Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Nhằm phục vụ cho việc trình bày được rõ ràng với mục tiêu được đề ra, khóaluận của em được chia thành những phần sau: - Phần mở đầu - Chương I: Cơ sở lí
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong xu thế phát triển của thế giới, khi mà nền kinh tế chuyển đổi hoàn toànsang nền kinh tế mở, thì việc sản xuất kinh doanh càng trở nên khó khăn Để cácdoanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được thì yêu cầu đặt ra cho các doanhnghiệp là phải cạnh tranh và các doanh nghiệp sản xuất cũng không ngoại lệ
Trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với những doanh nghiệp sảnxuất có qui mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, ngoài các yếu
tố nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường,… thì một trong những nội dung có ýnghĩa quan trọng hàng đầu là công việc quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm vận dụngnhững kiến thức và lý luận đã được trang bị ở trường, kết hợp với những hiểu biếtvẫn còn hạn chế về tình hình thực tế, qua thời gian thực tập em đã chọn đề tài khóa
luận: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty
cổ phần Xuất khẩu thực phẩm”.
Trên cơ sở khảo sát, thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm tổ chức côngtác kế toán và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thịt heo tạiCông ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đồng thời đưa ra các điều kiện để các
đề xuất có tính khả thi cao, đó là cần có sự kết hợp của cả Nhà nước và bản thândoanh nghiệp
Tuy thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế song em hy vọng rằng sựđóng góp bé nhỏ này phần nào sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh,
và phát triển hơn nữa
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, trước hết em xin chân thànhcám ơn Ban Giám hiệu Trường ĐH Thương Mại, khoa Kế toán kiểm toán đã tạođiều kiện giúp đỡ cho em trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô
giáo: ThS Lương Thị Hồng Ngân đã tận tình hướng dẫn chi tiết, sửa chữa và bổ
sung cho em những sai sót trong đề tài, giúp em hoàn thành tốt nhất khóa luận tốtnghiệp này
Và em cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, cùng các anh chịlàm việc trong Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ
em hoàn thành bài khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2014
Sinh viên Trần Thị Thắm
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp thực hiện đề tài 3
4.1 Phương pháp thu thập 3
4.1.1 Phương pháp phỏng vấn 3
4.1.2 Phương pháp quan sát 3
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 5
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 5
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 5
1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm 6
1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 7
1.1.2.1 Lý thuyết về chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 7
Trang 41.1.2.2 Lý thuyết về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp ……… 11
1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành 20 1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành 20
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01- chuẩn mực chung 20
1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho 24
1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03- TSCĐ hữu hình 31
1.2.1.4 Chuẩn mực kế toán số 04- TSCĐ vô hình 31
1.2.1.5 Chuẩn mực kế toán số 16 – chi phí đi vay 33
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành: QĐ 15/2006/QĐ-BTC 34
1.2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất 34
1.2.2.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm 41
1.2.2.3 Sổ kế toán 43
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THỊT HEO TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN XUẤT KHẨU THỰC PHẨM 49
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 49
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 49
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm 50
2.1.2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm 50
2.1.2.2.Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm 55
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm 57
2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm 57
2.2.1.1 Đối tượng và phương pháp chi phí sản xuất 57
Trang 52.2.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 65
2.2.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm 67
2.2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành 67
2.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 67
2.2.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm 67
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THỊT HEO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỰC PHẨM 70
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 70
3.1.1 Các kết quả đã đạt được 70
3.1.1.1 Về bộ máy kế toán 70
3.1.1.2 Về công tác tính giá thành sản phẩm 71
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 72
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm 73
3.3 Điều kiện thực hiện 78
3.3.1 Đối với nhà nước 78
3.3.2 Đối với doanh nghiệp 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
CÁC PHỤ LỤC 81
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất – chế biến thực phẩm
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty (phụ lục 07)
