Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” -Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý củacác khoản đã thu được tiền b
Trang 1TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực tập tại phòng Tài Chính-Kế Toán của Công ty TNHHThương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi được tiếp xúc và tìm hiểu thông tin hệ thống kếtoán của Công ty trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã được học trong nhà trường
với đề tài :“Kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch
Vụ Tú Khởi” khóa luận của em trình bày các nội dung sau:
- Những lý thuyết về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mạitheo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
- Thông qua các phương pháp nghiên cứu để đưa ra các nhận xét khái quát vềdoanh nghiệp , về đặc điểm của kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng kế toán bán hàng Xe máy tại Công tyTNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi
- Sau khi nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty emmạnh dạn đưa ra những thành công, những điểm còn hạn chế, từ đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện hơn kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty
Em hi vọng với đề tài nghiên cứu này, em sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hơn
kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, cùng với những cố gắng của bản thân
em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thươngmại và các cán bộ, nhân viên đặc biệt là các nhân viên kế toán trong công ty TNHHThương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán
trường Đại học Thương mại; đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáoTh.S-Chu Thị Huyến– Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian
em thực hiện khóa luận của mình
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng Tàichính-kế toán công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi đã giúp đỡ vàhướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do kiến thức có hạn
và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên khóa luận của em chắc chắn sẽ khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy
cô giáo, các cán bộ, nhân viên trong công ty để khóa luận của em được hoàn thiệnhơn về cả nội dung và hình thức
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nghiệm vụ kế toán bán hàng 6
1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 12
1.2.1 Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS) 12
1.2.2 Kế toán bán hàng trong các DNTMtheo qui định của chế độ kế toán hiện hành (QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 17
1.2.2.1 Chứng từ kế toán 17
1.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng 18
1.2.2.3.Vận dụng tài khoản kế toán 21
1.2.2.4 Sổ sách kế toán 26
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG XE MÁY TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TÚ KHỞI 30
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng Xe máy tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 30
2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 30
2.2.1.1 Khái quát về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 30
2.1.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 31
2.1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 31
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 33
2.1.2.1 Môi trường bên ngoài 33
Trang 42.2 Thực trạng kế toán bán hàng Xe máy tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch
Vụ Tú Khởi 35
2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng Xe máy tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 35
2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng Xe máy tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 37
2.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng 37
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng 38
2.2.2.3 Trình tự hạch toán 39
CHƯƠNG III:CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG XE MÁY TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TÚ KHỞI 47
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 47
3.1.1 Những kết quả đạt được 47
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 48
3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 49
3.2.1 Quan điểm hoàn thiện kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 49
3.2.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng Xe máy tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 50
3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện Kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
a Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
- Xuất phát từ lý luận:
Cung cấp những thông tin của kế toán bán hàng phục vụ cho công tác quản lý,trên cơ sở đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh.Giúp cho ban giám đốc nắm được tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệpmình và kịp thời có những chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHHThương Mại Tú Khởi, qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã lựa chọn đề tài:
“Kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ
Tú Khởi”.
b.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
-Ý nghĩa về mặt lý luận :K t qu nghiên c u c a ết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn ả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn ứu của đề tài sẽ góp phần hoàn ủa đề tài sẽ góp phần hoàn đề tài sẽ góp phần hoàn ài sẽ góp phần hoàn ẽ góp phần hoàn t i s góp ph n ho nần hoàn ài sẽ góp phần hoànthi n thêm lý lu n k toán bán h ng trong doanh nghi p thện thêm lý luận kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại ận kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại ết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn ài sẽ góp phần hoàn ện thêm lý luận kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại ương mại.ng m i.ại
-Ý nghĩa về mặt thực tiễn :Có thể đưa ra những giải pháp thiết thực giúp
công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi tổ chức tốt hơn công tác kế toánbán mặt hàng Xe máy phù hợp với các quy định của nhà nước cũng như tình hìnhthực tế của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thịtrường, nâng cao hiệu quả kinh doanh
-Ý nghĩa đối với bản thân :Cũng thông qua việc lựa chọn thực hiện đề tài,
em mong muốn nâng cao kiến thức của bản thân về quy định của các CMKT ViệtNam, cũng như việc vận dụng các CMKT Việt Nam trong CĐKT hiện hành và cácthông tư hướng dẫn kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ bán hàng nói riêng
Trang 72.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
-Đối tượng nghiên cứu : “Kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH
Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi”
-Phạm vi nghiên cứu :
+Không gian nghiên cứu :tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú
Khởi Địa chỉ : Tổ dân phố 9, thị trấn Sông Mã, huyện Sông mã, tỉnh Sơn La
+Thời gian nghiên cứu : Được thực hiện từ ngày 07/01/2013 đến ngày
20/02/2013 và từ ngày 01/03/2013đến ngày 20/04/2013
+ Số liệu minh họa cho kế toán bán hàng Xe máy tại công ty trong khóa luận :tháng 12 năm 2012
4.Phương pháp thực hiện đề tài :
*Phương pháp nghiên cứu tài liệu :
Nội dung nghiên cứu các tài liệu:
-Nghiên cứu các văn bản pháp quy (chuẩn mực kế toán Việt Nam; chế độ kế toán Việt Nam BTC ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC; luật kế toán) Các công trình nghiên cứu có liên quan (luận văn; nghiên cứu khoa học của những năm trước liên quan tới kế toán bán hàng tại các DNTM) Báo, tạp chí, mạng internet (tìm
hiểu về hoạt động kinh doanh; kế toán bán hàng của các DNTM)
-Nghiên cứu sổ sách, chứng từ của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ
Tú Khởi
Trang 8Cách tiến hành:
Thu thập dữ liệu: Sau khi xác định nội dung các tài liệu cần nghiên cứu, em đãthu thập các tài liệu cần thiết liên quan trên qua các phương tiện: sách (CMKT ViệtNam VAS; CĐKT Việt Nam: QĐ 48/2006/QĐ-BTC); báo; tạp chí kế toán; thư
viện; internetwww.webketoan.vn ;luận văn tốt nghiệp đề tài ”Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Thương Mại Phú Gia” của tác giả Phạm Thị Thu Hiền-
Đại học Thương Mại,chuyên đề cuối khóa của sinh viên Mai Thị Thanh Hiền-Học
viện tài chính nghiên cứu về ”Kế toán bán hàng tại công ty TNHH Thủy khí Việt Nhật” ), sau đó tiến hành tổng hợp lại những thông tin; dữ liệu cần thiết; phân tích
và đánh giá để trình bày trong báo cáo
Kết quả nghiên cứu tài liệu:
Kế toán bán hàng áp dụng các chuẩn mực: chuẩn mực chung, VAS số hàng tồn kho và VAS số 14- doanh thu và thu nhập khác
02-CĐKT Việt Nam ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC quy định về : cácchứng từ; tài khoản sử dụng; sổ kế toán trong kế toán bán hàng
Các luận văn; bài nghiên cứu có liên quan tới kế toán bán hàng trong cácDNTM…cho thấy cách thức vận dụng những lý luận cơ bản của chuẩn mực và chế
độ vào trong thực tiễn kế toán bán hàng
*Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Nội dung :
Phương pháp này sử dụng để tổng hợp, phân tích kết quả thu thập được củaquá trình nghiên cứu tài liệu Từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra các giảipháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng Xe máy cho công ty
Cách tiến hành:
Từ nguồn tài liệu các văn bản quy pháp luật dùng để đối chiếu giữa quy trìnhhạch toán, phương pháp kế toán bán hàng Xe máy với chuẩn mực kế toán xem đãphù hợp hay chưa
Những dữ liệu mà công ty cung cấp trong bài khóa luận sử dụng để phântích, so sánh đối chiếu số liệu giữa các kì, đánh giá tổng hợp và đưa ra các kết luận
cô đọng nhất về kế toán bán hàngXe máy tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch
Vụ Tú Khởi
Trang 9So sánh luận văn về kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại của cáckhóa trước để thấy được sự khác biệt giữa kế toán bán hàng tại doanh nghiệp kinhdoanh Xe máy và các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác.
