Đối với học sinh lớp 1, sau khi hoàn thành chương trình môn toán các em có thể thực hiện các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 cùng với một số bài toán đơn giản và làm quen
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số :
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Lĩnh vực/ Môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật- Môn Toán
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2012 – 2013
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B THỰC HIỆN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng
2 Ngày tháng năm sinh: 02- 09- 1979
3 Nam, nữ: Nữ
4 Địa chỉ: Khu 3- Ấp Bình Thạch- Xã Bình Hòa- Huyện Vĩnh Cửu-
Tỉnh Đồng Nai
5 Điện thoại: Cơ quan- 0613954171 – Di động- 0975984602
6 Fax: Email:
7 Chức vụ: Giáo viên
8 Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy Trẻ khuyết tật Đồng Nai
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: (Hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên nghành đạo tạo: Sư phạm Giáo dục đặc biệt
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ khiếm thính
- Số năm kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌCVIẾT ĐÚNG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ TẠI LỚP 1B2 (Năm 2012)
Trang 3MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B THỰC HIỆN PHÉP TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống toán học được ứng dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng
Nó giúp chúng ta có thể trao đổi trong mua bán và làm giàu cho nền kinh tế Chính
vì thế môn toán được chọn là môn học bắt buộc trong tất cả các trường từ bậc học thấp đến bậc học cao
Toán là môn học chính cho nên không phân biệt học sinh ở cấp bậc nào hay các em ở hoàn cảnh nào, ở dạng tật đặc biệt nào – tất cả đều được học những kiến thức cơ bản nhất Đối với học sinh lớp 1, sau khi hoàn thành chương trình môn toán các em có thể thực hiện các phép tính cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 cùng với một số bài toán đơn giản và làm quen với các dạng hình học cơ bản cũng như một số đơn vị đo đại lượng
Cũng như vậy, các học sinh khiếm thính cũng được học như các bạn bình thường khác Các em được làm quen với toán học cơ bản cho đến những phép tính
và bài toán phức tạp hơn Lớp 1 là lớp nền tảng cho các lớp khác về tất cả các môn học trong đó có toán Các em sẽ được học từ các khái niệm nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau cho đến làm quen với số đếm và số lượng; sau đó là đến các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10, 20; ; các phép tính cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi
100 Do bị khiếm khuyết về khả năng thính giác cho nên học sinh khiếm thính cũng gặp nhiều khó khăn trong việc học các môn học, nhất là môn toán Nếu học sinh bình thường nghe giảng và thực hành là hiểu bài, nhưng học sinh khiếm thính nghe giảng thông qua ngôn ngữ kí hiệu và thực hành là chưa đủ Các em phải được dạy với nhiều phương pháp và biện pháp phù hợp với dạng tật của mình và của từng em thì các em mới tiếp thu bài một cách tốt nhất
Là giáo viên dạy học sinh khiếm thính lớp 1B nhiều năm, tôi nhận thấy các
em gặp nhiều khó khăn trong việc học toán nhất là thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 Các em nhầm lẫn giữa thực hiện phép trừ với phép cộng, thực hiện phép trừ không theo quy tắc, không thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để ứng dụng vào phép tính Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp để giúp
