Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành: QĐ 15/2006/QĐ-BTC

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm (Trang 36 - 43)

xuất công nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành: QĐ 15/2006/QĐ-BTC

1.2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất

1.2.2.1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp Chứng từ kế toán

- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT)

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07 – VT) - Các tờ kê chi tiết của các bộ phận chuyển đến: lệnh sản xuất … 36

Quy trình luân chuyển chứng từ:

Bộ phận có nhu cầu căn cứ vào lệnh sản xuất, dự toán vật tư để lập phiếu yêu cầu vật tư và chuyển cho phòng kế hoạch.

Phòng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch sản xuất kiểm tra và ký xác nhận vào phiếu yêu cầu vật tư sau đó chuyển phiếu yêu cầu vật tư đã ký cho kế toán vật tư căn cứ vào đó để lập phiếu xuất kho thành 3 liên. Liên thứ nhất lưu trong cuốn phiếu xuất kho tại kế toán vật tư theo số. Phiếu xuất kho 2 và 3 được chuyển cho thủ kho kèm phiếu yêu cầu vật đã ký căn cứ vào bộ chứng từ này thủ kho đã ký nhận và xuất kho. Phiếu xuất kho 2 đã ký được lưu tại thủ kho theo số, còn phiếu xuất kho 3 đã ký và phiếu yêu cầu vật tư đã ký được chuyển lại cho kế toán vật tư căn cứ vào đó kế toán vào sổ chi tiết TK 621 và bảng kê nhập xuất tồn.

Tại kế toán vật tư phiếu xuất kho 3 đã ký và phiếu yêu cầu vật tư đã ký được lưu theo số, còn sổ chi tiết TK 621 và bảng kê nhập xuất tồn được chuyển cho kế toán tổng hợp, là căn cứ để vào sổ cái TK 621 và lưu bảng kê nhập xuất tồn theo số.

Tài khoản kế toán

Để kế toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- chi phí NVL trực tiếp. Kết cấu của TK này như sau:

Bên Nợ:

Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.

Bên Có:

- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)

- Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.

Tài khoản 621 không có số dư

Trình tự hạch toán

Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong kỳ, căn cứ vào Phiếu xuất kho kế toán ghi tăng chi phí NVL trực tiếp – TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng hoạt động) đồng thời ghi giảm nguyên vật liệu (TK152).

Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa vào sử dụng ngay (không qua kho) cho hoạt động ,sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ trong kỳ và DN tính thuế 37

GTGT theo phương pháp khấu trừ thì căn cứ vào HĐGTGT ghi tăng chi phí NVL trực tiếp( TK 621), tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (TK 133), đồng thời ghi giảm tiền (TK 111, 112) hoặc tăng các khoản phải thanh toán (TK 331). Trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì chỉ ghi tăng chi phí NVL trực tiếp và ghi giảm tiền hoặc tăng các khoản phải thanh toán.

Trường hợp số nguyên vật liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, kế toán ghi tăng nguyên vật liệu (TK 152) đồng thời ghi giảm Chi phí NVL trực tiếp(TK 621).

Cuối kỳ hạch toán, phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp (nếu có) và thực hiện kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, kế toán ghi tăng chi phí sản xuấ kinh doanh dở dang (TK 154) và ghi giảm CP NVL trực tiếp (TK 621). Nếu có CP NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường thì kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán (TK632) và ghi giảm CP NVL trực tiếp (TK 621).

1.2.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ kế toán

- Giấy đề nghị tạm ứng ( Mẫu số 03 – TT)

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04 – TT)

- Bảng chấm công (Mẫu số 01a – LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 – LĐTL)

- Bảng phân bổ lương và Bảo hiểm xã hội (Mẫu số 11 – LĐTL)

Quy trình luân chuyển chứng từ:

Bộ phận chấm công, phòng ban căn cứ vào thẻ công để lập bảng chấm công và chuyển cho phòng tổ chức hành chính lưu công theo số.

Phòng tổ chức hành chính căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán lương và chuyển cho kế toán trưởng hoặc giám đốc kem theo bảng chấm công.

Kế toán trưởng kiểm tra ký và trình giám đốc ký xét duyệt vào bảng thanh toán lương và chuyển cho kế toán thanh toán bảng thanh toán lương đã duyệt kèm theo bảng chấm công.

Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương đã duyệt để lập bảng phân bổ lương. Đồng thời, lên bảng tổng hợp chứng từ gốc và vào sổ chi tiết TK 622. Tại bộ phận kế toán thanh toán sẽ giữ hộ chứng từ bao gồm: bảng phân bổ 38

lương, bảng thanh toán lương đã duyệt và bảng chấm công, sau đó chuyển cho thủ quỹ. Bảng tổng hợp chứng từ gốc được chuyển cho kế toán tổng hợp, đồng thời kế toán tổng hợp cũng nhận được sổ chi tiết TK 622 từ kế toán thanh toán chuyển qua.

Kế toán tổng hợp căn cứ vào đó để vào các sổ sách liên quan và các sổ cái tài khoản 622. Kế toán tổng hợp lưu bảng tổng hợp chứng từ gốc và sổ chi tiết tài khoản 622 theo số chứng từ.

Tài khoản kế toán

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu của tài khoản này:

Bên Nợ:

Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

Trình tự hạch toán

Căn cứ vào Bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp lao vụ, dịch vụ gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương và khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài, kế toán ghi tăng CP nhân công trực tiếp (TK 622), đồng thời ghi tăng các khoản phải trả người lao động (TK 334).

Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí DN phải chịu) theo chế độ quy định kế toán ghi tăng CP nhân công trực tiếp (TK 622), đồng thời ghi tăng các khoản phải trả, phải nộp khác (TK 338).

Khi trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi tăng CP nhân công trực tiếp đồng thời ghi tăng chi phí phải trả (TK 335).

Khi công nhân thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi giảm CP nhân công trực tiếp đồng thời ghi tăng khoản phải trả người lao động (TK 334).

Cuối kỳ kế toán phân bổ (nếu có), kết chuyển CP nhân công trực tiếp, kế toán ghi tăng CPSX kinh doanh dở dang (TK 154), ghi giảm CP nhân công trực tiếp. Nếu có CP nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường thì kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán (TK 632) và ghi giảm CP nhân công trực tiếp.

1.2.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chứng từ kế toán

- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 – LĐTL)

- Bảng phân bổ lương và BHXH của nhân viên phân xưởng.(Mẫu số 11 – LĐTL)

- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tập hợp cho phân xưởng. (Mẫu số 02 – VT)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng. (Mẫu số 06- TSCĐ)

- Hoá đơn mua ngoài, phiếu thu (Mẫu số 01- TT), phiếu chi (Mẫu số 02 – TT)... phục vụ cho phân xưởng.

Quy trình luân chuyển chứng từ

Kế toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng:

Bộ phận chấm công, phòng ban căn cứ vào thẻ công để lập bảng chấm công và chuyển cho phòng tổ chức hành chính lưu công theo số.Phòng tổ chức hành chính căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán lương và chuyển cho kế toán trưởng hoặc giám đốc kem theo bảng chấm công.Kế toán trưởng kiểm tra ký và trình giám đốc ký xét duyệt vào bảng thanh toán lương và chuyển cho kế toán thanh toán bảng thanh toán lương đã duyệt kèm theo bảng chấm công.Kế toán thanh 40

toán căn cứ vào bảng thanh toán lương đã duyệt để lập bảng phân bổ lương. Đồng thời, lên bảng tổng hợp chứng từ gốc và vào sổ chi tiết TK 627. Tại bộ phận kế toán thanh toán sẽ giữ hộ chứng từ bao gồm: bảng phân bổ lương, bảng thanh toán lương đã duyệt và bảng chấm công, sau đó chuyển cho thủ quỹ. Bảng tổng hợp chứng từ gốc được chuyển cho kế toán tổng hợp, đồng thời kế toán tổng hợp cũng nhận được sổ chi tiết TK 627 từ kế toán thanh toán chuyển qua.Kế toán tổng hợp căn cứ vào đó để vào các sổ sách liên quan và các sổ cái tài khoản 627. Kế toán tổng hợp lưu bảng tổng hợp chứng từ gốc và sổ chi tiết tài khoản 627 theo số chứng từ.

Kế toán khấu hao TSCĐ:

Kế toán vật tư – TSCĐ lập bảng khấu hao TSCĐ và chuyển cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng sau khi nhận được bảng khấu hao TSCĐ có trách nhiệm xét duyệt và chuyển cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp kiểm tra và vào sổ chi tiết TK 627, bảng khấu hao TSCĐ đã duyệt được lưu theo số tại bộ phận này.

Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền:

Kế toán thanh toán căn cứ vào chứng từ gốc liên quan tới tiền phát sinh tại phân xưởng sản xuất để lập phiếu chi thành 3 liên. Liên 1 lưu tại bộ phận này theo số chứng từ, liên 2 và liên 3 kèm theo chứng từ gốc được chuyển lên cho kế toán trưởng và giám đốc. Kế toán trưởng kiểm tra ký, và trình giám đốc ký duyệt, sau đó chuyển bộ chứng từ gồm phiếu chi 2, 3 đã duyệt cùng với chứng từ gốc cho thủ quỹ. Thủ quỹ chi tiền và xác nhận vào phiếu chi đã chi và chuyển liên 3 đã chi kèm theo chứng từ gốc cho kế toán tổng hợp còn liên 2 được lưu tại thủ quỹ theo số chứng từ. Tại bộ phận kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu chi và chứng từ gốc để vào sổ sách liên quan và sổ chi tiết TK 627, đồng thời lưu bộ chứng từ này theo số chứng từ.

Tài khoản kế toán

Để kế toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung. Kết cấu của TK này như sau:

Bên Nợ:

Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

Trình tự hạch toán

Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, kế toán ghi tăng CP SXC và tăng khoản phải trả người lao động (TK 334).

Khi trích BHXH. BHYT, BHTN, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất, ghi tăng CP sản xuất chung và ghi tăng các khoản phải trả, phải nộp khác (TK 338).

Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi tăng CP SXC đồng thời ghi giảm nguyên liệu, vật liệu.

Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất, kế toán ghi tăng CP SXC đồng thời ghi giảm công cụ, dụng cụ - TK 153 (nếu công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần) hoặc ghi giảm chi phí trả trước (TK 142 hoặc TK 242) (nếu công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần).

Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,. . . thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, đội, kế toán ghi tăng CP SXC đồng thời ghi tăng hao mòn TSCĐ ( TK 214).

Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào các chứng từ gốc, các tài liệu có liên quan, kế toán ghi tăng CP SXC, ghi tăng thuế GTGT được khấu trừ - TK 133 (nếu có) và ghi giảm các tài khoản thanh toán ( TK 111,112, 331…)

Tập hợp chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào các chứng từ gốc (Phiếu chi tiền mặt, giấy báo của ngân hàng…), các tài liệu có liên quan kế toán ghi tăng CP SXC đồng thời ghi giảm các tài khoản thanh toán (TK 111, 112…)

Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả và đã trả ngay lãi tiền vay, nếu vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay, kế toán ghi tăng CP SXC và ghi giảm các tài khoản tiền (TK111, 112).

Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả nhưng chưa trả ngay lãi tiền vay, nếu vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay, kế toán ghi tăng CP SXC và ghi tăng khoản chi phí phải trả (TK 335).

Khi trả trước lãi tiền vay dùng cho sản xuất tài sản dở dang, kế toán ghi tăng chi phí trả trước (TK 142, 242) và ghi giảm tài khoản tiền (TK 111, 112…). Định kỳ, phân bổ lãi tiền vay trả trước vào giá trị tài sản sản xuất dở dang (Nếu được vốn hoá), ghi tăng CP SXC và ghi giảm tài khoản chi phí trả trước (TK 142, 242).

Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi tăng tài sản và ghi giảm CP SXC.

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp kế toán ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (TK 154) đồng thời ghi giảm CP SXC. Nếu có CP SXC vượt trên mức bình thường thì kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán (TK 632) và ghi giảm CP SXC.

1.2.2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất sau khi được tổng hợp theo các khoản mục, muốn tính được giá thành sản phẩm cần phải được tập hợp cho toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng chi phí.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thịt heo tại Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w