1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập đọc lớp 2

24 7,6K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Mục đích của quá trình dạy học ở bậc tiểu học là cung cấp trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Mục đích đó được hình thành thông qua việc đổi mới chương trình nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tính độc lập suy nghĩ của các em để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước để từng bước tiếp cận trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trang 1

A - ĐẶT VẤN ĐỀ:

Mục đích của quá trình dạy học ở bậc tiểu học là cung cấp trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội Mục đích đó được hình thành thông qua việc đổi mới chương trình nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm phát huy

tư duy sáng tạo, tính độc lập suy nghĩ của các em để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước để từng bước tiếp cận trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở

Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán) của học sinh ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đờicủa mỗi con người Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi, cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo Như vậy, giáo dục tiểu học là nền tảng của sự hình thành nhân cách

và sự phát triển toàn diện của con người

Đặc biệt là môn Tiếng việt ở Tiểu học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Vì nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh nhất là vùng khó khăn, dân tộc thiểu số Vớiyêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nhân lực để phát triển đất nước đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp nhận thông tin, một lượng kiến thức, kĩ năng rất lớn và đa dạng: kiến thức toán học, tự nhiên và xã hội, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, Vì thế với một lượng kiến thức cơ bản nhất của chương trình, đã được phân bổ cho nhiều phân môn khác nhau, người giáo viên là người tổ chức hướng dẫn giúp học sinh tự học, tự hoạt động để chiếm lĩnh tri

Trang 2

thức đó Tuỳ theo đặc trưng của từng phân môn mà giáo viên chọn các

phương pháp, hình thức dạy học khác nhau

Tập đọc là phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhât của nó là hìnhthành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc của học sinh được tạo nên từbốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của "đọc": đọc đúng, đọcnhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dungnhững điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kĩ năngnày được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm.Chgúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện một trongnhững kĩ năng này sữ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác Ví dụ:Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dungvăn bản Ngược lại, nếu không hiểu mình đang đọc thì không thể đọc nhanh

và đọc diễn cảm được Nhiều khi khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm

cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính hiểu đúng màđọc được đúng Vì vậy, trong dạy học phân môn tập đọc không thể xem nhẹyếu tố nào

Trong khi đó ở trường Tiểu học việc dạy phân môn Tập đọc cho học sinh

ở một số nơi nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hiện nay chưađáp ứng được theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bậc học Kết quả đọc của các

em chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưuloát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mìnhđọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Các em chưa nắm được công

cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựngtrong văn bản được đọc

Đặc biệt là dạy học ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số việc dạy họccho học sinh biết đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu văn bản và đọc diễn cảmcũng là một việc khó khăn đối với với học sinh học ở mức độ trung bình trởlên Mà điều tôi băn khoăn và trăn trở chính là việc dạy cho học sinh biết đọc

Trang 3

đúng, đọc nhanh (không ảnh hưởng phương ngữ) và đọc hiểu, giao tiếp tốtbằng tiếng Việt là một điều rất khó khăn (đối với học sinh dân tộc Khơ – mú

ở địa bàn bản Xốp Kha, xã Yên Hoà, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An)

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp 2C trường Tiểu học Yên Hoà I(bản Xốp Kha, học sinh 100% là dân tộc Khơ-mú), có nhiều học sinh đọc yếuvề: chưa nhận diện được mặt chữ, đọc chậm, đọc dịch, ảnh hưởng phươngngữ rất lớn, phát âm sai các vần khó như: ia/uyên/iên, ăt/ ăc/ ăp, các dấuthanh sắc/ngã, nặng/hỏi, Cho nên việc các em tiếp thu, lĩnh hội các kiênthức, kĩ năng là một điều hết sức khó khăn, nan giải Vì thế bản thân tôi cũngđang trăn trở với một địa bàn khó khăn như vậy, với lượng thời gian quy địnhcho tiết dạy là 40 - 45phút/tiết, nhưng để trong bất kỳ tiết học nào cũng đảmbảo được rèn cách đọc cho học sinh như: chữa lỗi phát âm, giúp các em đọcđúng, đọc lưu loát và hiểu được văn bản để giờ dạy đạt được hiệu quả cao,nâng cao chất lượng đọc cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, đó là một vấn đềnan giải

Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 2 vùngdân tộc thiểu số, bản thân tôi biết đã dùng biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng dạy học phân môn tập đọc cho học sinh trong năm học 2011-2012 và

đúc kết: "Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập đọc lớp 2 ".