các em khiếm thính trong đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính
lớp 1B thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100” Những giải pháp
này chủ yếu là các hoạt động, các dạng bài tập được chuyển thành các trò chơi gây
sự hứng thú, tập trung chú ýnhằm giúp các em thực hiện đúng phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100, hạn chế những lỗi sai thường mắc phải khi làm tính trừ
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lí luận:
1.1 Một số thuật ngữ:
- Học sinh khiếm thính:
Khiếm thính hiểu theo nghĩa dân gian là những người không nghe được âm thanh hay còn gọi là “điếc” Ngoài ra khiếm thính còn có nghĩa là khiếm khuyết về mặt thính giác (theo tổ chức Y tế thế giới) Do cơ quan thính giác bị phá hủy nên trẻ không tri giác được bằng thế giới âm thanh nên không nghe được tiếng nói Vì
Trang 4thế không hình thành được tiếng nói dẫn đến câm Như vậy điếc là nguyên nhân còn câm là hậu quả
- Môn toán:
Là một môn học có trong chương trình của tất cả các cấp học, được cung cấp kiến thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp tăng dần theo từng lớp và từng cấp học Ở bậc Tiểu học môn toán dạy về các con số, các phép tính, các đơn vị đo lường, các yếu tố hình học và giải bài toán Nói theo cách thông thường môn toán
là sự tính toán và các con số
1.2 Chương trình môn toán của học sinh khiếm thính ở lớp 1B tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
Chương trình học của học sinh tiểu học khiếm thính tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai như sau: Các lớp học theo chương trình sách giáo khoa của
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành, Trung tâm đã điều chỉnh chương cho phù hợp với học sinh khiếm thính thực hiện trong 6 năm Trong đó chương trình lớp 1 học trong 2 năm, năm đầu là lớp 1A, năm sau là lớp 1B Lớp 1A học theo chương trình học kì I của lớp 1 theo quy định của Bộ, lớp 1B học theo chương trình học kì II của lớp 1 theo quy định của Bộ Còn các lớp từ lớp 2 đến lớp 5, mỗi lớp học 1 năm
Do vậy môn toán của lớp 1B tại Trung tâm học theo chương trình học kỳ II của lớp 1 theo quy định của Bộ Tức là các em sẽ học các kiến thức: Các số trong phạm vi 100; đo độ dài; giải bài toán; phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100; đo thời gian
Một tuần các em sẽ học 6 tiết, một bài sẽ học trong 2 tiết, nội dung bài học sẽ được kéo dãn và các em sẽ có nhiều thời gian thực hành để có thể nắm vững được kiến thức cơ bản
1.3 Việc thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 của học sinh khiếm thính lớp 1B tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
Theo phân bố chương trình, các em học sinh lớp 1B tại Trung tâm sẽ học hai phần trong sách giáo khoa môn Toán lớp 1 là phần 3 và phần 4: Phần 3 gồm các số trong phạm vi 100, đo dộ dài, giải bài toán; phần 4gồm: phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100, đo thời gian
Như chúng ta đã biết, do bị hạn chế về khả năng nghe hoặc không còn nghe thấy âm thanh mà ngôn ngữ của trẻ khiếm thính không giống với trẻ bình thường
Để trao đổi, giao tiếp với xung quanh các em sử dụng rất nhiều cách khác nhau Như:Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ tự nhiên, ngôn ngữ kí hiệu, ngôn ngữ chữ cái ngón tay, ngôn ngữ hình miệng, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói Những ngôn ngữ này xét
về một mặt nào đó cũng chưa thể giúp học sinh khiếm thính có thể hiểu hết những khái niệm sự vật hiện tượng xung quanh các em cũng như diễn đạt ý nghĩ của mình cho người khác hiểu
Trong quá trình học môn toán các em thực sự gặp khó khăn khi chuyển từ phép cộng sang phép trừ Những lỗi các em thường mắc phải đó là:
- Nhầm lẫn giữa phép cộng và phép trừ Khi mới chuyển sang học tính trừ các
em thường làm thành tính cộng mặc dù viết phép tính đúng dấu Nguyên nhân có thể do các em còn bỡ ngỡ khi chuyển từ tính cộng sang tính trừ, theo thói quen là đem cộng các số lại với nhau Vấn đề này do các em hạn chế hoặc mất khả năng nghe nên các em chưa thực sự nắm được việc làm tính trừ khác với làm tính cộng
Trang 5- Thực hiện tính trừ không theo quy tắc tính hàng đơn vị trước rồi mới tính hàng chục Các em thường nhầm lẫn lấy hàng chục của số này trừ cho hàng đơn vị của số kia rồi ghi kết quả hoặc lấy hàng đơn vị của số này trừ cho hàng chục của số kia Lỗi này thường là khi các em thực hiện phép cộng theo hàng ngang, khi được hướng dẫn bằng kí hiệu ngôn ngữ các em cũng khó hiểu để thực hiện đúng
- Khi chuyển từ bài toán có lời văn sang phép tính các em thực hiện sai phép tính Nguyên nhân là do các em không nắm rõ các từ khóa “thêm vào” hoặc “bớt đi” là làm phép tính gì Do hạn chế của các em là học thông qua ngôn ngữ kí hiệu nên các em còn chưa nhớ những con chữ đó với kí hiệu tương ứng để có cách hiểu đúng
- Các em thường không nhớ bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để ứng dụng vào việc thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 Khi thực hiện phép tính các
em đã làm đúng tính trừ nhưng kết quả tính lại sai
Đó là một số lỗi các em học sinh khiếm thính lớp 1B tại Trung tâm thường mắc phải khi thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 Một phần là do các em không nghe được sự hướng dẫn của giáo viên, một phần là do ngôn ngữ kí hiệu không thể truyền tải hết được lời nói để các em hiểu Tuy nhiên các em có thế mạnh là ghi nhớ hình ảnh rất tốt, với những miêu tả hoặc vật thật, tình huống cụ thể thì các em tiếp thu bài rất nhanh
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Từ những lý luận ở trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp các
em khiếm thính lớp 1B thực hành đúng phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
Để có thể giúp các em tiếp thu tốt kiến thức cần học thì không chỉ là việc thực hành các bài tập trong sách giáo khoa, đó là cả một quá trình từ việc chuẩn bị của giáo viên, việc chuẩn bị của học sinh, việc thay đổi nội dung hình thức các bài tập, đến việc kích thích sự hứng thú của học sinh trong môn toán Tất cả kết hợp với nhau một cách chọn lọc mới đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh Sau đây là quá trình tôi thực hiện các giải pháp giúp học sinh khiếm thính học tốt môn toán
2.1 Chuẩn bị của giáo viên:
Khi dạy một bài mới thì sự chuẩn bị của giáo viên rất quan trọng Người giáo viên sẽ phải lên kế hoạch cho bài dạy với những hoạt động phù hợp nhằm giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất Ở phần này giáo viên phải nắm được những học sinh có điểm mạnh điểm yếu nào để có những điều chỉnh phù hợp khi đưa ra yêu cầu hay giảm tải nội dung bài học Ngoài ra người giáo viên còn đưa ra cho học sinh yêu cầu về nhà chuẩn bị trước cho những bài tiếp theo
Ví dụ: Bài “Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) sách giáo khoa, trang 158.Các bước chuẩn bị của giáo viên như sau:
