Dạy đọc là giáo dục lòngham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh.Thông qua việc đọc làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc làrấ
Trang 1UBND HUYỆN TÂN THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3
Tên tác giả: Nguyễn Thị Kiều Ngân
Đơn vị: Trường tiểu học Thị trấn Tân Thạnh
Tân Thạnh, năm 2016
Trang 2PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
- Cấp cơ sở:
-Cấp huyện:(hoặc Tỉnh)
Trang 3
LỜI NÓI ĐẦU
Để việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3 đạt hiệu quả cao trong môn TiếngViệt Chúng ta cần phải làm sao đưa ra áp dụng phương pháp dạy phù hợp với đốitượng của học sinh lớp mình nhất là những học sinh thuộc dạng trung bình yếu,những học sinh học tập thụ động và nói chung trong quá trình đọc còn ê a, khôngngắt nghỉ đúng chỗ Do đó, giáo viên chúng ta cần phải có biện pháp nhằm giúp các
em say mê hơn trong học tập nhất là phân môn tập đọc
Bản thân tôi đã nhiều năm đều được chủ nhiệm lớp 3, đây là một điều kiện thuận lợikhi đầu tư nghiên cứu soạn giảng, tìm phương pháp phù hợp với lứa tuổi và khả năng của học sinh
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy Tập đọc là một phân môn thực hành.Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lựcđọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc ”: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc hay Dạy đọc là giáo dục lòngham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh.Thông qua việc đọc làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc làrất có ích, đọc là công cụ để học các môn học khác, sẽ bồi dưỡng cho các em lòngyêu cái thiện, cái đẹp dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic có hình ảnh Dạyđọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm
mĩ cho học sinh Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụgiáo dưỡng, giáo dục và phát triển
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đối với lớp học nào cũng có đối tượnghọc sinh đọc chưa đúng , đọc còn ngắc ngứ ê, a, ngắt nghĩ hơi không đúng chỗ, đọcchưa diễn cảm … còn khá phổ biến Để giúp những đối tượng học sinh này đọc
tiến bộ nên năm học này tôi đã chọn đề tài :“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 3”
Bản thân tôi cũng đã biết có nhiều anh chị đồng nghiệp đã nghiên cứu đề tài
Trang 4này Nhưng mỗi trường, mỗi khối lớp, mỗi lớp đều cĩ một thực tế khác nhau Riêngbản thân tơi chú trọng nghiên cứu và áp dụng những nội dung của đề tài này ở lớp 3của mình trong năm học 2013-2014.Năm học 2015- 2016 này tôi tiếp tục áp dụngvà có bổ sung thêm vài giải pháp.
Những nội dung trong đề tài này nhằm giúp học sinh đạt hiệu quả cao vào cuối
năm về phân mơn Tiếng Việt nĩi riêng , trọng tâm là rèn kỹ năng đọc nhằm để hìnhthành và phát triển năng lực đọc cho học sinh để từ đĩ giúp các em học tốt các mơnhọc khác
Trang 5
NỘI DUNG Phần 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI.