Kết quả :
Đưa ra những kết luận ban đầu về kế toán bán hàng Xe máy tại Công tyTNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi có quy trình hạch toán đặc trưng, khácbiệt nhất định : chứng từ, tài khoản sử dụng, trình tự hạch toán và các loại sổ kếtoán được sử dụng rất đơn giản, thuận tiện cho người làm kế toán tuy nhiên cácthông tin của kế toán cung cấp còn mang tính tổng hợp chưa chi tiết cụ thể gây khókhăn cho ban giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh Qua đó cần đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kế toán bán hàng Xe máy tại công ty
5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu khóa luận gồm 3chương :
Chương 1:Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Chương này tóm tắt một số khái niệm sử dụng trong kế toán bán hàng;đặcđiểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán bán hàng; lý thuyết về kế toán bán hàngtrong các doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Chương 2:Thực trạng Kế toán bán hàng Xe máy tại Công ty TNHH Thương
Mại và Dịch Vụ Tú Khởi
Chương này tập trung làm rõ những điểmkhái quát tổng quan về công ty, cơ cấu
bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán bán hàng Xe máy ở công ty TNHH ThươngMại và Dịch Vụ Tú Khởi; Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng Xemáy và tập trung làm rõ thực trạng kế toán bán hàng Xe máy ở công ty
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng Xe máy
tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kế toán bán hàng Xe máy tại công ty TNHHThương Mại và Dịch Vụ Tú Khởi, Khóa luận đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của
kế toán bán hàng Xe máy, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toánbán hàng Xe máy tại công ty phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
Trang 10CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
*Bán hàng:
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mộtDNTM, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay ngườibán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ởngười mua (Trang 29,giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại – trườngĐại Học Thương Mại,Xuất bản năm 2010)
*Doanh thu:
Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phátsinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu (theo CMKT số 14 đoạn 03, điều 1)
*Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụphát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng bao gồm cả cáckhoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) (theo CMKT trang 300)
*Các khoản giảm trừ doanh thu :
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua với khối lượng lớn (Theo VAS 14, đoạn 03, điều 2)
+ Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụnhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán”.( VAS 14, đoạn 03, điều 4).+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu (VAS 14, đoạn 03, điều 3)
Các khoản giảm trừ = Chiết khấu + Giảm giá + Doanh thu hàng bándoanh thu thương mại hàng bán bị trả lại
*Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản
giảm giá hàng bán; chiết khấu thương mại; doanh thu của số hàng bán bị trả lại;
Trang 11Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ
về tiêu thụ tiêu thụ doanh thu
(giáo trình kế toán tài chính- học viện tài chính 2008)
*Giá vốn hàng bán :Là giá gốc của hàng xuất kho để bán, bao gồm “chi phí
mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đượchàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại” (theo VAS 02)
1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nghiệm vụ kế toán bán hàng
a Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng
*Các phương thức bán hàng :
Trong các DNTM, việc tiêu thụ hàng hóa có thể được thực hiện theo cácphương thức sau: Phương thức bán buôn, bán lẻ, bán đại lý
* Phương thức bán buôn hàng hóa
Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các
DN sản xuất… để thực hiện bán ra hoặc để gia công rồi bán ra
Trong phương thức bán buôn hàng hóa thường bao gồm hai phương thức sau đây:
Bán buôn qua kho
Là hình thức bán hàng mà hàng hóa, thành phẩm được xuất bán từ kho bảoquản của doanh nghiệp Cụ thể có hai hình thức sau:
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này,
bên mua cử người đại diện đến kho của DN để nhận hàng DN phải xuất kho hànghóa, giao trực tiếp cho người đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủhàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, thì hàng hóa thành phẩm mới chấpnhận là đã tiêu thụ
+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ
vào hợp đồng đã kí kết hoặc theo đơn đặt hàng, DN xuất kho hàng hóa, thành phẩmdùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng giao cho bênmua ở một địa điểm thỏa thuận Hàng hóa, chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của
DN Hàng hóa chỉ xác nhận là tiêu thụ khi nhận được tiền do bên mua thanh toánhoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhân thanh toán Chi phívận chuyển do DN hay do bên mua chịu là do thỏa thuận từ trước giữa hai bên Nếu
Trang 12DN chịu chi phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịuchi phí vận chuyển thì sẽ phải thu tiền của bên mua
Bán buôn vận chuyển thẳng
Theo hình thức này, thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyểnbán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể hiện theo hai hình thức sau:
+ Bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp: Theo hình thức
này, thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyển bán thẳng tại xưởng chobên mua Sau khi giao nhận, đại diện bên mua kí nhận đủ hàng, bên mua đã thanhtoán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là đã tiêu thụ
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức
này, thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên muabằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài chuyển hàng đến một địa điểm
đã được thỏa thuận Thành phẩm, hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫnthuộc quyền sở hữu của DN Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấybáo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa được xácnhận là tiêu thụ
* Phương thức bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các
tổ chức kinh tế, các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.Phương thức bán lẻ thường có các hình thức sau:
+ Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này nhân viên bán
hàng phụ trách việc quản lý hàng, giao hàng, thu tiền do nhân viên khác đảm nhận.cuối ngày hoặc cuối ca, nhân viên thu tiền lập phiếu nộp tiền, nhân viên bán hànglập báo cáo bán hàng Thực hiện đối chiếu giữa báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền
và sau đó chuyển đến phòng kế toán để ghi sổ
+ Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán
hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng Hết ca, hết ngày bán hàng nhânviên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền bán hàng Sau đó, kiểm kêhàng hóa tồn quầy để xác định số lượng hàng bán ra trong ca, trong ngày và lập báocáo bán hàng
Trang 13+ Hình thức bán hàng tự phục vụ : Theo hình thức này, khách hàng tự chọn
lấy hàng hóa, trước khi ra khỏi cửa hàng mang đến bộ phận thu tiền để thanh toántiền hàng Nhân viên thu tiền nhận hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng.Hình thức này phổ biến ở các siêu thị
+ Hình thức bán hàng trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền
mua hàng thành nhiều lần Lúc này, DNTM còn được thu thêm phần lãi tiền hàng
* Các phương thức thanh toán
Hiện nay DNTM thường áp dụng các phương thức thanh toán sau:
* Phương thức thanh toán trực tiếp
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từngười mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hóa bị chuyển giao.Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hànghóa (nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng)
* Phương thức thanh toán trả chậm
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giaosau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, do đóthành khoản công nợ phải thu của khách hàng Ở hình thức việc chuyển quyền sởhữu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được thực hiện, nhưng khách hàng mới chỉ chấpnhận thanh toán, chưa trả tiền hàng ngay Tuy vậy, đơn vị vẫn ghi nhận doanh thubán hàng, nói cách khác doanh thu được ghi nhận trước kỳ thu tiền
Trang 14*Phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bánhàng bao gồm: giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp phân bổ cho số hàng đã bán
Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm trịgiá mua thực tế và chi phí mua của một số hàng hóa đã xuất kho Trị giá mua thực tếcủa hàng hóa xuất kho được xác định theo một trong số các phương pháp sau:
-Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loạimặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được, có đơn giá cao Khi thực hiện doanhnghiệp phải biết được các đơn vị hàng bán ra thuộc những lần mua, lần nhập nào vàdùng đơn giá của lần đó để xác định giá trị hàng đã xuất trong kỳ
+ Ưu điểm: Thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá hàng và cho kết quả tính toánchính xác nhất trong các phương pháp
+ Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có ít mặt hàng, ít chủng loạihàng, có thể phân biệt, chia tách thành nhiều thứ riêng rẽ và giá trị hàng xuất bán khôngsát với giá thị trường
-Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá vốn của từng loại hàng bán được tính theo giá trịtrung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng đó đượcmua trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi lần nhập một
lô hàng về hoặc giá trung bình kỳ trước
Trị giá mua
thực tế của
Chi phí p.s trong quá trình mua (chưa thuế VAT)+
Các khoản giảm trừ (nếu có)
Giá ghi trên
HĐ (chưa thuế VAT)
Thuế phải nộp ở khâu mua (nếu có)
x Đơn giá bình quân
hàng xuất bán
Số lượng hàngxuất bán
=Giá thực tế hàng
xuất bán
Trang 15+Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện song độ chính xác không cao do nhữngbiến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, đồng thời việc tính giá đơn vị của hàngxuất bán cũng như giá trị hàng bán được tính vào cuối kỳ nên không cập nhật trị giá vốnhàng bán ra, có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ công tác quyết toán trong doanh nghiệp
+ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Phương pháp này có thể phản ánh sự biến động giá cả trên thị trường do đó phảnánh trị giá hàng xuất chính xác hơn, đồng thời công việc kế toán được thực hiện thườngxuyên nên công việc không phải dồn vào cuồi kỳ và có thể tính toán được giá trị hàngxuất bán ngay mọi lúc Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là công việc tínhtoán phải thực hiện làm nhiều lần
-Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là thành phẩm được sản xuất trướcnhập kho trước thì được xuất trước và thành phẩm còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đượcsản xuất, nhập kho gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị thành phẩmxuất kho được tính theo giá của thành phẩm nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu
kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của thành phẩm nhập kho ở thời điểmcuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
- Ưu điểm: Hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá sát vớigiá thực tế tại thời điểm lập báo cáo
- Nhược điểm: Doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại
-Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là thành phẩm sản xuất sau, nhập sauthì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho sản xuất trước đó.Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của thành phẩm nhập
Giá gốc hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Lượng hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Trang 16sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của thành phẩm nhậpkho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho
- Ưu điểm: Thực hiện phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán
và khi giá cả có xu hướng tăng lên thì doanh nghiệp có thể tạm hoãn trách nhiệm nộpthuế thu nhập doanh nghiệp do chi phí lúc đó là cao nhất
- Nhược điểm: Khi giá cả có xu hướng tăng lên, nếu doanh nghiệp chạy theo việctăng thành phẩm, hàng hóa nhập kho để tăng giá vốn hàng bán nhằm hoãn trách nhiệmnộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thể doanh nghiệp phải chịu chi phí bảo quản, lưu kho
và giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơn giá trị của nó cho nên tài sản bị đánh giáthấp hơn giá trị thực tế
*Phương pháp xác định giá bán
Giá bán hàng hoá của doanh nghiệp thương mại được xác định là giá thỏathuận giữa người mua và người bán, được ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng.Giá bánhàng hóa của doanh nghiệp được xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắpđược giá vốn, chi phí đã bỏ ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoảnlợi nhuận định mức Trên nguyên tắc đó, giá bán hàng hóa được xác định như sau :Giá bán = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại
Thặng số thương mại = Giá mua thực tế * Tỷ lệ % thặng số thương mại
Trong đó, thặng số thương mại là khoản chênh lệch giữa bán và giá mua hànghoá nhằm bù đắp chi phí và hình thành thu nhập cho doanh nghiệp, được tính theo
tỷ lệ % trên giá mua thực tế của hàng đã bán
Theo chế độ kế toán mới áp dụng thì nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháptính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá mua trong công thức trên là giábao gồm cả thuế GTGT Còn nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ thì giá mua trong công thức trên là giá không bao gồm thuế GTGT
