công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt
a.Các nhân tố vĩ mô
Giai đoạn 2009-2011 là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế khiến việc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng chịu nhiều tác động bất lợi. Năm 2011, lạm phát ở mức cao kỷ lục 18,6% kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO; hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thô lỗ dẫn đến phá sản; thị trường chứng khoán, bất động sản đóng băng; vỡ nợ tín dụng đen xảy ra hàng loạt; giá cả các nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế như xăng dầu,điện,than có nhiều biến động đã ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế của nước ta...Để khắc phục những hạn chế,yếu kém về mặt kinh tế vĩ mô,tháng 2/2011 chính phủ Việt Nam đã có Nghị Quyết số 11 tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô,đảm bảo an sinh xã hội với 6 gói các biện pháp bao gồm:”thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính chất thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội;nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”. Đây cũng là những năm đầu tiên mà Đức Việt chuyển đổi từ công ty TNHH sang hình thức công ty cổ phần. Gặp nhiều thách thức và khó khăn, nhưng với mô hình quản lý hiệu quả, chiến lược sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hợp lý và nỗ lực của ban quản trị cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Đức Việt đã dần thích nghi với thị trường và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đạt được những kết quả kinh doanh khả quan.
Lãi suất cho vay của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng tăng ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty. Công ty hiện đang trả tiền cho các chuyên gia nước ngaoif bằng USD và nhập khẩu các nguyên liệu, phụ liệu từ châu Âu theo đồng EUR. Các hợp đồng kí với đối tác thường trước một khoảng thời gian dài, do vậy những biến động này càng làm rủi ro đối với công ty tăng cao.
Quy định về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước có tác động trực tiếp tới chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Đây có thể coi là một nguyên nhân dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên. Một số loại nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu của công ty thường chịu mức thuế nhập khẩu từ 10 tới 15%, chi phí thuế nhập khẩu sẽ được hạch toán vào khoản mục chi phí thuế phải nộp của công ty trong báo cáo kết quả kinh doanh và phát sinh tăng chi phí sản xuất kinh doanh là điều tất yếu. Chi nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN là một khoản mục chi phí không nhỏ của công ty.
- Nhân tố luật pháp
Là doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt bắt buộc phải tuân thủ luật pháp Việt Nam như: luật Thương mại Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12
năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật số 60/2005/QH11 của Quốc hội: Luật Doanh nghiệp, luật thuế nhập khẩu số: 17/2014/TT-BTC... Và với đặc thù sản phẩm của mình, công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định Số: 38/2012/NĐ-CP….
- Môi trường tự nhiên
Địa điểm là yếu tố gián tiếp tác động đến khả năng nhận thức nhu cầu và lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Chính vì thế nên ngay từ ngày đầu thành lập, với đặc tính là sản phẩm mới lạ công ty đã chọn thành phố Hà Nội làm địa điểm tiên phong cho chiến lược kinh doanh của mình.Hà Nội là một thành phố phát triển với mật độ dân số cao, thu nhập bình quân đầu người trên mức trung bình, nhịp sống đô thị nhanh nên nhu cầu tiêu dùng cao, và thêm một yếu tố thuận lợi nữa đó chính là giao thong thuận lợi… Đây có thể coi là một thị trường khả quan đẻ tiếp cận khách hàng. Các chiến lược Marketing, khuến mãi, xúc tiến đối với khách hàng của Đức Việt sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay, công ty đang nghiên cứu một số chiến dịch marketing và chiến lược phân phối, mở rộng thị trường ra hầu hết các tỉnh thành đặc biệt đối với những khách hàng ở khu vực nông thôn, miền núi.
b.Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
- Thương hiệu và uy tín ủa doanh nghiệp trên thị trường
Là công ty sản xuất một dòng sản phẩm mới mà ở Viêt Nam tại thời điểm mới thành lập năm 2000 có rất ít người biết đến nên việc xây dựng thương hiệu mạnh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đức Việt. Và cho đến thời điểm hiện nay, với hơn 13 năm phát triển , nhắc tới xúc xích chất lượng cao là người tiêu dùng nghĩ ngay tới Đức Việt. Đây là một thành công lớn, bởi lẽ khi xây dựng thương hiệu Đức Việt không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một hình ảnh, sản phẩm của công ty mà hình ảnh đó phải được phát triển sinh động trong tâm trí của khách hàng. Và việc xây dựng thương hiệu không chỉ dừng ở việc thiết kế, đăng ký logo hoặc tạo dáng bao bì mà nó bao gồm một quá trình hành động liên tục của công ty trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu...Công ty đã áp dụng chính sách chất lượng nhất quán với slogan “Thực phẩm Đức Việt vừa ngon vừa lành”, đưa ra mức giá cả hợp lý phù hợp với người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
- Các nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp:Thành hay bại của hoạt động phát triển thương mại mặt hàng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt có 320 cán bộ công nhân viên. Lực lượng lao động trẻ của công ty chiếm tỷ lệ cao gần 70%. Trong đó lao động tốt nghiệp THPT chiếm 45%, lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 35%, lao động trình độ đại học trở lên chiếm 20%. Đây là lực lượng lao động
nhiệt tình, năng động, sáng tạo nhưng họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Do đó, để đạt được năng suất, hiệu quả lao động tối đa công ty đã có chính sách đào tạo thêm nghiệp vụ cho các lao động trẻ để họ phát huy hết được khả năng của mình, ví dụ như tổ chức lớp tập huấn về Luật An toàn thực phẩm mới nhất do Giangr viên của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế hướng dẫn ngày 9/7/201. Ngoài ra, để nâng cao doanh thu và đẩy mạnh quá trình thu hồi nợ, công ty đã áp dụng những chế độ khen thưởng dưới nhiều hình thức, góp phần khuyến khích công nhân viên lao động, đồng thời giúp công nhân có thêm thu nhập ngoài lương cơ bản.
