh thức niềm hứng thú và năng khiếu văn chương còn ẩn tàng trong những tâm hồn trẻ thơ, khuyến khích các em bước thêm một bước từ việc học tập môn Tiếng Việt ở nhà trường: không chỉ tiếp thu cái hay cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, của văn học dân tộc, 3 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. mà còn bắt đầu từ chút vốn liếng ấy, các em muốn tự mình “làm ra” những vẻ đẹp của riêng mình. Nói theo M. Gor – ki thì con người khi sinh ra vốn đã mang phẩm chất nghệ sĩ trong tâm hồn, chỉ có điều cái vốn ấy có được đánh thức và phát huy hay không! II - Cơ sở lí luận và thực tiễn: Trong chương trình tiểu học mới, các bài văn thường gắn với chủ điểm của đơn vị học. Qúa trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả,…góp phần khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của các em cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh, tả người. Học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh được nảy nở, tâm hồn của học sinh thêm phong phú. Đó cũng là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em. Muốn có bài tập làm văn tốt, các em cần được bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thông qua các môn học, đặc biệt phải có sự kiên trì luyện tập các kĩ năng làm bài văn. Để làm được một bài tập làm văn, điều trước tiên các em phải bộc lộ trên trang giấy về tình cảm yêu, ghét của mình đối với con đường từ nhà đến trường em thường đi học, quyển lịch nhà em, cây có bóng mát bên đường, tấm gương miệt mài luyện tập thành tài… Bài làm văn nào cũng là sự thể hiện các trạng thái tình cảm của học sinh. Chỉ có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra những đoạn văn, bài văn đáng yêu và đạt kết quả cao. Vì thế giáo viên phải giúp cho học sinh tự bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, dạy cho các em biết kính trọng ông bà, 4 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. cha mẹ, anh chị,… yêu quý từng quyển sách, cái bút,…những đồ vật gần gũi hằng ngày, dạy các em tinh thần đoàn kết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn… Chính những tình cảm ấy giúp cho bài văn của các em sống động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Ngược lại những bài văn đạt điểm chưa cao, giáo viên cần chỉnh sửa động viên và nhắc nhở để học sinh cố gắng làm tốt hơn. Vì bài tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết đời sống, trình độ kiến thức văn hóa của học sinh. Tập làm văn là môn học thực hành, kết quả của tập làm văn dựa trên sự huy động nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng phát âm và nói, kĩ năng viết chữ, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết bài, kĩ năng quan sát. Vì kĩ năng là kết quả của sự luyện tập, thực hành là sản phẩm của lòng kiên trì. Muốn có bài tập làm văn đạt kết quả cao, đòi hỏi mỗi em phải chịu khó tập viết, tập nói, tập dùng từ, đặt câu, viết đoạn… nhiều lần. Mà không ngại tập đi tập lại, không ngại sửa đi sửa lại đoạn văn, câu văn đã viết. Và chính bản thân người giáo viên cũng kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp các em sửa chữa các sai sót. Một câu châm ngôn đã nói: “Tài năng một phần mười là bẩm sinh, chín phần mười là do lao động kiên trì làm nên”. III - Quá trình thực hiện : Mỗi môn học có những phương pháp học khác nhau nhưng cái chung vẫn là học sinh làm trung tâm của quá trình học tập, giáo viên chỉ đóng vai trò người tổ chức hoạt động, dẫn dắt để học sinh làm việc. Muốn thực hiện được yêu cầu trên, khó nhất vẫn là tạo được hứng thú học tập làm văn cho học sinh. Mặt khác, giáo viên cần tôn trọng độc lập suy nghĩ, sự sáng tạo của học sinh qua bài làm tập làm văn. Mỗi bài văn là sản phẩm của từng cá nhân học sinh trước một đề tài. Sản phẩm ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt. Mỗi tiết học tập làm văn phải là một tiết thực hành, cần giảm sự giảng giải của giáo viên để tăng thời gian cho sự luyện tập của học sinh. Tuy nhiên, phần lí thuyết của từng kiểu bài cần được truyền đạt chính xác, đầy đủ để soi sáng cho học sinh trong quá trình thực hành. Giáo viên phải giúp cho học sinh 5 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. viết bài văn giàu cảm xúc, tạo nên “cái hồn”, chất văn của bài làm. Luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện. Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, hoặc biểu hiện bài làm theo cách sao chép nguyên văn bài mẫu. Kết quả cuối cùng của việc dạy tập làm văn là hiệu quả của những bài văn. Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và giàu cảm xúc. Vậy, trong mỗi giờ tập làm văn, giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu này. Ở lớp 5, để viết bài tập làm văn, học sinh thường trải qua các khâu cơ bản là: Lập dàn ý, trao đổi ý, lời văn qua tiết luyện tập (tập làm văn miệng), làm văn viết, rồi được học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài. Trong các tiết học này, giáo viên và học sinh sẽ lần lượt giải quyết các yêu cầu trên. 1/ Về phương pháp làm bài tập làm văn: Muốn làm tốt một bài tập làm văn, học sinh phải học và hiểu đầy đủ về phương pháp làm bài, đồng thời thực hành nhiều lần. Cụ thể các bước của quá trình một bài tập làm văn viết là: Tìm hiểu đề bài: Trước hết, cần tìm hiểu đề bài để xác định rõ thể loại bài (miêu tả hay kể chuyện,…), kiểu bài như tả cảnh hay tả đồ vật hoặc tả người,…và trọng tâm của bài (phần nào là chủ yếu cần nói rõ). Việc tìm hiểu đề bài cần được coi trọng để xác định đúng yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề. Lập dàn ý (kết hợp với việc tìm ý) Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm bài. Muốn việc tìm ý đạt yêu cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát hoặc hiểu biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống… Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm hướng đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà. Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập dàn ý và cả hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cùng với việc lập dàn ý, ta có thể bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một vài ý chưa cần, chưa sát trọng tâm của bài… 6 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. Lập dàn ý là yêu cầu cần thiết nhất phải có. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lí sẽ góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh. Và dàn bài của một bài tập làm văn thường có ba phần: - Mở bài. - Thân bài. - Kết bài. Viết thành bài hoàn chỉnh Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình làm văn. Trên cơ sở dàn ý vừa lập, học sinh viết thành câu, thành đoạn, thành bài viết hoàn chỉnh. Lời văn diễn đạt phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng, đúng ngữ pháp; diễn đạt có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và có cảm xúc. Cần tránh lối đạt câu sai ngữ pháp, lộn xộn, …. Nội dung đúng, lời văn trong sáng và cảm xúc chân thực sẽ tạo nên chất lượng tốt của bài văn. Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh luôn dành thời gian thích đáng để viết nháp hoặc chuẩn bị chu đáo trước khi viết bài chính thức. Và đó là một việc làm tốt cần phát huy (tất nhiên chỉ có thể viết nháp trong một khoảng thời gian cho phép hoặc đọc dò lại bài chuẩn bị trước để việc làm bài hoàn chỉnh đảm bảo đúng thời gian quy định). Đọc soát lại bài làm Để tránh những sơ suất trong việc dùng từ và đặt câu, đồng thời để tránh những lỗi chính tả, học sinh cần đọc lại bài viết của mình để sửa chữa những chỗ sai, xóa bỏ những chữ thừa hoặc bổ sung những từ ngữ do vô tình đã bị thiếu khi viết. Việc làm này là cần thiết để “tu chỉnh” cho bài văn đạt kết quả tốt hơn. 2/ Về xây dựng nội dung * Đối với văn tả cảnh: là văn dựa trên sự quan sát, óc nhận xét của mình, rồi dùng ngôn ngữ (nói hoặc viết) dựng lại một bức tranh với những hình ảnh, đường nét, màu sắc và gợi ra cả âm thanh…về một cảnh vật cụ thể nào đó. 7 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. Chính vì vậy mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh phải nắm được ba yêu cầu cơ bản: + Phải dùng ngôn ngữ nói hoặc chữ viết của mình mà vẽ cho ra, trình bày cho được một cách trung thực quang cảnh mình muốn tả để người nghe, người đọc cùng thấy được, cùng hình dung được quang cảnh được tả một cách rõ ràng, tường tận. + Phải giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận như chính mình. + Phải trình bày bài văn bằng một kết cấu hợp lí, bằng những từ ngữ, hình ảnh trong sáng, chọn lọc. Đây là yêu cầu về sự diễn đạt, về cách nói, cách viết. Về phương pháp làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ba bước cụ thể như sau: Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả. Xác