b.Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Trong quá trình bán hàng tài sản của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hànghóa sang hình thái tiền tệ Do đó để quản lý nghiệp vụ bán hàng, các doanh nghiệpthương mại cần phải quản lý cả hai mặt tiền và hàng, cụ thể quản lý nghiệp vụ bánhàng cần phải đảm bảo các chỉ tiêu sau :
Trang 17-Quản lý về doanh thu bán hàng, đây là cơ sở để xác định chính xác kết quảkinh doanh của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường quản lýdoanh thu bao gồm :
+Quản lý doanh thu thực tế : Là doanh thu được tính theo giá bán ghi trên hóađơn hoặc trên hợp đồng bán hàng
+Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu : Là các khoản phát sinh trong quátrình bán hàng, theo qui định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế Các khoảngiảm trừ doanh thu bao gồm : Khoản giảm giá hàng bán, khoản giá trị hàng bán bịtrả lại, chiết khấu thương mại
+Quản lý doanh thu thuần : Là doanh thu thực tế về bán hàng của doanhnghiệp trong kỳ kế toán, là cơ sở để xác định kết quả bán hàng
-Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phảithu ở người mua Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán tiền hàng đểkịp thời thu hồi tiền ngay khi đến hạn để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh.Phải quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ, đây cũng là cơ sở để xác địnhkết quả bán hàng
c.Nhiệm vụ kế toán bán hàng
Kế toán nghiệp vụ bán hàng cần phải thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời tình hình bán hàng của DN cả về sốlượng, cả về giá trị theo từng mặt hàng, nhóm hàng
- Phản ánh và giám đốc chính xác tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ vàthanh toán công nợ phải thu ở người mua
- Tính toán chính xác giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, từ đó xác định chính xáckết quả bán hàng
- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, trên cơ
sở đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh
1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
1.2.1 Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS)
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì kế toán bán hàng chịu sự chi phối củacác chuẩn mực: Chuẩn mực số 01 - chuẩn mực chung, chuẩn mực số 02 - hàng tồnkho và chuẩn mực số 14 - doanh thu và thu nhập khác Cụ thể:
Trang 18* Theo VAS số 01-chuẩn mực chung:
Để giúp kế toán ghi chép và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực và chế
độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quyđịnh cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin in trên BCTC phản ánh trung thực hợp
lý Kế toán bán hàng cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc và các yêu cầu củachuẩn mực chung:
*Các nguyên tắc kế toán cơ bản
- Nguyên tắc Cơ sở dồn tích:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả,nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểmphát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tươngđương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
- Nguyên tắc hoạt động liên tục:
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liêntục cũng như quá trình bán hàng được diễn ra liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinhdoanh bình thường trong tương lai gần
- Nguyên tắc nhất quán:
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được ápdụng thống nhất ít nhất trong một ký kế toán năm.Trường hợp có thay đổi chính
Trang 19sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sựthay đối đó trong phần thuyết minh của BCTC.
- Nguyên tắc thận trọng:
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhẳ năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằngchứng về khả năng phát sinh chi phí
*Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực
tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng,
dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết
về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin về nhữngvấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh
Trang 20-Có thể so sánh
Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp
và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhấtquán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh đểngười sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữacác doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch
* Theo VAS số 02 – hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.Có 4 phương pháp xácđịnh giá trị hàng tồn kho
-Phương pháp xác định giá gốc hàng bán
Việc tính giá trị HTK được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
+Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này DN phải biết
được các đơn vị hàng hóa tồn kho và các đơn vị hàng hóa xuất bán thuộc những lầnmua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định trị giá của HTK cuối
kỳ Phương pháp này được áp dụng đối với DN có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng
ổn định và nhận diện được
+Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền,
giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loạihàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sảnxuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khinhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của DN
+Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Áp dụng dựa trên giả định là
HTK được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phươngpháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thờiđiểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của HTK được tính theo giá của hàng nhậpkho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
+Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): áp dụng dựa trên giả định là
HTK được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối kỳ
là HTK được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng
Trang 21xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị củaHTK được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
* Theo VAS số 14- doanh thu và thu nhập khác:
Bán hàng sẽ phát sinh doanh thu, và việc ghi nhận doanh thu trong các trườnghợp sẽ tuân thủ theo nguyên tắc nào thì trong chuẩn mực kế toán số 14” doanh thu
và thu nhập khác” sẽ quy định và hướng dẫn Mục đích của chuẩn mục này là quyđịnh và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhậpkhác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toándoanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi
giao dịch bán hàng thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện:
(a) DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Trang 22+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm.