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN
SP
Doanh nghiệpSản phẩmCP
CNSX
NVL
Chi phíCông nhân sản xuấtNguyên vật liệu
CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý luận
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách mở cửa hội nhập đã đặtdoanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, trước những tháchthức mà các doanh nghiệp phải đổi mới đó là quy luật cạnh tranh Cuộc chiến nàykhông chỉ diễn ra ở những doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực màcòn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau Đứng trước tình thế đó, đòi hỏi các doanhnghiệp muốn đứng vững tồn tại, và phát triển thì các doanh nghiệp phải khôngngừng đổi mới sáng tạo, nhằm hạ thấp chi phí cá biệt so với chi phí xã hội, mang lạihiệu quả kinh tế cao nhất
Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là đối với các nhà sản xuất là phải nâng cao sứccạnh tranh của sản phẩm của mình Tức là bên cạnh chất lượng, kiểu dáng, mẫu mãcủa sản phẩm thì một trong những biện pháp quan trọng là quản lý chặt chẽ tới mọikhoản chi phí hạ thấp được giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình để giúpdoanh nghiệp không những tồn tại bền vững mà còn phát triển trên thị trường
Xét trong phạm vi một doanh nghiệp, giá thành sản phẩm thấp là điều kiện xácđịnh giá bán hợp lý Từ đó không những giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình tiêuthụ sản phẩm, mà còn tạo điều kiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng cho quá trình táisản xuất Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cònphải tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm, trong cácdoanh nghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế
và tăng nguồn thu cho quốc gia Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm đóng vị trí quan trọng trong công tác kế toán ở mọi doanh nghiệp sảnxuất Nó cung cấp thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp cạnhtranh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao chodoanh nghiệp
Trang 9 Thực tiễn
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm, nhìn chungcông tác kế toán của công ty đã thực hiện theo đúng quy định mà nhà nước banhành Song em nhận thấy vẫn tồn tại điểm hạn chế về công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong
công tác kế toán Xuất phát từ tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm”.
1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng ý thức được mộtnguyên tắc hết sức cơ bản trong hạch toán kinh doanh đó là làm sao đảm bảo lấy thunhập bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn và có lãi
Đứng trên góc độ quản lý, thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định đúng đắn.Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không đầy đủ các nhà quản trị
sẽ gặp khó khăn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp
Yêu cầu đặt ra là làm cách nào để tính toán đánh giá một cách chính xác nhấtnhững chi phí đã bỏ vào sản xuất Muốn vậy phải tiến hành phân loại chi phí và giáthành sản phẩm nhằm quản lý chặt chẽ các định mức chi phí, tiết kiệm chi phí đểphát hiện mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu thu thập và tổng hợp số liệu về kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm em lựachọn đề tài này nhằm:
- Đánh giá khái quát công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty
- Chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu trong kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty
Trang 10- Cuối cùng đưa ra được kiến nghị, giải pháp về kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổphần Xuất khẩu thực phẩm
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm
- Thời gian: tiến hành nghiên cứu và thu thập nguồn số liệu giai đoạn năm2013- 2014 tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm
4 Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập
4.1.1 Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và các cán bộlãnh đạo trong doanh nghiệp về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành tại doanh nghiệp hiện nay Bằng cách gặp trực tiếp và phỏng vấn theo một
bảng câu hỏi đã soạn sẵn – Mẫu phiếu phỏng vấn (Phụ lục 01) về định hướng phát
triển của công ty, các qui trình thao tác nghiệp vụ kế toán và những đánh giá kháchquan của các đối tượng phỏng vấn
Phương pháp này có ưu điểm là do gặp mặt trực tiếp có thể thuyết phụcngười được phỏng vấn trả lời, có thể giải thích rõ về vấn đề cần hỏi, có thể kiểm trathông tin trước khi ghi vào phiếu điều tra
4.1.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp này để quan sát công việc kế toán chi phí sản xuất được thựchiện như thế nào trong công ty: Lập chứng từ (do ai lập, lập bao nhiêu liên), lưuchuyển chứng từ, cập nhật chứng từ, xem xét phương pháp kế toán, trình tự hạchtoán, cách xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,…
Sử dụng phương pháp quan sát để bảo đảm tính chất khách quan, là nó cầnphải được quan sát trong toàn thể, không được bỏ qua một góc cạnh nào, ngay cảnhững góc cạnh có vẻ tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa, nếu không, sự quan sát sẽthành khiếm diện và thiếu vô tư Chính vì vậy sử dụng phương pháp này giúp cho
Trang 11việc thu thập dữ liệu, đánh giá về công tác kế toán của công ty được khách quan.