định xem đối tượng em định tả là cảnh gì? ở đâu? Phạm vi không gian, thời gian của cảnh được tả và nội dung chủ yếu cần làm toát lên từ cảnh đó. Bước 2: Quan sát Chọn vị trí quan sát thuận tiện nhất để nắm bắt được những chi tiết, đặc điểm cơ bản, quan trọng của cảnh. Quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và kết hợp các giác quan khác. Lưu ý đến các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, âm thanh có hòa hợp với nhau không? Bước 3: Sắp xếp ý, chọn lựa từ ngữ, hình ảnh để xây dựng thành một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. Ví dụ: Tả cảnh sinh hoạt là sự tổng hợp của tả cảnh thiên nhiên, cảnh vật, con người…Vì vậy, việc lựa chọn sắp xếp các chi tiết tiêu biểu, hợp lí là hết sức cần thiết. Phải làm sao toát lên cho được trọng tâm và nội dung của cảnh cần tả. Nội dung đủ và phong phú là yêu cầu không thể thiếu của bài văn tốt. 8 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. Giải quyết vấn đề này, ta cần trải qua khâu thứ nhất của mỗi bài văn là: “Quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết”. Mỗi bài văn của học sinh cần có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đủ ý, đúng yêu cầu và diễn đạt phong phú. Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh phải làm là tìm hiểu đề. - Học sinh cần đọc kĩ đề nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề chính trong đề. Ví dụ: Đề bài yêu cầu tả cảnh gì? Vào lúc nào? Cảnh sinh hoạt này có đặc điểm gì về người và phạm vi hoạt động? Hoạt động của học sinh, phụ huynh học sinh khi trường tan học thường bộc lộ những điểm gì nổi bật? - Bám sát yêu cầu đề, huy động vốn thực tế tìm ý, xây dựng dàn bài chi tiết trên cở sở dàn bài chung của mỗi thể loại. Ở phần chính của bài văn, giáo viên yêu cầu các em phát triển bằng nhiều ý khác nhau. Ví dụ 1. Đề bài: “Vui nhất và ấn tượng nhất trong đời học sinh là cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi. Em hãy viết một bài văn tả lại cảnh ấy”. Phần thân bài gốm các ý: a/ Vài nét bao quát về cảnh sân trường lúc giờ chơi. b/ Hoạt động cụ thể của học sinh ở sân trường trong giờ ra chơi. c/ Khung cảnh sân trường lúc tín hiệu báo giờ ra chơi kết thúc. Khi học sinh nêu được những phần chính này, tôi yêu cầu các em trả lời câu hỏi: “Để tả rõ và đúng trọng tâm, em cần xác định đúng những gì?” Học sinh nêu được cảnh thứ hai. Sau đó, tôi cho các em phát triển ý trong mỗi phần(chú ý là phần trọng tâm): GV hỏi: Từ trong lớp học, các bạn học sinh tỏa ra sân trường thế nào? Cảnh sân trường lúc này có gì nổi bật về âm thanh, màu sắc, sự hoạt động? 9 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. Nhóm hoạt động sôi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trò chơi gì? Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào? Học sinh nêu ý rất đa dạng, tôi cho học sinh phát biểu tự nhiên rồi chốt lại: + Sân trường rộn rã tiếng nói cười, … Những bộ đồ đồng phục áo trắng quần tây đen nổi bật trên sân trường, trông xa như một đàn cò trắng dừng chân giữa thảm cỏ xanh. Những hoạt động có nhiều học sinh tham gia với không khí sôi nôi, thích thú, ví dụ: đá cầu, nhảy dây, chơi bóng, … Và đây là bài văn tả cảnh trường trong giờ ra chơi của em Trần Thị Cẩm Hiền học sinh lớp 5a 1 trường TH Phước Sang. Ví dụ 2 về bài văn tả ngôi trường của em Nguyễn Hữu Lợi học sinh lớp 5a 1 trường TH Phước Sang. Đề bài: Ngôi trường nơi gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, hãy viết một bài văn tả cảnh trường em cho mọi người cùng biết. Ví dụ 3 về bài văn tả cảnh đẹp của em Hoàng Văn Nam học sinh lớp 5a 1 trường TH Phước Sang. Đè bài: Quê hương em có nhiều cảnh đẹp. Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất. * Đối với văn tả người: Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý đến ba mặt: hình dáng, tính tình (tính nết) và sự hoạt động. Vì ba mặt này có liên quan chặt chẽ với nhau và đều nhằm làm nổi bật rõ tinh thần, tình cảm và tính cách của người được tả. Về tả hình dáng (ngoại hình) một người, ta thường chú ý đến tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, làn da, cặp mắt…cách ăn mặc, dáng đi, tiếng nói cười 10 [...]... giờ học tập làm văn Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học phân môn tập làm văn ở lớp 5 không những chỉ giúp cho học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mà còn giúp các em phát triển tư duy, có khả năng sáng tạo trong viết câu, viết đoạn văn hoặc viết bài tập làm văn hay đạt kết quả C BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN I BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ những kết quả đạt. .. hoặc một người em quen biết) 3/ Về diễn đạt có nghệ thuật: Để học sinh diễn đạt được bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ thuật, các em thường được trau dồi qua tiết luyện tập( làm văn miệng) Qua tiết 14 SKKN hay: Một số
