- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Là doanh nghiệp sản xuất thực
Z C= CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
3.2. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm
- Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên liệu đầu vào
Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ ghi chép tình hình nhập, xuất nguyên liệu. Tổ chức đối chiếu định kỳ và bất thường kho nguyên liệu với số liệu của Phòng kế toán để cuộc kiểm tra đạt hiệu quả.
Theo dõi chặt chẽ số liệu phản ánh tình hình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất được bộ phận sản xuất báo cáo, nhanh chóng phát hiện và tìm hiểu khi số liệu lãng phí, thất thoát vượt quá mức độ cho phép trong quá trình sản xuất, nếu có.
Hiện nay, những nguyên liệu chủ yếu thì hàng tháng được mua theo hợp đồng dài hạn. Trong hợp đồng có những thỏa thuận như đảm bảo về chất lượng, số lượng theo giá cả đã thỏa thuận, và luôn có điều khoản dự phòng là sẽ cùng nhau thỏa thuận giá cả khi có những tình huống xấu ngoài ý muốn xảy ra. Chính vì vậy, chỉ đến cuối mỗi năm, bộ phận kế toán mới thực hiện công việc đánh giá tình hình nguyên vật liệu đầu vào. Nếu được, công việc này nên tiến hành ít nhất là 2 lần trong một năm vì đây là vấn đề rất quan trọng cần phải theo dõi thường xuyên, nhất là hiện nay Công ty có đang thực hiện kế hoạch giảm chi phí để đưa ra giá bán hợp lý cho người tiêu dùng.
- Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Công ty cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và coi đó như là một khoản chi phí phải trả nhằm tránh sự biến động của chi phí giữa các tháng trong năm.
Công ty có thể tính toán theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền lương phải trả, dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất và phân bổ đều cho các tháng trong năm.
Cách xác định như sau: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX = Tiền lương chính phải trả cho CNSX trong tháng x Tỷ lệ trích trước 75
Tỷ lệ trích
trước =
Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch cả năm của CNSX Tổng số tiền lương chính theo kế hoạch cả năm của CNSX
Để phản ánh khoản trích trước và thanh toán tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả”.
Việc hạch toán được thực hiện như sau:
Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép hoặc do ngừng sản xuất có kế hoạch phản ánh tiền lương thực tế phải trả cho họ kế toán ghi
Nợ TK 335
Có TK 334
Về hình thức trả lương theo sản phẩm
Hiện tại Công ty không áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này không khuyến khích công nhân nỗ lực sản xuất, dẫn đến lãng phí một phần nguồn nhân công trong Công ty. Vì vậy, Công ty nên kết hợp cả hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và theo sản phẩm. Công thức tính lương theo sản phẩm như sau:
Tiền lương của 1 CN ở công đoạn
sản xuất thứ i
=
Đơn giá tiền lương ở công đoạn sản xuất thứ i x Số lượng sản phẩm hoàn thành ở công đoạn i Đơn giá tiền
lương ở công đoạn thứ i = Cấp bậc thợ công nhân x
Thời gian hoàn thành công đoạn sản
xuất thứ i
- Hoàn thiện kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Hiện nay công ty đang sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị, có những máy móc thiết bị có giá trị rất lớn. Chính vì vậy chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Công ty vẫn đang thực hiện theo phương pháp khi nào phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì hạch toán luôn vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm không ổn định vì tháng nào phát sinh chi phí sữa chữa thì giá thành sẽ bị đẩy lên cao, tháng nào không có chi phí sữa chữa lớn TSCĐ thì giá thành sẽ giảm.
Để hạn chế sự bất ổn của giá thành sản phẩm ở những tháng phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì theo em Công ty nên trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ. Cuối mỗi năm Công ty phải tiến hành lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ cho cả năm sau dựa trên tình hình và khả năng hoạt động của TSCĐ, từ đó lập dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho cả năm.
Hàng tháng dựa trên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trong năm trước, kế toán tiến hành tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo công thức:
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ =
Tổng CP sữa chữa lớn TSCĐ cả năm x
Sản lượng hoàn thành tháng
Sản lượng kế hoạch năm
Hàng tháng khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn kế toán hạch toán. Nợ TK 627
Có TK 335
Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ kế toán ghi.