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Nhằm phục vụ cho việc trình bày được rõ ràng với mục tiêu được đề ra, khóaluận của em được chia thành những phần sau:
- Phần mở đầu
- Chương I: Cơ sở lí luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
- Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm
- Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm
Trang 12CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- Chuẩn mực chung thì chi phí làtổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức cáckhoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đếnlàm giảm vốn chủ sở hữu không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông và vốnchủ sở hữu
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải biết kết hợp
3 yếu tố cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Hao phícủa những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị gọi là chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định
Trong đó:
- Chi phí lao động sống là toàn bộ những chi phí biểu hiện bằng tiền màdoanh nghiệp trả cho người lao động bao gồm các tiền lương, các khoản có tínhchất lương và các khoản trích theo lương
- Chi phí vật hoá là toàn bộ những khoản chi phí biểu hiện bằng tiền đượcthể hiện dưới hình thái hiện vật như chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,khấu hao TSCĐ
Như vậy, thực chất chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn – dịch chuyển giátrị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)
Trang 13Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vậtliệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc sảnxuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như lương, phụ cấp cótính chất lương, các khoản đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định theo chế độ hiện hành
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ choquá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phísản xuất chung bao gổm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhânviên phân xưởng bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương,các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính cho nhân viên phân xưởng như:quản lý phân xưởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho phân xưởng
- Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng nhưvật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý
- Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuấtdùng cho phân xưởng sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ởphân xưởng sản xuất như khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của nhà xưởng,phương tiện vân tải
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phán ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụcho các hoạt động của phân xưởng như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nước,điện thoại
- Chi phí khác bằng tiền: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài nhữngkhoản chi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếpkhách, hội nghị ở phân xưởng
1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất của sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượnghoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành
Trang 14Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất vàkết quả sản xuất Tất cả các khoản chi phí phát sinh và các khoản chi phí trích trước
có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạonên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng cóliên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả củaviệc sử dụng vật tư, tài sản, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinhdoanh, thể hiện chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quantrọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắpchi phí chủ yếu và chức năng lập giá
1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1.1.2.1 Lý thuyết về chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1.1.2.1.1.Phân loại chi phí sản xuất
Tuỳ theo việc xem xét chi phí ở các góc độ khác nhau, mục đích quản lý chiphí khác nhau mà doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí sản xuất chophù hợp Trong doanh nghiệp sản xuất, người ta thường phân loại theo các tiêu thứcsau:
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (Yếu tố chi phí).
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế củachi phí, không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thànhcác yếu tố cơ bản sau:
Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí NVL phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh
Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ
cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất trong
kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất
Trang 15Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: là giá trị hao mòn TSCĐ được sử dụng
trong sản xuất của doanh nghiệp
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
Ưu điểm
Phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọngtừng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chiphí sản xuất doanh nghiệp Số liệu chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để xây dựngcác dự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, xây dựngcác kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản… trong doanh nghiệp Nó còn là cơ sở đểphân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để lập thuyếtminh báo cáo tài chính( phần chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố)…
Khoản mục chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: là chi phí NVL chính, NVL
phụ trực tiếp để chế tạo sản phẩm
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, các khoản có
tính chất lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Khoản mục chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan
đến hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội như:
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Trang 16Ưu điểm
Cách phân loại này có tác dụng quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cungcấp số liệu cho công tác tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sảnphẩm, là cơ sở để lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
Chi phí biến đổi (Biến phí):Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương
quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kì như: CPNVLTT, chi phí NCTT
Chi phí cố định (Định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi
có sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí
cố định và chi phí biến đổi (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương tiệnvận chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vậnchuyển thực tế )
Ưu điểm
Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tíchđiểm hoà vốn và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết: hạ giá bán sản phẩm,tăng hiệu quả kinh doanh
Phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí.