B - NỘI DUNG

Trang 4

I - NGUYÊN NHÂN HỌC SINH CHƯA HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2:

Qua trực tiếp giảng dạy trên lớp, bản thân tôi nhận thấy một số nguyênnhân, thực trạng và khó khăn ở địa bàn xã Yên Hoà nói chung và lớp 2C bảnXốp Kha nói riêng như sau:

1 Cái khó nhất ở đây là bất đồng ngôn ngữ (Học sinh giao tiếp bằng tiềngphổ thông rất hạn chế, một số em không giao tiếp được bằng tiếng Việt, tiếngdân tộc Thái rất hạn chế) nên rất khó trong việc giao tiếp, truyền đạt kiếnthức, kĩ năng cho học sinh

2 Các em sống trên địa bàn đi lại khó khăn về giao thông, sống ở một thônbản biệt lập, sự giao lưu với môi trường xung quanh hầu như không có (nhất

là giao tiếp bằng tiếng phổ thông), hầu hết người dân nơi đây giao tiếp vớinhau chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc Khơ - mú); vả lại học sinh ởbản Xốp Kha (Trường tiểu học Yên Hoà 1) không hiểu cả tiếng dân tộc Tháinên rất khó cho giáo viên trong việc truyền đạt thông tin bài dạy

3 Đa số học sinh thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế Phụ huynhchưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em, phụ huynh học sinh phómặc con em cho giáo viên

4 90% các em đọc sai dấu thanh, nặng về phương ngữ, đọc sai từ cònnhiều Chẳng hạn: Các tiếng không có dấu thì các em đọc thêm dấu, có dấu

thì đọc không có dấu Ví dụ: voi nhà thì đọc là vòi nha, con rắn đọc là con răn,

5 Một số học sinh phát âm chưa tốt nhất là tiếng phổ thông, nên khi nói,đọc thường đọc quen với phương ngữ

6 Khi dạy giáo viên sửa sai cho các đối tượng học sinh còn hạn chế, nhất

là học sinh yếu Giáo viên dường như "bỏ quên" đối tượng học sinh yếu, vì các

em học sinh đọc chậm, đọc sai từ nhiều, trả lời ngắc ngứ làm ảnh hưởng đếnthời lượng của tiết học

Trang 5

7 Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đọcmẫu, đọc còn sai nhiều, khi hướng dẫn kĩ thuật đọc chưa hướng dẫn tỉ mỉ, tậntình cho học sinh, nhất là học sinh yếu

8 Giáo viên không hiểu và không giao tiếp được bằng tiếng dân tộc

Khơ-mú nên rất khó khăn trong khi dạy học, truyền đạt nội dung hay trao đổi mộtvấn đề nào đó

Cụ thể:

1 Về học sinh:

- Thực tế cho thấy chất lượng đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầucủa việc hình thành kỹ năng đọc Những học sinh do mang âm hưởng của tiếngđịa phương nên phát âm còn sai lỗi chính tả Các em còn đọc sai chính âm, đặcbiệt sai nhiều đối với phụ âm đầu như : s/x; ch/tr; d/r và các vần ia/ay, ơm/âm,iu/ ưu; iêu/ ươu

- Một số em còn đánh vần, đọc nhỏ, đọc lí nhí, đọc chưa đúng các tiếng cóvần khó: uyên, oan, uông, ăt/ăc/ăp, còn bỏ sót tiếng hoặc thêm tiếng; bỏ dấuthanh hoặc thêm dấu thanh một cách tuỳ tiện

