Trong quá trình thực tập tại công ty CPTP Đức Việt, thông qua thực tiễn côngviệc thực tập kết hợp với phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập
Trang 1TÓM LƯỢC
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế trong khu vực
và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, cơ hộikinh doanh ngày càng lớn, tuy nhiên sự cạnh tranh sẽ càng ngày càng trở nên khốc liệthơn Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa tạo thách thức cho các doanh nghiệp phát triểnvươn lên vị trí dẫn đầu trên thị trường
Trong quá trình thực tập tại công ty CPTP Đức Việt, thông qua thực tiễn côngviệc thực tập kết hợp với phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua nguồn dữ liệu
sơ cấp và thứ cấp thu thập được em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt trên thị trường miền Bắc” làm
đề tài khóa luận
Đầu tiên khóa luận nêu tổng quan về các vấn đề nghiên cứu như: Tính cấp thiếtcủa đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vinghiên cứu và kết cấu của khóa luận
Sau đó hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại, hệ thốngcác chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm xúc xích, những nhân tố thuộc thịtrường tác động đến phát triển thương mại sản phẩm xúc xích
Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúcxích trên thị trường miền Bắc của công ty CPTP Đức Việt,qua đó đưa ra được nhữngthành công về Sản lượng tiêu thụ của công ty về quy mô thương mại và ý thức đượcnâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Bên cạnh một số thành công nhất định thìquá trình phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty còn những hạn chế tốc
độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, hạn chế trong công tác tiếp thị, giới thiệu sảnphẩm Kết hợp với những dự báo và định hướng phát triển thương mại sản phẩm xúcxích trên thị trường miền Bắc của công ty trong giai đoạn 2013 đến 2015 đề xuất cácgiải pháp về : Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách sảnphẩm theo hướng đa dạng hóa để mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng chính sách giá
cả linh hoạt,tăng cường công tác tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ, tăng cườngcông tác quảng bá, xúc tiến bán Đồng thời, đưa ra các kiến nghị với nhà nước về việctạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của doanhnghiệp, về chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm xúc xích, nhằm phát triển thươngmại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc của công ty CPTP Đức Việt
Trang 2Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới thầy giáo PGS.TS Hà Văn
Sự đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Đồngthời, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị thuộc công ty CPTP Đức Việt đã giúp đỡ
em, cung cấp số liệu cho em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình
Em xin cảm ơn thầy cô đã và đang công tác tại trường Đại học Thương Mại đã tạođiều kiện cho em được học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp,với sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy cô trong trường giúp em tiếp thunhững kiến thức, kinh nghiệm đáng quý và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Trong quá trình làm khóa luận em đã cố gắng hoàn thành khóa luận một cách tốtnhất, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý củacác thầy cô và của các bạn đọc
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Trịnh Hải Vân
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 2
3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
4 ĐỐI TƯỢNG,MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 6
Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM 7
1.1 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1.1 Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 7
1.1.2 Vai trò của việc phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 12
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.12 1.2.1 Những cơ sở và yêu cầu của phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 12
1.2.2 Các chính sách chủ yếu nhằm phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 14
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 17
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô 17
1.3.2 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 18
Trang 4Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN 20 THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 20
2.1 NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNGMIỀN BẮC 20
2.1.1 Những khái quát chung về Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt 20 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt 23
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 27
2.2.1 Phân tích những chỉ tiêu phản ánh hoạt động phát triển thương mại của công ty 27 2.2.2 Các chính sách và biện pháp mà công ty đã áp dụng nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trong thời gian qua (2011 – 2013) 30
2.3 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰCPHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 35
2.3.1 Các kết luận qua nghiên cứu 35 2.3.2 Các phát hiện qua nghiên cứu 36
Chương 3 CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 37
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚCXÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT ĐẾN NĂM 2015 VÀNHỮNG NĂM TIẾP THEO 37
3.1.1 Dự báo về thị trường sản phẩm xúc xích của công ty trong giai đoạn 2013-2015 37 3.1.2 Những mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 37
Trang 53.1.3 Những định hướng nhằm nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của
công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt đến năm 2015 và những năm tiếp theo 38
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY ĐÉN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 38
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 38
3.2.2 Xây dựng chính sách sản phẩm theo hướng đa dạng hóa để mở rộng thị trường tiêu thụ 39
3.2.3 Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt 40
3.2.4 Tăng cường công tác tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ 41
3.2.5.Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến bán hàng 41
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 41
3.3.1 Kiến nghị đến Bộ Thông tin và truyền thông 41
3.3.2 Kiến nghị đến hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật 42
3.4 Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 43
KẾT LUẬN 44 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 1.1 Các sản phẩm xúc xích của công ty
2 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013
3 Bảng 2.2 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc
6 Bảng 2.5 Hiệu quả thương mại (2011-2013)
7 Bảng 2.6 Chi phí sản xuất của doanh nghiệp (2011-2013)
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTP Đức Việt
giai đoạn 2011 – 2013
2 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu doanh thu xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm
Đức Việt trên thị trường miền Bắc từ năm 2011-2013
3 Biểu đồ 2.3 Thị phần sản phẩm xúc xích của một số công ty tại thị trường
miền Bắc năm 2013
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt
2 Sơ đồ 2.2 Mô hình kênh phân phối của Đức Việt
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
7 HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points
(Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)
8 TUV Rheinland Tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận thực phẩm của Đức
9 BM TRADA BM Trada Belarus (Tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận thực phẩm của Anh)