Chi phí trực tiếp: Là chi phí khi phát sinh được tập hợp trực tiếp cho 1 đối
tượng tập hợp chi phí
Chi phí gián tiếp: Là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.
Do đó, người ta phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo nhiều tiêu thứcthích hợp
Ưu điểm
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháptập hợp CPSX và phân bổ CPSX một cách đúng đắn và hợp lý
Trang 171.1.2.1.2.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuấtcần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giáthành
Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là nơi phátsinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.Nơi phát sinh chi phí đó như: Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạncông nghệ, còn nơi gánh chịu chi phí là sản phẩm, công vụ hoặc một loại lao vụ nào
đó, hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm
Như vậy chỉ có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp vớitình hình hoạt động, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản
lý chi phí của doanh nghiệp mới tạo điều kiện tổ chức tốt công tác kế toán tập hợpchi phí sản xuất
1.1.2.1.3.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trựctiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phíphát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng
đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định
sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó
Ưu điểm: Đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng
một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ
Nhược điểm: Yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ
thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kếtoán… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định
Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chiphí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toánkhông thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toántiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm
Trang 18phát sinh hoặc nội dung chi phí Để xác định chi phí chi phí cho từng đối tượng cụthể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó chotừng đối tượng liên quan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng được tiến hành theo 2 bước sau:Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức:
H= C
T
H: hệ số phân bổ chi phí
C: tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phíBước 2: xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp
C i = H x T i
Ci: phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
Ưu điểm: Tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã
xác định mà kế toán không thể tâp hợp trực tiếp cho từng đối tượng
Nhược điểm: Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc
rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn Việc xác định tiêuchuẩn phân bổ tùy thuộc vào đặc thù cụ thể của từng doanh nghiệp
1.1.2.2 Lý thuyết về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 1.1.2.2.1.Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và lập kế hoạch giá thành cũng như để công táctính giá được thuận lợi, giá thành sản phẩm có thể được phân loại theo các tiêu thứckhác nhau như sau:
Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính toán xác định giá thành kếhoạch được tiến hành trước khi bước vào sản xuất do bộ phận kế hoạch thực hiện
Tổng sản lượng kế hoạch
Trang 19Giá thành kế hoạch được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn
cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp
Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và tính cho từng đơn
vị sản phẩm Giống giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng đượcthực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm
Dựa vào định mức chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm mà kế toán có thể dễ dànghơn trong việc lập giá thành định mức
Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí
thực tế trong kì để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Khác với 2 loại giá thànhtrên, giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuấtsản phẩm
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất
cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm viphân xưởng sản xuất: bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí SXC
Giá thành toàn bộ (hay giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi
phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; bao gồm giá thành sảnxuất và chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán
Giá thành toàn
Giá thành sản xuất của SP +
Chi phí quản
Chi phí bán hàng
1.1.2.2.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanhnghiệp sản xuất ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
* Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành SP:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:
Nếu sản xuất đơn giản thì từng sản phẩm, công việc là một đối tượng tínhgiá thành
Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì mỗi loại sản phẩm khác nhau là đốitượng tính giá thành
Trang 20- Căn cứ vào quy trình công nghệ:
Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành chỉ
có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ
Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tínhgiá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, có thể là các loại nửa thànhphẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất
Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song thì đối tượng tính giáthành có thể là sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiếtcủa sản phẩm
Trên thực tế khi xem xét các loại nửa thành phẩm tự chế hay một chi tiết sảnphẩm có là đối tượng tính giá thành hay không, cần phải nhắc đến các mặt như: Chu
kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm tự chế có phải là hàng hoá haykhông để xác định cho phù hợp
1.1.2.2.3.Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
a Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp)
* Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm
tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biếnđộng không lớn so với đầu kỳ
DCK , DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
CNVL : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
QTP ,QD : Số lượng thành phẩm hoàn thành và số lượng dở dang cuối kỳ
D CK = D ĐK + C NVL
Q TP + Q D
Trang 21- Nếu quy trình sản xuất phức tạp, chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạncông nghệ kế tiếp nhau thì chỉ có sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn công nghệđầu tiên được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp còn ở các giai đoạn sau phải tínhtheo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang.