- Do còn chưa mạnh dạn nên đọc phân biệt các lời của nhân vật trong bàichưa đạt yêu cầu, còn đọc với giọng đều đều

- Do các em vừa học ở lớp 1 lên, do đó kỹ năng đọc của các em cònchậm, chưa đạt yêu cầu, một số em chưa nhận diện được mặt chữ cái vì hổngkiến thức phần học vần ở lớp 1

- Ở nhà các em không học bài, không ôn lại nội dung bài học ở lớp nêncũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung và chất lượng đọcnói riêng

Trang 6

- Sử dụng các biện pháp dạy học chưa thật sự linh hoạt trong việc phốikết hợp các phương pháp dạy học và thay đổi hình thức dạy học nên dẫn đếngiờ học trầm và không có hiệu quả cao.

- Nhiều giáo viên không đầu tư nhiều cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy, nên các định hướng trong giờ học còn chung, mang nặng tính hình thức

- Điều kiện giảng dạy của giáo viên, của trường còn gặp nhiều khókhăn như cơ sở vật chất (điện thắp sáng, bàn ghế, bảng, ) chưa đạt yêu cầu,

đồ dùng phục vụ môn học chưa đầy đủ

Trên đây là một số nguyên nhân và thực trạng trong giờ học tập đọc màtôi thường gặp phải ở trường khi trực tiếp giảng dạy Trong năm học 2011-

2012, tôi được nhà trường phân dạy lớp 2C, tôi đã có kế hoạch và tiến hànhkhảo sát chất lượng học sinh đầu năm học

*Kết quả khảo sát đọc đầu năm học 2011-2012 đạt kết quả như sau:

Trang 7

Bao gồm: Luyện đọc to, luyện đọc đúng, luyện đọc nhanh Đối với họcsinh lớp 2 cần chú ý khâu luyện đọc đúng và luyện đọc nhanh Vì luyện đọcnhanh thì chắc chắn học sinh phần lớn có đọc được đúng, không ê - a ngắcngứ thì mới luyện đọc được nhanh (tốc độ đọc vừa phải, đạt yêu cầu 50 tiếng/phút), không thể nói ai đó đọc hay, đọc nhanh mà trong quá trình đọc lại phát

âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ Vậy luyện đọc đúng là tiền đề choluyện đọc nhanh

2 Luyện đọc hiểu:

Đọc hiểu chính là hình thành cho học sinh các kỹ năng:

- Kỹ năng nhận diện ngôn ngữ (Phát hiện từ mới và phát hiện ra cáiquan trọng trong bài đọc, nhận ra các câu khó hiểu và các câu quan trọng củabài đọc)

- Kỹ năng làm rõ nghĩa (kỹ năng làm rõ từ, nội dung bài)

- Kỹ năng hỏi đáp để học sinh phân tích hiểu rõ nội dung bài

Để đạt được các yêu cầu trên tôi xin mạnh dạn trình bày một số điểmcần lưu ý trong khi dạy môn tập đọc

a Đọc mẫu: (Gọi là đọc giới thiệu) chính là đọc lần thứ nhất.

- Mục đích: Đưa ra mẫu đọc thành tiếng Đây chính là cái đích mẫuhình thành kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được Đồng thời giáo viên dùnggiọng đọc mẫu để cho học sinh có biểu tượng ban đầu về nội dung văn bản

- Khi đọc mẫu giáo viên cần chú ý: Đọc đúng, đọc chuẩn rõ ràng, trôichảy, diễn cảm Tuỳ từng văn bản mà giáo viên thể hiện nét mặt, điệu bộ khác nhau làm thế nào để hoà mình vào văn bản Bước đọc mẫu nó rất quantrọng vì cách tiếp xúc trực tiếp, gây ấn tượng ban đầu cho học sinh Trong khiđọc giáo viên cần thỉnh thoảng nhìn học sinh để tạo sự giao cảm thu hút họcsinh

Ví dụ: Khi dạy bài "Bím tóc đuôi sam" Tiếng việt 2 tập 1.