12 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầucủa con người cũng có sự nâng cao rõ rệt Thị trường tiêu dùng đòi hỏi khắt khe vàtính canh tranh khốc liệt đã khiến các doanh nghiệp của nước ta phải dần thích nghithay đổi các phương thức kinh doanh cũ sang các hình thức kinh doanh mới, đẩy mạnhphát triển thương mại sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Xét riêng thị trường Xúc xích - một sản phẩm fast food, cuộc sống đầy bận rộnđang khiến con người ngày càng xa rời những bữa cơm truyền thống và thay thế nó làthực phẩm ăn nhanh nhằm đảm bảo thời gian cho công việc Hòa chung nhịp sống bậnrộn đó các thành phố lớn với tốc độ phát triển nhanh chính là nơi thể hiện rõ nhất xuhướng thực phẩm fast food đang dần có vị thế vững chắc Thị trường miền Bắc với sứccuốn hút đầu tư mạnh mẽ cả trong và ngoài nước đang dần chứng tỏ một nguồn lợinhuận cực lớn cho những doanh nghiệp tiên phong chiếm lĩnh được nó Chính vì thế
mà không khó để chúng ta có thể nhận thấy tính cạnh tranh cực kỳ khốc liệt tại thịtrường này
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là công ty hoạt động trong lĩnh vực thựcphẩm fast food với sản phẩm được nhiều người biết đến nhất đó chính là XúcXích,được thành lập năm 2000 công ty nhanh chóng phát triển và không ngừng lớnmạnh Nắm được xu hướng phát triển nhu cầu thực phẩm fast food của thị trườngMiền Bắc, công ty đã xác định đây là thị trường chính mà công ty hướng tới trong quátrình xây dựng hình ảnh và chiếm lĩnh thị trường Nhưng đi đôi với sự màu mỡ đó làmột sự cạnh tranh cực kỳ ghê gớm đến từ các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực Chính
vì thế công ty cần đề ra những giải pháp hữu hiệu để phát triển thương mại sản phẩmthế mạnh của mình
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, em đã tìmhiểu về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và qua kết quả nghiên cứucủa bản thân cùng với sự giúp đỡ của quý công ty tác giả nhận thấy việc triển khai cácbiện pháp phát triển thương mại hàng hoá của công ty ít nhiều đã gặt hái được nhữngthành công, tuy nhiên hiệu quả chưa thật sự cao Xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp thiết
đó đặt ra cho doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt trên thị trường miền Bắc” là đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp phần giúp công ty mở
rộng thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 112.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện luận văn em có tham khảo một số công trình nghiêncứu khoa học của những năm trước Những công trình nghiên cứu hoặc có liên quangián tiếp hoặc liên quan trực tiếp tới đề tài
Đề tài 1:“Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại theo hướng tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS - TS Hà Văn Sự trường đại họcThương Mại chủ nhiệm (2004)
Đề tài đi sâu nghiên cứu những lý luận chung về phát triển thương mại, pháttriển thương mại nói chung gắn với phát triển bền vững Từ đó đưa ra các giải phápphát triển thương mại một cách bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Dựa trên sự tham khảo những lý luận chung về phát triển thương mại theohướng tiếp cận của tác giả, đề tài khóa luận của em đi nghiên cứu cụ thể PTTM mộtloại mặt hàng cụ thể đó là sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực pẩm Đức Việt
cụ thể hóa hơn, thu hẹp bớt phạm vi nghiên cứu
Đề tài 2: “ Giải pháp phát triển thị trường với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát của công ty gạch ốp lát Hà Nội”
Đề tài luận văn do sinh viên Hoàng Thị Kim Hiền - khoa Kinh Tế - trường đạihọc Thương Mại thực hiện năm 2008
Nội dung của đề tài nghiên cứu những lý thuyết chung về phát triển thị trường,thúc đẩy tiêu thụ và phát triển thị trường gắn với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nghiêncứu thực trạng chung của một Công ty và đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạtđộng đó Đề tài mới chỉ dừng lại ở hoạt động phát triển thị trường với đẩy mạnh tiêuthụ, đây chỉ là một khâu của hoạt động PTTM sản phẩm Khóa luận của em nghiêncứu toàn bộ hoạt động PTTM sản phẩm, không chỉ giới hạn ở phát triển thị trường,đẩy mạnh tiêu thụ, mà bao gồm toàn bộ các hoạt động khác, ngoài quy mô thị trườngcòn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả thương mại của sự phát triển
Đề tài 3:“Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc”
Luận văn tốt nghiệp do sinh viên Nguyễn Thị Tuyết (2009) Khoa Kinh Tế ĐHTM
-Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận chung nhất về PTTM Tìm hiểu tìnhhình PTTM mặt hàng thép và đưa ra các giải pháp cho hoạt động PTTM của sản phẩmnày trên thị trường miền Bắc Mặc dù sản phẩm nghiên cứu để tài của em là xúc xích
so với mặt hàng thép đều là những sản phẩm có tính đặc thù Nhưng xúc xích là sảnphẩm tương đối mới chưa thấy xuất hiện ở nhiều công trình nghiên cứu, vì thế khóaluận của em đã tập trung nghiên cứu sâu về mặt hàng này
Trang 12Điểm khác biệt nữa là đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu PTTM tại mộtcông ty cụ thể, đó là công ty cổ phầm thực phẩm Đức Việt để đưa ra những giải phápPTTM phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của công ty.
Đề tài 4: “Phát triển thương mại mặt hàng thiết bị điện trên thị trường miền Bắc của công ty của công ty TNHH thiết bị điện Việt á”
Đề tài khóa luận tốt nghiệp do sinh viên Vi Thị Hạnh – khoa Kinh tế - trườngđại học Thương Mại thực hiện năm 2012
Đề tài nghiên cứu lý giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắccủa ngành sữa cũng như nhu cầu tiêu dùng của mặt hàng thiết bị điện Từ đó có kiếnnghị với nhà nước những chính sách quản lý mặt hàng thiết bị điện nhằm phát triểnthương mại mặt hàng này Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính ứngdụng cao cho ngành và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền vững
Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính các thiết của vấn đề phải có nghiên cứusâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn chocác doanh nghiệp Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để phù hợp vớitình hình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra
Tuy nhiên, từ những vấn đề cấp thiết phải nghiên cứu phát triển thương mại trênthị trường miền Bắc nhưng vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về mặt hàng xúc xích,một sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay Từ đó thôi thúc em thực hiện đề tàikhóa luận này
3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty đi đến nhận thức được tính cấp
thiết của vấn đề nghiên cứu, em quyết định lựa chọn đề tài ″Phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính cơ bản sau:
Về lý luận: Khóa luận đưa ra tính cấp thiết khi nghiên cứu đề tài, tìm hiểu
một số công trình nghiên cứu đi trước,xác lập và tuyên bố vấn đề, mục tiêu vàphạm vi nghiên cứu của đề tài Tiếp theo, khóa luận đã trình bày các khái niệm liênquan đến vấn đề nghiên cứu : phát triển thương mại là gì? Nội dung phát triển thươngmại sản phẩm của doanh nghiệp? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triểnthương mại sản phẩm xúc xích? Đi tìm hiểu bản chất, mục tiêu, vai trò của pháttriển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền Bắc?
Về thực tiễn, đề tài đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đặt ra bao gồm:
- Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổphần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc trong những năm gần đâydiễn ra như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển thương mại sảnphẩm xúc xích?
Trang 13- Đâu là những thành công cũng như tồn tại trong quá trình PTTM sản phẩmxúc xích của công ty? Nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế đó ?
- Giải pháp nào để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm không ngừng pháttriển thương mại sản phẩm xúc xích trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần thựcphẩm Đức Việt trong những năm tiếp theo ?