Nợ TK 241(2413)
Có TK liên quan: 111, 112, 331, 152, 152 Khi quyết toán chi phí sửa chữa lớn kế toán ghi Nợ TK 335
Có 2413
- Hoàn thiện kế toán chi phí SXC
Hoàn thiện hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất
Tại Công ty chi phí dịch vụ mua ngoài khi phát sinh được tính hết cho các phân xưởng sản xuất đã làm cho thông tin về chi phí sản xuất chung trong kỳ không đảm bảo được tính chính xác. Vì những chi phí này không chỉ phục vụ cho các phân xưởng sản xuất mà còn phục vụ cho các phòng ban trong công ty.
Vì vậy để thông tin về chi phí sản xuất chung được phản ánh một cách khách quan, trung thực thì cần xác định chính xác đối tượng chịu chi phí. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các phòng ban, do đặc thù mang tính ổn định cao thì công ty nên căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của các bộ phận này để xác định mức khoán chi phí cho phù hợp. Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty sau khi trừ đi chi phí dịch vụ mua ngoài khoán cho các phòng ban, số còn lại là chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động ở các phân xưởng sản xuất.
Về tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung
Tại Công ty đã sử dụng tiêu thức phân bổ là CP NVL trực tiếp để phân bổ CP SXC. Ngoài ra em xin đề xuất thêm là có thể sử dụng tiêu thức phân bổ là số giờ máy chạy. Tiêu thức này sẽ phân bổ hợp lý hơn chi phí NVLTT cho từng phân xưởng, đánh giá đúng mức chi phí sản xuất chung mà các phân xưởng phải phải gánh chịu.
Tổ trưởng từng phân xưởng dựa vào kế hoạch sản xuất trong ngày, xác định số giờ máy chạy trực tiếp của phân xưởng mình, lập báo cáo gửi lên bộ phận kế toán. Cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp này, kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí SXC cho từng phân xưởng trong tháng.
Chi phí SXC của PX i = Số giờ SX sp i x Tổng chi phí SXC trong tháng của PX Tổng số giờ SX trong tháng
Cách thức phân bổ này sẽ hạch toán đúng chi phí, xác định giá thành của phân xưởng được rõ ràng, chính xác và hợp lý. Bên cạnh đó, cần chú ý đặc trưng sản xuất của từng loại sản phẩm.
- Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hiện nay tại Công ty không tính giá trị sản phẩm dở dang vào giá thành sản phẩm. Điều này thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá thành sản phẩm nhưng nó lại làm cho giá thành sản phẩm không được chính xác.
Xuất phát từ đặc điểm Công ty thường có chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít, nên theo em Công ty có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí NVL chính trực tiếp).
Công thức:
Trong đó:
+ DCK , DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ + CNVL : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
+ QTP ,QD : Số lượng thành phẩm hoàn thành và số lượng dở dang cuối kỳ
- Hoàn thiện kế toán tính giá thành sản phẩm
Việc tính giá thành của các sản phẩm của công ty mới được thể hiện qua Bảng tổng hợp phát sinh theo sản phẩm. Nội dung trên Bảng tổng hợp phát sinh theo sản phẩm mới chỉ thể hiện được các thông tin tổng hợp về các khoản chi phí cấu thành nên tổng giá thành sản phẩm, mà chưa liệt kê được cụ thể các khoản chi phí như tổng chi phí của từng loại nguyên vật liệu đã dùng trong sản xuất, chi phí chung trong tháng bao gồm các chi phí nào, giá trị bao nhiêu… Do đó, thông tin trên bảng này khi cung cấp cho Ban quản lý công ty về giá thành của các sản phẩm sản xuất được trong kỳ sẽ không được phản ánh chi tiết rõ ràng. Vậy Công ty nên lập bảng tổng hợp tính giá thành vào cuối tháng. Dưới đây là mẫu thẻ tổng hợp giá thành sản phẩm. THẺ TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PXSX: Giết mổ STT Mã SP Tên SP Chi phí SX trong kỳ Số lượng Giá thành NVLTT NCTT SXC Z z 1 2 … Tổng cộng
- Hoàn thiện về báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
79
DCK = DĐK + CNVL x QD
Công ty cần lập thêm các báo cáo quản trị lưu hành nội bộ đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các cấp lãnh đạo trong việc triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo của Công ty.