Kế toán chi phí sản xuất thịt heo tại Côngty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm (Trang 59 - 69)

- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Là doanh nghiệp sản xuất thực

2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất thịt heo tại Côngty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm

2.2.1.1. Đối tượng và phương pháp chi phí sản xuất

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định phạm vi giới hạn của chi phí sản xuất, thực chất đó là kế toán phải xác định được rõ nơi phát sinh chi phí và nơi xảy ra chi phí nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, phân tích chi phí, trước hết phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất. Hiện nay các sản phẩm chế biến của công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm như: - Thịt tươi từ bò và heo gồm : + Thịt mảnh + Các sản phẩm pha lọc - Thực phẩm chế biến gồm + Ruốc + Xúc xích + Thịt hun khói + Sủi cảo + Nem

Do đó, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra tại hai phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng giết mổ và phân xưởng chế biến. Các sản phẩm thịt và thức ăn chế biến của công ty rất phong phú và đa dạng, từ khâu sản xuất đến khi hoàn thành, đều được hoàn thành tại hai phân xưởng này. Hai phân xưởng được bố trí ở hai vị trí khác nhau. Thành phẩm của phân xưởng giết mổ được sử dụng làm nguyên vật liệu chính cho phân xưởng chế biến thức ăn hoặc được bán ra ngoài thị trường, cung cấp cho các siêu thị, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại Công ty, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất tại từng phân xưởng đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí SXC và chi phí nhân công trực tiếp. Sau đó, chi phí NVL trực tiếp sẽ được phân bổ trực tiếp cho các sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC được tập hợp cả phân xưởng theo tháng rồi phân bổ cho các sản phẩm theo các tiêu thức quy định.

Tại công ty, chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí, bao gồm:

Chi phí NVL trực tiếp: gồm toàn bộ các chi phí NVL tham gia vào việc sản xuất, gồm thịt lợn hơi, đường, dầu,…

Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. 60

Chi phí SXC: là những chi phí phát sinh tại phân xưởng, gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí điện thoại, điện, nước…liên quan trực tiếp đến sản xuất.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tổng giá thành sản phẩm i = Chi phí NVL TT của sản phẩm i + Chi phí NC trực tiếp của sản phẩm i + Chi phí sxc của sản phẩ m i

Từng loại chi phí của sản phẩm i được phân bổ từ tổng chi phí tương ứng theo các tiêu thức phân bổ khác nhau. Cụ thể:

Chi phí NVLTT của sản phẩm i được phân bổ căn cứ vào khối lượng sản xuất sản phẩm i hoàn thành Chi phí NVLTT của sản phẩm i =

Khối lượng SP i sản xuất trong tháng

x Tổng chi phí NVLTT Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất

trong tháng

Chi phí NCTT và chi phí SXC của SP i được phân bổ căn cứ vào chi phí NVLTT sử dụng để sản xuất sản phẩm i.

Chi phí NCTT của sản phẩm i

=

Chi phí NVLTT của sản phẩm i x Tổng chi phí NCTT của phân xưởng

Tổng chi phí NVLTT toàn phân xưởng

Chi phí = Chi phí NVLTT của sản phẩm i x Tổng chi phí SXC của

SXC của

sản phẩm i phân xưởng

Tổng chi phí NVLTT toàn phân xưởng

Do các sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng nên em xin chọn thịt heo mảnh ở phân xưởng giết mổ là sản phẩm đặc trưng của Công ty cổ phần Xuất khẩu

thực phẩm để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.2.1.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại công ty Cổ phần xuất khẩu thực phẩm chi phí NVL trực tiếp là:

Chi phí NVL chính chủ yếu là từ thịt lợn hơi. Thịt lợn hơi được công ty mua từ các nguồn hàng trong nước bao gồm các nhà cung cấp chính sau:

• Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – chi nhánh số 3 tại Hà Nội. • Công ty TNHH một thành viên SXKD Thương mại Trường Thịnh • Công ty cổ phần giống chăn nuôi miền bắc.

• Các trang trại nuôi heo công nghiệp có số heo nái từ 50 con trở lên. Địa chỉ tại Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định…

Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm các chi phí bỏ ra về chế biến sản phẩm như bột bánh, gia vị, bao bì gói, túi nilon…Chi phí về nhiên liệu gồm dầu diezen …

Chứng từ sử dụng

Để hạch toán các loại nguyên vật liệu xuất dùng, công ty sử dụng các loại chứng từ kế toán sau: Phiếu xuất kho, phiếu chi tiền mặt, hóa đơn mua hàng…

Hàng ngày, căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất Quản đốc có nhiệm vụ tập hợp và viết dự trù vật tư chuyển, sau đó chuyển lên phòng kế toán làm thủ tục xuất kho. Sau khi có phiếu xuất kho của phòng kế toán, quản đốc chuyển phiếu xuất kho cho kế toán vật tư và tiếp nhận vật tư.