Thực tế qua giảng dạy tơi nhận thấy nếu học sinh học khơng tốt phân mơn tậpđọc sẽ ảnh hưởng đến những mơn học khác Tuy nhiên, năng lực đọc của học sinhcòn nhiều hạn chế, cũng như chất lượng giảng dạy của phân môn này vẫn chưacao, cụ thể như sau:
Đối với các năm học t2013- 2014 và năm học 2014-2015 kỹ năng đọc của họcsinh như sau:
diễn cảm
Đọcđúng,rành mạch
Đọc cịnchậm
Đọc phát
âm cịnsai, cịnđánh vần
11(35.5%)
7(22.6%)
3(9.6%)
37
15 (40.6%)
12 (32.4%)
7(18.9%)
3(8.1%)
Năm học 2015 -2016 tơi tiếp tục được dạy lớp 3 Qua thời gian giảng dạy các
em, đặc biệt là khi dạy phân mơn Tập đọc nhận thấy các em cĩ biểu hiện đọc chưđúng,tốc độ đọc chưa đảm bảo, đọc cịn ngắc ngứ,ê,a… Thống kê việc đọc giữa học
kỳ I lớp tơi như sau :
Trang 6Lớp SS Đọc hay,
diễn cảm
Đọc đúng,rành mạch
Đọc cònchậm
Đọc phát
âm cònsai, cònđánh vần
(28.6%)
15 53.6%
3 10.7%
27.1%
Với trình độ học sinh của các năm học trước và năm học này như vậy nên trongquá trình giảng dạy tôi tìm ra nguyên nhân như sau:
*Phía giáo viên:
-Sự chuẩn bị chưa chu đáo, việc đọc mẫu chưa chuẩn lắm, chưa diễn cảm để họcsinh đọc theo Các thao tác trên lớp vẫn còn lúng túng kết hợp chưa nhuần nhuyễn,chưa tìm ra phương pháp dạy học hợp lí, chưa tạo được hình thức học tập đa dạng đểgiúp học sinh áp dụng kiến thức đã học ở các môn học khác vào phân môn Tập đọc -Phân phối thời gian các hoạt động trong tiết học chưa hợp lí dẫn đến tình trạng
có phần dạy quá sâu, có phần dạy sơ sài nhất là thời gian luyện đọc quá ít.Chưa quantâm hết đến các đối tượng mà còn tập trung chú ý đến một số học sinh đọc tốt trongquá trình hướng dẫn học sinh luyện đọc và cảm thụ bài văn
-Việc thiết kế bài dạy của tôi còn phụ thuộc nhiều vào nội dung câu hỏi sáchgiáo khoa, gợi ý ở sách giáo viên và sách thiết kế, vì vậy bài soạn còn mang tính ápđặt, đơn điệu chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh làm cho học sinh tiếp thumột cách thụ động, ghi nhớ máy móc lời giảng của giáo viên
*Phía học sinh:
- Do các em chưa đọc đúng chính âm, đọc thừa hoặc sót tiếng.Do các em đọcchưa đúng ngữ điệu Do các em đọc chưa rành mạch, còn phát âm theo phương ngữcủa địa phương và đọc còn ê, a, ngắc ngứ Các em còn đọc lên, xuống giọng tùy tiện,chưa biết cách ngắt các câu dài, đọc giọng đều đều, ngắt nghỉ giọng không đúng lúc,
Trang 7đúng chỗ, không biết nhấn giọng ở những từ cần nhấn giọng.
- Đa số các em ở nhà ít đọc bài, nếu có đọc thì các em chỉ đọc bài qua loa, chiếu
lệ, chưa đọc kĩ và tìm hiểu bài trước khi lên lớp Đến lớp các em chưa phát huy vaitrò cá nhân trong quá trình luyện đọc nhất là đọc thầm (vì đọc thầm đòi hỏi tính tựgiác là chủ yếu, trong lúc học sinh khác đọc thành tiếng thì một số em chưa theodõi)
-Do hoàn cảnh gia đình các em khó khăn, cha mẹ phải đi làm xa không gần gũi
Trang 8
PHẦN II:GIẢI PHÁP
Qua thực tế dạy học nắm được tình hình, thực trạng của giáo viên và học sinhcũng như những khó khăn trong công tác dạy và học, tôi nhận thấy để giúp các emđạt được mục tiêu học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân, việc tíchluỹ và vận dụng một số giải pháp sau là vô cùng cần thiết:
1.Luyện đọc đúng:
Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác Đọc đúng làkhông đọc thừa hoặc sót tiếng, đọc đúng chính âm.Luyện đọc đúng sẽ tác động tíchcực tới trình độ ngôn ngữ, tư duy của học sinh Vì vậy luyện đọc đúng giúp học sinhhiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các emcách nghĩ logic cũng như biết tư duy về hình ảnh sự việc
1.1 Biện pháp giúp học sinh đọc không thừa tiếng hoặc sót tiếng:
Đối với học sinh đọc thừa hoặc sót tiếng , tôi sẽ hướng dẫn các em làm chủ tiamắt khi đọc bằng cách dùng que trỏ hoặc đặt thước dưới từng câu để đọc
1.2 Biện pháp luyện chính âm:
Cùng một lúc tôi phối hợp nhiều biện pháp để luyện chính âm cho học sinh:-Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: Tôi đã đưa cách phát âmchuẩn các từ cần luyện đọc rồi yêu cầu học sinh phát âm theo.Phần này tôi không chỉ
áp dụng ở các tiết tập đọc mà chữa lỗi phát âm cho học sinh ở các môn học khác khi
có yêu cầu đọc
- Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm:
+Đọc đúng phụ âm đầu: Ví dụ:
Không đọc là : “đèn bin” mà phải đọc là “đèn pin”
Để giúp các em khi phát âm “b” và “p” tôi đã hướng dẫn các em như sau: Yêu cầu học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng một tay đặt lên thanh quản Khiphát âm “b” các em sẽ cảm nhận được sự rung nhẹ của thanh quản và không thấyluồng hơi phát ra
Trang 9Yêu cầu ñọc “p” dây thanh quản thanh quản rung mạnh và có luồng hơi từmiệng phát ra đập vào lòng bàn tay.