DCK(n) , DĐK(n): Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ giai đoạn n
ZNTP : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (n-1)
QTP(n),QD(n) : Số lượng thành phẩm hoàn thành và số lượng dở của giai đoạn n
* Ưu điểm:là tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang
cuối kỳ được kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng
* Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế
biến khác
b Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
* Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL
trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất
dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều và biến động lớn
* Nội dung:Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở trong kỳ phải chịu toàn
bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành do đó khi kiểm kê sản phẩm làm dởdoanh nghiệp phải đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ sovới sản phẩm đã hoàn thành là bao nhiêu phần trăm để quy đổi sản phẩm dở dang rasản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó tính toán, xác định từng khoản mục chiphí cho sản phẩm dở dang
* Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn
phương pháp trên
* Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến
hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan
c Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức chi phí.
Trang 22* Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định
mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức
* Nội dung:Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm
dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, đánh giá mức độ hoàn thành (nếucó) và định mức ở từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứng cho từngđơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từngcông đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm
* Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại
mọi thời điểm
* Nhược điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng
vì thông thường khó xây dựng được định mức chuẩn xác
1.1.2.2.4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm
a Phương pháp tính giá thành giản đơn.
* Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệsản xuất sản phẩm giản đơn khép kín từ khi đưa NVL vào tới khi sản phẩm hoànthành, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn,đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giáthành phù hợp với kỳ báo cáo
Trong đó:
- DĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
- C : Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
- DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
- z: Giá thành đơn vị sản phẩm
- Q : Sản lượng sản phẩm , lao vụ hoàn thành
Trang 23+ Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm làm dở hoặc có nhưng ít và ổnđịnh nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳđồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
Z tt = C
* Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao.
* Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hẹp.
b Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chếbiến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước kế tiếp nhau với một trình tựnhất định, khi kết thúc một giai đoạn công nghệ có bán thành phẩm hoàn thànhđược chuyển sang chế biến ở giai đoạn công nghệ tiếp theo
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào đượctập hợp cho giai đoạn đó còn chi phí sản xuất chung tập hợp chung theo từng phânxưởng sau đó phân bổ theo những tiêu thức thích hợp
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
* Nội dung:
Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệnên căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được mới chỉ có chi phí sản xuất của bảnthân từng giai đoạn công nghệ Song để sản xuất sản phẩm từ giai đoạn 2 trở đi lạiphải nhận chi phí sản xuất của các giai đoạn khác chuyển sang (chi phí về nửa thànhphẩm) Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm theo các đối tượng đã xác định thì:
- Trước hết, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên
để tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 theo côngthức sau:
Trang 24thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục như vậy cho đến giai đoạn cuốicùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm.
* Ưu điểm: Giúp kế toán tính được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở mỗi
giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có hiệuquả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất Mặt khác khi có bán thành phẩmbán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán vàxác định kết quả kinh doanh
* Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, đòi hỏi trình độ của kế toán viên
* Nội dung
Phương pháp này chi phí phát sinh ở từng giai đoạn chỉ cần tính phần thamgia vào (nằm trong) giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí.Sau đó tổng cộng song song toàn bộ chi phí của các giai đoạn sẽ được giá thành củagiai đoạn cuối cùng (Còn gọi là phương pháp kết chuyển song song)
CP sản xuất CP dở dang đầu kỳ + CP phát sinh
trong thành phẩm = - * Thành phẩm
Trang 25(Theo khoản mục ) SP hoàn thành + SP làm dở
* Ưu điểm: Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác.