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt này, học sinh thể hiện cách diễn đạt của mình và học tập bạn, được luyện cách mở bài, kết bài và tập vận dụng một. .. xúc của người viết 18 SKKN hay: Một số
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt Kết hợp hài hòa cả ba yếu tố: xây dựng nội dung, diễn đạt có sử dụng biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc, bài văn của học sinh sẽ trở nên sinh động, đạt kết quả cao Đây là cơ sở, nền móng cho những mầm non văn học trổi dậy và vươn lên xanh tốt IV/ KẾT QUẢ: Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào... hướng dẫn học sinh diễn đạt thì biện pháp chủ yếu của giáo viên là chia thành các ý nhỏ cho nhiều học sinh phát biểu và giáo viên còn chú ý quan tâm nhất đối với những học sinh còn yếu làm văn Sau đó chắt lọc, 16 SKKN hay: Một số
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt hướng dẫn cho học sinh cách nào được, cách nào chưa được để phát huy hay sửa chữa b Tập diễn đạt bằng câu văn có... gợi mở, 19 SKKN hay: Một số
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt hướng dẫn, làm cho các em không cảm thấy phân môn tập làm văn quá khó và cảm thấy ngán ngại học phân môn này - Khi các em đã thấy yêu thích thì sự tự giác học hoặc say mê học phân môn tập làm văn là động lực rất lớn giúp cho người giáo viên thành công trong công tác giảng dạy - Một yếu tố không thể thiếu là:... cho học trò dễ hiểu, dễ tiếp thu Qua thực tế giảng dạy trên lớp cũng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu, học hỏi tài liệu, đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày 20 SKKN hay: Một số
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt trên còn có những hạn chế Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học để đề tài của tôi hoàn thiện hơn Sơn Trà, ngày 25. .. kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt Trong bài văn tả cảnh sinh hoạt, có em nêu: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra sân trường Sân trường bỗng trở nên ồn ào, náo nhiệt hẳn lên Những chiếc áo trắng, áo màu như những đàn bướm đủ màu sắc bay rập rờn” Nội dung như thế là được Câu văn gọn, đủ ý Nhưng để sinh động hơn, học sinh có thể sửa lại: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như đàn... do đề bài đặt ra (tùy theo yêu cầu tả kĩ mặt nào mà tập trung làm rõ mặt đó, bằng cách trình bày lần lượt hoặc kết hợp, xen kẽ các mặt), sau đây là dàn bài chung của văn tả người: a Mở bài: Giới thiệu người muốn tả 12 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt (Ở đâu, gặp gỡ quen biết trong dịp nào, nghề nghiệp làm gì? Quan hệ người đó với mình như thế nào?) b Thân... hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt chỉ trong giấc mơ Những kỉ niệm xưa vẫn còn sống mãi trong tâm trí cháu, bà ơi!” Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách làm khác nhau mà vẫn đảm bảo được nội dung chính * Phần kết bài: Có nhiều cách kết luận khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính Cũng như mở bài, học sinh nêu cảm... hiện Trần Thị Hòa 21 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt MỤC LỤC A - PHẦN MỞ ĐẦU 1 I - Lý do chọn đề tài: .1 II - Mục đích nghiên cứu: .2 B - PHẦN NỘI DUNG 3 I - Vị trí 3 II - Cơ sở lí luận và thực tiễn: .4 III - Quá trình thực hiện : .5 1/ Về phương pháp làm bài tập làm văn: .6 2/ Về xây . trọng của phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt. 2 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng,. truyền đạt chính xác, đầy đủ để soi sáng cho học sinh trong quá trình thực hành. Giáo viên phải giúp cho học sinh 5 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. viết. tiết 14 SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt. này, học sinh thể hiện cách diễn đạt của mình và học tập bạn, được luyện cách mở bài, kết bài và tập vận