Hoặc không đọc là “sa” mà đọc là “xa”
Yêu cầu học sinh cong đầu lưỡi lên khi phát âm “s” và đặt đầu lưỡi chạm mộthàm răng khi phát âm “x”
+ Đọc đúng âm cuối: Ví dụ: Không đọc là “ Hoa lang ” mà đọc là “Hoa lan ”hoặc không đọc là “ khác nước ” mà phải đọc là “ khát nước ” Để chữa lỗi âm cuốinày tôi hướng dẫn học sinh quan sát vị trí của đầu lưỡi khi đọc “ng”, “c” là nhữngphụ âm gốc lưỡi , khi đọc “ lang ” “ khác ” lưỡi vẫn sát vào Vậy đọc đúng “lan ” ,“khát ” lưỡi phải đưa lên chạm vào hàm răng trên
+Đọc đúng phần vần.Ví dụ: không đọc là “lí lựng” mà phải đọc là “lí luận ”.Tôinêu rõ cho học sinh biết vần “uân” có âm đệm “u” nên khi đọc tiếng “luận ” em phảitròn môi lại
+ Đọc đúng các thanh Ví dụ : không đọc là “em vẻ ”mà phải đọc là “em vẽ ”Qua thời gian hướng dẫn cho học sinh luyện đọc đúng tôi nhận thấy các em tiến
bộ rõ rệt Khi đọc các em phát âm rất chính xác không còn nhầm lẫn các tiếng cóphụ âm đầu tr/ch ; d/gi ; s/x như lúc đầu nữa
2 Luyện đọc nhanh:
Đọc nhanh không phải là đọc luyến thoáng Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi
nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc Đọc nhanh giúp học sinh đọc trôichảy, lưu loát một phẩm chất của đọc về mặt tốc độ là việc đọc không ê, a, ngắc ngứ
Ví dụ: Đối với bài : “Trận bóng dưới lòng đường” (Tiếng việt 3 – Tập 1, trang
54) thì hướng dẫn với giọng nhanh, dồn dập để thấy được không khí chơi bóng sôinổi của các bạn nhỏ
Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng.// Quang bấm bóng nhẹ sang cho Vũ // Vũ dẫn bóng lên / Bốn, / năm cầu thủ đội bạn lao đến //
Để giúp các em luyện đọc nhanh , tôi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằngcách đọc mẫu để học sinh theo dõi tốc độ đã định Giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng
Trang 10cách giữ nhịp đọc (khi giáo viên đọc mẫu) hoặc cho các em đọc nối tiếp trên lớp (khihọc sinh đọc từng câu) đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy Giáo viên đo tốc độ đọcbằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính đọc trong thời gian baonhiêu phút (phần này tôi áp dụng khi học sinh đọc từng đoạn trước lớp) dưới hìnhthức đọc cá nhân , nhóm Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh với giọng đủ lớn chomọi người nghe rõ Để luyện cho đối tượng học sinh đọc nhỏ, khi các em đọc tôi tậpcho các em đọc to chừng nào bạn ngồi xa nhất lớp nghe mới thôi.
