Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông

69 825 1
Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG” Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Ngày nay là thời đại của nền kinh tế thị trường, thời đại của nền kinh tế tri thức, vì vậy con người trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, là tài sản quý nhất ở mọi lĩnh vực. Trong kinh doanh, con người với khả năng nắm bắt kiến thức đã trở thành mũi nhọn tạo sức cạnh tranh cho công ty. Có thể nói, đây là nguồn sống cho hoạt động của một công ty. Chính vì vậy, công tác đãi ngộ đối với người lao động ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng. Vì nó không những là cách để thu hút thêm ngày càng nhiều người tài đến làm việc tại doanh nghiệp mà còn là cách để phát huy năng lực làm việc của nhân viên một cách hiệu quả nhất. Trong phạm vi doanh nghiệp, nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của mội tổ chức, một doanh nghiệp. Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay đó là “đãi ngộ với người lao động như thế nào” để có thể “thu hút và giữ chân” họ. Hiện nay, vẫn còn có những ý kiến cho rằng chỉ cần trả một khoản thu nhập hậu hĩnh thì người ta sẽ tự tìm đến doanh nghiệp, họ sẽ cống hiến hết mình vì doanh nghiệp. Nhưng con người lại là một thực thể sống vô cùng phức tạp. Đối với họ, làm việc không chỉ vì mục tiêu duy nhất là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu về mặt tinh thần khác như niềm vui trong công việc, sự hứng thú say mê làm việc, được đối xử công bằng, được tôn trọng, được taọ điều kiện để hoàn thiện bản thân…Chính vì vậy, để tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, để phát huy và khai thác tốt năng lực làm việc của họ thì bên cạnh những đãi ngộ về tài chính, doanh nghiệp cần phải có những đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc. Như vậy có thể thấy, đãi ngộ phi tài chính là chìa khoá để doanh nghiệp không những thu hút, giữ chân người tài mà còn là cách để họ phát huy hết cái tài đó cống hiến cho doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm đúng mức tới hoạt động này, chính vì vậy đãi SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp ngộ phi tài chính ở nhiều doanh nghiệp có thực hiện nhưng chưa thực sự có tác động tích cực trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động. Đối với Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông thì công tác đãi ngộ tài chính nói chung và phi tài chính nói riêng cũng là vấn đề được ban lãnh đạo Công ty hết sức quan tâm. Ban lãnh đạo Công ty không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong Công ty thông qua nhiều chính sách đãi ngộ, trong đó bao gồm cả đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty, qua điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên sâu em nhận thấy rằng chính sách đãi ngộ phi tài chính tại công ty chưa được xây dựng một cách cụ thể và rõ ràng. Các chính sách về đãi ngộ phi tài chính chưa thực sự là động lực kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả. Đây là một vấn đề cấp thiết đặt ra mà Công ty cần phải giải quyết. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác đãi ngộ phi tài chính, từ thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung và từ thực trạng tình hình công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông, có thể thấy việc hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty là vô cùng cần thiết. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài Do tầm quan trọng của công tác đãi ngộ phi tài chính đối với các doanh nghiệp nhưng trên thực tế lại chưa được quan tâm một cách đúng mức và đặc biệt là thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì lý do khách quan trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Tên đề tài là: “Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông” để làm luận văn tốt nghiệp, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đãi ngộ phi tài chính. Việc tìm hiểu về các vấn đề lý luận này sẽ tạo thuận lợi khi nghiên cứu thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty. - Nghiên cứu thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty qua tìm hiểu thực tế Công ty trong thời gian thực tập và qua phiếu điều tra phỏng vấn các SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp nhà quản trị, cán bộ công nhân viên của Công ty. Trên cơ sở đó thấy