* Nhược điểm: Do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn
công nghệ nên không phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có sốliệu để kế toán nửa thành phẩm trong trường hợp có nửa thành phẩm nhập kho
c Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Điều kiện: được áp dụng cho các sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất
phức tạp kiểu liên tục, song song, sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ vừa theo đơn đặt hàng chu kỳ sản xuất có thể dài hoặc riêng lẻ
Đối tượng tập hơp chi phí là từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng ở phân xưởng
Đối tượng tính giá thành là từng thành phẩm hoặc từng đơn đặt hàng
Kỳ tính giá thành trùng kỳ sản xuất của đơn đặt hàng
Nội dung:
Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặthàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng Trường hợp đơn đặt hàng được sảnxuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liênquan đến từng đơn đặt hàng đó Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặthàng, các chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thíchhợp
Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặthàng là giá trị của sản phẩm làm dở
Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàngloạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho kháchhàng Nếu cần thiết hoạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tínhtheo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở
Giá trị sản phẩm Tổng CP Giá thành kế hoạch
làm dở của = sản xuất của - của số sản phẩm
đơn đặt hàng đơn đặt hàng đã hoàn thành
d Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Điều kiện áp dụng:
Trang 26Được áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất sử dụngcùng một lượng chi phí đầu vào nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau như công nghiệp hóa chất…
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó
Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành Tổng giá thành chung của các loại sản phẩm
đơn vị SP =
tiêu chuẩn Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
Xác định giá thành từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành Số lượng SP Giá thành
từng loại = tiêu chuẩn x đơn vị SP
sản phẩm từng loại tiêu chuẩn
e Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Điều kiện áp dụng:
- Thích hợp với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất cóthể sản xuất ra 1 nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách phẩm chất khácnhau
- Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khácnhau
Nội dung:
Trang 27Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giáthành thực tế của nhóm sản phẩm.
Xác định tỷ lệ tính giá thành : Căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giáthành định mức
Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm
Tỷ lệ giá thành = - x 100
Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức)
Xác định giá thành từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp trên cơ sở tỷ lệ :
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch tỷ lệ từng quy cách , = (Giá thành định mức) x giá từng kích cỡ từng quy cách, kích cỡ thành 1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01- chuẩn mực chung
Chuẩn mực kế toán số 01(VAS 01) là chuẩn mực chung nhất quy định vàhướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận cácyếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong đó có chi phí
Theo VAS 01 thì chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tếtrong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sảnhoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu không bao gồm cáckhoản phân phối cho cổ đông và vốn chủ sở hữu
Do đó kế toán chi phí sản xuất chịu sự chi phối của chuẩn mực kế toán này Theo VAS 01 các nội dung chịu sự chi phối bao gồm:
Các nguyên tắc kế toán cơ bản
Trang 28vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáolợi nhuận của DN trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắcchính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của DN Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích làphần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, từ đó BCTC nói chung và BCKQKD nóiriêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trungthực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tái sản, nguồn vốncủa một DN một cách đầy đủ, hợp lý Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữalượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận
và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi cácgiao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dựphòng
Hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đanghoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương laigần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạtđộng hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tếkhác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sởkhác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
Hoạt động liên tục là một trong các nguyên tắc lập báo cáo tài chính Nếukhái niệm hoạt động liên tục không được thực hiện, doanh nghiệp không thể thựchiện tài sản của mình theo mức giá đã ghi chép và có thể phải thay đổi về công nợphải trả và kỳ hạn trả nợ Đồng thời tổng trị giá tài sản, công nợ, và việc phân loạitài sản, công nợ trong Báo cáo tài chính phải được điều chỉnh
Giá gốc
Theo nguyên tắc này, tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc
Trang 29của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán
cụ thể.
