1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH học tốt bài THỂ dục PHÁT TRIỂN CHUNG lớp 6

14 866 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 464 KB

Nội dung

Môn thể dục là một môn học được đánh giá bằng nhận xét trong nhà trường, học sinh học tốt sẽ góp phần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe để tham gia học tốt các môn học

Trang 1

-  

 -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG LỚP 6

Môn: Thể dục

Giáo viên: Nguyễn Quốc Hoàng Khánh

Năm học 2015 - 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

I Lý do chọn đề tài: 5

1/ Đặt vấn đề: 5

1.1 Lí do khách quan: 5

1.2 Lí do chủ quan: 5

2/ Mục đích đề tài: 5

3/ Lịch sử đề tài: 6

4/ Phạm vi đề tài: 6

II Nội dung công việc đã làm: 7

1/ Thực trạng: 7

1.1 Kết quả khảo sát: 7

1.2 Nhận xét kết quả: 7

1.3 Nguyên nhân: 7

2/ Nội dung cần giải quyết: 8

3/ Biện pháp giải quyết: 8

4/ Kết quả: 14

III Kết luận: 15

1/ Tóm lược giải pháp: 15

2/ Phạm vi đối tượng áp dụng: 15

3/ Kiến nghị, đề xuất 15

Trang 3

I Lý do chọn đề tài:

1/ Đặt vấn đề:

Bậc trung học cơ sở là bậc học tiếp nối của bậc tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo dục toàn diện (đức, trí, thể mỹ, lao động)

Môn thể dục là một môn học được đánh giá bằng nhận xét trong nhà trường, học sinh học tốt sẽ góp phần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe để tham gia học tốt các môn học khác cũng như thực hiện tốt các mặt hoạt động mà nhà trường đề ra

Trong thực tế giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khỏe học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới

Giáo dục thể chất góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, … , hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, biết thực hiện một số động tác

cơ bản trong thể dục thể thao, trò chơi vận động, … tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ, gây cho trẻ có một cuộc sống vui tươi lành mạnh

1.1 Lí do khách quan:

Trường Trung học Cơ sở Long Hòa là trường ít có bóng cây che mát, làm cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn gặp nhiều khó khăn Trường chưa có nhà tập đa năng học sinh phải học tiết thể dục ở sân trường, sân bãi hẹp, mặt sân có nhiều chướng vật, dụng cụ thể dục còn thiếu thốn, thiếu tranh ảnh, dụng cụ tập luyện Nội dung bài thể dục và trò chơi vận động chưa phù hợp, giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh luyện tập và chơi qua loa Học sinh luyện tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của các em không cao

1.2 Lí do chủ quan:

Trường Trung học Cơ sở Long Hòa thu nhận học sinh từ nhiều xã giáp ranh: Tân Trạch, Long Khê, Long Sơn, một số học sinh thuộc diện gia đình khó khăn, chưa quan tâm đúng mức đến việc vui chơi giải trí cho các em Ngoài

ra, các em còn thiếu tự tin chưa mạnh dạn khi thực hiện những kỹ thuật động tác trước lớp, tập luyện thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của các

em không cao

2/ Mục đích đề tài:

- Nhằm làm cho công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh đạt hiệu quả cao hơn

- Giúp cho các em học sinh lớp 6 nâng cao chất lượng giáo dục thể chất,

tố chất thể lực góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện

Trang 4

- Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện Thể Dục Thể Thao,

có ý thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức

và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống, hình thành nhân cách con người mới

- Nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao, có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp… cho học sinh trong trường học

- Phát hiện và tuyển chọn những em có năng khiếu thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia Hội Khỏe Phù Đổng do ngành tổ chức hàng năm

3/ Lịch sử đề tài:

Năm học 2015- 2016, tôi được Ban giám hiệu trường Trung học Cơ sở Long Hòa phân công giảng dạy môn thể dục ở 4 lớp khối 6 Qua tiếp xúc với các

em, tôi nhận thấy các em chưa học tốt bài thể dục phát triển chung Qua trao đổi tôi được biết các em gặp nhiều khó khăn:

- Trong những năm học ở bậc tiểu học nhiều em không được học với giáo viên chuyên bộ môn Thể dục do trường chưa có giáo viên chuyên bộ môn, các tiết học Thể dục của học sinh ở trường đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận Trong khi đó trường Trung học Cơ sở Long Hòa mặc dù đã có giáo viên chuyên

bộ môn Thể dục nhưng trong mỗi năm học đều có giáo viên bộ môn này nghỉ hộ sản nên các em phải học với nhiều thầy cô khác nhau trong năm học