Áp dụng biện pháp này học sinh tôi giờ đọc biết làm chủ tốc độ Khi đọc các
em biết xác định được tốc độ để các bạn trong lớp nghe hiểu kịp thời
3 Luyện đọc đúng ngữ điệu:
Luyện đọc đúng ngữ điệu là giúp các em biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà
tác giả đã gởi gấm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụcủa người đọc đối với tác phẩm Ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc,là sựlên cao hay hạ thấp giọng nói , giọng đọc, ngắt nghæ hơi đúng chỗ, đọc to hay nhỏ
Để luyện đọc đúng ngữ điệu , tôi hướng dẫn các em ngắt giọng chỗ cần nhấngiọng của câu (phần này tôi vận dụng khi học sinh đọc từng đoạn trước lớp)
Ví dụ: Với bài “Chú ở bên Bác Hồ” (Tiếng việt 3 – Tập 2, Trang 16) tôi hướng
dẫn học sinh đọc với giọng trầm lắng, pha chút trang nghiêm kết hợp với cách ngắtnhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi để tạo nên âmhưởng, biểu lộ sự xúc động, niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh củangười chú Cụ thể:
Hai khổ đầu đọc thể hiện sự ngây thơ, tự nhiên, thắc mắc về người chú của béNga (nhấn giọng ở từ in đậm, ngắt hơi ở dấu /, nghỉ hơi ở //)
Chú Nga đi bộ đội /
Sao lâu quá là lâu//
Nhớ chú / Nga thường nhắc//
Chú bây giờ ở đâu?//
Chú ở đâu,/ ở đâu?/
Trang 11Trường Sơn dài dằng dặc?//
Trường Sa đảo nổi chìm?//
Hay Kon Tum, / Đắc Lắc?//
Khổ thơ cuối thì được đọc với giọng trầm buồn, xúc động, nghẹn ngào của bố,
mẹ Nga khi nhớ đến người đã hi sinh
4 Kĩ năng đọc mẫu của giáo viên:
Khi dạy tập đọc ở lớp 3 tôi xác định phần đọc mẫu của giáo viên rất quan
trọng.Vì thế đòi hỏi ở người tôi cần có kỹ năng đọc thành thục nghĩa là phải đọcđược bài tập đọc với giọng cần thiết
Khi tôi đọc mẫu toàn bài, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho họcsinh Khi đọc câu đoạn, tôi đọc mẫu nhằm minh hoạ, hướng dẫn gợi ý hoặc “tạo tìnhhuống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc Hoặc là khi cần thiết, tôiđọc mẫu từ, cụm từ, hỗ trợ học sinh yếu nhằm để học sinh nhận biết cách đọc, sửalỗi phát âm cho học sinh Tuy nhiên, vấn đề ở đây là tôi cần chuẩn bị kĩ năng nàynhư thế nào? Tôi không thể hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà bản thân mìnhkhông có, không thể luyện cho học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm khi mà bảnthân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào, tôi khôngthể nhận ra được lỗi phát âm, giọng điệu sai lạc và cũng vì vậy không biết cách chữacho học sinh như thế nào cho đúng, cho hay Chính vì vậy khi tiến hành dạy học tôi
Trang 12chuẩn bị đọc mẫu ở nhà rất kĩ, xác định kĩ cách ngắt, nghỉ, giọng điệu của bài, luyệnđọc đúng chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đủ độ lớn, nhanh vừa phải và diễncảm Khi đọc mẫu, tôi ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế, hứng thú nghe đọc
và yêu cầu học sinh đọc thầm theo dõi bài đọc
Do đó khi soạn bài ,tôi phải xác định được những kỹ năng đọc cần có và luyệntập cho mình thành thục những kỹ năng này tức là tôi làm trước những gì mà họcsinh phải làm trên lớp :đọc thành tiếng, giải nghĩa từ, trả lời những câu hỏi về nộidung bài
5 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với tìm hiểu bài :
Mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng của phân môn tập đọc ở lớp 3 là học sinh đọcđúng, rõ ràng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ, giữa các dấu câu, cáccụm từ và hiểu được nội dung của bài Do vậy, khi dạy phân môn Tập đọc tôi cầntập trung vào các yêu cầu cơ bản này và cần vận dụng các phương pháp, hình thứclinh hoạt vào các bước luyện đọc cho học sinh Cụ thể là hướng dẫn học sinh hìnhthành kĩ năng đọc thành tiếng (ở đây tôi chú trọng cho học sinh luyện đọc từng câu,từng đọan) và kĩ năng hiểu văn bản
5.1 Hướng dẫn đọc từng câu :
Sau khi đọc mẫu, mục đích của tôi là cho học sinh đọc được như mẫu nên tôicho các em luyện đọc, đầu tiên là tôi cho học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, khi đótôi theo dõi để sửa lỗi phát âm cho học sinh, đồng thời tôi cho học sinh tự phát hiện
và luyện đọc đúng các từ khó Hiện nay, tôi nhận thấy biện pháp này vẫn chưa chútrọng nhiều Tuy nhiên theo tôi, đây là một thao tác không thể xem nhẹ được, bởi vìtrong bước này các em thường được kết hợp luyện đọc một số từ khó, mà ở các lớpdưới các em chưa được cung cấp Theo chương trình Tiểu học ta biết rằng ở mỗi lớp,học sinh chỉ được cung cấp một lượng vốn từ nhất định và càng lên lớp trên thì vốn
từ mới, từ khó càng được cung cấp nhiều hơn đòi hỏi cần phải có quá trình luyện đọc
để học sinh phát âm đúng Hơn nữa, chỉ khi đọc đúng từ ngữ thì các em mới khôngđọc câu ngắt ngứ, ê a, đọc văn bản mới trôi chảy được Ở lớp tôi do ảnh hưởng cách
Trang 13phát âm ở địa phương nên đa số các em phát âm sai phụ âm tr / ch, r / g và thanhhỏi / thanh ngã, nên khi luyện đọc câu bên cạnh đọc các từ khó thì phần lớn tôi chohọc sinh luyện đọc các từ có lỗi sai mà các em thường gặp Nhờ vậy, đến nay tìnhtrạng phát âm sai của lớp tôi đã hạn chế rất nhiều Bên cạnh đó, luyện đọc từng câucòn giúp học sinh lớp tôi tham gia tích cực vào quá trình luyện đọc, qua đó bộc lộđược hứng thú của học sinh Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác họcsinh còn nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và biết sử dụng câu diễnđạt được trọn ý, từ đó các em cũng góp phần học tốt các môn học khác.
5.2 Hướng dẫn đọc từng đoạn :
Đây là bước tiếp theo sau khi tôi đã cho học sinh luyện đọc từng câu Ở bướcnày tôi cũng cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp để các em phát hiện ra cách ngắtnghỉ ở các câu dài, ở các dấu câu, từ cụm từ, đọc đúng ngữ điệu câu, đặt biệt tôi chohọc sinh tập phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện Đối với những bài vănxuôi, tôi thường hướng dẫn các em ngắt nghỉ phải trùng với ranh giới ngữ đoạn
Ví dụ: Trong bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” (Tiếng việt 3 – Tập 2, trang 60),
tôi hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ như sau:
Những chú voi chạy đến đích trước tiên / đều ghìm đà, / huơ vòi / chào nhữngkhán giả đã nhiệt liệt cỗ vũ / khen ngợi chúng //
Hoặc: Vua hạ lệnh cho mỗi người trong làng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ
trứng/ nếu không có thì cả làng phải chịu tội //
(Cậu bé thông minh - Tiếng việt 3 – tập 1, trang 4)
Ở đây ngoài ngắt nghỉ ở các dấu câu tôi còn cho học sinh ngắt nghỉ ở các cụm
từ để tránh học sinh không đọc luông tuồng, không rõ ý
Riêng đối với những bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc mộttiết đoạn, khi luyện đọc tôi thường dự kiến những chỗ học sinh hay ngắt nghỉ sai đểxác định điểm cần luyện ngắt giọng
Ví dụ: Trong bài “Nhà bố ở” (Tiếng việt 3 – Tập 1, trang 124) có đoạn:
Con đường / sao mà rộng thế /