- Đầu tiên sẽ yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài sẽ học, tìm hiểu nội dung của bài học Điều này sẽ giúp các em biết được tiết sau mình học gì, bài học như thế nào và có tâm thế sẵn sàng lĩnh hội kiến thức Các em khá giỏi có thể sẽ nắm được một phần kiến thức sắp học Như bài học này là chuyển từ phép cộng không nhớ sang phép trừ không nhớ, chắc chắn các em đọc trước sẽ thấy có sự khác biệt
và sẽ chú ý vào bài học hơn
Trang 6- Trong phần chuẩn bị giáo án: giáo viên sẽ hình thành bài này mình dạy trong 4 hoạt động Mỗi hoạt động sẽ hình thành cách thức tổ chức khác nhau để học sinh có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất và hứng thú nhất Cụ thể:
+ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Giáo viên phát phiếu học tập để kiểm tra kiến thức bài trước là ôn tập lại phép cộng không nhớ trong phạm vi 100 Hình thức này giúp giáo viên bao quát được cả lớp có nắm được những kiến thức mình
đã học không và không mất nhiều thời gian
+ Hoạt động 2: Bài mới: Giáo viên cùng làm việc với cả lớp để nắm được nội dung bài là thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 Giáo viên chuẩn
bị que tính để thực hiện thao tác tính Để củng cố phần này giáo viên lồng ghép với bài tập 1.a trong sách giáo khoa
+ Hoạt động 3: Luyện tập: Giáo viên sẽ lên kế hoạch cho bài tập 2 là trò chơi “ai nhanh ai đúng”: chia lớp thành 4 nhóm và mỗi nhóm được phát hai thẻ
“Đ” (đúng), “S” (sai) Khi giáo viên giơ phép tính thì các nhóm sẽ giơ các thẻ bài tương ứng Mỗi một phép tính sẽ cộng điểm cho nhóm đúng, tổng kết nhóm nào nhiều điểm nhất nhóm đó thắng Bài tập 3 giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, nhóm
1 thực hiện bài toán bằng việc đếm 1 cuốn sách như trong đề bài, nhóm 2 thực hiện theo phép tính Sau đó giáo viên cho 2 nhóm đối chiếu kết quả với nhau và đưa ra
1 bài hoàn chỉnh
+ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò, khen thưởng: Giáo viên có thể yêu cầu một em thực hiện lại một phép trừ nhất định để củng cố Việc nhắc nhở học sinh về nhà thực hiện lại các bài tập để các em rèn kỹ năng tính toán và ôn tập kiến thức, ngoài ra yêu cầu học sinh đọc trước bài học tiếp theo như đã nói ở trên Khen thưởng học sinh bằng nhiều hình thức như thưởng điểm, thưởng hiện vật để học sinh hứng thú với kết quả học tập của bản thân
2.2 Chuẩn bị của học sinh:
Để việc học đạt kết quả cao và mang tính tự giác thì học sinh khiếm thính phải chuẩn bị kỹ các bài mình sắp học Cắc em đã bị hạn chế về việc nghe nên việc tiếp thu kiến thức sẽ có nhiều khó khăn hơn các bạn khác Nếu việc chuẩn bị trước khi đi học tốt sẽ giúp các em có thể tự tin hơn với môn học của mình Các em sẽ được giáo viên nhắc về nhà chuẩn bị trước bài nào, với yêu cầu đó các em sẽ về tìm hiểu sách giáo khoa trước, đọc và tự mình nắm bắt nội dung Từ việc đọc trước
đó sẽ hình thành trong đầu các em về môn học, kiến thức gì, và em hiểu thế nào, khó hiểu chỗ nào để sau đó vào tiết học chính các em sẽ cùng giải quyết vấn đề với các bạn và giáo viên Nhất là với toán, việc chuyển từ phép cộng sang phép trừ làm nhiều em nhầm lẫn Việc đọc trước bài sẽ giúp các em biết được phép trừ khác với phép cộng, đơn giản nhất là dấu “+”, dấu “-” khác nhau, kết quả cũng khác nhau
2.3 Sử dụng trò chơi vào việc học toán
Học mà chơi, chơi mà học, việc tổ chức các trò chơi vào trong học toán là rất cần thiết Khi tham gia trò chơi các em sẽ có hứng thú với môn học mà không cảm thấy sợ hay ngại Từ việc hứng thú học tập sẽ là động lực để các em tích cực trong việc nắm bắt các kiến thức mới, nhất là những kiến thức khó hoặc hay bị nhầm lẫn Ngoài ra trong trò chơi còn có tính cạnh tranh để giành thắng thua, sẽ thúc đẩy các em phải làm sao để giành chiến thắng trong cuộc chơi đó Trong trò chơi các em khá giỏi sẽ hỗ trợ các em yếu cũng như rèn kỹ năng làm việc theo
Trang 7nhóm, để giúp nhóm thắng lợi thì tất cả các thanh viên phải hoạt động tích cực Trò chơi lôi kéo được tất cả các học sinh cùng tham gia đầy hào hứng Ngoài ra đối với học sinh khiếm thính, trò chơi là minh họa cụ thể dễ hiểu nhất các yêu cầu, nội dung cần học với các em Vì không nghe thấy hoặc nghe không rõ các lời giảng của giáo viên nên không phải em nào cũng hiểu được, nhưng khi được minh họa bằng trò chơi, các em nhìn thấy, các em được thực hành thì các em lại nắm bài rất nhanh
Một số trò chơi thường được sử dụng trong môn toán:
- Trò chơi tiếp sức: Trò chơi này thường là những bài tập điền kết quả hoặc
điền số, áp dụng cho những bài có yêu cầu “tính” Trò chơi này mang tính thi đua cao, phải nhanh và đúng thì mới thắng Trò chơi này giúp các em thích thú với việc tính toán Yêu cầu nhanh đúng sẽ kích thích các em phải nhớ cách tính đúng, ra kết quả đúng để thi đua với các bạn Điều này sẽ giúp các em phân biệt phép cộng với phép trừ, thực hiện đúng cách tính và ghi nhớ được bảng cộng trừ trong phạm vi
10 Ngoài ra trò chơi giúp các em thể hiện tinh thần đoàn kết trong nhóm, nêu cao tính tập thể
Ví dụ: Bài 1/ trang 158/ SGK Toán 1
Tổ chức trò chơi tiếp sức: giáo viên chia 2 nhóm, mỗi nhóm được ghi các phép tính ở trên bảng, sau khi nghe giáo viên hô hiệu lệnh, các nhóm lần lượt cử các bạn lên thực hiện từng phép tính Nhóm nào nhanh, đúng nhóm đó sẽ thắng Giáo viên cho các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau Trong quá trình nhận xét học sinh sẽ ôn lại cách tính và tính đúng Giáo viên nhận xét và khen thưởng nhóm thắng cuộc
Thực hiện trò chơi này học sinh sẽ rèn được nhiều kỹ năng cần thiết như các
em có kỹ năng thực hiện phép tính, kỹ năng hợp tác với bạn Ngoài ra trò chơi còn giúp các em giảm bớt áp lực khi bắt buộc phải thực hiện phép tính và tính, giúp cho việc học toán thật hứng thú và đơn giản
- Trò chơi “ai nhanh ai đúng”:Đây là dạng trò chơi phản ứng nhanh, có thể
chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân Dạng trò chơi này có thể áp dụng cho các bài
Phổ biến luật chơi Học sinh thi đuaa
Trang 8tập điền đúng sai hoặc các bài trắc nghiệm chọn kết quả có sẵn, hoặc nối phép tính với kết quả cho trước Khi thực hiện trò chơi này trong các bài tập thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 sẽ giúp các em có cách tính đúng để đưa ra được kết quả đúng
Ví dụ 1: Bài 2/ trang 159/ SGK Toán 1
Tổ chức trò chơi “ai nhanh ai đúng”: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 phiếu bài tập phóng to, yêu cầu trong thời gian 1phút các nhóm hoàn thành, nhóm nào xong trước thì gắn lên bảng trước Hết thời gian các nhóm đều phải trình bày kết quả trên bảng, giáo viên cho các nhóm nhận xét lẫn nhau, nêu ra
lý do tại sao chọn đúng, chọn sai Giáo viên ghi nhận thời gian và nêu nhóm thắng cuộc, tuyên dương và khen thưởng cho các nhóm
Để làm được bài tập này thì học sinh phải nắm được quy tắc đặt tính và tính; đặt tính xong phải trừ cho đúng tức là thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10; từ đó mới biết mình nên điền đúng hay sai
Ví dụ 2: Bài 5/ trang 160/ SGK Toán 1