Phiếu xuất kho: căn cứ vào định mức sản xuất hàng ngày hoặc các yêu cầu đề nghị được phòng kế hoạch thị trường duyệt, kế toán sẽ tiến hành viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được in làm 3 liên: 1 liên được thủ kho giữ là cơ sở để ghi thẻ kho, 1 liên được giữ ở phòng kế toán để hạch toán và 1 liên lưu lại phòng kế hoạch. 62

Phiếu xuất, nhập kho do thủ kho lập sẽ được chuyển cho kế toán nguyên vật liệu ngày hôm sau để kế toán cập nhật vào máy.

Hàng ngày, căn cứ vào lệnh sản xuất (phụ lục 08) của tổ trưởng sản xuất đã được sự xét duyệt của Phó giám đốc sản xuất, kế toán viết phiếu xuất kho (phụ lục 09) chuyển xuống phân xưởng giết mổ để tiến hành chuyển số lợn trong chuồng vào

khu giết mổ để thực hiện công việc sản xuất.

Căn cứ vào Phiếu xuất vật tư, thủ kho xuất kho theo phiếu xuất kho do kế toán lập. Trước khi nhận hàng, thủ kho và nhân viên sản xuất sẽ cân số lợn được sản xuất trong ngày để tính ra trọng lượng thực tế xuất kho và ghi vào phiếu xuất kho để kế toán nhập liệu vào máy tính và tính ra đơn giá bình quân xuất kho của 1 kg thịt hơi.

Ngoài ra, khi công ty chuyển số lợn hơi từ bên nhà cung cấp về và trực tiếp sản xuất, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng ( hóa đơn GTGT phụ lục 10) để ghi sổ.

Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí NVL trực tiếp là TK 621 – “Chi phí NVL trực tiếp”. Tài khoản này mở chi tiết để tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng phân xưởng: phân xưởng giết mổ, phân xưởng chế biến. Chi phí NVL trực tiếp sẽ được phân bổ cho các sản phẩm trước khi kết chuyển.

Quy trình kế toán chi phí NVL trực tiếp:

Kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho và hóa đơn mua hàng, tiến hành nhập liệu vào máy tính – vào Nhật ký chung, từ đó số liệu được chuyển sang sổ chi tiết tài khoản 621( phụ lục 11), và các sổ liên quan.

Căn cứ vào các chứng từ bao gồm phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT tiến hành nhập số liệu vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 12) các nghiệp vụ phát sinh. Cuối tháng, máy tính sẽ tự động chuyển số liệu lập sổ tổng hợp cho tài khoản 621 (Sổ cái - phụ lục 13).

2.2.1.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, chi phí NCTT của công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm bao gồm tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành. Ngoài ra, đối với công nhân sản xuất chi phí NCTT còn là yếu tố, động lực 63

khuyến khích họ tham gia sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, để khuyến khích người lao động ngoài tiền lương, công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm còn có thêm các khoản tiền thưởng và phụ cấp, như thưởng chuyên cần, phụ cấp trách nhiệm với các nhân viên.

Chi phí NCTT tại công ty được tập hợp chung theo từng phân xưởng, cho tất cả các sản phẩm. Cuối tháng, căn cứ vào tổng khối lượng sản xuất ra trong tháng và chi phí NVLTT sử dụng của từng loại sản phẩm để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm.

Nhân công trực tiếp sản xuất tại công ty được chia ra thành 2 cấp bậc: Công nhân lành nghề và lao động phổ thông. Công nhân lành nghề được chọn qua lực lượng lao động của địa phương đã qua các trường nghề, kỹ thuật hoặc cao đẳng. Được gửi đi học, thực tập để sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ sản xuất hiện đại tại nhà máy. Hiện tại, công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Theo đó, mức lương của CNSX được tính dựa trên số ngày công thực tế làm tại công ty. Trong tháng, công nhân sản xuất được nghỉ 4 ngày, do đó, tiền lương của công nhân tính trung bình trên 26 ngày.

Hàng tháng, công ty sẽ trả lương cho người lao động vào ngày 20. Công nhân được quyền tạm ứng lương khi có nhu cầu ứng, thời điểm ứng lương từ ngày 5 trở đi. Mức tạm ứng bằng ½ tiền lương tháng tính theo lương cơ bản. kỳ thanh toán sẽ thanh toán tất cả các khoản được lĩnh trừ đi các khoản tạm ứng, phạt…

Đơn vị tính lương theo thời gian tại công ty hiện nay là lương ngày. Mức lương ngày bằng mức lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ (26 ngày).

Chứng từ sử dụng

Chứng từ được sử dụng là: Bảng chấm công (phụ lục 14), Bảng thanh toán tiền lương (phụ lục 15), Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (phụ lục 16).

Hàng ngày, tổ trưởng của các phân xưởng có trách nhiệm theo dõi và quản lý thởi gian làm việc cũng như chấm công cho nhân viên, tổ trưởng lập bảng tổng hợp công của toàn bộ công nhân sản xuất tại các phân xưởng. Sau đó, các chứng từ này được gửi lên phòng kế toán, tính ra tiền lương, phụ cấp và bảo hiểm xã hội cho công nhân.

Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh chi phí lương cho công nhân.Tài khoản này được chi tiết cho từng tổ sản xuất

TK 6221– Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng giết mổ TK 6222– Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng chế biến

Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Căn cứ cào bảng thanh toán lương theo hình thức trả lương theo thời gian, kế toán sẽ nhập liệu vào phần mềm máy tính và được chuyển vào sổ chi tiết tài khoản 622 (phụ lục 17). Sổ chi tiết tài khoản 622 được chi tiết theo từng phân xưởng.

Căn cứ vào các chứng từ bảng phân bổ tiền lương, bảng trích các khoản bảo hiểm, kế toán hạch toán vào Sổ Nhật ký chung (phụ lục 18) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cuối tháng phần mềm máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào Sổ cái TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 19).

2.2.1.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung ở công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

a, Chi phí nhân viên phân xưởng.

Ở công ty, chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý gồm quản đốc phân xưởng, phó quản đốc. Tiền lương của nhân viên phân xưởng cũng như quản đốc đều tính theo lương thời gian, dựa vào số ngày công thực tế mà họ đã làm việc. Dựa vào quỹ lương trích cho nhân viên phân xưởng và tổng quỹ lương tính vào giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương. Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính tương tự như chi phí nhân công trực tiếp.

Hàng ngày, tổ trưởng từng phân xưởng sẽ tiến hành chấm công cho nhân viên quản lý phân xưởng như những công nhân sản xuất khác thông qua bảng chấm công. Hàng tháng, từ bảng chấm công gửi lên phòng kế toán, kế toán sẽ tiến hành tính lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý. Đồng thời kế toán sẽ tính và trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.

Chứng từ sử dụng là: Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho nhân viên phân xưởng (Phụ lục 16) Bảng thanh toán tiền lương (Phụ lục 20), Bảng khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT…

Căn cứ vào bảng chấm công mà quản lý phân xưởng gửi lên cho phòng nhân sự, lương nhân viên quản lý phân xưởng được tính như sau:

Lương trả cho nhân viên = (mức lương cơ bản)/26 * Số ngày công – Các khoản giảm trử.

Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng của toàn bộ phân xưởng.

b, Chi phí vật liệu, CCDC sử dụng cho quản lý phân xưởng

Chi phí nguyên vật liệu là các chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng sản xuất, bảo dưỡng máy móc, văn phòng phẩm, giấy bút…hàng ngày, quản đốc phân xưởng theo dõi những nguyên vật liệu xuất dùng, sau đó đến cuối tháng, sẽ tổng hợp số liệu, chuyển lên cho kế toán nguyên vật liệu để lập phiếu xuất kho.

Chi phí công cụ sản xuất là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất như dao cắt, dao cạo… Tuy nhiên, tại công ty chi phí này ít phát sinh do máy móc, dây truyền đã đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần dùng.

c, Chi phí khấu hao TSCĐ

Phản ánh khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất kinh doanh như nhà cửa, máy móc,…

Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao tháng được tính bằng Nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian sử dụng ước tính theo tháng của tài sản. Dựa vào nguyên giá TSCĐ, số năm khấu hao để tính khấu hao năm và khấu hao tháng, sau đó phân bổ chi phí khấu hao sản xuất chung cho phân xưởng theo doanh thu tiêu thụ trong kỳ.

Việc tính khấu hao cho toàn bộ tài sản được kế toán máy thực hiện thông qua bảng tính Excel thông qua nguyên giá và số năm sử dụng ước tính của TSCĐ cần tính khấu hao.

Công ty tính khấu hao theo phương pháp tròn tháng, tài sản tăng hoặc giảm trong tháng thì tháng sau mới bắt đầu tính hoạc thôi tính khấu hao.

Cuối mỗi tháng, kế toán lập Bảng trích khấu hao TSCĐ, sau đó tiến hành phân bổ khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung.

Cụ thể, tại công ty cố phần Xuất khẩu thực phẩm, khi mua một TSCĐ kế toán sẽ tiến hành theo dõi TSCĐ đó theo nhóm tài sản phục vụ cho mục đích sản xuất, bán hàng hay quản lý doanh nghiệp,… Cuối tháng, phần mềm thực hiện tính khấu hao cho các TSCĐ theo nhóm và tự động phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ. TSCĐ thuộc nhóm quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho chi phí QLDN, còn lại phân bổ vào chi phí SXC. Với cách phân bổ này, tài sản phục vụ bán hàng như xe ô tô chở hàng, … cũng được tính khấu hao vào chi phí sản xuất chung. Như thế, chi phí SXC đã tính không chính xác, ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.

Dưới đây (Phụ lục 21- Phụ lục 22) là bảng trích khấu hao TSCĐ mà kế toán thực hiện việc phân bổ chi phí khấu hao.

d, Chi phí dịch vụ mua ngoài và Chi phí khác bằng tiền

Là các chi phí như chi phí tiền điện, nước, điện thoại, internet… phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các chi phí này được tập hợp chung cho toàn phân xưởng. Chứng từ chủ yếu để hạch toán chi phí này là hóa đơn điện, nước, các phiếu chi (Phụ lục 23)…

Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phi hội nghị, lễ tân, tiếp khách… của phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w