được những mặt đã đạt và những mặt còn hạn chế và thiếu sót của công tác đãi ngộ ở Công ty. - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông. Dựa vào các dữ liệu thu thập được cùng với những vấn đề lý luận liên quan, đánh giá ưu nhược điểm, hạn chế của nó và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Từ đó, đưa ra những giải pháp cùng với những kiến nghị đến ban lãnh đạo Công ty nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nội dung nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc công tác đãi ngộ phi tài chính Để việc nghiên cứu có hiệu quả, đề tài luận văn tốt nghiệp này tập trung nghiên cứu trong phạm vi:  Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại BCVT thông qua hai hình thức chủ yếu là đãi ngộ thông qua công việc và đãi ngộ thông qua môi trường làm việc.  Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài khảo sát và đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính đối với toàn thể người lao động làm việc trong tất cả các phòng ban, bộ phận tại Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông.  Về thời gian: để thuận lợi cho việc nghiên cứu thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính, đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong khoảng 3 năm 2007, 2008, 2009. 1.5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Đề tài được kết cấu 4 chương như sau:  Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông”  Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông  Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông. SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản liên quan đến đãi ngộ nhân sự và đãi ngộ phi tài chính. 2.1.1 Khái niệm về đãi ngộ nhân sự Đãi ngộ nhân sự là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác quản trị nhân lực bởi nó ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Đãi ngộ theo cách hiểu đơn giản chính là cư xử, đối xử tử tế. Suy rộng ra, từ góc độ quản trị nhân lực, “Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp” 2.1.2 Khái niệm về đãi ngộ tài chính Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, trợ cấp, cổ phần…Hay nói cách khác đãi ngộ tài chính là việc chăm lo tới đời sống vật chất của người lao động thông qua các công cụ bằng tiền. 2.1.3 Khái niệm về đãi ngộ phi tài chính Đãi ngộ phi tài chính thực chất là quá trình chăm lo đời sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao như: niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp… 2.1.4 Mối quan hệ giữa đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính Đãi ngộ người lao động bao gồm hai bộ phận không thể tách rời nhau là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Đãi ngộ tài chính là điều kiện cần và đãi ngộ phi tài chính là điều kiện đủ để giữ chân người lao động. Bởi, đối với hầu hết người lao động, thu nhập là động lực đầu tiên thúc đẩy họ làm việc. Vì thu nhập thoả mãn không những nhu cầu thiết yếu nhất của họ mà còn của gia đình họ. Tuy nhiên, ngoài những nhu cầu cơ bản con người luôn tìm kiếm để thoả mãn những SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp nhu cầu cao hơn. Và đãi ngộ phi tài chính là công cụ để thoả mãn những nhu cầu cao đó của người lao động. Người lao động sẽ làm việc tốt hơn khi họ được giao công việc phù hợp với chuyên môn, được làm việc trong môi trường thoải mái… từ đó thu nhập của người lao động cũng được cải thiện đáng kể. Vì thế, đãi ngộ phi tài chính là điều kiện để người lao động được hưởng những đãi ngộ tài chính tốt nhất. 2.2 Một số lý thuyết về đãi ngộ phi tài chính 2.2.1 Theo các học thuyết về tạo động lực trong công việc 2.2.1.1 Hệ thống nhu cầu của Maslow Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đã nghiên cứu và cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Các nhu cầu này được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng và chia thành năm bậc như sau: 1. Những nhu cầu cơ bản 2. Những nhu cầu an toàn 3. Những nhu cầu về xã hội 4. Nhu cầu được tôn trọng 5. Nhu cầu về tự thể hiện Hình 2.1 Bậc thang nhu cầu của Abram Maslow Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng khiến cho người lao động hăng hái, chăm chỉ và tận tuỵ hơn với công việc, nhiệm vụ được giao. Trong một doanh nghiệp: Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảm đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến… Để đáp ứng nhu cầu an