Tổ chức trò chơi “ ai nhanh ai đúng”: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Mỗi nhóm được phát một thẻ số 54, 71, 32 Yêu cầu trong 30 giây các nhóm phải lên bảng và lấy vềcác thẻ phép tính có kết quả tương ứng với thẻ số mình có Nhóm nào lấy nhanh và chính xác thì nhóm đó thắng Các nhóm nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét chung, khen thưởng nhóm nhanh và đúng
Để làm được bài này thì học sinh phải sử dụng kĩ năng tính toán để có đáp
án đúng và tìm ra đúng phép tính tương ứng với số mà nhóm đang có Điều này củng cố cách tính và ghi nhớ bảng cộng trừ trong phạm vi 10, ngoài ra các em khá giỏi sẽ hỗ trợ các bạn yếu trong nhóm của mình Một điều quan trọng nữa là các
em hứng thú với bài tập vì được vận động và cảm thấy không bị áp lực trong khi tính toán
- Trò chơi “ tìm nhà”: Áp dụng trò chơi này để học sinh phân biệt được
phép cộng, phép trừ, hoặc điền dấu (<, >, =) hoặc tìm đúng kết quả của phép tính mình đang có như các em tìm đúng nhà của mình
Ví dụ 1: Bài 1/ trang 169/ SGK Toán 1
Tổ chức “trò chơi tìm nhà”: Giáo viên cho đặt mô hình 3 nóc nhà tương ứng với các dấu “<”, “>”, “=” trên bảng Mỗi học sinh được phát một thẻ có ghi 1 biểu thức có trong bài tập Trong thời gian 30 giây các học sinh phải về đúng nóc nhà tương ứng ở trên bảng bằng việc gắn thẻ của mình dưới nóc nhà đó Học sinh nào chọn sai nhà sẽ bị phạt và các bạn còn lại sẽ giúp bạn tìm về đúng nhà của mình
Với trò chơi này sẽ giúp các em độc lập trong tính toán, các em hứng thú với bài tập hơn là việc giáo viên ra yêu cầu và bắt học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa Những em chậm trong việc tính toán sẽ được các bạn giúp đỡ, lớp học sẽ rất sinh động và vui vẻ.Tự bản thân các học sinh yếu sẽ nhận ra là mình làm sai ở phần nào và phải sửa như thế nào để có kết quả đúng và về đúng nhà mình
Ví dụ 2: Bài 5/ trang 160/ SGK Toán 1
Tổ chức “trò chơi tìm nhà”: Giáo viên cho đặt 3 ngôi nhà với số tương ứng
là 54, 71, 32 Các học sinh được chọn ngẫu nhiên các thẻ phép tính Yêu cầu trong vòng 30 giây các em phải về đúng ngôi nhà có kết quả bằng phép tính mình có Bạn nào lạc nhà sẽ bị phạt và được giúp đỡ tìm lại nhà
Trang 9Với trò chơi này học sinh sẽ được củng cố cách đặt tính rồi tính, thực hiện đúng phép cộng trừ, nhớ được bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Ví dụ 3: Bài 4/ trang 175/ SGK Toán 1
Bài tập này thay vì làm theo yêu cầu của sách giáo khoa thì chúng ta có thể đổi hình thức đặt tính rồi tính bằng việc cho kết quả và bỏ đi các dấu “+”, “-” sau
đó tạo thành trò chơi cho học sinh tham gia như sau: gắn lên bảng 2 nóc nhà có dấu
“+”, “-”, các học sinh được phát các phép tính yêu cầu gắn vào đúng ngôi nhà có dấu tương ứng để được phép tính đúng
Với bài tập này giúp học sinh phân biệt được tính cộng và tính trừ, kỹ năng thực hiện các phép tính
2.4 Xây dựng mô hình “đôi bạn cùng tiến”:
Ngay từ đầu năm học, sau khi nắm tình hình của lớp, giáo viên sắp xếp các học sinh có trình độ khá để hỗ trợ các học sinh có trình độ yếu hơn, đó là mô hình
“đôi bạn cùng tiến” Việc học tập cùng bạn bè sẽ giúp các em tiếp thu tốt hơn và gần gũi dễ hiểu hơn ngoài việc được giáo viên giảng dạy Trong việc thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, những em có trình độ yếu sẽ mắc phải những lỗi như đặt tính sai, thực hiện phép tính sai, không thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10 Khi ở trong mô hình “ đôi bạn cùng tiến” các em sẽ được bạn mình giúp đỡ và giảng giải lại một cách cụ thể, hoặc đôi khi có em ngại, hoặc giấu dốt sẽ được bạn phát hiện và giúp đỡ kịp thời nhất Ngoài ra việc học với bạn sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi học cùng giáo viên, nhất là những em khiếm thính việc có chung một ngôn ngữ kí hiệu và cử chỉ điệu bộ với bạn giúp các em gần gũi và hiểu nhau hơn