- Khi các em vào lớp 6 bước đầu làm quen với thời lượng 45 phút/tiết nhiều hơn so với 35 phút/tiết mà các em đã học ở bậc tiểu học, tính hồn nhiên, hiếu động nhưng thiếu tự tin, cho nên các em còn lúng túng thực hiện các tư thế, động tác và cách hô các khẩu lệnh chưa chuẩn…

- Các em chưa chủ động nhiệt tình khi tham gia vào các trò chơi trong giờ học thể dục

4/ Phạm vi đề tài:

- Tìm hiểu nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa thể dục lớp

6 và thực tiễn giảng dạy tại Trường Trung học Cơ sở Long Hòa

- Áp dụng phương pháp hợp lí vào giờ học Thể dục nhằm giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 6

- Áp dụng cho học sinh khối 6 từ học kỳ I năm học 2015– 2016 của trường Trung học Cơ sở Long Hòa huyện Cần Đước

Trang 5

II Nội dung công việc đã làm:

1/ Thực trạng:

1.1 Kết quả khảo sát:

Kết quả kiểm tra đầu năm học 2015 – 2016 như sau:

Lớp Sĩ số Đạt Chưa đạt

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 6a3 45 35 77.8 10 22.2 6a4 43 33 76.7 10 23.3 6a5 45 36 80 9 20 6a6 44 32 72.7 12 27.3

1.2 Nhận xét kết quả:

Qua thống kê kết quả trên đây, tôi nhận xét các em chưa học tốt bài thể dục phát triển chung

1.3 Nguyên nhân:

+ Điều kiện sân bãi còn gặp nhiều khó khăn nhất là mặt sân hẹp có nhiều chướng vật

+ Dụng cụ thể dục tập luyện, tranh ảnh còn thiếu

+ Trong nhiều năm qua, nhiều em chưa được học với giáo viên chuyên bộ môn Thể dục, các tiết học Thể dục của học sinh ở một số trường tiểu học đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận, nội dung bài thể dục và trò chơi vận động giáo viên chuẩn bị chưa được tốt, trong giờ học học sinh chỉ được luyện tập và chơi các trò chơi đơn giản

+ Khi các em vào lớp 6 bước đầu làm quen với thời lượng 45 phút/tiết

nhiều hơn so với 35 phút/tiết mà các em đã học ở bậc tiểu học, tính hồn nhiên, hiếu động nhưng thiếu tự tin, cho nên các em còn lúng túng thực hiện các tư thế, động tác và cách hô các khẩu lệnh chưa chuẩn…

+ Các em tham gia vào trò chơi không được chủ động, không nhiệt tình, không khí cuộc chơi không được hào hứng và sôi nổi, không lôi cuốn các em vào cuộc chơi một cách chủ động

Trang 6

2/ Nội dung cần giải quyết:

Muốn khắc phục những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở lớp 6, giáo viên cần tạo cho học sinh có sự ham thích, say mê hứng thú trong giờ học mà khi tham gia tập bài thể dục phát triển chung

Qua tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục để đáp ứng vào thực tế

Trong cuộc sống hàng ngày rèn luyện cho các em có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần minh mẫn, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, trung thực và tự giác ngày càng được hoàn thiện hơn

Do vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt, thật đầy đủ và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học: giáo viên phải có còi, tranh ảnh trực quan, đồ dùng tự làm… có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong luyện tập không chỉ

để cho cơ thể phát triển một cách hài hoà cân đối khoẻ mạnh mà còn có những đức tính tốt, một tinh thần minh mẫn, một thể lực cường tráng

3/ Biện pháp giải quyết:

*Đối với giáo viên:

a Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh:

Để giảng dạy tốt và giúp học sinh nắm vững kiến thức – kĩ năng môn thể dục theo chương trình qui định Ngoài việc nắm vững nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy thì việc nắm cơ sở vật chất, nắm đặc điểm về tình trạng sức khỏe của các đối tượng học sinh các khối lớp là một vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng

Học sinh lớp 6 thuộc lứa tuổi 11 – 12 tuổi, lứa tuổi này có những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, học tập vì vậy đặc điểm tâm sinh lí thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tiếp thu,… có những thay đổi cơ bản Các em có khả năng tiếp thu được hình thành và phát triển, ý thức tự giác tập luyện động tác được nâng lên