- Các chính sách của doanh nghiệp
+Chính sách cạnh tranh về giá : Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Đối với ngành thực phẩm cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn vì đây là ngành kinh doanh sản phẩm tiêu dùng, cực kỳ nhạy cảm về giá và tâm lý khách hàng.
Hiện nay trên thị trường có thể nhận định đối thủ cạnh tranh chính của công ty là công ty CP, công ty thực phẩm Hạ Long... Trên thị trường thực phẩm chế biến, đồ ăn sẵn, ngoài các sản phẩm của Đức Việt có thể dễ dàng bắt gặp các thương hiệu lớn như xúc xích gà Vissan, , xúc xích Ông già IKA, xúc xích Hạ Long…. Hầu hết cá sản phẩm này đều có mức giá thấp hơn của Đức Việt. Để tồn tại và phát triển trên thị trường, Đức Việt đã và đang có các hoạt động nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ, trên cơ sở đó đưa ra các chính sách về giá, phân phối và xúc tiến phù hợp với năng lực, thế mạnh hiện có của mình. Và hiện nay, công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt đã cho ra đời dòng sản phẩm xúc xích có bao bì màu đỏ: xúc xích Mỹ, xúc xích hodog, xúc cocktail...với chất lượng đạt tiêu chuẩn theo quy đinh nhưng giá thành mềm hơn, đây là dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về giá của Đức Việt.
+Chính sách chất lượng:
Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Chất lượng là toàn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng được những nhu cầu đã định và nhu cầu phát sinh. (Theo ISO 8402:1994) . Một doanh nghiệp dù đã xây dựng được thương hiệu mạnh, chiếm được một thị phần lớn nhưng nếu không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt chiếm lĩnh mất thị trường vốn có và xấu hơn nữa là bị đào thải khỏi thị trường.
Hiểu rõ được điều này , CTCP thực phẩm Đức Việt ngay từ những ngày khởi nghiệp đã luôn “tự làm khó mình” .
Tôn chỉ của công ty Đức Việt về chế biến thịt và thực phẩm: Thịt và thực phẩm sạch vì tuổi thọ và sức khỏe con người.
Chất lượng sản phẩm cao và ổn định là sự đảm bảo uy tín của công ty, là cơ sở tạo ra sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phải luôn luôn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng được công bố trong bản “công bố chất lượng” cho từng sản phẩm của công ty.
Lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm mang thương hiệu Đức Việt, là yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của công ty, do đó cần phải:
Giao cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao và ổn định
Luôn xác định rõ và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
Xây dựng một phong cách phục vụ mà các nhân viên phải thể hiện lòng tận tâm với khách hàng
Tổ chức các dịch vụ bán hàng thuận tiện cho khách hang - Các nhân tố khác
+Vốn: Đức Việt là công ty sản xuất quy mô trung bình, nguồn vốn thực sự là bài toán khó nếu muốn vươn ra xa thị trường một cách nhanh chóng. Vấn đề thiếu vốn khiến việc phát triển thương mại đôi lúc kém hiệu quả như: không đủ chi phí cho quảng cáo, giá thành… Công ty cần khai thác tốt những gì mình đang có nhằm tối đa hóa khả năng sử dụng vốn. Từ năm 2011 -2013, tổng nguồn vốn của công ty biến động theo chiều hướng tốt, tăng từ 97.632 triệu ( năm 2011) lên đến hơn 100.000 triệu vào năm 2013, điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty đã tăng lên,từ đó có thêm nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
+Nhóm nhân tố khoa học công nghệ: Công ty sử dụng công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Đức bao gồm dây chuyền sản xuất và các thiết bị pha lọc thịt…điều này không những nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tiết kiệm thời gian sản xuất.
+Hệ thống phân phối sản phẩm : Hiện nay, công ty đã có một hệ thống các khách hàng trung gian lớn như siêu thị, nhà ăn của các doanh nghiệp và hơn 2000 shop thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, cùng các cửa hàng tạp hóa trên khắp cả nước. Theo sự thay đổi này, hệ thống phân phối cũng chuyển mình từ trạng thái chủ yếu hoạt động dưới hình thức kênh trực tiếp sang dạng kênh hỗn hợp, trong đó loại hình kênh gián tiếp hoạt động có hiệu quả hơn.