4 ĐỐI TƯỢNG,MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận và thực tiễn phát triển thương mại sảnphẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt tại thị trường miền Bắc
- Mục tiêu nghiên cứu:
+Mục tiêu chung: Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triểnthương mại sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thịtrường miền Bắc
+Mục tiêu cụ thể:
Về phía doanh nghiệp: Qua nghiên cứu và khảo sát đánh giá thực trạng pháttriển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt sẽ chỉ ra được nhữngtồn tại, hạn chế và nguyên nhân vấn đề trọng tâm cần giải quyết về công tác nghiêncứu, giả pháp phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích Từ
đó đề xuất được một số giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúcxích của công ty CPTP Đức Việt trên thị trường miền Bắc như: nghiên cứu thị trường,
đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng mức giá cả sản phẩm linh hoạt, quảng bá xúc tiếnthương mại,…
Về phía các cơ quan ngoài doanh nghiệp: Khóa luận đề xuất một số kiến nghị
đối với nhà nước và các cơ quan có liên quan về các chính sách, về luật pháp…nhằmpháp triển thương mại sản phẩm xúc xích của công ty CPTP Đức Việt nói riêng, cácdoanh nghiệp sản xuất thực phẩm nói chung
- Phạm vi nghiên cứu:
+Về mặt nội dung: Bài khóa luận tập tập trung đi tìm hiểu về các chính sách,biện pháp mà công ty đã áp dụng nhằm phát triển thương mại sản phẩm xúc xích như:chính sách về sản phẩm, chính sách về giá, chính sách về kênh phân phối, chính sách
về xúc tiến, chính sách về nguồn nhân lực; đồng thời có những đánh giá về các chínhsách này
+Về mặt không gian: Tập trung nghiên cứu điển hình ở Công ty cổ phần thựcphẩm Đức Việt.Với phạm vi thị trường giới hạn trên thị trường miền Bắc
+Về mặt thời gian: Khóa luận nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sảnphẩm xúc xích, số liệu nghiên cứu được thu thập tại Công ty cổ phần thực phẩm Đức
Trang 14Việt trong giai đoạn 2010-2013 Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta vẫn chịu ảnhhưởng sâu sắc của khủng hoảng kinh tế,điều này ảnh hưởng lớn đến tình hình kinhdoanh của Công ty Bài khóa luận cũng đưa ra các kiến nghị và đề xuất giải pháp pháttriển thương mại sản phẩm xúc xích của Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt đếnnăm 2015 và những năm tiếp theo.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu là hệ thống các cách thức, mục đích, nội dung tiếnhành thu thập phân tích các thông tin có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
Cụ thể ở đây là làm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trên thịtrường miền Bắc, tìm ra những tồn tại, nguyên nhân của thực trạng nghiên cứu đó Để
có thể làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng, phương pháp
để thu thập, xử lý phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp, làm việc cụ thể, kỹ năng tổnghợp tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào thu thập, xử
lý và tổng hợp phân tích như sau:
Phương pháp luận:
- Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu
phản ánh phát triển thương mại sản phẩm chăm sóc tóc và thực trạng phát triển thươngmại trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp trongnước và quốc tế
- Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp duy vật lịch sử, nghiên cứu phát
triển thương mại sản phẩm chăm sóc tóc trong nền kinh tế thị trường hiện nay, pháttriển thương mại cũng phải tuân theo các quy luật kinh tế hiện tại Ngoài ra phải phântích đánh giá phát triển thương mại phù hợp với điều kiện lịch sử, gắn với tình hìnhkinh tế xã hội của đất nước, với đặc điểm của môi trường kinh doanh mỗi thời kỳ
Các phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập dữ liệu.
+Thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình thực hiện đã thu thập được các dữ liệu thứ cấp sau:
Nguồn bên trong doanh nghiệp:
Các tài liệu lưu hành nội bộ của công ty như hồ sơ công ty cổ phần thựcphẩm Đức Việt
Các số liệu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như báo cáotài chính của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt
Nguồn bên ngoài doanh nghiệp:
Bài giảng, Giáo trình của trường đại học thương mại, các tài liệu tham khảo
Các dữ liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố, báo, tạp chí, tập san, số liệuthống kê từ niêm gián thống kê
Trang 15Các tài liệu lưu trữ, hồ sơ, văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách của các cơquan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; chứng nhận, khen thưởng từ cáccấp, các ngành
Các thông tin trên truyền hình, internet, phát thanh
+Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực tế, thực trạng hoạt động sảnxuất,cung ứng sản phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trong quátrình hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi cho phép
- Phương pháp phân tích dữ liệu.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cần phải
sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh Đây là phương pháp hếtsức quan trọng và là khâu trọng yếu trong quá trình viết bài luận
- Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các sự vật hiện tượng thôngqua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượngkhác Phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhau hoặc
so sánh hoạt động thương sản phẩm xúc xích của công ty với các đối thủ cạnh tranh đểđánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm xúc xích trong giai đoạn hiện nay
- Phương pháp chỉ số
Các chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ trọng, thịphần tiêu thụ sản phẩm xúc xích trên các thị trường khác nhau từ đó đánh giá được cácvấn đề phát triển thương mại mặt hàng này
6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài Lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ,danh mục từ viết tắt, nghiên cứu, phần mở đầu thì kết cấu đề tài của tôi được chia làm
3 chương Trong đó:
- Chương 1 Một số lý luận cơ bản về việc phát triển thương mại và hoạt động
phát triển thương mại sản phẩm
- Chương 2 Thực trạng hoạt động phát triển thương mại sản phẩm xúc xích
của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc
- Chương 3 Các đề xuất và kiến nghị triển nhằm phát triểnthương mại sản
phẩm xúc xích của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt trên thị trường miền Bắc
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đặt ra trong khóa luận , trong kết cấu từngchương sẽ được chia thành nhiều mục nhỏ với nội dung gắn kết và bổ sung ý nghĩacho nhau
Trang 16Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM
1.1 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨMCỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp
a Khái niệm
- Khái niệm thương mại,thương mại hàng hóa và phát triển thương mại.
+Khái niệm thương mại
Theo Bộ môn kinh tế Thương mại trường Đại hoc kinh tế Thương mại (2006,tr.7)nêu rõ:“Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một khâucủa quá trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân,chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hànghóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận
Từ đó có thể rút ra khái niệm chung của Thương mại là: Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận.