2.5 Thay đổi hình thức một số bài tập trong sách giáo khoa
Để việc học đơn giản hơn với các học sinh khiếm thính thì việc thay đổi hình thức một số các bài tập trong sách giáo khoa sẽ giúp các em dễ hiểu và giảm
áp lực học tập Việc thay đổi hình thức này thường áp dụng cho những em yếu kém để các em dễ tiếp cận với kiến thức và đơn giản nội dung học tập mà vẫn không thay đổi mục tiêu cần đạt Một số hình thức thay đổi như sau:
Dạng 1: Bài tập phân biệt phép cộng, phép trừ
Đây là dạng bài tập giúp các em phân biệt đúng phép cộng và phép trừ để làm bài cho đúng khi mà các em mới chuyển từ phép cộng sang phép trừ Học sinh khiếm thính thường học tập theo thói quen, cho nên đang học phép cộng mà chuyển sang phép trừ các em vẫn chưa hình thành được kiến thức mới để làm tính đúng
Nhóm đôi Nhóm đôi
Trang 10Bài 1: Điền dấu “+” hoặc dấu “-”Bài tập này giúp các em hình thành trong đầu
khái niệm về dấu cộng (+) và dấu trừ (-) khác nhau:
Ví dụ: Bài 2/ trang 160/ SGK Toán 1
Thay yêu cầu tính nhẩm bằng yêu cầu điền “+”, “-” với những con số có sẵn
trong bài và ra kết quả, thêm một số phép tính có kết quả là điền phép cộng để cho
học sinh củng cố sự khác nhau giữa cộng và trừ
Bài 2: Chuyển các phép tính thành các bài toán có lời văn sử dụng “thêm vào”
hoặc “bớt đi”
Bài tập này giúp các em dễ dàng tiếp thu được khái niệm “thêm vào” thì làm
tính cộng, “bớt đi” thì làm tính trừ vì ngôn ngữ kí hiệu của hai khái niệm này rất rõ
ràng
Ví dụ: Bài 1.b/ trang 158/ SGK Toán 1
Yêu cầu bài là đặt tính rồi tính thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh như
sau: phép tính 67 – 22: giáo viên hướng dẫn học sinh bằng lời “cô có 67 que tính,
cô bớt đi 22 que tính, hỏi cô còn lại bao nhiêu que tính? Vậy cô phải làm phép tính
gì? Cô phải tính như thế nào?” Khi học sinh được hỏi bằng kí hiệu ngôn ngữ, các
em sẽ nắm được ngay từ khóa “bớt đi”, “còn lại” và biết là sử dụng phép trừ, từ đó
các em sẽ dễ dàng đặt tính rồi tính
Dạng 2: Thực hiện phép trừ theo đúng quy tắc: trừ hàng đơn vị trước
rồi sau đó mới trừ hàng chục
Khi các em đã nắm được sự khác nhau giữa tính cộng và tính trừ thì các em
phải có kỹ năng tính đúng, tức là các em phải phân biệt được số hàng đơn vị trừ
cho số hàng đơn vị trước sau đó mới tính đến các số hàng chục trừ cho nhau
Bài 1: Chọn kết quả đúng
Bài tập này giúp các em phải thực hành đúng để chọn được kết quả đúng
Ví dụ: Bài 4/ trang 174/ SGk Toán 1
Yêu cầu bài là tính thì có thể thay thế bằng yêu cầu chọn kết quả đúng như sau:
(tương tự cho các phép tính khác)
Bài 2: Điền đúng, sai
Bài tập này giúp các em có thể phân biệt được cách tính đúng khi làm tính
trừ hàng dọc cũng như hàng ngang Trong sách giáo khoa cũng có dạng bài này,
nhưng để giúp các học sinh khiếm thínhhọc tốt thì giáo viên có thể thay đổi một số
bài tập thành dạng điền đúng hay sai để giúp các em luyện tập phân biệt được cách
đặt tính và tính đúng
Ví dụ: Bài 3/ trang 176/ SGK Toán 1
Yêu cầu của bài là đặt tính rồi tính thì có thể thay bằng yêu cầu điền đúng,
sai sau khi chuyển các phép tính hàng ngang thành cột dọc và tính ra kết quả; có
những kết quả đúng do đặt tính và tính đúng, có kết quả sai do đặt tính và tính sai
Học sinh phải biết thực hành đúng để điền đúng với những kết quả cho trước
68
-
32
Có kết quả là:
a 90 b 36 c 45