Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn th
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chú trọng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước – một đất nước đang trong thời kỳ vươn mình ra biển rộng, hội nhập vào một sân chơi lớn mà ở đó ngoài việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế tri thức, ta còn khẳng định
vị thế phát triển nước ta trên trường Quốc tế bằng lối đi riêng với bản sắc riêng của dân tộc mình Đó là vấn đề lớn, những thách thức lớn đặt ra không những cho các nhà chiến lược, các nhà hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ các Bộ, ban, ngành, mà còn đặt ra với mọi công dân Việt Nam
Dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng cũng góp phần đáng kể trong sứ mệnh chung đó Với suy nghĩ, trăn trở của một giáo viên nhiều năm giảng dạy môn Địa lí ở trường trung học cơ sở của một Huyện còn gặp nhiều khó khăn của Tỉnh Trước hết tôi nhận thấy rằng với bất kỳ một môn học nào, trong quá trình dạy học, giáo viên phải khơi gợi, kích thích lòng ham muốn học hỏi, hiểu biết của học sinh bằng cả tấm lòng nhiệt tình, bằng sự khéo léo trong xử lý tình huống trong nghiệp vụ sư phạm của mình, sẽ hình thành cho học sinh một kĩ
Trang 2năng, một thói quen tốt, một nhận thức đúng đắn và đầy đủ, sâu sắc về kiến thức được lĩnh hội
Xuất phát từ suy nghĩ trên, mong muốn khắc phục những khó khăn tồn tại trong dạy và học môn Địa lí tại huyện nhà Tôi xin trình bày những suy nghĩ và nghiên cứu của mình về cách hướng dẫn học sinh có kĩ năng học tốt môn Địa lí ở Trường THCS Mai Hóa và mong nhận được sự góp ý, xây dựng của tất cả Anh chị em, bạn bè đồng nghiệp
II/ Mục đích nghiên cứu:
- Hướng dẫn học sinh có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kết hợp sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học nhằm hình thành kĩ năng học tốt môn Địa lí
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn
III/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là kinh nghiệm rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng học môn Địa lí
- Khách thể nghiên cứu: Là để học sinh học tốt môn Địa lí
IV/Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Giới hạn nghiên cứu: Nêu một số kinh nghiệm hướng dẫn một số kĩ năng học môn Địa lí
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6,7,8,9 của Trường THCS Mai Hóa
V/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm
B.PHẦN NỘI DUNG
Trường THCS Mai Hóa Giáo viên thực hiện Trần Trung Chính 2
Trang 3I/Cơ sở lý luận :
1Khái niệm về kĩ năng Địa lí:
- Kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào
đó, thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động Kĩ năng, kĩ xảo thực chất là những hành động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức Địa lí
- Muốn có kĩ năng, kĩ xảo, trước hết học sinh phải có kiến thức và biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn
- Kĩ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ xảo
- Kĩ năng hoàn thiện được hình thành sau khi đã có kĩ xảo Kĩ năng hoàn thiện đòi hỏi ở học sinh kinh nghiệm và một mức độ sáng tạo nhất định trong hành động
2/ Đặc điểm môn Địa lí:
- Môn Địa lí trong nhà trường có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng kiến thức phong phú về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và những
kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới Vì vậy, để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kĩ năng
và kiến thức địa lí trong dạy học Địa lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau:
+ Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, các mối quan hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả
+ Phát triển cho học sinh tư duy địa lí đó là tư duy liên hệ tổng hợp xét đoán dựa trên bản đồ
+ Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu
đồ, bảng thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ Qua bản đồ, học sinh dễ dàng có được các biểu tượng trong không gian đồng thời phát triển tư duy địa lí
Trang 4+ Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống
II/ Thực trạng dạy học địa lí ở trường Trung học cơ sở:
Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các
phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, bản đồ, tranh ảnh, các loại biểu bảng…).Có thể nói một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc
về bộ môn đã sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi, tự lực của học sinh Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên Có thể nhận thấy những nét chung của giáo viên sử dụng phương pháp trong dạy học môn địa lí như sau:
Phương pháp dùng lời cho đến nay vẫn được coi là một trong những phương pháp chính để chỉ đạo học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng địa lí, đặc biệt là khâu nắm kiến thức mới Lời ở đây chủ yếu là lời của thầy để mô tả, giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng, sự vật địa lí kết hợp với việc tổ chức học sinh quan sát khi sử dụng các đồ dùng trực quan Phương pháp vấn đáp cũng là một trong những phương pháp dùng lời được
sử dụng phổ biến hiện nay, trong đó thiên về vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích minh họa.Việc sử dụng các phương pháp dùng lời như vậy thực chất là giáo viên giảng- học sinh nghe, giáo viên ghi bảng- học sinh chép vào vở, giáo viên chỉ bản đồ- học sinh nhìn theo, giáo viên hỏi- học sinh trả lời.Giáo viên chủ động truyền đạt một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung bài đã được chuẩn bị sẵn, trò thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, kết hợp trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra
Phương pháp trực quan: Việc sử dụng các phương tiện trực quan cũng còn nhiều khiếm khuyết nên ít có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh.Có thể
Trường THCS Mai Hóa Giáo viên thực hiện Trần Trung Chính 4
Trang 5nói các phương tiện dạy học của môn Địa lí có vai trò hết sức quan trọng vì đó là
“nguồn kiến thức địa lí”, nhưng hiện nay đại đa số giáo viên địa lí sử dụng các phương tiện trực quan theo cách của phân tích minh họa, ít chú ý đến vai trò là nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý đúng mức đến việc cho học sinhtự làm việc với các phương tiện này Chính vì vậy, rất nhiều học sinh không biết đọc bản
đồ, không biết khai thác các bảng số liệu…, nói chung kĩ năng địa lí của học sinh còn yếu
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp dạy học Địa lí tuy đã có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy, nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu
ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó.Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động Song nếu theo quan niệm
về học tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học địa lí? Chưa có sự triển khai đồng
bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên, đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá…trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ
III/ Một số biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh học tập Địa lí:
1/ Tổ chức và hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng các thiết bị :
Trang 6Thiết bị và phương tiện dạy học phong phú, hiện đại, thực sự là công cụ cho học sinh trong việc nghiên cứu khám phá kiến thức một cách nhanh chóng và
có hiệu quả nhất Do vậy, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập nhằm khai thác và lĩnh hội kiến thức với phương tiện dạy học Địa lí sau:
1.1/ Bản đồ, lược đồ:
Đối với việc dạy học Địa lí, bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như quyển sách thứ hai của học sinh Tổ chức cho học sinh làm việc với bản
đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
Đọc tên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì?
Ví dụ:
Bản đồ địa hình thì đối tượng thể hiện trên bản đồ chủ yếu là địa hình ( các dạng địa hình và sự phân bố của chúng); Bản đồ khí hậu thì đối tượng thể hiện chủ yếu của bản đồ sẽ là các yếu tố khí hậu ( Nhiệt độ, khí áp, gió, mưa ) hoặc bản đồ công nghiệp thì đối tượng thể hiện chủ yếu sẽ là các trung tâm và các ngành công nghiệp
Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên bản đồ là những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực khách quan Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những
kí hiệu đó mà rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ
Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng địa lí
Trường THCS Mai Hóa Giáo viên thực hiện Trần Trung Chính 6
Trang 7Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (đó là mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh
tế với nhau ) nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm các đối tượng , hiện tượng địa lí
Ví dụ1:
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ “Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới” trong SGK Địa lí Lớp 7.(Bài 19: Môi trường hoang mạc.)
- Tên lược đồ : “Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới”
- Cách thể hiện: Các hoang mạc trên lược đồ được thể hiện bằng màu vàng ( Đối với vùng cực kì khô hạn), màu xanh lá mạ (Vùng khô hạn) Dựa vào màu sắc thể hiển trên lược đồ để xác định vị trí của các hoang mạc, các bán hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa hoặc gần các dòng biển lạnh
Dựa vào lược đồ, kết hợp với các kiến thức đã học để xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố : Vĩ độ địa lí, vị trí gần hay xa biển, các dòng biển lạnh với khí hậu từ đó giải thích vì sao các hoang mạc lại thường nằm dọc theo 2 đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa
1.2/ Biểu đồ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
- Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện tượng gì ?(khí hậu, cơ cấu kinh tế, phát triển dân số )
- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì?(nhiệt độ, lượng mưa, các ngành kinh tế, dân số ) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt ) và trị số các đại lượng được tính bằng gì?(mm, %, triệu người )
Trang 8- Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện
Ví dụ 2:
Khi dạy Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (Lớp 6)
Bài tập 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội(Hình
55-SGK/65)
- Tên biểu đồ: biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội
- Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của
Hà Nội qua các tháng trong năm Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng mưa được thể hiện bằng hình cột Trị số của nhiệt độ được tính bằng (oC), lượng mưa được tính bằng ( mm)
- Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ và các cột thể hiện lượng mưa của
Hà Nội có sự chênh lệch của các tháng trong năm Có tháng nhiệt độ cao
(tháng 7) có tháng nhiệt độ thấp (tháng 1), có tháng mưa nhiều (tháng 8), có tháng mưa ít (tháng 12) Sự chênh lệch về nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn (về nhiệt độ chênh lệch nhau khoảng 12oC, về lượng mưa chênh lệch nhau khoảng 280 mm)
1.3/ Tranh ảnh địa lí:
Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước:
- Nêu lên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay, bức ảnh đó thể hiện cái gì? (đối tượng địa lí nào?), ở đâu?
- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh)
- Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của nó
Trường THCS Mai Hóa Giáo viên thực hiện Trần Trung Chính 8
Trang 9Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó
Ví dụ 3:
Bài 21: Con người và môi trường địa lí (Lớp 8)
Mục 2: Tranh Khu công nghiệp luyện kim ở Đức.(Hình 21.3-SGK/75)
- Tên tranh: Tranh Khu công nghiệp luyện kim ở Đức
- Đặc điểm khu công nghiệp thể hiện trên bức tranh: Một khu công
nghiệp được xây dựng bên bờ một con sông
- Biểu tượng và khái niệm về khu công nghiệp: Hệ thống ống khói san sát, khói bụi mù mịt, hệ thống nước thải đổ ra sông
- Dựa vào các đặc điểm đó để giải thích các hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng tới môi trường địa lí như thế nào? (gây ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục)
1.4/ Bảng số liệu:
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê (hoặc các số liệu riêng lẻ) Cần chú ý học sinh:
- Không bỏ sót số liệu nào
- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể
- Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình
- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét
- Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới
Ví dụ 4:
Trang 10Phân tích bảng số liệu (Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ
và Duyên hải Nam Trung Bộ-Lớp 9)
Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm
2002 (Nghìn tấn)
Bắc Trung Bộ Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Đọc rõ số liệu
- So sánh số liệu và rút ra nhận xét
+ Sản lượng nuôi trồng Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ + Sản lượng khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn BắcTrung Bộ
- Câu hỏi đặt ra cho bảng số liệu
+ Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?
Trên cơ sở từng bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh địa lí, giáo viên có thể vận dụng các bước này một cách linh hoạt khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như quả địa cầu, mô hình
2/ Tổ chức hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong SGK và trình bày lại:
Sách giáo khoa Địa lí mới được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kĩ để giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh thu thập, phân tích và xử lí thông tin Vì vậy, trong quá trình dạy học ở trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong sách giáo khoa Địa lí
Ví dụ 5:
Bài 13: Môi trường đới ôn hòa (Lớp 7)
Trường THCS Mai Hóa Giáo viên thực hiện Trần Trung Chính 10