Thương mại, tiếng Anh là “Commerce” , ngoài ra còn có thuật ngữ khác làTrade, tiếng Pháp “Commerce”, tiếng Latinh “Commercium”, về cơ bản các từ nàyđều được hiểu là buôn bán hàng hóa với mục đích sinh lợi
Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi:
“Hoạt động Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác”
+Khái niệm thương mại hàng hóa
Theo Bộ môn kinh tế Thương mại trường Đại hoc kinh tế Thương mại (2006,tr.7)
nêu rõ:“Thương mại hàng hoá là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất lâu trong lịch sử Thương mại hàng hoá là lĩnh vực trao đổi hàng hoá hữu hình, bao gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định.”
+Khái niệm phát triển thương mại
Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạtđộng thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thươngmại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu
- Khái niệm về thị trường và phát triển thị trường.
+ Khái niệm về thị trường
Trang 17Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các họcthuyết kinh tế Theo quan niệm cổ điển trước đây, thị trường được coi như một “cáichợ”, là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hoá
Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tácđộng qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói cáchkhác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, cácgiao dịch mua bán và các dịch vụ
Theo nhà Kinh tế học Samuelson (2011) cho rằng: Thị trường là một quá trìnhtrong đó người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau
để xác định giá cả và số lượng hàng hoá [2.Tr 66,67]
Theo Davidbegg (2008) cho rằng :Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quátrình thông qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyếtđịnh của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoàbằng sự điều chỉnh giá cả
Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và chínhxác hơn, làm rõ được bản chất thị trường Thị trường không chỉ bao gồm các mốiquan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán
+Thị trường miền Bắc
Có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để phân loại và phânđoạn thị trường của doanh nghiệp Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu thức này thườngđược xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết Theo phạm vi hoạtđộng thì thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường nội địa bao gồm các tỉnhthuộc khu vực phía Bắc được chia làm 3 tiêu vùng: miền núi phía Bắc gồm 13 tỉnh,trungtâm của khu vực là Thái Nguyên;Vùng Hà Nội gồm 7 tỉnh trong đó thành phố Hà Nội làtrung tâm của khu vực và cuối cùng là vùng duyên hải Bắc bộ
+ Khái niệm về phát triển thị trường
Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức biện pháp của doanh nghiệp đểđưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa.Phát triển thị trườngcủa doanh nghiệp bao gồm việc đưa sản phẩm hiện tại vào tiêu thụ ở thị trường mới;khai thác tốt thị trường hiện tại; nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường, đưa sản phẩmmới đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và khu vực thị trường mới
- Phân biệt giữa phát triển thương mại và phát triển thị trường của doanh nghiệp
Trang 18+Giống nhau
Phát triển thương mại và phát triển thị trường có điểm giống nhau đó là mụcđích cuối cùng đều đem lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp: tối đa hóa sảnphẩm tiêu thụ trên thị trường giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao
+Khác nhau
Phát triển thương mại sản phẩm: là hoạt động thực hiện trên một thị trườngmục tiêu cụ thể cố định,là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt độngthương mại trên thị trường Ngoài đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì hoạt động nàycòn có mục đích tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu
Phát triển thị trường: là đưa sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp vào tiêu thụthị trường mới,khai thác tốt thị trường hiện tại,nghiên cứu dự đoán nhu cầu thịtrường,đưa sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và khu vực thịtrường mới
b Chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm: để đánh giá sự phát triểnthương mại có thể có nhiều chỉ tiêu khác nhau Từ nội hàm phát triển thương mại tađưa ra 3 tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại là: phát triển thương mại về quy
mô, phát triển thương mại về chất lượng, hiệu quả thương mại Dựa trên 3 tiêu chí này,
ta có thể đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá như sau:
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại về quy mô.
+Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
Là khối lượng mặt hàng bán ra của doanh nghiệp trên thị trường Sản lượng tiêuthụ càng lớn chứng tỏ quy mô chứng tỏ doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp
có sức ảnh hưởng chi phối đến thị trường Nếu mặt hàng tiêu thụ tăng, chứng tỏ quy
mô thương mại mặt hàng tăng lên, mặt hàng đang ngày càng thâm nhập sâu vào thịtrường, mặt hàng đi nhanh vào khâu lưu thông tiêu dùng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Để đo lường sự tăng lên về sản lượng bài luận sử dụng chỉ tiêu:
Số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng: ∆yt = yt +1 - yt
Trong đó: ∆y là mức tăng tuyệt đối của sản lượng tiêu thụ kỳ hiện tại so với kỳ gốc
Yt+1 là số lượng bán kỳ hiện tại
Yt là số lượng bán kỳ gốc
∆y > 0 có nghĩa là quy mô doanh nghiệp đang được mở rộng Đây là dấu hiệutích cực đối với phát triển thương mại mặt hàng thiết bị điện
Số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng thể hiện sự thay đổi tuyệt đối của quy
mô thương mại trong 2 năm khác nhau hay sự mở rộng quy mô về thương mại nămsau so với năm trước
Trang 19Số lượng tăng tương đối của sản lượng (tốc độ tăng trưởng): gt =
ΔYY t
Y t−1 x 100% Trong đó: gt là tốc độ phát triển thương mại năm t ( % )
Số lượng tăng tương đối của sản lượng cho thấy hiệu quả tăng trưởng của 2 nămkhác nhau
+ Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu (T):
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô thương mại ở phạm vi doanh nghiệp Doanh thucủa doanh nghiệp là kết quả kinh doanh trong một kỳ hoặc một năm được xác địnhdựa vào giá bán là lượng sản phẩm doanh ngiệp bán ra Tốc độ tăng doanh thu là chỉ
số đo lường tăng doanh thu trong 2 thời kỳ khác nhau Công thức:
Tr 1 , P1, Q1 là doanh thu, giá bán và sản phẩm năm t +1
Tốc độ tăng doanh thu cho thấy sự mở rộng quy mô sản xuất qua các năm Tốc
độ tăng trưởng thương mại năm sau cao hơn năm trước nghĩa là quy mô thương mạiđược mở rộng
+Thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp: là tỷ trọng doanh thu sản phẩm của
doanh nghiệp trong tổng doanh thu sản phẩm đó của toàn thị trường Công thức:
Doanh thu của doanh nghiệp
D = x 100%
Doanh thu của toàn thị trường
Trong đó: D là thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của một doanh nghiệp là cơ sở dùng để xác định doanh nghiệp có tầmquan trọng như thế nào trong việc cung cấp sản phẩm đó trên thị trường, xác định vị tríthống lĩnh thị trường của doanh nghiệp dự báo hướng dẫn đến độc quyền
- Hệ thống đánh giá chỉ tiêu về mặt chất lượng
+Sự ổn định và bền vững thị trường , doanh thu: thể hiện ở sự gia tăng quy mô
có ổn định hay không, liên tục hay gián đoạn, đều đặn hay lúc cao lúc thấp Nó có thểđược biểu thị thông qua tốc độ tăng trưởng (g) Ở phạm vi vĩ mô, nếu thương mại pháttriển thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa sẽ tăng đều đặn qua các năm hay tốc độ tăngtrưởng năm sau luôn cao hơn năm trước ở tỷ lệ tương đương Ở phạm vi vi mô, là tốc
độ tăng giá trị thương mại hay doanh thu của doanh nghiệp ổn định và ngày càng giatăng qua các thời kỳ
Trang 20+Sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu trên thị trường:
Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng trong thương mại là sự thay đổi tỷ trọng sảnphẩm xúc xích của công ty Sự dịch chuyển cơ cấu mặt hàng phản ánh sự thích nghicủa doanh nghiệp so với nhu cầu thị trường Một cơ cấu sản phẩm phong phú và đadạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ thể hiện một hoạt động PTTM theo đúnghướng Sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường: thị trường của công ty được được dịchchuyển từ thị trường này sang thị trường khác tiềm năng hơn.Sự chuyển dịch trongphương thức và loại hình kinh doanh theo hướng ngày càng hiện đại: các phương thứckinh doanh bao gồm kinh doanh: qua bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa hồng, nhượng quyềnthương mại Loại hình kinh doanh gồm kinh doanh qua chợ, cửa hàng truyền thống,kinh doanh qua siêu thị, trung tâm thương mại, kinh doanh qua mạng, sàn giao dịch
Sự phát triển thương mại về mặt chất lượng thể hiện qua phương thức kinh doanh hiệnđại như nhượng quyền thương mại sẽ ngày càng phổ biến, những loại hình kinh doanhhiện đại như kinh doanh qua siêu thị, trung tâm thương mại, mạng, sàn giao dịch sẽngày càng phát triển, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng phương thức và loạihình kinh doanh này
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả thương mại là chỉ tiêu phản ánh kết quả so sánh giữa kết quả thu được
và những chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Thựcchất, đó là trình độ sử dụng nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quả chính
là cái mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại, do vậy, theo nghĩa rộnghiệu quả thương mại được thể hiện ở mục tiêu và phương tiện tổ chức quá trình traođổi hàng hóa, dịch vụ
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thường dùng là lợi nhuận Đây là chỉ tiêu phản ánh
rõ nét nhất mức độ hiệu quả của việc phát triển thương mại Dựa vào chỉ tiêu nàydoanh nghiệp có thể so sánh và đánh giá kết quả kinh doanh đạt được trên thực tế cósát với kế hoạch và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay không từ đó doanhnghiệp có thể biết được các sai lệch trong thực tế và có kế hoạch điều chỉnh trongtương lai phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được
Công thức hiệu quả thương mại:
HQ = KQ/CF
Trong đó: KQ: là kết quả, có thể được tính bằng doanh thu hoặc lợi nhuậnDT: là doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
CF: chi phí sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
Đây là các chỉ tiêu tương đối phức tạp, khó tính chính xác vì các hoạt độngthương mại của doanh nghiệp không chỉ mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích trước
Trang 21mắt là lợi nhuận mà còn mang lại nhiều lợi ích vô hình khác cho doanh nghiệp như:nâng cao uy tín cho thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh
1.1.2 Vai trò của việc phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp.
a Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân.
Thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH HĐH nền kinh tế quốc gia: Phát triển thương mại giúp gắn kết sản xuất với tiêu dùng,
-từ đó giúp cho quá trình tái sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi, dòng vốn đượcluân chuyển tuần hoàn không xảy ra hiện tượng trì trệ, tắc nghẽn trong lưu thông Vìvậy góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của đất nước, đóng góp vào sự tăng trưởngcủa ngành thực phẩm nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung
- Phát triển thương mại mặt hàng giúp cho ngân sách nhà nước tăng lên, gópphần tăng trưởng kinh tế
- Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân,nâng cao chất lượng cuộc sống
- Góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác giữa các chủ thể kinh doanhtrong nước với các chủ thể kinh doanh nước ngoài: Bên cạnh yếu tố cạnh tranh gay gắtthì xu hướng hợp tác phát triển cũng xảy ra mạnh mẽ Các doanh nghiệp sản xuất trongnước luôn tìm những nhà đầu tư có thể mạnh về công nghệ cũng như mẫu mã để hợptác cùng phát triển Xu hướng đó sẽ giải quyết vấn đề phân công lao động và phâncông lao động quốc tế, và góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế
b Đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh: PTTM giúp doanh nghiệp
- Tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô củadoanh nghiệp trong quá trình phát triển
- Gắn liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy lưu thông hàng hoá tránh sự tắc nghẽntrong lưu thông, giải quyết vòng tuần hoàn sản xuất – lưu thông - phân phối – tiêu dùng
- Nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thịtrường tiêu thụ, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp
c Đối với người tiêu dùng.
- Đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người tiêu dung: Nhanh , chất lượng , giá phảichăng
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Những cơ sở và yêu cầu của phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp
- Dựa trên quan hệ cung - cầu thị trường
Trang 22Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trênthị trường Cầu xác định khối lượng cơ cấu của cung về hàng hóa: hàng hóa nào có cầuthì mới được cung ứng sản xuất; hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều (cầu lớn) thì sẽđược cung nhiều và ngược lại Đối với cung thì cung cũng có tác động kích thích cầu;những hàng hóa được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được
ưa thích bán chạy hơn, làm cho cầu của chúng tăng lên Như vậy, nếu nắm bắt đượcquan hệ cung - cầu về sản phẩm thì sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp có hiệu quả hơn Thực tế cho thấy hiện nay cầu về mặt hàng xúc xíchngày càng cao, bởi vì nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhịp sống nhanh đòihỏi một sản phẩm fast food ngon, bổ dưỡng
- Dựa trên năng lực hoạt động ( nguồn lực) của doanh nghiệp
Vốn luôn là yếu tố tiên quyết đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung vàhoạt động PTTM sản phẩm xúc xích nói riêng Đối với các doanh nghiệp vốn là yếu tốquyết định quy mô và kế hoạch phát triển, bởi khi doanh nghiệp có vốn lớn thì sẽ cólợi thế hơn trong việc phát triển thị trường, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩmtiêu thụ, cải tiến quá trình sản xuất kinh doanh của mình
Công nghệ là một trong yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Mặt hàng xúc xích của công ty cổ phàn thực phẩm Đức Việt là sảnphẩm mang hương vị Đức đòi hỏi công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ Đức Vậy đây làkhó khăn lớn cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Một doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ cao sẽ thúc đẩy hoạt độngPTTM phát triển một cách thuận lợi từ đó tạo ra sức mạnh cạnh tranh lớn
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp Xúc xích là sản phẩm yêu cầucao về chất lượng, nên thương hiệu chính là lời đảm bảo về chất lượng sản phẩm củadoanh nghiệp đối với người tiêu dùng
- Dựa trên lợi ích của nhà cung ứng.