toàn, nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng đối với nhân viên. SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 5 3 2 1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác. Để thoả mãn nhu cầu được tôn trọng, người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả lương hay có thu nhập thoả đáng, người lao động cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Doanh nghiệp cần có chính sách khen ngợi, động viên và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng cần phải được đề bạt vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến người lao động làm việc tích cực hơn. Đối với nhu cầu về tự thể hiện, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. Người lao động cần được tạo các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. 2.2.1.2 Thuyết X và thuyết Y của Mc.Greagor Douglas McGreagor đã phát triển một quan điểm triết học về con nguời với Thuyết X và thuyết Y. Hai thuyết này là hai luận điểm đối lập về việc nhìn nhận và đánh giá hành vi của con người trong công việc. Từ cách nhìn nhận về con người, Thuyết X và thuyết Y đưa ra phương thức quản trị nhân lực khác nhau: Thuyết X Thuyết Y - Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người. - Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. - Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân. - Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng mang lại “thu hoạch nội tại”. - Áp dụng nhưng phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp - Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức chắn của các thành viên trong tổ chức. - Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ. - Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau. 2.2.1.3 Học thuyết kỳ vọng Thuyết kỳ vọng được đề xuất bởi Victor Vroom tập trung vào việc phân tích các ước vọng của con người, những điều tốt đẹp mà con người mong muốn đạt được. Hình 2.2. Mô hình thuyết kỳ vọng Muốn người lao động có động lực hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp thì người quản lý phải tạo nhận thức cho người lao động rằng nỗ lực của họ sẽ mang lại những phần thưởng tương xứng với mong muốn của họ. Như vậy, thuyết kỳ vọng của Vroom đã đề cập tới việc thoả mãn nhu cầu tinh thần cho người lao động, từ đó tác động đến người lao động, thúc đẩy họ nỗ lực hơn trong công việc và làm tăng hiệu quả công việc. 2.2.1.4 Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg F.Herzberg chia các yếu tố tạo động lực người lao động thành hai yếu tố: yếu tố duy trì – thuộc về sự thoả mãn bên trong và yếu tố thúc đẩy – thoả mãn bản chất bên trong SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Nỗ lực Hành động Phần thưởng Mụ c tiêu Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Các yếu tố duy trì (phạm vi công việc) Các yếu tố thúc đẩy (nội dung công việc) Lương và các khoản phúc lợi phụ Công việc có ý nghĩa Sự giám sát Cảm nhận về sự hoàn thành Điều kiện làm việc Có cơ hội thăng tiến Các chính sách quản trị Sự công nhận khi hoàn thành công việc Nhóm thứ nhất chỉ có tác dụng duy trì trạng thái làm việc bình thường. Mọi nhân viên đều mong muốn nhận được tiền lương tương xứng với sức lực của họ, công ty được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc của họ được thoải mái. Khi các yếu tố này được thoả mãn, đôi khi họ coi đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu không có chúng họ sẽ trở nên bất mãn và hiệu suất làm việc giảm sút. Tập hợp các yếu tố ở nhóm thứ hai là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy thật sự, nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thoải mái từ đó động viên người lao động làm việc tính cực, chăm chỉ hơn. Khi thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy, nhân viên sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần. Vì vậy, theo Herzberg thay vì cố gắng cải thiện các yếu tố duy trì, các nhà quản trị nên gia tăng các yếu tố thúc đẩy để có sự hưởng ứng tích cực của nhân viên. 2.2.1.5 Học thuyết công bằng của J.S.Adams Lý thuyết của Adams cho rằng mọi người thường có mong muốn nhận được những phần thưởng tương xứng với những đóng góp hay công sức mà họ đã bỏ ra. Nếu một cá nhân nhận thấy bản thân được trả lương dưới mức đáng được hưởng, anh ta sẽ giảm nỗ lực của bản thân xuống. Nếu anh ta nghĩ rằng đang được trả lương cao, anh ta sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ hơn. 2.2.2 Theo cách tiếp cận của Th.s Vũ Thuỳ Dương và TS. Hoàng Văn Hải Th.s Vũ Thuỳ Dương và TS. Hoàng Văn Hải đã có một góc nhìn khác về đãi ngộ nhân sự nói chung và đãi ngộ phi tài chính nói riêng được trình bày trong giáo trình Quản trị nhân lực – trường Đại học Thương Mại. Cách tiếp cận của Th.s Vũ Thuỳ Dường và TS. Hoàng Văn Hải đi từ tầm quan trọng, đến các hình thức và cuối cùng là công tác tổ chức đãi ngộ nhân sự và đãi ngộ phi tài chính.  