Trang 8

- Khi đọc mẫu giáo viên đọc lời kể chuyện chậm rãi, giọng Hà ngây

thơ, hồn nhiên, giọng Tuấn ở cuối bài lúng túng nhưng đáng yêu "Tớ xin lỗi

vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn".

- Giọng các bạn gái hồi hởi "Ái chà chà? Bím tóc đẹp quá" (Đọc

nhanh, cao giọng ở lời khen)

- Giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật "Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!"

"Thật chứ!" (Nhấn giọng từ khẳng định).

b Luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài:

- Mục đích: Học sinh đọc đúng như mẫu và hiểu nội dung

- Hình thức thực hiện: Học sinh đọc cá nhân, đọc theo nhóm, trả lời câuhỏi và làm bài tập, thảo luận Giáo viên hướng dẫn học sinh cả hai hình thứcđọc thành tiếng và đọc thầm từ ngữ, câu, đoạn, bài

Đồng thời với luyện đọc thành tiếng, giáo viên hướng dẫn học sinh tìmhiểu bài, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới, câu cần giải nghĩa, cáchình ảnh, các chi tiết tiêu biểu để từ đó học sinh nắm được nội dung của bài,sao cho việc đọc đúng giúp cho hiểu đúng và sự thông hiểu nội dung sẽ chiphối tạo ra cách đọc có chất lượng tốt

Để đạt được điều đó giáo viên cần lưu ý trong quá trình dạy học học

sinh đọc theo nhóm hay cá nhân giáo viên cần "Biết nghe học sinh đọc" để có

cách dạy thích hợp

Bởi các văn bản trong SGK rất đa dạng Có những văn bản thì chú ý đốitượng luyện đọc câu rất nhiều vì trong văn bản có nhiều từ học sinh khó đọc, dẫnđến chiếm nhiều thời gian Nhưng có những văn bản chú ý luyện đọc đoạn, bàinhiều hơn để giúp các em chuyển đọc nhanh, đọc diễn cảm Vì các từ học sinh đãđọc trôi chảy Không nhất thiết thời gian rập khuôn cho các bước trong một tiếtdạy

Chẳng hạn khi dạy bài "Quà của bố" (Tiếng việt 2 tập 1 trang 106) Ở

bài này có nhiều từ khó đọc, khi luyện đọc câu theo nhóm nhiều học sinh đãphát hiện ra các từ khó đọc các em thường đọc sai đó là: dưới nước (đọc giới

Trang 9

nước), niềng niễng (đọc niềng niếng), quấy toé nước (đọc quây toe nươc),cánh xoăn (đọc canh xoăn), mốc thếch (mộc thệch) ngó ngoáy (đọc ngongoay) Khi dạy bài này giáo viên phải chú trọng bước luyện đọc câu, phảicho các em luyện đọc cá nhân, tổ, nhóm nhiều lần về các từ khó này Nếucần giáo viên phân tích một số từ cho học sinh nhận thấy, hoặc phân biệt chohọc sinh biết dấu ngã, dấu nặng mà học sinh thường đọc sai nhất là học sinhyếu, bộ máy phát âm chưa chuẩn Khi thấy các em đọc đúng rồi giáo viên cóthể chuyển sang các bước khác với lượng thời gian ngắn hơn, về nhà các em

có thể luyện đọc tiếp dựa trên cơ sở đã luyện đọc đúng từ ngữ

- Khi dạy bài tập đọc " Mẹ" văn bản thơ (Tiếng việt 2 Tập 1 trang 101):

Khi dạy bài này qua bước luyện đọc câu tôi thấy học sinh phần lớn đọc đúng.Học sinh chỉ phát hiện ra từ khó đọc: "Kẽo cà", ở bài này giáo viên có thể đinhanh bước luyện đọc câu mà chuyển sang bước luyện đọc đoạn, bài Giáo viênchú trọng luyện đọc đoạn nhiều vì trên cơ sở học sinh đã đọc đúng Giáo viênhướng dẫn các em đọc nhanh, chuyển sang đọc diễn cảm Trước hết giáo viênhướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ các dòng thơ, nhịp thơ và nhấn giọng một số

từ giáo viên cần giải thích cho học sinh rõ vì sao lại phải nhấn giọng các từ đó

Ví dụ: Lặng rồi/cả tiếng con ve/

Con ve cũng mệt/vì hè nắng oi//.

Những ngôi sao/thức ngoài kia/

Chẳng bằng mẹ/đã thức vì chúng con//

Sau khi ngắt nghỉ đúng các dòng thơ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc,

trong khi đọc học sinh tự tìm ra từ khó hiểu (từ mới) từ cần giải nghĩa, giáo

viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa qua tranh ảnh, qua sự vật Hiểu đượccách đọc, nghĩa từ đó giúp các em luyện đọc diễn cảm

3 Tìm hiểu nội dung bài đọc:

- Mục đích: Giúp học sinh hiểu nội dung văn bản

Trang 10

- Hình thức thực hiện: Giáo viên nêu câu hỏi, gợi ý dẫn dắt học sinhthảo luận nêu ra ý kiến đúng để hiểu văn bản.

- Khi dạy giáo viên cần chú ý nêu câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, ngắt cáccâu hỏi dài thành nhiều câu hỏi phụ, câu hỏi logíc với nội dung đoạn, bài Cầngợi mở cho học sinh, nhất là học sinh yếu, khuyến khích giúp đỡ học sinh yếu

vì phần lớn học sinh yếu thường rụt rè ít phát biểu, sợ nói không đúng Lầnđầu nếu chưa trả lời được giáo viên cần cho các em nêu lại lời của bạn khá đãtrả lời đúng Cứ như thế cho những bài tập đọc sau thì đối tượng học sinh này

sẽ tăng tính mạnh dạn, tính chú ý theo dõi trong giờ học và sự chuẩn bị ở nhàcủa học sinh cao hơn

Qua tìm hiểu việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2 tôithấy rằng yêu cầu về việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh còn gặpnhiều khó khăn, hạn chế cả về giáo viên, cũng như học sinh nên việc dạy họccòn đơn điệu chủ yếu là dạy hỏi đáp giữa thầy và trò Hệ thống câu hỏi để dẫndắt, hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung bài còn mang tính hình thức Vìvậy để giờ tập đọc thêm sinh động và đạt hiệu quả cao tôi đã xây dựng hệthống bài tập nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng đọc hiểu

Bài 1: Khoanh tròn vào ý trả lời đúng.

Qua bài tập đọc : “Mẩu giấy vụn” em thấy mẩu giấy nói với chúng em:

a Mẩu giấy còn dùng được việc sao lại vứt đi.

b Các bạn học sinh đừng vứt giấy ra lớp.

c Hãy nhặt bỏ vào sọt rác.

Bài 2: Khoanh tròn vào ý trả lời đúng:

Hai bố con bé Hà chọn ngày lập đông làm “Ngày ông bà” vì:

a Ngày lập đông trời rất rét.

b Khi bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.

c Vì ông bà gợi ý như thế.

Bài 3: Đọc bài bé Hoa nối câu trả lời phù hợp với câu hỏi:

Trang 11

Em Nụ ở nhà như thế nào? Gia đình bé Hoa rất thương yêu nhau.Môi em Nụ như thế nào? Em Nụ ở nhà rất ngoan.