1.2.2 Kế toán bán hàng trong các DNTMtheo qui định của chế độ kế toán hiện hành (QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1.2.2.1 Chứng từ kế toán
Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng, kế toán bán hàng sử dụng cácchứng từ kế toán sau:
Hóa đơn GTGT (Hóa đơn bán hàng)
-Hoá đơn giá trị gia tăng là chứng từ của đơn vị xác nhận số lượng, chấtlượng, đơn giá và số tiền bán hàng cho người mua.Hoá đơn là căn cứ để người bánghi sổ doanh thu và các sổ kết toán liên quan, là chứng từ cho người vận chuyểnhàng trên đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền hàng ghi sổ kế toán
- Khi bán hàng cho khách người bán hàng viết hoá đơn GTGT.Hóa đơn lậpthành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kế toán đơn vị bán hàng (màu tím) ,liên 2 giao chokhách hàng (màu đỏ), liên 3 dùng nội bộ trong đơn vị bán hàng (màu xanh)
Phiếu xuất kho: dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng hàng hóa xuất kho Phiếuxuất kho được lập làm 2s liên: Liên 1 để lưu gốc; Liên 2 thủ kho giữ để ghi thẻ rồigiao cho phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán
Phiếu thu :là chứng từ ghi nhận doanh thu bán hàng mà khách hàng thanhtoán (bằng tiền mặt) Phiếu thu được lập làm 2 liên: Liên 1 để lưu gốc; Liên 2 làmcăn cứ ghi sổ kế toán
Phiếu chi : là chứng từ ghi nhận các chi phí phát sinh trong quá trình kinhdoanh của DN Phiếu chi được lập làm 2 liên như phiếu thu
Giấy báo có của Ngân hàng: là chứng từ được gửi từ ngân hàng để xác nhận
Trang 231.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán bán hàng sử dụng các tài khoản chính như sau:
*Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Nội dung :Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế, các
khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản như sau:
Kết chuyển doanh thu thuần
+ Bên có: Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ thực tế trong kỳ.Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2 đó là:
-Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
-Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
-Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
-Tài khoản 5118 – Doanh thu khác
Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý củacác khoản đã thu được tiền bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán.-Tài khoản này chỉ phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đãđược xác định là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt doanh thu đã thu được tiền ngayhay chưa thu được tiền
-Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa cóthuế GTGT
Trang 24-Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGThoặc thuộc đối tượng theo phương pháp trực, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ là tổng giá thanh toán(Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu)
*Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5211: “Chiết khấu thương mại”
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanhnghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã muahàng của doanh nnghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại
đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết về mua, bán hàng
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ: Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
- Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh trong
kỳ sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 5212 “Hàng bán bị trả lại”
Tài khoản này sử dụng để phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã được xácđịnh là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách mà người mua từchối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ: Phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã xác định tiêu thụ nhưng bịkhách hàng trả lại
- Bên có: Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ bịtrả lại trong kỳ để xác định doanh thu thuần
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 5213 “Giảm giá hàng bán”
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản người bán giảm trừ cho ngườimua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồnghoặc hàng hóa bị lạc hậu thị hiếu
Kết cấu tài khoản:
Trang 25- Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ(tính theo doanh thu hàng bán) sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần.Tài khoản 5213 không có số dư cuối kỳ.
*Tài khoản 156 “Hàng hóa”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng,giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầyhàng, hàng hóa bất động sản
Kết cấu tài khoản :
-Bên nợ :
+Giá mua vào của hàng hóa nhập kho, nhập quầy theo hóa đơn mua vào(baogồm các loại thuế không được hoàn lại)
+Chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh
+Trị giá hàng hóa thuê ngoài gia công, chế biến hoàn thành nhập kho, nhậpquầy(gồm giá mua vào của hàng hóa và chi phí gia công, chế biến)
+Trị giá hàng hóa bị người mua trả lại nhập kho, nhập quầy
+Trị giá hàng hóa phát hiện thừa qua kiểm kê tại kho, tại quầy
-Bên có :
+Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho, xuất quầy
+Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
+Các khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại, hàng mua bị trả lại.+Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu tại kho, tại quầy
-Số dư nợ : Trị giá hàng hóa còn tồn kho và chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho
*Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hànghóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ:
+ Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
+ Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơnnăm trước
Trang 26+ Trị giá sản phẩm, hàng hóa bị hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồithường.
*Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thucủa khách hàng do bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và tình hình than toán cáckhoản phải thu của khách hàng Ngoài ra tài khoản 131 còn được sử dụng để phảnánh số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
Kết cấu của tài khoản
+ Số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
+ Khoản giảm trừ tiền hàng cho khách sau khi đã xác định tiêu thụ (giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại)
- Chiết khấu thanh toán dành cho người mua
Số dư nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
Số dư có (nếu có): + Số tiền nhận ứng trước của khách hàng
+ Số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu
1.2.2.3.Vận dụng tài khoản kế toán
*Kế toán bán hàng theo phương thức trực tiếp.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
Trang 27hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn GTGT, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng,phiếu xuất kho, phiếu thu kế toán ghi tăng tài khoản thanh toán (TK111, TK112,TK131…), tăng doanh thu bán hàng (TK 511) theo giá chưa có thuế GTGT, tăngkhoản thuế phải nộp cho nhà nước(TK 3331), đồng thời ghi tăng giá vốn hàng bán (
TK 632) giảm hàng hóa (TK 156)
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGThoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hànghóa, dịch vụ, căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu kế toán ghităng các tài khoản thanh toán (TK111, 112, 131…), tăng doanh thu (Có TK 511)theo giá đã có thuế.Đồng thời ghi tăng giá vốn (TK 632), giảm hàng hóa (TK 156).Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại (TK5212), giảmgiá hàng bán(TK 5213) và chiết khấu thương mại(TK5211) phát sinh trong kỳ trừvào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi giảm choDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(Nợ TK 511) và giảm các khoản giảm trừdoanh thu(TK 5211,5212,5213)
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911 “Xác định kếtquả kinh doanh, kế toán ghi giảm doanh thu(TK 511) và ghi tăng kết quả kinhdoanh(TK 911)
*Kế toán bán hàng thông qua các đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng
Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất khohàng gửi bán đại lý Căn cứ vào Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kế toán ghităng hàng hóa gửi đi bán (TK 157), ghi giảm hàng hóa (TK156)
Khi hàng hóa giao cho đại lý đã bán được Căn cứ vào Bảng kê hàng hóa đãbán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán lập hóa đơn
- Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa thuế GTGT(TK511), tăng các tài khoản thanh toán vào bên (TK111,112,131,…tổng giá thanhtoán), ghi tăng các khoản thuế phải nộp nhà nước (TK 3331) Đồng thời phản ánhtăng giá vốn của hàng bán ra (TK632) giảm hàng hóa gửi bán (TK 157)
Trang 28- Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặcthuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánhtăng doanh thu bán hàng (TK 511) theo tổng giá thanh toán, tăng các tài khoảnthanh toán(TK 111,112,131,…) Đồng thời phản ánh tăng giá vốn của hàng bánra(TK 632), giảm hàng gửi đi bán (TK 157)
Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, kếtoán ghi tăng chi phí bán hàng và giảm số tiền hoặc các khoản phải thu (TK111,112,131…) đồng thời xác định số thuế GTGT được khấu trừ
Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng
Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, kế toán phản ánh toàn bộgiá trị hàng hóa nhận bán đại lý vào Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kýgửi, ký cược”.Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi đơn bên Nợ TK 003, khi xuất hàngbán hoặc xuất trả lại hàng cho bên giao hàng ghi đơn bên Có TK 003
Khi hàng hóa nhận bán đại lý đã bán được:
- Khi xuất bán hàng nhận đại lý, phải lập Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bánhàng thông thường theo chế độ quy định Căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơnbán hàng thông thường và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bánhàng đại lý phải trả cho bên giao hàng ghi tăng khoản thanh toán (TK111, 112, 131)
và tăng khoản phải trả cho người bán (theo tổng giá thanh toán)
- Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, kếtoán ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi giảm phải trả cho ngườibán và tăng số thuế GTGT phải nộp
- Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, kế toán ghi giảm khoản phảitrả cho người bán và ghi giảm tiền (TK 111,112…)
*Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp
-Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
+ Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền thu được lần đầu và số tiền còn phảithu về bán hàng trả chậm, trả góp được ghi tăng các khoản thanh (TK 111, 112,131)đồng thời ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511) theo giá bántrả tiền ngay chưa có thuế GTGT, doanh thu chưa thực hiện và phản ánh thuế và các
Trang 29+ Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, kế toán ghi tăng tiền (TK 111,112,
…) và ghi giảm khoản phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp (TK 131)
+ Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, kế toán ghigiảm doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) đồng thời ghi tăng doanh thu hoạt độngtài chính (khoản lãi trả chậm, trả góp) (TK 515)
- Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp:
+ Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền phải trả lần đầu và số tiền còn phảithu về bán hàng trả chậm, trả góp được hạch toán ghi tăng khoản thanh toán(TK
111, 112, 131) Đồng thời, ghi tăng doanh thu (TK 511) theo giá bán trả tiền ngay
có thuế GTGT và ghi tăng doanh thu chưa thực hiện (TK3387)
+ Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau và ghi nhận doanh thu tiền lãi bánhàng trả chậm, trả góp từng kỳ được hạch toán giống như trường hợp hàng hóa chịuthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
-Kế toán thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp
Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháptrực tiếp đối với hoạt động SXKD và hạch toán giảm doanh thu bán hàng, cung cấpdịch đồng thời ghi tăng thuế GTGT phải nộp (TK 3331)
*Kế toán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo.
- Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtính theo phương pháp khấu trừ sử dụng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo phục vụ chohoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì doanh thubán hàng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ không phải tính thuếGTGT, kế toán ghi tăng chi phí (TK6421 hoặc 6422), ghi tăng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ (TK 511) chi tiết doanh thu bán hàng nội bộ
- Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtính theo phương pháp khấu trừ sử dụng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo phục vụ chohoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGTphải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất,kinh doanh, kế toán ghi tăng chi phí (bao gồm cả thuế GTGT đầu ra, TK
Trang 306421,6422), ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi chi tiết cho doanhthu bán hàng nội bộ và tăng số thuế GTGT phải nộp(TK 3331).
- Nếu trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa, kế toán ghigiảm khoản phải trả người lao động, ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, đồng thời ghi tăng số thuế GTGT phải nộp, giảm khoản phải trả cho người laođộng (TK 334)
*Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
- Khi doanh nghiệp thực hiện chiết khấu thương mại cho những khách hàngmua hàng với khối lượng lớn, căn cứ vào hóa đơn bán hàng và các chứng từ liênquan khác kế toán ghi tăng khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng, giảmkhoản thuế GTGT phải nộp cho nhà nước, giảm các tài khoản thanh toán
(2) Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, hạch toán trị giávốn của hàng bán bị trả lại
- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khaithường xuyên, kế toán ghi tăng hàng hóa nhập kho và ghi giảm giá vốn hàng bán
- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ, kế toán ghi tăng tài khoản mua hàng và ghi giảm giá vốn hàng bán
(3) Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại
- Đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vànộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi tăng trị giá hàng hóa bị trảlại theo giá chưa thuế, ghi giảm khoản thuế phải nộp nhà nước, giảm các tài khoảnthanh toán
- Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặcchịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua vềhàng bán bị trả lại, kế toán ghi tăng hàng bán bị trả lại (Giá bán bao gồm cả thuếGTGT) đồng thời ghi giảm tiền hoặc các tài khoản liên quan
(4) Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về sốlượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách, hợp đồng
- Trường hợp hàng hóa bán giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuếGTGT tính theo phương pháp khấu trừ, thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người
Trang 31mua ghi tăng khoản giảm giá hàng hóa kém chất lượng đã bán theo giá bán chưathuế, ghi giảm khoản thuế phải nộp nhà nước và ghi giảm các tài khoản thanh toán
- Trường hợp hàng hóa bán giảm giá cho người mua không thuộc đối tượngchịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoảngiảm giá hàng bán cho người mua ghi tăng khoản giảm giá hàng hóa kém chấtlượng đã bán theo giá bán chưa thuế, ghi giảm các tài khoản thanh toán
(5) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511, kế toán ghi giảm doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ đồng thời ghi giảm các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.4 Sổ sách kế toán.
Sổ kế toán theo dõi, ghi chép tình hình bán hàng, tùy thuộc vào hình thức kếtoán mà doanh nghiệp áp dụng
* Theo hình thức kế toán nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổNhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theonội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các
sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh
Cácloại sổ kế toán bán hàng sử dụng :
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp các nghiệp vụbán hàng nhưng chưa thu tiền
- Sổ nhật ký thu tiền: dùng để tập hợp các nghiệp vụ thu tiền ở doanh nghiệpbao gồm tiền mặt và cả tiền gửi ngân hàng Sổ nhật ký thu tiền được mở riêng chotừng tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và có thể theo dõi theo từng loại tiền
- Sổ cái: kế toán mở sổ cái cho các tài khoản 511, 521, 632, 156, 111…
- Sổ chi tiết bán hàng: kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết theotừng mặt hàng, từng nhóm hàng
- Sổ chi tiết thanh toán người mua: dùng để theo dõi chi tiết tình hình công nợ
và thanh toán công nợ phải thu ở người mua Nó được mở cho từng khách hàng và