Lợi ích của nhà cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cung ứng hànghóa Sự PTTM sản phẩm xúc xích và lợi ích của nhà cung ứng có mối quan hệ thuận
Khi nhà cung ứng được đảm bảo về lợi nhuận, quyền lợi khi tham gia các hợpđồng, tôn trọng trong kinh doanh sẽ đảm bảo nguồn nguyên liệu đàu vào cho công tytheo đúng kế hoạch Hoạt động cung ứng hàng hóa diễn ra càng liên tục thông thoángthì nhà cung ứng càng có lợi và ngược lại khi nhà cung ứng được thỏa mãn về mặt lợiích thì chất lượng cung ứng càng tốt hơn
- Dựa trên tiềm năng phát triển của sản phẩm.
Trang 23Sản phẩm xúc xích mà doanh nghiệp đang cung ứng có chất lượng, được tindùng, luôn được làm mới thương hiệu chắc chắn có tiềm năng phát triển trong tươnglai thì đảm bảo hoạt động kinh doanh trong công ty trong tương lai
Tiềm năng phát triển của sản phẩm phụ thuộc vào chính bản thân sản phẩm, dựatrên công dụng, tính năng sản phẩm có phù hợp với xu hướng của thị trường và nhu cầucủa người tiêu dùng hay không, đó sẽ là căn cứ để kết luận về tiềm năng sản phẩm đó
- Dựa trên lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế xã hội.
Sản xuất sản phẩm xúc xích có lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ đó làlợi thế không nhỏ trong cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội Tuynhiên mỗi doanh nghiệp trong ngành lại có những lợi thế riêng nhất định Phát triểnthương mại trên cơ sở tận dụng được các lợi thế của ngành hàng sẽ đảm bảo chodoanh nghiệp phát triển và có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
- Dựa trên đường lối phát triển thương mại của Đảng và Nhà Nước.
Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tuân thủ pháp luật như luật cạnhtranh, luật thương mại, luật phá sản đảm bảo cho cạnh tranh công bằng, bình ổn kiinh
tế Đó là các cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp làm căn cứ cho định hướng hoạtđộng của doanh nghiệp, tránh rủi ro, thất bại không đáng có trên thị trường
Cũng như các mặt hàng khác, sản phẩm xúc xích cũng chịu tác động không nhỏ
từ đường lối mà cụ thể là các chính sách phát triển của nhà nước Các chính sách củanhà nước có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự PTTM sản phẩm xúcxích Các doanh nghiệp cũng thường đề ra các chiến lược phát triển dựa trên đường lốicủa đảng và nhà nước
1.2.2 Các chính sách chủ yếu nhằm phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp
- Chính sách về sản phẩm
+Lựa chọn và phát triển lợi thế sản phẩm:
Trong cơ chế thị trường hầu hết các doanh nghiệp điều áp dụng chiến lược kinhdoanh chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hóa, vì thế việc lựa chọn và phát triển lợithế sản phẩm kinh doanh là rất quan trọng Muốn kinh doanh có hiệu quả đòi hỏidoanh nghiệp phải xác định cho mình lợi thế sản phẩm hợp lý, nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất Lựa chọn và phát triển lợi thế sảnphẩm là nền tảng, là sự cần thiết của chiến lược kinh doanh Chỉ khi lựa chọn được lợithế sản phẩm doanh nghiệp mới có phương hướng đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản xuấthàng loạt
+Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính năng sản phẩm, tuổi thọ, độ an toàn của sản phẩm
Trang 24Nền kinh tế thị trường, với sự tồn tại khách quan của quy luật cạnh tranh đã trởthành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nước nói chung và doanh nghiệp nóiriêng Bất kỳ doanh nghiệp nào dù muốn hay không cũng đều chịu sự chi phối của quyluật cạnh tranh Nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm cáchthích ứng với thị trường cả về không gian và thời gian, cả về chất lượng và số lượng.Cạnh tranh là động cơ buộc các doanh nghiệp tìm hiểu các giải pháp nâng các chấtlượng sản phẩm hay nói cách khác doanh nghiệp phải có một hệ thống quản lý chấtlượng sản phẩm một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ Nâng cao chất lượng sảnphẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm đó.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng uy tín của doanh nghiệp, giữ được kháchhàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển lâudài của doanh nghiệp Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nền sản xuất hànghoá không ngừng phát triển, mức sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu
về hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng, phong phú Trong điều kiện mà giá cả khôngcòn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang làcông cụ cạnh tranh hữu hiệu Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng caotính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chiphí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến các hoạtđộng, giảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa
+Phát triển mẫu mã ,bao bì sản phẩm:
Một sản phẩm có hình thức bao bì được thiết kế đẹp màu sắc bắt mắt sẽ thu hútngười tiêu dùng,kích thích tính tò mò,khiến người tiêu dùng muốn tìm tòi khámphá,dùng thử Bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảoquản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn của sảnphẩm với khách hàng và chức năng thương mại Cụ thể, hình thức bao bì sản phẩm thểhiện được những yếu tố của một nhãn hàng tốt:
Gợi mở một cái gì đó về đặc tính của sản phẩm chẳng hạn như lợi ích, giá trị
sử dụng của sản phẩm
Dễ phát âm, đánh vần và dễ nhớ
Dễ phân biệt với các nhãn hàng khác
Thích nghi với sản phẩm mới để có thể thêm vào dòng sản phẩm sẵn có củadoanh nghiệp
Đúng luật lệ để có thể đăng ký nhãn hàng với cơ quan có thẩm quyền
Đồng thời quá trình đóng gói cũng cần được lưu tâm.Đóng gói cần đảm nhiệmcác chức năng bảo vệ, kinh tế, thuận lợi và hỗ trợ bán hàng Lựa chọn bao bì sản phẩm
là cần thiết đối với việc xác định, miêu tả và xúc tiến sản phẩm Do đó, nhứng khía
Trang 25cạnh này cần được đề cập khi phát triển chính sách sản phẩm để có thể đáp ứng đượcđúng những nhu cầu của khách hàng mục tiêu (Philip Kotler ,1998 ) [4 Tr 367-370)
- Chính sách về giá
Giá cả không chỉ là một tham số trong marketing hỗn hợp mà còn là một yếu tốquan trọng trong quản lý hệ thống kênh phân phối,quyết định đến thành bại của doanhnghiệp Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm vềnguyên tắc,giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trịhàng hóa,theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả đượ chình thành tự phát trên thị trườngtheo sự thoả thuận giữa người mua và người bán Do đó,doanh nghiệp hoàn toàn cóthể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh phát triển thương mại sảnphẩm Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm đượcđông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm củamình Ngược lại,nếu định giá quá cao,người tiêu dùng không chấp nhận thì doanhnghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trong kho mà không tiêu thụ được.Mặt khác,nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm thấpdoanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùngloại trên thị trường.Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thểthu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.Từ đó dẫn đến thành công củadoanh nghiệp trên thị trường