Gia đình bé Hoa sống như thế nào? Môi em Nụ đỏ hồng

Bài 4: Em cảm nhận được điều gì trong cách dùng từ tả loài hoa và tả các loài chim trong bài: “Mùa xuân đến” Đánh dấu x vào ý trả lời đúng:

 Giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa và vẻriêng của mỗi loài chim

 Giúp em cảm thấy mùa xuân đến có rất nhiều loài chim bay tới

4 Luyện đọc diễn cảm:

Đối với học sinh lớp 2 mức độ yêu cầu đọc diễn cảm chưa cao như họcsinh lớp 4, 5 nhưng đối với học sinh khá đã biết cách đọc đúng rồi, khi dạygiáo viên cần phát huy mức độ đọc của học sinh để học sinh tự sửa chữa cáchđọc của mình chuyển sang đọc diễn cảm Giáo viên cần chọn ra những đốitượng đọc tốt, đọc hay để đọc mẫu cho học sinh này, đọc thầm theo dõi tậpgiọng đọc của bạn hoặc của người giáo viên nhất là câu có dấu chấm hỏi, dấuchấm cảm lời của các nhân vật cần lên giọng, hạ giọng như thế nào? Để từ

đó người đọc tìm ra cách đọc cho mình

Ví dụ: Khi đọc bài "Quả tim khỉ" (Tiếng việt 2 Tập 2 trang 50).

- Bạn là ai? // Vì sao bạn khóc? // (Cao giọng cuối câu hỏi, thể hiện

giọng lo lắng, quan tâm).

- Tôi là cá sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (Thể hiện giọng

đọc buồn tủi thân).

Phần thi đọc:

Mục đích:

Qua thi đọc rèn tư duy linh hoạt và tác phong linh hoạt, tháo vát, mạnhdạn, tự tin cho học sinh, đồng thời giáo dục tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốtđẹp cho các em

Khi dạy tổ chức thi đọc giáo viên cần chú ý:

Trang 12

+ Đối với thi đọc sau phần luyện đọc thành tiếng, đọc thầm xong quamỗi bài dạy giáo viên cần tổ chức nhiều cách thi đọc khác nhau như thi đọcnhanh giữa nhóm tổ, phần này tuy khó kiểm soát nhưng giáo viên và học sinhcần chú ý kỹ để nhận xét cho đúng Còn tổ chức thi đọc giữa cá nhân với cánhân thì trong một tiết học chỉ tổ chức được một số đối tượng đại diện củanhóm Tuy nhiên tính hiếu động của học sinh lúc nào cũng thích thắng hơnthua nên thường cử bạn khá Để tránh được điều này giáo viên nên yêu cầuthi là đối tượng ngang sức nhau và giáo viên cần có một sổ tay theo dõi để đốitượng nào cũng được thi trong quá trình học.

+ Phần thi đọc cuối bài (phần củng cố).

Đây là bước kiểm tra kết quả của học sinh sau một tiết học tập đọc xemmức độ đọc của học sinh đến đâu để có điều kiện hướng dẫn học sinh đọc thêm ởnhà

+ Để đọc tốt bài trước khi thi đọc phần này giáo viên cần cho học sinhnêu lại cách đọc văn bản qua tiết học như để đọc cần lưu ý điều gì? Đối vớivăn bản truyện khi đọc bài cần chú ý gì? (phụ thuộc vào từng bài để nêu cácnhân vật để phân vai)

- Giáo viên đọc mẫu lần 2 hoặc cho một đối tượng đọc hay của lớp đọc

ra các vai trong truyện để tiết học sau các em cũng thích đóng vai để đượcđọc

Ví dụ: Khi đọc bài "Bác sỹ Sói" (Tiếng việt 2 Tập 2 trang 41) Khi

đọc bài này cần 3 vai (người dẫn truyện, bác sỹ Sói, Ngựa).

Ngày đăng: 19/08/2014, 15:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng đối chứng (đọc) - SKKN  Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập đọc lớp 2
ng đối chứng (đọc) (Trang 6)
Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc. - SKKN  Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập đọc lớp 2
Bảng ph ụ ghi sẵn câu cần luyện đọc (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w