Vì vậy nắm được đặc điểm này, giáo viên sẽ vận dụng tốt những phương pháp giảng dạy và theo hướng dạy học phân hóa đối tượng học sinh Bản thân tôi ngay từ đầu năm cũng dựa trên cơ sở của phiếu khám sức khỏe của các lớp kết hợp với điều tra để tiến hành phân loại số lượng học sinh có sức khỏe tốt, sức khỏe chưa tốt và số học sinh bệnh tật để nắm và áp dụng trong chương trình giảng dạy cho phù hợp

b Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp:

Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện Muốn vậy giáo viên cần chú ý và thực hiện tốt một số điểm sau:

b1/ Nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác:

Trang 7

- Sau khi đã soạn giáo án xong, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ để nắm chắc nội dung, phương pháp và các bước lên lớp Có như thế việc giảng dạy mới thành thạo, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả

- Ngoài nghiên cứu kỹ nội dung giảng dạy, giáo viên cần làm thử những động tác để nắm được cơ bản kĩ thuật động tác trước khi lên tiết dạy Có như vậy khi giảng dạy giáo viên mới làm mẫu và truyền thụ động tác cho học sinh một cách dễ dàng hơn, tốt hơn Qua đó giáo viên mới phát hiện những thiếu sót

để bổ sung bài soạn hoàn chỉnh hơn để tiết học được tốt hơn, sinh động hơn

Ví dụ: Khi giảng dạy một động tác nào đó trong bài thể dục phát triển

chung các khối lớp 6 thì giáo viên cần phải xem kỹ lại nội dung, tập trước lại những động tác để khi lên lớp truyền thụ, hướng dẫn học sinh được tốt hơn Bởi

vì giáo viên là người làm mẫu, tập mẫu thì động tác phải chuẩn xác, không để bất kỳ một sơ suất nào

b2/ Sân tập, dụng cụ:

Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài việc nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân bãi, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho một giờ học Thể dục Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần:

- Kiểm tra lại sân bãi, dụng cụ, sửa chữa và bổ sung kịp thời

- Chọn vị trí tập cho học sinh một cách phù hợp như: Tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm bảo sạch và an toàn …

b3/ Cán sự lớp:

Trong một giờ lên lớp số lượng học sinh đông, trình độ học sinh không đồng đều nên việc quản lý hướng dẫn, giúp đỡ học sinh gặp nhiều khó khăn Để khắc phục khó khăn trên giáo viên cần phải tổ chức một mạng lưới cán sự lớp để giúp đỡ cho giáo viên thực hiện tốt chuẩn kiến thức - kĩ năng qua từng tiết dạy

Ví dụ: Trong giảng dạy giáo viên dùng phương pháp phân nhóm, chia tổ

tập luyện thì giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh tuy nhiên không thể bao quát hết, do vậy cán sự lớp sẽ là trợ lý đắc lực của giáo viên, giúp giáo viên sửa sai hoặc giúp đỡ học sinh yếu được tốt hơn

c Dùng phương pháp trực quan:

Trong giáo dục thể chất, trực quan giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi vì hoạt động của học sinh chủ yếu mang tính chất thực tiễn, đồng thời một trong những nhiệm vụ của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác

Trong môn Thể dục, để có một tiết học có hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong, mà phải đảm bảo tốt chất lượng môn học Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần có những biện pháp cần thiết sau:

Trang 8

c1/ Biện pháp thứ nhất: Giải thích kĩ thuật

Trong giải thích kĩ thuật thể dục thể thao, việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, nắm vững được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu

Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dục phát triển chung

Ví dụ: Khi giáo viên hướng dẫn học sinh học "động tác bụng", giáo viên

cần nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập động tác này có tác động đến cơ bụng, sự phối hợp nhịp nhàng Hướng dẫn thật kỹ:

Từ tư thế cơ bản, Nhịp 1: chân trái bước sang ngang, hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay

Nhịp 2: gập người, hai chân thẳng, đầu các ngón tay chạm mũi bàn chân Nhịp 3: Đứng thẳng người hai tay giang ngang, lòng bàn tay ngữa, mắt nhìn về phía trước

Nhịp 4: về tư thế cơ bản Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân

Trong khi tập luyện học sinh thường tập không hết biên độ động tác như ở nhịp 2 mũi bàn tay phải các em chưa chạm được mũi bàn chân, chân không thẳng Từ đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của động tác (giáo viên phải thường xuyên giúp đỡ các em sửa sai, giải thích thêm) để giúp các em tập động tác không còn mất phải khuyết điểm

c2/ Biện pháp thứ hai: Thực hiện khẩu lệnh

- Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh thực hiện theo

Ví dụ: Khi hô động tác “Vươn thở” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành

“Động tác vươn thở chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập luyện

- Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính xác Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra

c3/ Biện pháp thứ ba: Làm mẫu

- Làm mẫu phải kết hợp với giảng giải, nhắc nhở các em tập trung quan sát những khâu chủ yếu mà giáo viên yêu cầu, lời nói khi giảng giải phải rõ ràng

để cho toàn thể học sinh đều nghe thấy

Trang 9

- Khi làm mẫu, giáo viên phải thực hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo

- Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu hai, ba lần Làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh Làm mẫu lần 3 như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác

- Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng

hình thức làm mẫu “soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh

Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “ Tay phải dang ngang, chân phải kiểng trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “ Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân” Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác

d Biện pháp sửa chữa động tác sai cho học sinh:

Trong quá trình giảng dạy, học sinh không tránh khỏi việc sai sót khi thực hiện động tác nên việc đưa ra biện pháp, phương pháp sửa chữa là rất cần thiết, góp phần giúp học sinh thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu nhanh chóng và chính xác

Bản thân xin đưa ra một số nguyên nhân sai sót của học sinh khi tập luyện:

- Do lứa tuổi còn nhỏ nên việc tiếp thu kĩ thuật động tác còn hạn chế

- Chưa nắm được yêu cầu của bài và cách tiến hành tập luyện mà giáo viên đã hướng dẫn

- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, địa điểm tập luyện, tình trạng sức khỏe của học sinh hoặc học sinh không tập trung trong tập luyện

Từ những nguyên nhân trên bản thân cũng đưa ra một số giải pháp sau:

- Giáo viên cần phải nghiên cứu những nguyên nhân thiếu sót của từng học sinh để vận dụng những phương pháp sửa chữa sai sót kịp thời cho từng đối tượng học sinh

- Trong quá trình tập luyện thực tế cho thấy giáo viên không thể sửa chữa sai sót cho học sinh trong một giờ học hết được, cho nên cần phải sửa chữa những sai sót chủ yếu là được

Trang 10

- Những sai sót nhỏ về kĩ thuật giáo viên có thể nhắc bằng lời Nếu thấy

cả lớp sai sót nhiều quá thì giáo viên nên tạm dừng lại và thực hiện làm mẫu, giảng giải lại kĩ thuật động tác đồng thời giáo viên cũng vạch ra những sai sót

mà các em thường mắc phải, từ đó hướng dẫn học sinh cách tập luyện rồi tiếp tục tập luyện

e.Trò chơi giúp học sinh hưng phấn, tự giác, tích cực hơn trong tập luyện:

- Trò chơi không phải là hình thức giải trí đơn thuần, mà có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng cao, góp phần tích cực vào việc giáo dục học sinh về phẩm chất đạo đức, trí dục và sức khỏe

- Mặt khác đặc điểm tâm lý của học sinh là hiếu động, ít tập trung, ít chú

ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng Do vậy bản thân thấy rõ tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi trong các tiết học nên tôi đã tìm tòi và tổ chức các trò chơi lồng ghép trong các tiết dạy của mình trong mấy năm gần đây thì thấy các tiết dạy có hiệu quả hơn

- Giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các

em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên thì vào bài tập luyện có sự vận động các em thấy dễ dàng và còn tránh được những tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp khi tập luyện Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu Tùy theo tính chất vận động của tiết dạy mà ta chọn trò chơi cho phù hợp Có thể thay đổi trò chơi cũ thành trò chơi mới nhưng phù hợp với nội dung bài

Ví dụ: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “lò cò tiếp sức” Trò chơi này

giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ cho nội dung học tiếp theo

f Biện pháp thi đua khen thưởng:

Ở lứa tuổi 11 - 12 các em rất thích được thầy cô khen ngợi, tuyên dương Nếu được khen ngợi, tuyên dương các em sẽ hứng thú và cố gắng phát huy nhiều hơn

Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện Nói một cách khác, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các

em sẽ thích thú và phấn đấu cao trong học tập

Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tật… Để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau, có như vậy sẽ giúp cho các em đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng mà chương trình đã qui định

Thực hiện tốt việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các

em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này Tạo điều kiện cho các em, chẳng

Ngày đăng: 11/08/2016, 21:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w