- Chính sách về kênh phân phối
Kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêudùng Việc thiết lập được các kênh phân phối phù hợp sẽ đảm bảo đưa sản phẩm đếnvới khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất Những căn cứ để doanh nghiệp tổchức được các kênh phân phối phù hợp là:
Khối lượng nhu cầu thị trường và cơ cấu nhu cầu thị trường
Trạng thái thị trường
Tiềm lực và khả năng của doanh nghiệp
Đặc điểm ngành hàng sản xuất kinh doanh
Điều kiện giao thông vận tải
Phát huy thế mạnh kênh phân phối truyền thống, đồng thời mở rộng hệ thốngphân phối hiện đại Tăng cường liên kết hợp tác với các nhà phân phối trên cơ sở đôibên cùng có lợi nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh
- Chính sách về xúc tiến thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, một sản phẩm muốn tiêu thụ được thì phải đápứng tốt các yêu cầu của khách hành về giá cả, chất lượng và thị hiếu Song một sảnphẩm có chất lượng tốt giá cả chấp nhận được nhưng không được khách hàng biết đến
Trang 26thì khó có thể tiêu thụ được một cách nhanh chóng Quảng cáo là sử dụng các phươngtiện có khả năng truyền tin để truyền thông tin đã được định trước về sản phẩm, dịch
vụ hay về doanh nghiệp đến khách hàng Thực chất của chính sách quảng cáo là xâydựng kế hoạch truyền tin quảng cáo Về khâu xúc tiến thương mại, công ty có thể thuthập thông tin từ tài liệu, tạp chí thương mại quốc tế, tạp chí giá cả tin tức ngoạithương thăm dò thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, ngoài ra mua thông tin từ các tổchức tư vấn
- Chính sách về các nguồn lực
Đối với nguồn lực để phát triển sản phẩm xúc xích doanh nghiệp phải biết sửdụng theo hướng phát triển bền vững Nguồn lực của mỗi doanh nghiệp là dựa vàokhai thác hay có sẵn
+Về nguồn lực tài chính:
Doanh nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động thêm các nguồn vốnkhác ngoài vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay từ ngân hàng Doanh nghiệp đã huyđộng nguồn vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty đảm bảo mức lợi nhuận
để đầu tư và phát triển, tăng cường liên doanh với các công ty cung cấp nước ngoài
+Về nguồn lực:
Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế sản phẩm, cán bộ kinh doanh giỏi vềmarketing và phát triển thương mại Đây là lực lượng chủ yếu giúp công ty chuyển đổiphương thức sản xuất phù hợp, phát triển bền vững Chú trọng tạo dựng một đội ngũcông nhân đủ về số lượng, thạo về tay nghề đảm bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệmới, năng động sáng tạo
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢNPHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô
- Kinh tế và các chính sách kinh tế
Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu dân
cư sẽ tăng lên đồng nghĩa với một tương lai sáng sủa, điều này cũng có nghĩa là tốc dộtích luỹ vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên , mức độ hấp dẫn đầu tư và ngoàicũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt Thị trường được mở rộngđây chính là cơ hội tố cho những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, biết tự hoàn thiệnmình, không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường Nhưng nó cũng chính là tháchthức đối với những doanh nghiệp không có mục tiêu rõ ràng, không có chiến lược hợp
lý Ngoài ra, các yếu như: mức lãi suất,tỷ giá hối đoái, lạm phát,quan hệ giao lưu quốctế ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thương mại sản phẩm xúc xích của các doanh
Trang 27ngiệp kinh doanh trong lĩnh vực này nói chung và công ty cổ phần thực phẩm ĐứcViệt nói riêng.
- Nhân tố luật pháp
Luật pháp là một khung các nguyên tắc và luật lệ do xã hội quy định để điều tiếtcác hành vi của các thành viên trong xã hội trong đó có các hoạt động thương mại.Luật pháp liên quan đến các hoạt động trao đổi, buôn bán bao gồm các bộ luật vềthương mại, luật doanh nghệp thương mại và các bộ luật khác có liên quan đến pháttriển thương mại của doanh nghiệp như: luật khai thác và bảo vệ tài nguyên, môitrường, cấm tiêu thụ hàng trái phép, hàng nhái,
- Môi trường tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc pháttriển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Các nhân tố tự nhiên baogồm tài nguyên thiên nhiên,vị trí địa lý Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếchtrương sản phẩm,phát triển thương mại giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng,giớithiệu sản phẩm Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủđộng trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh,đápứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sảnxuất kinh doanh
1.3.2 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
- Thương hiệu với uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Trong cuộc cạnh tranh trên thương trường ngày càng gian nan, khắc nghiệt, đểtồn tại và phát triển, mỗi sản phẩm, doanh nghiệp cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó tạolập được thương hiệu có uy tín là một trong những bí quyết dẫn tới thành công
Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ củadoanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác Đối với người tiêu dùng ,
họ có thói quen sử dụng những sản phẩm mà mình đã quen sử dụng , những nhãn hiệu
có uy tín trên thị trường,…Và khi một thương hiệu đã được tin tưởng thì nó sẽ trởthành “tiềm lực vô hình” của doanh nghiệp thông qua việc giới thiệu truyền miệng củangười tiêu dùng ,việc này còn có tác dụng lớn hơn rất nhiều lần so với quảng cáo sảnphẩm Tuy nhiên, để có được một thương hiệu uy tín trên thị trường cần cả một quátrình nỗ lực phấn đấu trên nhiều mặt về cả thời gian , không gian , tài chính…
- Các nguồn lực của doanh nghiệp : Nguồn lực của một doanh nghiệp bao gồm:
nguồn nhân lực, tài sản vật chất, các nguồn lực vô hình Đây là nhóm yếu tố quyếtđịnh khả năng hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường;trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con người
+Nguồn nhân lực
Trang 28Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp,quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốcgia Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quanđến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranhtrên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v đều xuất phát từcon người Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trịcủa các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích đểquyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.
+Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máymóc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v Mỗi doanhnghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫnđiểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
- Các chính sách của doanh nghiệp
Các chính sách của doanh nghiệp chính là yếu tố quan trọng quyết định thànhbại của doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn phát triển thì cần có tầm nhìn sâu, rộngđưa ra những chính sách lâu dài , riêng biệt để tạo nên sự hấp dẫn sản phẩm của mình
- Các nhân tố khác
+Năng lực tài chính: Năng lực tài chính là số vốn mà công ty có và huy động đểPTTM Nguồn vốn đã giúp cho việc mở rộng thị phần , phát triển quy mô sản xuất,việc lưu thong hàng hóa trên thị trường của công ty diễn ra dẽ dàng hơn, nguồn vốnnày dùng để đào, tạo bồi dưỡng nhân lực cho công ty
+Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơbản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp, đó là hai yếu tố chất lượng và giá bán Khoa học công nghệ hiện đại ápdụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảmtối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm
+Hệ thống phân phối sản phẩm: Đây cũng là một yếu tố quyết định thành bạicủa doanh nghiệp.Hệ thống phân phối là cách thức mà doanh nghiệp đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng Việc thiết lập được hệ thống phân phối phù hợp sẽ đảm bảođưa sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất sẽ tạo ấn tượngtốt với khách hàng
Trang 29Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRÊN
THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
2.1 NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XÚC XÍCH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNGMIỀN BẮC
2.1.1 Những khái quát chung về Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt
a Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt.
- Giấy chứng nhận đầu tư số: 051 033 000 002 do UBND tỉnh Hưng Yên cấp
chứng nhận lần đầu ngày 30 tháng 6 năm 2008
- Tên giao dịch tiếng Anh: Duc Viet Food Joint Stock Company.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Nhà máy: Khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Điện thoại : 0321 970 229/230
- Fax : 0321 970 231/233
- Văn phòng đại diện tại Hà nội: Tòa nhà Seaprodex Hà Nội, 20 Láng Hạ,
phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
- Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh: Số 118 phố Nguyễn Thị Nhỏ, phường
b Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty
- Chức năng của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt :
+Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là công ty sản xuất thực phẩm hàng tiêudùng theo dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến được nhập khẩu từ CHLB Đức
+Công ty còn làm chức năng lưu thông hàng hóa, là đơn vị kết nối giữa sản xuất
và tiêu dùng hoạt động theo cơ chế thị trường
Trang 30+Là công ty thực hiện theo chế độ hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân ,cóquyền hạn và nghĩa vụ dân sự,tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanhcủa công ty,trong phạm vi vốn góp của các thành viên,có con dấu riêng và có tài khoản
mở tại ngân hàng Techcombank
- Nhiệm vụ của công ty:
+Công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng ngànhnghề,mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh
+Công ty còn có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, ký gửihàng hóa, tư vấn khách hàng
+Liên doanh , liên kết với các tổ chức kinh tế khác , tiến hành các hoạt độngkinh doanh ngành nghề ,các chế độ chính sách của nhà nước
+Thực hiễn nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ.Đồng thời công ty phải chịu tráchnhiệm về xác thực cá số liệu về hoạt động tài chính của công ty
+Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nhiệm vụ cụ thể sau:
Chiụ trách nhiệm về các hợp đồng đã ký với đối tác
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo hợp đồng đã ký:lương,bảo hiểm
Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, vệsinh an toàn thực phẩm
Thực hiện chế độ báo cáo thống kế, kế toán định kỳ và tuân thủ các quy địnhcủa nhà nước về thanh tra thuế, thanh tra tài chính
c.Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Công ty sử dụng cơ cấu tổ chức quản trị theo mô hình trực tuyến chức năng,theo mô hình này Hội đồng quả trị công ty trực tiếp điều hành mọi sản xuất kinh doanhthông qua ban Điều hành và Ban kiểm soát Công ty hoạt động trên cơ sở hoạt độngcủa 6 phòng ban (xem ở phụ lục 1)
d Sản phẩm chính của công ty
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuấtthực phẩm fast food với nhiều loại mặt hàng như:sản phẩm cát lát ( jăm bông,sườn hunkhói ), gia vị (mù tạt ), thịt tươi Nhưng dòng sản phẩm chính của công ty phải kểđến đó là xúc xích.Đây là dòng sản phẩm tiêu biểu đem lại thành công lớn nhất choĐức Việt
Xúc xích là hỗn hợp gồm thịt các loại được xay nhuyễn, nhào trộn kết hợp vớigia vị, phụ gia và các thàn phần khác Hỗn hợp này được định dạng trong một vật chứathường là các bao bì có kích thước khác nhau Sau đó chúng sẽ được chế biến thànhcác dạng xúc xích khác nhau.Và điều đặc biệt của xúc xích Đức Việt đó chính là
Trang 31hương vị Tất cả các dòng sản phẩm xúc xích của Đức Việt được sản xuất theo dâychuyền công nghệ Đức, với hương liệu nhập khẩu từ Đức, được hong khói từ gỗ sồigai nhập khẩu từ Đức sản xuất theo tiêu chuẩn xúc xích Đức.
Danh sách các sản phẩm xúc xích xem ở phụ lục 2
e Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn2011 – 2013
Là công ty sản xuất sản phẩm xúc xích tươi đầu tiên tại Việt Nam với hệ thốngnhà xưởng hiện đại, quy trình sản xuất tuân thủ khắt khe theo phương pháp truyềnthống của vùng Thueringen, sản phẩm của Đức Việt mang đậm hương vị của Đức, đặcbiệt sản phẩm được bảo quản bằng nước muối rất an toàn cho sức khỏe người tiêudùng nên dù phải cạnh tranh về giá với nhiều sản phẩm cùng loại của các công ty khácnhưng Đức Việt vẫn luôn là một thương hiệu được đánh giá cao trong trái tim ngườitiêu dùng Vì vậy, sản lượng tiêu dùng của Đức Viêt trong năm 2011-2013 vẫn tiếp tụctăng cao mặc dù kinh tế có nhiều biến động và không ổn định Điều này được thể hiệnqua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2011-2013 ( phụ lục 3)
Nguồn : Phòng kinh doanh
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTP Đức Việt giai
đoạn 2011 – 2013
Doanh thu năm 2011 là 114731 triệu đồng đến năm 2012 doanh thu của công tytăng đến 207599 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 80.9441215% tương ứng với 92868triệu đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 13459 triệu đồng (tăng 676 triệu đồng