Tầm quan trọng của đãi ngộ nhân sự SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp o Khái niệm đãi ngộ nhân sự o Vai trò của đãi ngộ nhân sự  Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp  Đối với việc thoả mãn nhu cầu của người lao động  Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội  Các hình thức đãi ngộ nhân sự o Đãi ngộ tài chính: bao gồm tiền lương, tiền thưởng, cổ phần, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi… o Đãi ngộ phi tài chính: đãi ngộ thông qua công việc và thông qua môi trường làm việc  Tổ chức công tác đãi ngộ nhân sự o Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự o Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự. 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trước đó Đãi ngộ tài chính không phải là hình thức đãi ngộ lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích tinh thần làm việc hăng say của người lao động. Trước kia, người lao động làm việc với mục đích “ăn no, mặc ấm” nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thì cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh thu nhập, người lao động còn muốn được quan tâm nhiều hơn tới đời sống tinh thần, được làm việc trong một môi trường thân thiện…Có thể thấy được sự cần thiết của công tác đãi ngộ phi tài chính đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hiểu được tầm quan trọng đó, vì vậy đã có không ít các đề tài luân văn nghiên cứu về vấn đề này. Dưới đây là một số công trình luận văn nghiên cứu đề tài đãi ngộ phi tài chính:  Tăng cường hiệu lực quản trị đãi ngộ phi tài chính khối văn phòng của Công ty Cổ phần may Hưng Yên SVTH: Vũ Thị Minh Xuân – Luận văn tốt nghiệp – 2008 – Hướng dẫn: Th.s Trần Kiều Trang – Đại học Thương Mại  Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ phi tài chính tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Tiến Trung – Luận văn tốt nghiệp – 2009 – Hướng dẫn: Th.s Nguyễn Quang Trung- Đại học Thương Mại  Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ phi tài chính tại Công ty Cổ phần thương mại và phát triển công nghệ ứng dụng Việt Nam SVTH: Phạm Thị Hoa – Luận văn tốt nghiệp – 2009 – Hướng dẫn: Th.s Bùi Minh Lý – Đại học Thương Mại  Các công trình nghiên cứu trên đây đã hệ thống hoá được phần lý thuyết cơ bản về đãi ngộ phi tài chính trên cơ sở đó phân tích thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở công ty, đưa ra được các ưu nhược điểm và nguyên nhân của vấn đề, từ đó có các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. Với Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông, mỗi năm đều có sinh viên đến thực tập tìm hiểu, đánh giá và định hướng giải pháp các vấn đề nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu khoa học, chuyên đề, luận văn nào tập trung vào vấn đề đãi ngộ phi tài chính ở Công ty. 2.4 Phân định nội dung vấn đề đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp 2.4.1 Các hình thức đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp 2.4.1.1 Đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc Công việc, theo quan điểm của những người lao động trong doanh nghiệp, là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức giao cho và họ có nghĩa vụ phải hoàn thành. Công việc mà người lao động phải thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng vì nó gắn liền với mục đích và động cơ làm việc của họ. Nếu người lao động dược phận công thực hiện một công việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích của họ sẽ làm cho họ có được những hứng thú trong công việc, có trách nhiệm đối với kết quả công việc. Đãi ngộ thông qua công việc là một hình thức của đãi ngộ phi tài chính, theo đó doanh nghiệp sẽ chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động trong công ty thông qua việc mang lại một công việc có thể đảm bảo các yêu cầu là có tác dụng đãi ngộ theo quan điểm của chính người lao động như:  Công việc mang lại thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra để thực hiện SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 [...]