Giữa nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc hoạt động liên tục có mối quan hệnhất định Chỉ khi chúng ta thực thi nguyên tắc hoạt động liên tục thì việc áp dụngnguyên tắc giá gốc mới được thực hiện Nếu doanh nghiệp không còn hoạt độngbình thường mà ở trong tình trạng phá sản chẳng hạn thì lúc đó nguyên tắc giá gốckhông vận dụng nữa, vì lúc này tất cả tài sản của doanh nghiệp được đem ra bán, vànhư vậy tài sản của doanh nghiệp sẽ được đánh giá và kế toán theo giá trị thị trườngvào thời điểm bán Thông thường thì giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệpvào thời điểm này không còn bằng với giá gốc ghi sổ kế toán ban đầu khi mua hoặcnhận tài sản nữa, có nghĩa là lúc này phải điều chỉnh giá trị của tài sản trên sổ sách
và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Theo nguyên tắc này thì khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đếnviệc mua TSCĐ, CCDC, NVL… thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốcchứ không phải giá thị trường, tính tại thời điểm mua và các chi phí có liên quan đểđưa chúng vào sử dụng (không bao gồm thuế GTGT)
Phù hợp
Theo nguyên tắc này, việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Ví dụ khi doanh nghiệp đi thuê nhà làm văn phòng với thời gian là 12 thángtheo thỏa thuận của hai bên doanh nghiệp phải chi trả tổng số tiền thuê nhà của 12tháng Tuy nhiên kế toán không thể phản ánh toàn bộ chi phí của 12 tháng đó trên 1tháng phát sinh mà phải thông qua đối tượng kế toán là chi phí trả trước ngắn hạn vàthực hiện phân bổ chi phí đó trong 12 tháng tính từ tháng phát sinh
Nhất quán
Nguyên tắc này được phát biểu như sau: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì
Trang 30phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Ví dụ, trong kỳ doanh nghiệp đã chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho làphương pháp kiểm kê định kỳ thì phương pháp này phải được áp dụng trong suốt cả
kỳ kế toán năm Nếu năm sau doanh nghiệp muốn đổi sang phương pháp kế toánhàng tồn kho là kê khai thường xuyên thì doanh nghiệp phải giải thích trong phầnthuyết minh báo cáo tài chính rõ lý do tại sao thay đổi và việc thay đổi này sẽ cóảnh hưởng như thế nào đến giá trị hàng tồn kho cũng như giá trị hàng tồn kho đãxuất dùng hoặc xuất bán
Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Vì mỗi một số liệu của kế toán đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ củanhiều phía khác nhau, mà trong lĩnh vực kinh tế thì có nhiều trường hợp không thểlường trước hết được từ đó đòi hỏi kế toán phải thận trọng, phải có những phương
án dự phòng những khả năng xấu có thể xẩy ra trong tương lai, nhất là đối với cáchoạt động kéo dài hay có tính lặp đi lặp lại như các khoản đầu tư chứng khoán, hàngtồn kho…
Ví dụ: Khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ, cho thuê nhà trong 12tháng và đã nhận đủ số tiền thuê nhà của 12 tháng từ người từ người thuê dịch vụ.Tuy nhiên chúng ta không thể ghi nhận tất cả doanh thu đó trên 1 tháng phát sinh,
mà chỉ ghi nhận doanh thu 1 tháng, số còn lại chúng ta phải phản ánh qua đối tượng
kế toán là doanh thu chưa thực hiện và ghi nhận vào các tháng tiếp theo
Trang 31Trọng yếu
Nguyên tắc trọng yếu chỉ rõ Kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủnhững thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chấttrọng yếu, ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người
sử dụng thì có thể bỏ qua
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chiphí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do viphạm hợp đồng,
1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho
- Xác định giá trị hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- Giá gốc hàng tồn kho:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại
Trang 32Chi phí mua
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấuthương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chấtđược trừ (-) khỏi chi phí mua
Chi phí chế biến
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếpđến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cốđịnh và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóanguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảodưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phânxưởng sản xuất
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suấtbình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiệnsản xuất bình thường
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thườngthì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chiphí thực tế phát sinh
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuấtchung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh
Trang 33Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánhmột cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theotiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tậphợp chung cho sản phẩm chính
Chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm cáckhoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ tronggiá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng
cụ thể
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinhdoanh khác phát sinh trên mức bình thường
Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn khocần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương phápsau:
Trang 34Phương pháp tính theo giá đích danh
Được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổnđịnh và nhận diện được
Phương pháp bình quân gia quyền
Nội dung
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giátrị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàngtồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theothời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanhnghiệp
Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bìnhquân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)
Giá thực tế nguyên vật liệu,
Số lượng xuất
Giá đơn vị bình quân
Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách
Trang 35Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng
số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toánxác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá
Đơn giá bình quân giá thực tế tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
của cả kỳ dự trữ = -
số lượng tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Ưu điểm: phương pháp này là khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính
toán một lần vào cuối kỳ
Nhược điểm: công tác kế toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của
các phần hành khác Hơn nữa, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời củathông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động củanguyên vật liệu, hàng hoá Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biếnđộng của giá cả
Đơn giá bình quân giá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
cuối kỳ trước = -
lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán nhưng trị giá hàng xuất không chịu ảnh
hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại
Nhược điểm: phương pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh
doanh không sát với giá thực tế
Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trịthực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theocông thức sau:
Đơn giá bình quân giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
sau mỗi lần nhập =
lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập
Trang 36Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương
pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục
Nhược điểm của phương pháp này là tính toán phức tạp, nhiều lần tốn nhiều
kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối
kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xuhướng giảm
Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, mỹ phẩm…
Ưu điểm: có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng,
đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép, các khâu tiếp theo cũng nhưcho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường củamặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tếhơn
Nhược điểm
Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị, sản phẩm, vật tư,hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặthàng nhiều, phát sinh nhập, xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toáncũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều
Phương pháp nhập sau, xuất trước
Nội dung
Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sauthì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được muahoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính
Trang 37theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tínhtheo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Phương pháp này ngược với phương pháp trên chỉ thích hợp với giai đoạnlạm phát
Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng
Ưu điểm
Với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất tương đối sát với trị giávốn của hàng thay thế Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầucủa nguyên tắc phù hợp trong kế toán
Nhược điểm: Trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá
thị trường của hàng thay thế
- Ghi nhận chi phí:
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng đượcghi nhận Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khophải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồnkho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàngtồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phísản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kếtoán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ
kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phísản xuất, kinh doanh
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảonguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu
Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cốđịnh hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàngtồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định
Trang 381.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03- TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trongtương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trênphải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt độngtiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xácđịnh theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại Trường hợp TSCĐ hữuhình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế
và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại Chênh lệch do đánhgiá lại TSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước
Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệthống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phùhợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng
kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng đượctính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho cáchoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giáTSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấuhao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác
Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
1.2.1.4 Chuẩn mực kế toán số 04- TSCĐ vô hình
- Ghi nhận chi phí của TSCĐ vô hình:
Chi phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp:
Trang 39Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn địnhnghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tínhchất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ
vô hình thì những chi phí đó (nằm trong chi phí mua tài sản) hình thành một bộphận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thương mại có giá trị âm) vàongày quyết định sáp nhập doanh nghiệp
Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệpnhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ
Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệpgồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáophát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phícho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong thời gian tối đa không quá 3 năm
Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chiphí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được táighi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình
- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phảiđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời
2 điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình:
Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trongtương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu
Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vôhình cụ thể
Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu đượcghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi các chi phí này gắn liềnvới một TSCĐ vô hình cụ thể và làm tăng lợi ích kinh tế từ các tài sản này
Trang 40Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa,quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kể
cả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
1.2.1.5 Chuẩn mực kế toán số 16 – chi phí đi vay
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liênquan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Nội dung chi phối đến kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp sản xuất:
Ghi nhận chi phí đi vay:
Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phátsinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tàisản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điềukiện quy định trong chuẩn mực này
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tàisản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó Các chi phí đi vay được vốn hoákhi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tàisản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy
Xác định chi phí đi vay được vốn hoá
Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xâydựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoácho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ cáckhoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời củacác khoản vay này
Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoảnvốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dởdang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá