Chi phí được tập hợp một cáchchính xác kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnhhóa các quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp góp phần tích cực vàoviệc sử d
Trang 1LÊ THỊ HƯƠNG SEN
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ HƯƠNG SEN
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phương
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của bản thântôi Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực vàchưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Lê Thị Hương Sen
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa thực hiện đề tài 4
5 Bố cục của luận văn 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÕ CỦA GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT 9
1.1.1 Đặc điểm quản trị chi phí sản xuất 9
1.1.2 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với quản trị chi phí sản xuất 14
1.2 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT 16
1.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 16
1.2.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH – VINASOY 34
2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 34 2.1.1 Giới thiệu về Công ty 34
Trang 52.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 43
2.2 ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU THÔNG TIN GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH – VINASOY 46
2.2.1 Lập kế hoạch chi phí sản xuất 46
2.2.2 Tổ chức thực hiện và phản ánh chi phí sản xuất 49
2.2.3 Phân tích đánh giá và ra quyết định 53
2.3 TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH - VINASOY 54
2.3.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 54
2.3.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp truyền thống 56
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH ĐÁP ỨNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY 66
2.4.1 Về đối tương tập hợp chi phí 66
2.4.2 Quy trình tập hợp chi phí 66
2.4.3 Tính giá thành 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH -VINASOY 72
3.1 NHẬN DIỆN YÊU CẦU THÔNG TIN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH -VINASOY 72
3.1.1 Thông tin phục vụ lập kế hoạch chi phí 75
Trang 63.1.2 Thông tin phục vụ tổ chức thực hiện chi phí 763.1.3 Thông tin phục vụ phân tích đánh giá và ra quyết định 783.2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH ABC PHỤC VỤQUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU
NÀNH - VINASOY 783.2.1 Vận dụng phương pháp tính giá thành ABC nhằm cung cấp
thông tin cho quản trị chi phí tại Công ty 783.2.2 Quy trình, nội dung vận dụng tính giá thành theo phương phápABC 803.2.3 Thông tin cung cấp từ phương pháp tính giá thành ABC phục vụquản trị chi phí 102KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN(Bản sao)
Trang 7: Phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động.
: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan
: Chi phí nhân công trực tiếp: Đơn vị tính
: International Organization for Standardization( Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng): Kiểm tra chất lượng sản phẩm
: Nhân công trực tiếp
: Nguyên vật liệu
: Nguyên vật liệu trực tiếp
: Kiểm tra trước khi nhập kho
: Quản lý doanh nghiệp
: Sửa chữa: Sản xuất chung: Trách nhiệm hữu hạn Thương mại: Tài sản cố định
: Ultra High Temperature(Xử lý ở nhiệt độ cực cao): Xuất nhập khẩu
: Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 82.4 Bảng theo dõi CP NVLTT của các sản phẩm tháng 12/ 58
2016
2.5 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 60
tháng 12/ 2016
2.7 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 12/2016 632.8 Tổng hợp chi phí và tính giá thành tháng 12/ 2016 653.1 Tổng hợp các hoạt động vào nhóm hoạt động 823.2 Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo hoạt động tháng 84
Trang 93.10 Bảng giá trị bằng tiền ma trận EDA tháng 12/2016 97
3.12 Giá trị bằng tiền ma trân APD tháng 12/2016 983.13 Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2016 1003.14 Bảng so sánh giá thành theo phương pháp tính giá ABC 101
và hiện tại
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
sơ đồ
1.2 Tổng hợp chi phí theo quá trình sản xuất 201.3 Lý thuyết về ABC Colin Drury (2001) 241.4 Mô hình của phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt 25
động
1.5 Mối quan hệ giữa Chi phí – Hoạt động – Sản phẩm 30
3.1 Mô hình tính giá dựa trên hoạt động tại Công ty Sữa đậu 95
nành - Vinasoy
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành hàng Sữa Đậu nành Việt Nam là một trong số các ngành có vị tríquan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội Mặc dù có thịtrường khá rộng nhưng Sữa Đậu nành là một trong số những ngành có mức
độ cạnh tranh gây gắt nhất là với các hãng Sữa nước ngoài Ngành hàng SữaĐậu nành Việt Nam hiện nay đang ở mức độ phát triển tương đối thấp so vớicác ngành hàng Sữa khác ở trong nước, các nước khác trong khu vực và trênthế giới Mặc dù Nhà Nước ta có chủ trương bảo hộ hợp lý cho ngành hàngSữa Việt Nam, quá trình hội nhập AFTA và WTO đòi hỏi ngành Sữa Đậu nànhphải có những đầu tư và phát triển mạnh mẽ để nâng cao năng lực cạnh tranhđối với các hãng Sữa của nước ngoài Khả năng cạnh tranh của các sản phẩmSữa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, đặc tính của Sữa
và các biện pháp marketing, các kênh phân phối trung gian Chính vì vậythông tin về chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất Sữa đóng vai trò vô cùngquan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí để vừa có thểđưa ra các sản phẩm với giá rẻ, vừa có ngân sách để đầu tư cho hoạt độngnghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm sảnxuất, lựa chọn các biện pháp marketing, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận Đóngvai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí trong các doanhnghiệp chính là hệ thống kế toán chi phí Kế toán chi phí luôn luôn tồn tạitrong mỗi tổ chức, tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tượngkhác nhau thì sẽ khác nhau, tùy thuộc vào việc xây dựng và khai thác hệthống kế toán chi phí đó Các doanh nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới
đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữuích cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức
Trang 12thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Kế toán chi phí và tính giá thành là một khâu trung tâm của công tác kếtoán Do đó đòi hỏi công tác kế toán phải tổ chức sao cho khoa học, kịp thời,đúng đối tượng theo chế độ quy định nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác cácthông tin cần thiết, đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoànthiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí, thực hiện tốt chức năng là công cụphục vụ đắc lực cho quản lý của kế toán Chi phí được tập hợp một cáchchính xác kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnhhóa các quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp góp phần tích cực vàoviệc sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đảm bảo sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp
Tuy nhiên hệ thống kế toán chi phí ở phần lớn các doanh nghiệp sảnxuất nói chung và Công ty Sữa Đậu nành – Vinasoy nói riêng chỉ tập trungvào kế toán tài chính (để lập các báo cáo tài chính là chủ yếu) Hệ thống kếtoán chi phí hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kếhoạch, kiểm soát và đánh giá việc lập kế hoạch trong nội bộ doanh nhiệp cònrất hạn chế Hệ thống kế toán chi phí hiện nay không thể cung cấp các thôngtin phù hợp, kịp thời và tin cậy cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhàquản trị doanh nghiệp Từ đó, Công ty Sữa Đậu nành – Vinasoy sẽ gặp khókhăn trong môi trường cạnh tranh khu vực và thế giới khi chúng ta phải thựcthi các cam kết gia nhập AFTA và WTO Điều đó cho thấy Công ty Sữa Đậunành - Vinasoy cần khẩn trương xây dựng hệ thống quản trị chi phí để phục
vụ cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh của mình
Do vậy, vấn đề mà luận văn nghiên cứu là “Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở Công ty Sữa Đậu nành –
Vinasoy”, với mục tiêu nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp, thiết thực,
thực sự mang lại hiệu quả cho công tác kế toán của Công ty
Trang 132 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí tại Công ty Sữa Đậu nành - VinaSoy
Đề tài được thực hiện tại Công ty Sữa Đậu nành - VinaSoy Các thông tin thuthập ở Công ty năm 2016
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá phương pháp, quy trình kế toán chi phí và tính giáthành ở Công ty; qua đó nhận diện những hạn chế về mặt cung cấp thông tincho quản trị chi phí sản xuất ở Công ty
- Hoàn thiện phương pháp và quy trình kế toán chi phí và tính giá cóthể áp dụng cho Công ty nhằm cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản trị chiphí
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cách tiếp cận khảo sát thực tế một số trường hợp, sử dụng kết hợp các phương pháp: mô tả, giải thích và biện luận
- Phương pháp mô tả được vận dụng để tổng hợp, trình bày thực trạngtình hình quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Sữa Đậu nành
- VinaSoy
- Phương pháp giải thích được vận dụng để giải thích thực trạng trên cơ
sở lý thuyết nhằm nhận diện những ưu điểm, tồn tại về tính giá thành phục vụquản trị chi phí tại Công ty
- Phương pháp biện luận được áp dụng để hoàn thiện, xây dựng phương
pháp tính giá thành thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị chi phí sản xuấttại công ty
Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp thông qua việc tiếp cận thôngtin, dữ liệu trực tiếp tại Phòng kế toán tài chính của Công ty Ngoài ra số liệucần thiết thông qua các báo cáo chi phí hàng quý, báo cáo tài chính hàng quý
Trang 14của Công ty cũng được thu thập tại Công ty
5 Ý nghĩa thực hiện đề tài
Đề tài nghiên cứu với mong muốn giúp Công ty hoàn thiện công táctính giá thành nhằm cung cấp nhiều thông tin cho quản trị chi phí sản xuất,kiểm soát chi phí, tăng hiệu quả sản xuất Từ đó, kết quả thực hiện đề tài sẽcung cấp tài liệu hữu ích cho Công ty nghiên cứu, phát triển để ứng dụng kếtoán chi phí trong tương lai
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC VỤQUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC QUẢN TRỊCHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH – VINASOY
Chương 3: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNHPHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH -VINASOY
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị chi phí là cung cấp các thông tin cần thiết cho công việc quảntrị của một doanh nghiệp Trong đó, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thànhsản phẩm là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào vì đó là conđường chủ yếu làm tăng lợi nhuận, là tiền đề hạ giá bán, tăng sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường Do vậy, công tác tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm được coi là vấn đề rất quan trọng liên quan trực tiếp đến lợiích của doanh nghiệp
Việc nghiên cứu về vấn đề liên quan đến kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm nhằm phục vụ quản trị chi phí được nhiều tác giả
Trang 15quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua.
Theo tác giả Võ Văn Nhị (2009), “Giá thành sản phẩm là biểu hiệnbằng tiền của những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhấtđịnh Như vậy, giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mốiliên hệ tương quan giữa hai đại lượng; chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quảsản xuất đã đạt được Bản chất của giá thành là giá thành thể hiện mối tươngquan giữa chi phí với kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định” Giáthành được xem là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kỳsản xuất kinh doanh, là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp kiểm soát vàđánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thịtrường, giá thành cùng với chất lượng sản phẩm luôn là hai vấn đề đượcquan tâm của các nhà sản xuất
Tác giả Nguyễn Thị Phương Loan (2009), lập luận rằng “ Quản trị chiphí giúp doanh nghiệp tập trung năng lực của mình vào các điểm mạnh, tìm
ra các cơ hội hay các vấn đề quan trọng trong sản xuất kinh doanh, có thể cảithiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình mà không làm thay đổi chiphí Quản trị chi phí giúp người ta quyết định nhận diện được các nguồn lực
có chi phí thấp nhất trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ”
Bên cạnh việc cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình màkhông làm thay đổi chi phí thì giá thành sản phẩm luôn được coi là mối quantâm hàng đầu của các doanh nghiệp Phấn đấu cải tiến mẫu mã, hạ giá thành
và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao sức cạnhtranh của hàng hóa trên thị trường và thông qua đó nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh nghiệpphải nắm bắt được thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm Như vậy, chi phí và giá thành là các yếu tố quan trọng giúpcác nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định hiệu quả cho doanh nghiệp
Trang 16Chi phí là toàn bộ hao phí các nguồn lực của doanh nghiệp dưới hìnhthức tiền tệ, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Nghiên cứucủa tác giả Trịnh Thị Tuyết Nga (2011) cho thấy “Chi phí có các đặc điểm:vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền vớitính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất Đối vớingười quản lý, chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu vì lợinhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những chi phí đãchi ra, chi phí còn được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quảquản lý”
Đề tài của tác giả Thái Thị Thu Hiền (2009) về thực trạng công tácquản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long đã đề xuất một sốbiện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty Luậnvăn phân tích thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần ThăngLong và đã chỉ ra được những hạn chế chủ yếu của Công ty trong quản trị chiphí chính là công tác lập dự toán về chi phí nguyên vật liệu chưa xác thực vàCông ty chưa xây dựng một định mức về chi phí sản xuất chung, từ đó tác giảđưa ra các kiến nghị, nhằm tăng cường công tác lập kế hoạch để hoàn thiệnquá trình tập hợp chi phí sản xuất và đồng thời quản lý chặt chẽ việc thựchiện chi phí góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị chi phí tại Công tynhằm nâng cao lợi nhuận
Đề tài của tác giả Vũ Thị Thu Nga (2016) về ”Hoàn thiện công tác kếtoán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH
TM và XNK DVD” đã trình bày được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chiphí và hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và nghiêm túc Như vậy, việchoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành trong bài viết của tác giả nhằmmục đích là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, còn mục đích phục vụ
Trang 17quản trị chi phí thì không được tác giả đề cập đến.
Tác giả Lê Thị Hồng Minh (2012), đã đưa ra được các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty nhưng chỉ phục vụviệc ra các quyết định trong ngắn hạn, tuy nhiên nội dung kế toán quản trị chiphí lại nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị các cấp racác quyết định ngắn hạn, dài hạn để huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực vào phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh trong nghiên cứu “ Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phầnthủy sản và thương mại Thuận Phước, TP Đà Nẵng”
Tác giả Lê Thị Thu Hiền (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thốngkiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty giày Thượng Đình” đã đưa ra đượcnhững giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại Công ty nhằm nângcao hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả chi phí phátsinh ở bộ phận mình và của toàn doanh nghiệp, qua đó cung cấp thông tinđúng đắn cho việc quản trị và kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Tác giả
đã nghiên cứu vấn đề kiểm soát chi phí sản xuất phục vụ quản trị chi phí vàđưa ra được các giải pháp phù hợp với thực trạng của công ty Tuy nhiên tácgiả chỉ đi sâu vào chi phí sản xuất mà không đề cập đến việc tính giá thànhsản phẩm, một bộ phận quan trọng liên quan mật thiết đến chi phí sản xuất;điều này sẽ đến đến việc các nhà quản trị không kiểm soát được toàn bộnhững thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa
ra những quyết định hiệu quả cho doanh nghiệp
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Tố Như (2012) về “ Kế toán tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp Điện cơThuận Phát” đã trình bày được tầm quan trọng của việc hạch toán đúng chi phísản xuất, tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúngđắn về thực trạng, khả năng của mình Trong hoạt động xây lắp, sẽ giúp
Trang 18doanh nghiệp xác định được giá thành thực tế từng công trình, hiêu quả sảnxuất của từng đội thi công cũng như của toàn doanh nghiệp Tác giả đã nêu rađược một số ưu khuyết điểm, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp nhàquản trị tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phươngthứ tổ chức quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩmtăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóalợi nhuận
Các nghiên cứu hầu hết đã nêu ra được những ưu và nhược điểm của
hệ thống chi phí sản xuất của Công ty nghiên cứu, đồng thời đã đưa ra đượccác giải pháp hoàn thiện hệ thống chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho nhàquản trị trong công tác kiểm soát chi phí và ra quyết định Tuy nhiên, nghiêncứu giá thành trong mối quan hệ với quản trị chi phí chưa được nhấn mạnhtrong các nghiên cứu trước đây Từ đó đề tài này quan tâm đến vai trò của kếtoán chi phí và giá thành phục vụ quản trị chi phí sẽ góp phần làm rõ hơn tầmquan trọng của giá thành, giúp cho Công ty nhìn nhận giá thành như là mộtcông cụ quản trị chi phí hiệu quả
Trang 191.1.1 Đặc điểm quản trị chi phí sản xuất
Quản trị chi phí sản xuất là phương pháp, cách thức của nhà quản lítrong hoạch định kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và những quyết định mang tínhchất quản lí để vừa làm tăng giá trị đồng thời giảm giá thành sản phẩm, dịch
vụ (Nguyễn Văn Hải, 2012)
Theo tác giả Thái Thị Thu Hiền (2009), quản trị chi phí thực hiện cáccông việc sau:
- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huyđộng tối ưu cho Công ty trong từng thời kỳ
- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận
Trang 20một cách hợp lý đối với Công ty , vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ Công ty
và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người laođộng, xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyếtđịnh về mở rộng sản xuất tạo điều kiện cho Công ty có mức độ tăng trưởngcao và bền vững
- Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong Công ty , tránh tình trạng
sử dụng lãng phí sai mục đích
Tác giả Nguyễn Văn Hải (2012) lập luận rằng, quản trị chi phí trongdoanh nghiệp bao gồm bốn chức năng: Lập kế hoạch chi phí; Tổ chức thựchiện chi phí; Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán các khoản chi phí phátsinh trong thực hiện; Phân tích đánh giá và ra quyết định
a) Lập kế hoạch chi phí
Là việc xác định toàn bộ mọi chi phí doanh nghiệp chi ra để sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch Thông qua việc lập kế hoạch, doanhnghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệmchi phí để thúc đẩy cải tiến biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh phục vụ đắtlực cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp
Kế hoạch chi phí sản xuất phải thể hiện đầy đủ ba loại chi phí: chi phínguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung.Nhiệm vụ đặt ra trong phần này là không chỉ xác định chi phí sản xuất cụ thểcho từng loại mà còn phải chú ý đến nhiệm vụ quản trị chi phí
Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi phínguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thểhiện trên dự toán khối lượng sản phẩm sản xuất Để lập kế hoạch nguyên vậtliệu trực tiếp cần xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sảnphẩm
Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cung cấp những thông tin quan
Trang 21trọng liên quan đến quy mô của lực lượng lao động cần thiết cho kỳ kế hoạch.Mục tiêu cơ bản của kế hoạch này là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đápứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí sử dụng lao động.
Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần
sử dụng định mức lao động từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất sảnphẩm: tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp
rả lương theo sản phẩm
Lập kế hoạch chi phí sản xuất chung là lập kế hoạch các chi phí liênquan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sih trog phân xưởng.Lập kế hoạch chi phí sản xuất chung là lập kế hoạch các chi phí liên quan đếnphục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong phân xưởng Lập kếhoạch chi phí sản xuất chung ở các doanh nghiệp thường được xem là nhiệm
vụ cơ bản nhằm giảm thấp chi phí và giá thành Các chi phí chung thườngkhông liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể Do vậy, việc tăng giảm các chiphí này phụ thuộc trách nhiệm của các nhà quản trị từng khu vực, từng trungtâm Các chi phí này thường độc lập tương đối với mức hoạt động, nó liênquan chủ yếu với cấu trúc của đơn vị sản xuất
Để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch chi phí sản xuất, công tác
kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phải đầy đủ, chi tiết theo từng khoản mục, bộ phận, đối tượng chi phí, theo thực tế phát sinh,…Có như vậy việc lập
kế hoạch mới xác với thực tế, chi tiết, dễ dàng đối chiếu kiểm tra khi thực hiện.
b) Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất sản phẩm
Với chức năng tổ chức thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốtgiữa con người và các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thựchiện hiệu quả nhất Thực hiện chi phí là việc thực hiện các kế hoạch chi phí đã
đề ra trong từng khâu, từng bước công việc
Trang 22Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị cần thông tin kế toán, nhất là thông tin kế toán quản trị chi phí Nhà quản trị cần được kế toán cung cấp thông tin để ra quyết định sản xuất đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt động hằng ngày, phù hợp với mục tiêu chung.
c) Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán các khoản chi phí phát sinh trong thực hiện
Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán các khoản chi phí phát sinhtrong thực hiện là bước quan trọng để hệ thống lại toàn bộ chi phí phát sinhtheo từng khoản mục chi phí, vụ việc,…từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc phântích, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị
Tùy theo phương pháp, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành mà
kế toán có những phương pháp ghi chép và phản ánh vào sổ sách khác nhau Lựa chọn được phương pháp tập hợp và tính giá thành đúng đắn sẽ giúp quá trình ghi chép sổ sách được chi tiết, đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác kiểm tra, đánh giá.
d) Phân tích, đánh giá và ra quyết định
Nhà quản trị, sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện
kế hoạch phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Phương pháp thường dùng
là so sánh số liệu kế hoạch với thực hiện từ đó nhận diện các khác biệt giữakết quả đạt được với mục tiêu đặt ra
Việc lựa chọ được cách đánh giá thích hợp có tác dụng khuyến khíchnhà quản trị thực hiện tốt nhiệm vụ là rất quan trọng Nếu chọn cách đánh giákhông phù hợp, đánh giá không đúng, dẫn đến giải pháp điều hành khôngđúng sẽ gây tổn hại đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
Phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm phục vụ chứcnăng ra quyết định của nhà quản trị Do đó ra quyết định là một chức năngquan trọng xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp Chức năng ra quyết
Trang 23định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Để có thông tin thích hợp, đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý, nhà quảntrị sẽ yêu cầu thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn để chọn lọc
Chức năng phân tích, đánh giá và ra quyết định là một chức năng quan trọng, nó cần rất nhiều thông tin tổng hợp từ tập hợp chi phí, tính giá thành,
và các chức năng khác của quản trị chi phí Việc tập hợp chi phí và tính giá thành tốt luôn đem đến những phân tích, đánh giá chi phí hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Để có thể quản trị được chi phí sản xuất thì các nhà quản trị cần kế toánchi phí và giá thành sản phẩm cung cấp thông tin về chi phí phục vụ chứcnăng quản trị, yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng
kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý Ngoài ra,còn cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặccác đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm giúp họ ra các quyếtđịnh quan trọng về sản xuất, cơ cấu sản phẩm sản xuất cho các hoạt động củadoanh nghiệp
Tóm lại, quản trị chi phí cần kế toán chi phí và giá thành cung cấp các
thông tin chi phí để nhà quản lý kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch thôngqua các báo cáo đánh giá, đặc biệt là giúp ích cho các nhà quản lý trong việckiểm soát chi phí để tính giá thành một cách chính xác và nâng cao hiệu quảcủa quá trình hoạt động Việc cung cấp thông tin về chi phí một cách chi tiết
và thường xuyên sẽ giúp ích cho nhà quản lý rất nhiều trong kiểm soát vàhoàn thiện quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ vì nhữngthông tin này giúp các nhà quản lý phát hiện các hoạt động tốn kém chi phí đóhoặc có những cải tiến làm cho hoạt động đó có hiệu quả hơn, tốn kém chi phí
ít hơn Ngoài ra, còn cung cấp thông tin để phân bổ các nguồn lực của doanhnghiệp cũng như quyết định cơ cấu cung cấp dịch vụ, hay quyết định ngừng
Trang 24cung cấp Trong một số tình huống đặc biệt, các thông tin về chi phí đóng vaitrò vô cùng quan trọng trong việc xác định giá bán sản phẩm, nhất là trong cáctrường hợp sản xuất theo yêu cầu của khách hang mà chưa có giá trên thịtrường
Bên cạnh đó, để quản trị chi phí có thể nhận diện được chi phí theonhiều phương diện khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông tin trong hoạch định,
tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định thì quản trị chi phí cần thông tinchi phí phát sinh thông qua hệ thống thông tin chi phí được cung cấp theo cáctrung tâm chi phí được hình thành trong các đơn vị Bởi vì, bộ phận quản trịchi phí sẽ trả lời chi phí là bao nhiêu, biến động như thế nào đến giá thành khi
có sự thay đổi của một hay một số nhân tố nào đó, bộ phận nào chịu tráchnhiệm giải thích những thay đổi bất lợi của chi phí và đưa ra giải pháp điềuchỉnh một cách kịp thời Điều này cho thấy quản trị chi phí sản xuất là một bộphận quản trị doanh nghiệp thực hiện xử lý và cung cấp các thông tin về chiphí sản xuất nhằm thực hiện các chức năng quản trị
Quản trị chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp tập trung năng lực củamình vào các điểm mạnh, giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sảnphẩm hay dịch vụ của mình mà không làm thay đổi chi phí Mặt khác, quản trịchi phí sản xuất còn giúp người ra quyết định nhận diện được các nguồn lực
có chi phí thấp nhất trong việc sản xuất
1.1.2 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với quản trị chi phí sản xuất
Trong công tác quản trị chi phí sản xuất thì giá thành là một trongnhững chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp được, nhà quản lý có thể luônbiết được hoạt động và kết quả thực tế, từ đó đề ra các biện pháp có hiệu quả,kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đề ra các quyết
Trang 25định hù hợp với phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị chi phí sảnxuất của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh chi phí đã bỏ vào sản xuất Chỉtiêu giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn
cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất, từ đó giúp nhà quản trị lựa chọn
và quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận tối đa
Giá thành cũng là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp
Vai trò của công tác giá thành thể hiện sau đây (Trương Bá Thanh và cộng sự,2008)
Thứ nhất, tính giá thành góp phần xác định giá thành sản phẩm hoànthành qua đó là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của từng sản phẩm, từng
bộ phận và toàn doanh nghiệp Tính giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trịlàm tốt công tác hoạch định và kiểm soát chi phí ở từng nơi phát sinh chi phí(từng phòng ban, từng phân xưởng, từng hoạt động,…)
Thứ hai, tính giá thành còn trợ giúp các nhà quản trị trong các nổ lựcnhằm giảm thấp chi phí sản xuất sản phẩm, có giải pháp cải tiến chất lượngsản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Thứ ba, tính giá thành là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng một chínhsách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết định tácnghiệp khác
Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng và vận dụng một hệ thống tínhgiá thành phù hợp là rất cần thiết trong tổ chức công tác kế toán quản trị ởdoanh nghiệp
Việc xây dựng hệ thống tính giá thành cần quan tâm đến một số khíacạnh sau:
Thứ nhất, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của vấn đề tính giá thành.Một hệ thống tính giá thành rất chi tiết và cụ thể có thể cung cấp nhiều thông
Trang 26tin cho nhà quản trị, nhưng lại mất nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là các chiphí về đào tạo Do vậy, hệ thống tính giá thành phức tạp chỉ vận dụng khi nhàquản trị tin tưởng rằng hoạt động chung của toàn doanh nghiệp được cải thiệnnhiều trên cơ sở các thông tin được cung cấp của hệ thống tính giá thành
Thứ hai, hệ thống tính giá thành cần phải được thiết kế phù hợp vớihoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại Nó phụ thuộc vào bản chất của ngànhsản xuất, quy trình công nghệ, tính đa dạng của sản phẩm và yêu cầu về thôngtin cho công tác quản trị Do vậy, khi xây dựng một hệ thống tính giá thànhcần phân tích kỹ lưỡng quy trình sản xuất tiến hành như thế nào, cũng nhưcần xác định rõ dữ liệu nào cần thu thập và báo cáo
Tóm lại, tổ chức tốt công tác tính giá thành sản phẩm, đảm bảo xác định
đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượnggiá trị các yếu tố chi phí sản xuất đã được chuyển dịch vào sản phẩm đã hoànthành có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản trị chi phí sản xuấtcủa doanh
1.2 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí là một nguồn lực mất đi để đạt được một mục tiêu nhất định.Chi phí phát sinh luôn gắn liền với một không gian cụ thể Tài nguyên ở bất
kỳ một doanh nghiệp nào cũng khan hiếm nên các nhà quản trị luôn đặt ra câuhỏi chi phí phát sinh ở đâu với quy mô như thế nào và ảnh hưởng đến cáchoạt động khác như thế nào
Do vậy, xác định đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí là một đặctính quan trọng trong kế toán quản trị, bởi vì nó không chỉ đơn thuần phục vụcông tác tính giá mà còn liên quan đến công tác tổ chức dữ liệu, phục vụ cácnhu cầu khác của nhà quản trị
Trang 27a Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợpchi phí Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định giới hạn các
bộ phận chịu chi phí hoặc các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tínhgiá thành Khái niệm này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc cácngành kinh doanh khác Trên một góc độ chung, có hai biểu hiện về đối tượngtập hợp chi phí, đó là: Các trng tâm chi phí và sản phẩm hoặc nhóm sản phẩmcùng loại
- Các trung tâm chi phí là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhàquản trị ở bộ phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinhtrong kỳ Trong doanh nghiệp sản xuất, trung tâm chi phí có thể là từng phânxưởng, từng đội sản xuất, đơn vị sản xuất,…Mỗi phân xưởng có thể là mộtgiai đoạn công nghệ trong quy trình sản xuất ở doanh nghiệp, hoặc có thểhoàn thành công việc có tính độc lập nào đó
- Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một công việc ví dụ nhưđơn đặt hang hay một hoạt động, một chương trình nào đó,…Đối tượng tậphợp chi phí trong trường hợp này thường không quan tâm đến bộ phận phátsinh chi phí mà quan tâm chi phí phát sinh cho công việc gì, ở hoạt động nào.Khi đó, người quản trị có thể so sánh, đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, cáchoạt động với nhau
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng giúp công tác tính giá thành sản phẩm hợp lý; từ đó cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm nhằm giúp cho quản trị sản xuất, quản trị chi phí theo đối tượng chi phí hiệu quả hơn.
b Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Tập hợp trực tiếp cho đối tượng chiphí Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối
Trang 28tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép banđầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào đối tượng tập hợp chi phísản xuất có liên quan
- Phương pháp tập hợp gián tiếp: tập hợp chung cho nhiều đối tượngchi phí, sau đó phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý.Phương pháp này áp dụng khi một lại chi phí liên quan đến nhiều đối tượngtập hợp chi phí, không thể tập hợp cho từng đối tượng được Trường hợp nàyphải lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để tiến hành phân bổ chi phí chotừng đối tượng liên quan theo công thức
Công thức:
Ci Ti C xti
Trong đó:
- Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i
- C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ
- Ti: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
- ti: Đại lượng cảu tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i
Áp dụng phương pháp này tính chính xác tùy thuộc vào việc lựa chọntiêu chuẩn phân bổ, do đó căn cứ vào đặc điểm sản xuất, trình độ yêu cầuquản lý và đặc điểm chi phí để lựa chọn phù hợp
Thông thường các chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, nhân công trựctiếp trong các doanh nghiệp sản xuất được tập hợp trực tiếp cho đối tượng chiphí, còn chi phí sản xuất chung thường liên quan đến nhiều đối tượng chi phínên được tập hợp chung, sau đó phân bổ cho từng đối tượng chi phí theo chiphí trực tiếp
Để giúp quản trị chi phí hữu hiệu, doanh nghiệp nên hạn chế các phương pháp tập hợp gián tiếp nếu có thể, nhằm tránh xác định không hợp lý
Trang 29chi phí cho đối tượng chịu phí, vì việc tập hợp chung sau đó phân bổ sẽ làm sai lệch chi phí gắn với đối tượng chịu chi phí Với những chi phí không thể tập hợp trực tiếp, cần chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhằm gán chi phí chung cho đối tượng chi phí theo cách hợp lý, sát với thực tế.
1.2.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí
a Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo các phương pháp truyền thống
Phương pháp tính giá truyền thống là phương pháp mà giá thành sảnphẩm bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quy trình sản xuất Đây làphương pháp dựa trên ý tưởng quá trình cung cấp sản phẩm tại nơi sản xuất
là sự kết hợp lao động với các tư liệu sản xuất để chế biến nguyên liệu vậtliệu cấu thành nên sản phẩm có thể bán được Vì vậy, giá thành của sản phẩmtạo ra từ quá trình sản xuất phải dựa trên toàn bộ các chi phí để cung cấp sảnphẩm đó
* Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
+ Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp toàn bộ cần quan tâm đếntính trực tiếp hay gián tiếp của chi phí
+ Tập hợp chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp cho mỗi đối tượng chi phí
+ Tập hợp chi phí gián tiếp: các chi phí NVLTT, NCTT, SXC nếu liênquan đến nhiều đối tượng chi phí thì cần tập hợp chung rồi phân bổ theo tiêuthức thích hợp Cần chú ý chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhằm tính hợp lý chiphí cho đối tượng chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành hợp lý
- Tổng hợp chi phí
- Tổng hợp chi phí theo công việc
Trang 30CP đƣợc sản xuất trực tiếp vàphân bổ cho từng công việc cụ thể
b Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Trang 31Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, phân bổ chi phí sản xuấttrong kỳ mà sản phẩm làm dở dang cuối kỳ phải chịu Việc đánh giá sản phẩm
dỡ dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Do đó, muốn đánh giá sản phẩm dở dang chính xác, trước hết phải kiểm kêchính xác số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ sau đó tùy tính chất sản xuất vàphương pháp kế toán tập hợp mà Công ty vận dụng phương pháp đánh giásản phẩm dở dang thích hợp
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu
chính
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính,nghĩa là trong sản phẩm dở dang chỉ có nguyên vật liệu chính, các chi phíkhác tính cả cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ chịu
Qdck: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Điều kiện áp dụng: sản phẩm sản xuất có chi phí nguyên liệu, vật liệuchiếm tỷ trọng lớn, khối lượng làm dở ít và tương đối ổn định giữa đầu kỳ vàcuối kỳ
- Phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng hoàn thành tương
đương
Căn cứ vào mức độ hoàn thành sản phẩm ở từng giai đoạn công nghệ đểtính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành
Trang 32Nguyên tắc đánh giá:
Trang 33+ Chi phí bỏ vào lần đầu của giai đoạn cần xác định sản phẩm dở dang được đánh giá theo công thức:
Cdck(nlc) = Cd®k + Cnlc
x Qdck
Qtp Cdck+ Các chi phí khác bỏ dần theo mức độ gia công chế biến (gọi chung là chi phí chế biến) của giai đoạn đó được xác định theo công thức:
Cd®k + Ccb Cdck =
Qtp C dck x %HT xQdck x %HT
Trong đó: Ccb: Chi phí chế biến phát sinh
%HT: Mức độ hoàn thành tương đương
- Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức
- Tính giá thành sản phẩm theo công việc
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm
sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành
- Tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất
Khi xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạncuối cùng thì nên chọn phương pháp này Với i là số giai đoạn sản xuất, i=1…n
Trang 34* Thông tin giá thành phục vụ quản trị chi phí sản xuất
Tính giá thành theo phương pháp truyền thống cung cấp các thông tinđầy đủ về chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục chiphí, qua đó giúp cho quản trị chi phí theo từng loại chi phí Chi phí chung ítbiến động trong khi chi phí trực tiếp thì có thể thay đổi khi cần thiết, do đónhà quản trị có thể cân nhắc để loại trừ bớt hay gia tăng chi phí trực tiếp tùytheo mục đích thu gọn quy mô sản xuất hay mở rộng quy mô để tăng lợinhuận
b Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp dựa vào hoạt động (còn được gọi là phương pháp ABC)
Phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động ra đời nhằm khắcphục những hạn chế của hệ thống tính giá truyền thống trong việc phân bổ chiphí sản xuất chung Phương pháp ABC nhấn mạnh các hoạt động như lànhững đối tượng tập hợp chi phí chủ yếu theo hoạt động này sau đó sẽ phân
bổ cho những đối tượng tính giá thành theo số lượng các hoạt động mà cácđối tượng này sử dụng
Phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) giúp chocách tính giá thành chính xác hơn phương pháp truyền thống về các nguồnlực mà doanh nghiệp đã hao phí cho từng chủng loại mặt hàng Phương phápABC xác định đối tượng tập hợp chi phí là các hoạt động, mỗi hoạt động
Trang 35được hiểu là nơi phát sinh chi phí trong doanh nghiệp, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho quản trị chi phí theo nguồn phát sinh, theo hoạt động sản xuất.
Nội dung của quy trình tính giá theo phương pháp ABC trong doanh nghiệp sản xuất
Khi mô tả về nội dung của quy trình tính giá theo phương pháp ABCtrong doanh nghiệp sản xuất, nhiều tác giả đã chia ra thành các bước khácnhau nhưng nhìn chung đều thống nhất từ nhận diện hoạt động đến nhận diệnnguồn phát sinh chi phí và cuối cùng là tính toán chi phí cho sản phẩm Cụthể hơn, việc thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi phảithực hiện bởi nhiều hoạt động Để thực hiện các hoạt động này, cần thiết phảimua và sử dụng các nguồn lực Việc mua và sử dụng các nguồn lực này làmphát sinh các chi phí Nói theo cách khác, lý thuyết về ABC cho rằng cácnguồn lực tiêu hao sinh ra chi phí, hoạt động tiêu hao nguồn lực, sản phẩm vàdịch vụ tiêu tốn các hoạt động Sơ đồ sau sẽ cho ta cái nhìn khái quát về lýthuyết này
Chi phí
Tiêu hao nguồn lực
Hoạt động
Sản phẩm, dịch vụ,…
Sơ đồ 1.3 Lý thuyết về ABC Colin Drury (2001)
Để hiểu rõ hơn về lý thuyết này, cần thiết phải tiếp tục xem xét ABCmột các chi tiết hơn thông qua các bước thực hiện của nó
Trang 36Nhìn chung có rất nhiều tài liệu mô phỏng về chu trình ABC Tuynhiên, tất cả các tài liệu này đều thống nhất về các bước chính của chu trìnhnày Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả xin khái quát về sơ đồ ABCnhư sau
tiếp
Chi phí phân bổ hoạt
động
ĐỐI TƯỢNG CHỊU CHI PHÍ
Sơ đồ 1.4 Mô hình của phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
(Nguồn: Trương Bá Thanh và Cộng sự, 2008)
* Xác định các hoạt động chính
Hoạt động bao gồm sự kết hợp của nhiều công việc và được mô tả bởinhững hành động liên kết với đối tượng chịu phí Những hoạt động điển hìnhnhư: Lên kế hoạch sản xuất, lắp đặt máy, mua vật tư, kiểm tra chất lượng vậttư,… Các hoạt động này được xác định thông qua việc phân tích ban đầu,kiểm tra thực tế khu vực làm việc, thực hiện phỏng vấn những nhân viên liênquan hoặc yêu cầu những nhân viên mô tả việc sử dụng thời gian của nhânviên này cho những công việc gì và như thế nào? Hoặc phỏng vấn những
Trang 37người quản lý về công việc và khu vực làm việc của nhân viên mà họ đangquản lý Những câu hỏi phỏng vấn được sử dụng nhằm xác định các hoạtđộng, thông tin thu thập được từ những câu hỏi đã đưa ra sẽ là cơ sở cho việcxây dựng danh sách các hoạt động cũng như cung cấp các thông tin hữu íchcho việc phân bổ chi phí các nguồn lực đến các hoạt động riêng biệt.
Trong giai đoạn này thông thường sẽ có rất nhiều công việc chi tiếtđược xác định, nhưng sau khi phỏng vấn xong, những hoạt động này sẽ đượckết hợp lại với nhau để tạo thành những hoạt động chính Hoạt động chínhđược chọn ở mỗi cấp độ được xem là hợp lý phải dựa trên cơ sở cân nhắcgiữa chi phí bỏ ra cho việc theo dõi hoạt động này và nhu cầu về tính chínhxác của thông tin chi phí được cung cấp
Việc lựa chọn các hoạt động thông thường còn bị ảnh hưởng bởi yếu tốgiá trị của khoản chi phí và nó phải có tiêu thức phân bổ riêng để đáp ứng việcxác định chi phí của hoạt động một cách thỏa đáng
Một trong những cách hữu dụng khi người ta nghĩ đến việc xác địnhcác hoạt dộng và cách để kết hợp chúng lại với nhau là việc thiết lập chúngtrong năm cấp độ hoạt động (Activity hierarchies):
- Hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm (Unit-level activities): loại hoạtđộng này được sử dụng mỗi lúc mà đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc tiêuthụ Chi phí của cấp độ này bao gồm chi phí lao động trực tiếp, nguyên vậtliệu trực tiếp, điện năng,…và những chi phí tiêu hao nguồn lực tương ứng với
số giờ máy sản xuất
- Hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm (Batch-level activities): Cấp độ nàyđược diễn ra khi có một lô hàng được sản xuất, chi phí ở cấp độ lô sản phẩmbiến đổi tùy theo số lượng lô sản phẩm được sản xuất Cấp độ này gồm cáchoạt động: Hoạt động khởi động máy, xử lý đơn hàng, lập kế hoạch sản xuất
và vận chuyển nguyên vật liệu
Trang 38- Hoạt động ở cấp độ sản phẩm (Product-sustaining activities): Nhữnghoạt động được thực hiện được dành riêng cho việc sản xuất hoặc tiêu thụcho những sản phẩm riêng biệt Những hoạt động này có thể là thiết kế mộtsản phẩm, quảng cáo cho một sản phẩm hay cập nhật một tính năng cho mộtsản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật cung cấp riêng cho sản phẩm, thiết kế lại một chutrình sản xuất của một sản phẩm riêng biệt
- Hoạt động ở cấp độ khách hàng (Customer-level activities): Những hoạtđộng liên quan đến những khách hàng riêng biệt Năm 1998, Kaplan và Cooper
đã mở rộng ý tưởng với trường hợp khách hàng là đối tượng chịu phí
- Hoạt động ở cấp độ khu vực hoặc toàn doanh nghiệp (Area orgeneral-operations-level activity): Hoạt động này được thực hiện mà khôngquan tâm đến khách hàng nào được phục vụ hoặc sản phẩm nào được sảnxuất hoặc bao nhiêu lô sản phẩm được sản xuất hoặc bao nhiêu sản phẩmđược làm ra Hoạt động này gắn liền với toàn bộ hoạt động của khu vực hoặctoàn bộ doanh nghiệp
Khi thực hiện kết hợp các hoạt động trong hệ thống ABC, các hoạtđộng nên được gộp lại với nhau ở những cấp độ phù hợp Hoạt động ở cấp độ
lô sản phẩm không nên gộp với các hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm, haykhông nên gộp các hoạt động ở cấp độ sản phẩm với các hoạt động ở cấp độ
lô sản phẩm,… nhìn chung, chỉ nên gộp những hoạt động trong cùng một cấp
độ mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chu trình làm việc
* Tập hợp chi phí cho từng hoạt động.
Theo phương pháp ABC, toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến cáchoạt động được chia thành hai loại: Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trựctiếp đến từng đối tượng hay hoạt động thì tập hợp trực tiếp đến đối tượng hayhoạt động đó Chi phí gián tiếp là những chi phí như chi phí điện, nước, lươnglao động gián tiếp…liên quan đến nhiều hoạt động, do đó các chi
Trang 39phí này cần phân bổ cho các hoạt động một cách trực tiếp hay gián tiếp Nếuquy nạp trực tiếp, ta thực hiện bằng cách hỏi nhân viên để có được ước tínhhợp lý của nguồn nhân lực được tiêu dùng cho mỗi hoạt động là bao nhiêu.Nếu phân bổ gián tiếp đến từng hoạt động thì những tiêu thức phân bổ chi phítrong giai đoạn này phải được ấn định đối với từng nhóm chi phí dựa trên tiêuchí các nguồn phát sinh chi phí Ví dụ chi phí lương có thể được tác động bởithời gian mà người nhân viên sử dụng cho hoạt động này.
Xác định chi phí của từng trung tâm hoạt động bằng cách thiết lập matrận Chi phí – Hoạt động (EDA) Theo ma trận này, các nhóm chi phí biểudiễn theo cột và các hoạt động được biểu diễn theo hàng Nếu hoạt động i có
sử dụng loại chi phí j đánh dấu vào ô i,j Sau đó thay thế những dấu đã đánhbằng một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này được ước lượng bằng cách sử dụng mộttrong các phương pháp sau sao cho tổng các cột của ma trận EDA bằng 1 Có
ba phương pháp được sử dụng trong việc tính toán những tỷ lệ này, có mức
độ chính xác theo thứ tự là: Ước đoán, đánh giá hệ thống và thu thập dữ liệuthực tế
- Phương pháp ước đoán: Phương pháp này được sử dụng trong trường
hợp không có số liệu thực tế hoặc việc thu thập số liệu thực tế sẽ rất tốn kém
Phương pháp ước tính được thực hiện bằng cách phối hợp giữa nhà quản lýtài chính, bộ phận quản lý và các nhân viên chức năng có quan hệ trực tiếpđến hoạt động Nhóm này có thể cung cấp tỷ lệ ước đoán về tỷ lệ chi phí phân
bổ của phương pháp ABC Mức độ chính xác của phương pháp này dựa trên
sự phối hợp của các bộ phận và kiến thức của họ
- Phương pháp đáng giá hệ thống: Đây là một cách tiếp cận khoa học
hơn để xác định tỷ lệ chi phí bằng cách sử dụng kỹ thuật hệ thống như quấtrình phân tích thứ bậc (AHP – Analic Hierarchical Process) AHP là công cụthích hợp cho việc sử lý các ý kiến chủ quan thành những thông tin đại diện
Trang 40Ví dụ, doanh nghiệp cần phân bổ chi phí nhiên liệu cho 3 hoạt động là bánhàng, phân phối và bảo trì Thông qua việc đặt câu hỏi cho những bộ phận sửdụng nguồn lực này và yêu cầu họ đánh giá về tỷ lệ nhiên liệu sử dụng trongmột thời gian nhất định, AHP có thể đưa ra được tỷ lệ chi phí này và phân bổchúng cho từng hoạt động AHP cũng có thể sử dụng trong giai đoạn phân bổchi phí từ các hoạt động cho sản phẩm
- Phương pháp thu thập dữ liệu thực tế: Đây là phương pháp chính xác
nhất nhưng cũng tốn nhiều chi phí nhất để tính toán tỷ lệ dựa trên việc thuthập số liệu thực tế Trong hầu hết các trường hợp, thủ tục thu thập số liệuphải dược xây dựng và phải mua các thiết bị thu thập số liệu Hơn nữa, việcthu thập số liệu phải đúng thời điểm và người thu thập số liệu đòi hỏi phải có
kỹ năng nhất định Kết quả thường được phân tích bằng các công cụ thống
kê Ví dụ, lấy mẫu công việc có thể được sử dụng để ước tính tỷ lệ thời giangiám sát việc sản xuất một sản phẩm nhất định Trong trường hợp này, cán bộgiám sát sẽ được phỏng vấn vào những thời điểm ngẫu nhiên để xác định sảnphẩm đang được giám sát Những thông tin cần thiết có thể được dựa trênnhững dữ liệu này
Để có được giá trị bằng tiền của từng hoạt động, chúng ta áp dụng côngthức sau:
∑
Với:
TCA(i) = Tổng chi phí của hoạt động i
M = Số loại chi phí
Chi phí (j) = Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j
EAD (i,j) = Hệ số tỉ lệ ở ô i, j của ma trận EAD