... các thông tin còn thiếu từ phi u điều tra + Nội dung: gồm 10 câu hỏi được trình bày cụ thể ở phụ lục 2 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông 3.2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần thương mại BCVT 3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông. .. VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp THƯƠNG MẠI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp - Mục đích: phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính Viễn thông Là phương... về hoạt động đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông (đơn vị: %) 3.3.2 Kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên sâu Quá trình phỏng vấn nhằm làm rõ hơn các vấn đề đã được đề cập trong phi u điều tra Qua việc tìm hiểu ý kiến của các nhà lãnh đạo Công ty cũng như của CBCNV về công tác đãi ngộ phi tài chính, ta có thể thấy: - Chính sách đãi ngộ phi tài chính ở Công ty chưa được... của công ty Trước khi có tên là Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông, công ty là một doanh nghiệp nhà nước có tên là công ty Vật tư bưu điện I Tiền thân của công ty Vật tư bưu điện là hai công ty do tổng cục bưu điện thành lập Đó là:  Công ty vật tư bưu điện thành lập ngày 21/06/1990  Công ty dịch vụ kỹ thuật bưu chính viễn thông thành lập ngày 06/04/1987 Ngày 04/04/1990, tổng cục bưu. .. tiếp của công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện Ngày 01/05/1990, công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện chính thức đi vào hoạt động Ngày 09/09/1990, tổng cục bưu điện có quyết định đổi tên thành công ty vật tư bưu điện I Ngày 05/11/2004 theo quyết định số 45/2004/QĐ – BBCVT của Bộ trưởng bộ Bưu chính viễn thông, Công ty chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông. .. đích: thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông nhằm bổ sung cho các thông tin đã thu thập được từ phương pháp bảng hỏi - Cách tiến hành: SVTH: Nguyễn Thuý Ngọc Lớp K42A1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp + Xây dựng bảng phỏng vấn: trên cơ sở nội dung của công tác đãi ngộ phi tài chính và nội dung phi u điều tra... đủ chính sách đãi ngộ phi tài chính - Thị trường lao động: chính sách đãi ngộ nhân sự của doanh nghiệp phải gắn với đặc điểm của thị trường lao động cụ thể  Yêu cầu đối với chính sách đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp: - Công bằng: chính sách đãi ngộ phi tài chính phải đảm bảo tính công bằng Yêu cầu này phải thể hiện ở mọi khía cạch và là tư tưởng, triết lý xuyên suốt toàn bộ chính sách đãi ngộ. .. tác động lớn đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự của doanh nghiệp Chính sách đãi ngộ nhân sự nói chung và đãi ngộ phi tài chính nói riêng phải được xây dựng sao cho phù hợp với văn hoá vốn có vừa thúc đẩy các yếu tố mới, tích cực góp phần phát triển văn hoá doanh nghiệp  Tiềm lực tài chính Nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đãi ngộ nhân sự nói chung và công tác đãi ngộ phi tài chính. .. cho CBCNV Chính vì vậy, các chính sách mà Công ty đưa ra chỉ nằm ở các văn bản, giấy tờ mà chưa thực sự đi vào thực tiễn, chưa tạo thành một hệ thống quan tâm tới đời sống tinh thần của người lao động  Tiềm lực tài chính Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cho dù Công ty có xây dựng được chính sách đãi ngộ tốt nhưng nếu Công ty làm ăn không... lúc - Có lý, có tình: chính sách đãi ngộ phi tài chính ngoài tính hợp lý còn cần phải mang tính nhân bản, vì con người và cho con người - Rõ ràng, dễ hiểu: chính sách đãi ngộ phi tài chính là dành cho người lao động, vì vậy, chúng phải được mọi thành viên thông hiểu 2.4.2.2 Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính Doanh nghiệp xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính là động lực để kích . công tác đãi ngộ phi tài chính, từ thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung và từ thực trạng tình hình công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công. về đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông . Công ty Cổ phần thương mại Bưu chính viễn thông, có thể thấy việc hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty là vô cùng cần thiết. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan