Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

75 979 2
Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL” 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là chủ thể của mọi hoạt động, là nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức và là yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Quản trị con người là một vấn đề phức tạp đó vừa là một khoa học và vừa là cả một nghệ thuật. Trong xã hội ngày nay, hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp đang ngày càng được coi trọng. Tuyển được người phù hợp đã khó nhưng để giữ chân họ lại còn khó hơn. Làm cách nào để giữ chân được họ, làm thế nào để phát huy tối đa nhiệt tình và năng lực cán bộ, nhân viên đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.Để làm được điều này bên cạnh việc chú trọng vào công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đạo tạo và phát triển thì doanh nghiệp cần có một chế độ đãi ngộ tốt. Đãi ngộ với người lao động không chỉ bằng lương mà còn cả đến đời sống tinh thần của họ. Bởi người lao động làm việc không chỉ vì mục tiêu duy nhất là tiền mà họ còn các nhu cầu khác không thể thỏa mãn bằng vật chất như nhu cầu có được niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê, được tôn trọng, được đối xử công bằng vv… Một doanh nghiệp với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, với chế độ lương bổng hậu hĩnh nhưng lại không quan tâm đến đời sống tâm tư tình cảm của người lao động, bắt họ làm việc quá sức trong môi trường gò bó, ngột ngạt, không có cơ hội phát triển thì việc ra đi của nhân viên là tất yếu. Chính vì vậy để có thể tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, để phát huy và khai thác tốt năng lực làm việc của người lao động thì doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ phi tài chính tốt thông qua công việc và môi trường làm việc. Hiện nay, một thực tế đang diễn ra trên thị trường lao động Việt Nam đó là hiện tượng “nhảy viêc”, hiện tượng “chảy máu chất xám”. Người lao động thì thường xuyên thay đổi công việc tìm kiếm những công việc mới những nơi có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ, còn doanh nghiệp thì lại thường xuyên bị thiếu hụt nhân lực, những nhân lực có trình độ sau một thời gian làm việc đã rời bỏ doanh nghiệp.Tại sao hiện tượng đó lại xảy ra?Vấn đề ở đây đó chính là chính sách đãi ngộ phi tài chính chưa được các doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm đúng mức, chưa đạt được chất lượng cao và còn nhiều bất cập. Vì vậy, hiểu và áp dụng tốt các biện pháp đãi ngộ phi Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp tài chính cho đội ngũ nhân viên là điều mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện nó sẽ đem lại những hiệu quả lớn hơn, bền vững hơn việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện công nghệ hay cơ sở hạ tầng. Tại công ty Cổ phần bưu chính Viettel cũng vậy việc xây dựng và hoàn thiện một chế độ đãi ngộ phi tài chính phù hợp là vấn đề không thể thiếu. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bưu chính với đặc thù phải quản lý nhân viên ở nhiều nơi khác nhau, có một bộ phận lớn nhân viên thường xuyên hoạt động ở môi trường bên ngoài ban lãnh đạo công ty cũng đã có thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, qua thời gian thực tập tại công ty cũng như theo số liệu thực tế cho thấy tình trạng biến động nhân sự xảy ra một cách thường xuyên trong những năm qua. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phải làm sao lấp chỗ trống nhân sự. Nguyên nhân chính của vấn đề này đó là sự bất cập trong chính sách đãi ngộ, đặc biệt là đãi ngộ phi tài chính. Chính sách đãi ngộ phi tài chính chưa được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng, các chính sách về đãi ngộ phi tài chính chỉ nằm rải rác ở các văn bản có liên quan. Đây chính là vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi công ty phải giải quyết. Trên cơ sở lý luận cũng như thực tế tại công ty Cổ phần bưu chính Viettel, em nhận thấy rằng việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty là cần thiết. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ việc nhận thức được vai trò của con người, vai trò của công tác đãi ngộ nhân sự đặc biệt là công tác đãi ngộ phi tài chính. Cũng như xuất phát từ thực tế công tác đãi ngộ phi tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ở công ty Cổ phần Bưu chính Viettel nói riêng cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, đãi ngộ nhân sự đặc biệt là đãi ngộ phi tài chính là một vấn đề mà bản thân em yêu thích mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu. Do đó, qua thời gian thực tập tổng hợp tại công ty Cổ phần bưu chính Viettel em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần Bưu chính Viettel” 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 2 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đãi ngộ phi tài chính làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực tế và đưa ra các giải pháp.  Phân tích thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty cổ phần Bưu Chính Viettel từ đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu còn tồn tại cần giải quyết , làm cơ sở thực tế cho việc đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề  Đề xuất một số giải pháp nhắm hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần bưu chính Viettel. 1.4 Phạm vi nghiên cứu • Về mặt không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu công tác đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc đối với toàn thể lao động trong tất cả các bộ phận công tác của công ty Cổ phần bưu chính Viettel • Về mặt thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu thu thập số liệu, dữ liệu về đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần bưu chính Viettel từ năm 2007_2009 lấy năm 2009 là năm phân tích. 1.5 Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về việc hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty cổ phần Bưu Chính Viettel. Chương 2: Những lý luận cơ bản về đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty cổ phần Bưu Chính Viettel. Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty cổ phần Bưu chính Viettel. CHƯƠNG 2 Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 3 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số khái niệm liên quan đến đãi ngộ nhân sự và đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp 2.1.1 Các khái niệm về quản trị nhân lực và đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp  Quản trị nhân lực: Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.  Đãi ngộ nhân sự: Là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành tốt mục tiêu của doanh nghiệp.  Đãi ngộ tài chính: Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, cổ phần, trợ cấp vv…. 2.1.2 Các khái niệm về đãi ngộ phi tài chính  Đại ngộ phi tài chính: Là quá trình chăm lo đời sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao như: niểm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp vv……  Công việc: Công việc theo quan điểm của người lao động thì đó là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức giao cho và họ có nghĩa vụ phải hoàn thành. Công việc là tất vả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc là tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một người lao động  Môi trường làm việc: Môi trường làm việc là tất cả những điều kiện liên quan đển nơi mà tại đó công việc được thực hiện bao gồm các yếu tố vật lý, môi trường và các yếu tố khác như tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thời tiết vv…Môi trường làm việc gồm hai phần: phần cứng và phần mềm. Môi trường cũng bao gồm tất cả các cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc như văn phòng, phương tiện vận chuyển, thiết bị máy móc…Môi trường mềm là chỉ mối quan hệ giữa người với người, gồm tinh thần tôn trọng, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau, gắn bó với nhau. Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 4 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp  Đãi ngộ thông qua công việc: Là một hình thức đãi ngộ phi tài chính, theo đó doanh nghiệp sẽ chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động trong công ty thông qua việc mang lại công việc có thể đảm bảo yêu cầu là có tác dụng đãi ngộ theo quan điểm của người lao động: đó là công việc có thu nhập xứng đáng, có cơ hội thăng tiến, không nhàm chán, trùng lặp dễ gây ức chế…  Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc: Là một hình thức đãi ngộ phi tài chính, theo đó doanh nghiệp sẽ chăm lo đời sống tinh thần của người lao động trong công ty thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất, giúp các thành viên có thể thông cảm, hiểu biết, chấp nhận lẫn nhau, đoàn kết yêu thương giúp đỡ lần nhau…  Bầu không khí tâm lý _ xã hội trong tập thể: là trạng thái tâm lý của tập thể lao động. Nó thể hiện sự phối hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và độ dung hợp tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ. Bầu không khí tâm lý trong tập thể tồn tại một cách khách quan và tính tích cực của nó được thể hiện qua các dấu hiệu như: sự tin tưởng giữa các thành viên, thiện chí giúp đỡ nhau, tinh thần trách nhiệm với công việc và với đồng nghiệp.  Nhu cầu: là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó, là trạng thái mất cân bằng tâm lý trong cơ thể. Chính trạng thái này đòi hỏi con người hành động để lập lại cân bằng. Như cầu gồm: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.  Động cơ lao động: là sự khát khao tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiên của tổ chức. 2.2 Một số lý thuyết về đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp 2.2.1 Lý thuyết về tạo động lực Học thuyết nhu cầu của Maslow Theo Abraham Maslow – một nhà tâm lý học người Mỹ thì nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một thực thể xã hội Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 5 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Nhu cầu bậc cao Nhu cầu bậc thấp Sơ đồ 2.1: Mức thang nhu cầu của Maslow Nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở, chỗ ngủ cùng các nhu cầu cơ thể khác Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn được bảo vệ khỏi những điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ Nhu cầu xã hội: là nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và cảm nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hợp tác. Đó là nhu cầu được giao lưu, trao đổi giữa người với người Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, có được một vị trí trọng xã hội, được người khác công nhận, tôn trọng cũng như nhu cầu tự tôn trọng bản thân Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực, khả năng của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo. Học thuyết cho rằng: khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa mà khi đó nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng và trở thành động cơ để họ vươn tới. Sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân đi theo thứ bậc trên mặc dù không có nhu cầu nào được thỏa mãn một cách hoàn toàn nhưng nhu cầu nào được thỏa mãn về cơ bản thì sẽ không còn tạo ra động lực. Vì vậy, theo Maslow con người hay cá nhân trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu, để tạo động lực cho nhân viên người quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó. Lý thuyết kỳ vọng của Vroom – động lực khuyến khích làm việc Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 6 Nhu cầu sinh lý Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội NC được tôn trọng NC được hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp 2.2 Mô hình thuyết kỳ vọng của Vroom Vroom cho rằng hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai. Theo học thuyết này thì động lực là chức năng của sự kỳ vọng cá nhân, có nghĩa là: Một nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định, và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả, phần thưởng như mong muốn. Học thuyết này khi ứng dụng vào thực tiễn ta có thể thấy rằng muốn người lao động có động lực hướng tới mục tiêu nào đó (phù hợp với mục tiêu của tổ chức) thì người quản lý phải tạo nhận thức cho người lao động rằng nỗ lực của họ sẽ mang lại những phần thưởng tương xứng với mong muốn của họ. Người quản lý cần làm cho người lao động hiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực – thành tích; thành tích – kết quả; cũng như cần tạo nên sự hấp dẫn của các kết quả/phần thưởng đối với người lao động. Thuyết hai yếu tố của Herzberg Trong thuyết này Herzberg đề cập đến hai nhân tố đó là nhân tố động viên và nhân tố vệ sinh. Các nhân tố vệ sinh hay nhân tố bất mãn: Điều kiện làm việc, chính sách và cung cách quản trị, lương và bổng lộc, sự giám sát, cấp bậc, cảm giác có công việc ổn định, đồng nghiệp Các nhân tố động viên hay nhân tố thoả mãn: Được ghi nhận đóng góp, sự thành đạt, sự thăng tiến, sự trưởng thành, trách nhiệm, thách thức nghề nghiệp Theo Herzberg thì các nhân tố vệ sinh cần phải hiện diện trong công việc trước khi các nhân tố động viên được sử dụng để thúc đẩy nhân viên. Có nghĩa là ta không thể sử dụng các biện pháp khuyến khích nhân viên cho đến khi chưa đảm bảo đầy đủ các nhân tố vệ sinh cần thiết Xây dựng trên mô hình này, Herzberg đặt ra khái niệm “sự phong phú trong công việc” để miêu tả quy trình tái thiết kế các hoạt động nhằm xây dựng các biện pháp khuyến khích và thúc đẩy động cơ làm việc của các nhân viên một cách hiệu quả hơn 2.2.2 Một số lý thuyết về đãi ngộ phi tài chính Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 7 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp a, Theo cuốn “ Giáo trình quản trị nhân lực” (2008 – NXB Thống Kê) Th.s Vũ Thùy Dương và Ts Hoàng Văn Hải: đãi ngộ phi tài chính thực chất là quá trình chăm lo đời sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải bằng tiền. Bao gồm đãi ngộ thông qua công việc và thông qua môi trường làm việc. Đãi ngộ thông qua công việc đó là việc bố trí sử dụng nhân sự một cách hợp lý phù hợp với tay nghề, trình độ, năng lực, phẩm chất cá nhân. Công việc mà người lao động thực hiện phải có ý nghĩa quan trọng gắn liền với mục đích động cơ làm việc của họ, có cơ hội thăng tiến và không gây sự trùng lặp và kết quả công việc họ thực hiện phải được đánh giá và ghi nhận. Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc được thực hiện dưới các hình thức như tạo dựng bầu không khí làm việc, đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn, hỗ trợ các phong trào đoàn thể. Ngoài ra đãi ngộ thông qua môi trường làm việc còn được thể hiện qua thái độ ứng xử của nhà quản trị với nhân viên thuộc cấp. b, Theo sách“Quản trị nhân sự” (2006 – NXB Thống kê) TS Nguyễn Hữu Thân đã nêu ra quan điểm cho rằng đãi ngộ phi tài chính là một hình thức đãi ngộ nhằm thỏa mãn nhu cầu ở thứ bậc cao của người lao động (theo học thuyết của Maslow).Những đãi ngộ phi tài chính này gồm chính bản thân công việc và khung cảnh công việc. Bản thân công việc phải có những nhiệm vụ mang lại sự hứng thú, công việc chứa đựng thử thách, công việc đòi hỏi sự phấn đấu, công việc phải kèm theo trách nhiệm, công nhân khi làm việc phải có cơ hội để cấp trên nhận biết thành tích, và có cơ hội thăng tiến. Đối với khung cảnh công việc thì người lao động mong muốn làm việc trong một môi trường có chính sách hợp lý, đồng nghiệp hợp tính, các biểu tượng địa vị phù hợp, điều kiện làm việc thoải mái, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, giờ giấc uyển chuyển để người lao động có thời gian tái tạo sức lao động. c, Theo TS Nguyễn Thanh Hội trong cuốn “Quản trị nhân lực” ( 2002 – NXB Thống Kê): thì đãi ngộ phi tài chính cũng là một phần thu nhập của người lao động. Theo đó đãi ngộ phi tài chính được chia làm 2 loại: Bản thân công việc và khung cảnh công việc. Bản thân công việc bao gồm những yếu tố như công việc đó có hấp dẫn không, người lao động có cơ hội được công nhận thành tích của mình không, công việc có được đánh giá một cách công bằng theo đúng những gì mà họ đạt được hay không Còn khung cảnh công việc đó là người lao động có được làm việc trong môi trường văn hóa lành mạnh không, có thường xuyên nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ lãnh đạo, được sự kính nể của đồng nghiệp. Theo tác giả cuộc sống của người lao động càng ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa chuyên môn được nâng cao, do đó mong muốn của người lao động khi đi làm không chỉ là lương, thưởng, trợ cấp, phụ Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 8 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp cấp mà họ còn muốn được quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần, được làm chủ công việc…. chứ không đơn thuần chỉ là thu nhập. 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước Hiện nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng phát triển và tiến lên những cấp cao hơn nhất là nhu cầu về mặt tinh thần. Vì vậy, hơn ai hết các doanh nghiệp phải thấy được vai trò của công tác đãi ngộ phi tài chính đối với công tác Quản trị nhân sự và đối với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, không ít các doanh nghiệp đưa công tác đãi ngộ phi tài chính thành một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Điều này giải thích vì sao trong vài năm trở lại đã có nhiều những công trình luận văn nghiên cứu đến đãi ngộ phi tài chính. Một số công trình luận văn đã nghiên cứu vẫn đề này: 1. “Nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở công ty Cổ phần in và thương mại thống nhất”- LVTN _ Tác giả: Chu Thị Thanh Hoa – K41A2. Luận văn đã hệ thống hóa phần lý thuyết cơ bản về đãi ngộ phi tài chính, từ đó nêu ra thực trạng của công ty một cách tương đối khách quan từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp cụ thể. 2. “Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần thương mại và phát triển công nghệ ứng dụng Việt nam” - LVTN – Tác giả: Phạm Thị Hoa – K41A2. . Luận văn đã hệ thống hóa phần lý thuyết cơ bản về đãi ngộ phi tài chính, từ đó nêu ra thực trạng của công ty một cách tương đối khách quan từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp cụ thể. Tuy nhiên luận văn chưa nêu rõ được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến hoạt động này của doanh nghiệp, cần bổ sung thêm phần xem xét đánh giá kết quả công việc của người lao động. 3. “Cải thiện công tác đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên bán hàng tại xí nghiệp xăng dầu và cơ khi công ty xăng dầu khu vực I”- LVTN– Tác giả: Trần Thị Thùy Dung – K39A2. . Luận văn đã hệ thống hóa phần lý thuyết cơ bản về đãi ngộ phi tài chính, từ đó nêu ra thực trạng của công tác đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên bán hàng một cách tương đối khách quan từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp. Mỗi một nội dung luôn có kèm theo hình ảnh và con số minh họa cụ thể. Các giải pháp đề xuất một cách chi tiết và thiết thực đối với công ty. Tóm lại: Các công trình nghiên cứu trên đây đã đảm bảo được việc hệ thống hóa phần lý thuyết cơ bản về đãi ngộ phi tài chính, nêu ra thực trạng tại công ty một cách tương đối khách quan.Trên cơ sở đó đã chỉ ra ưu, nhược điểm và nguyên Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 9 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp nhân tồn tại các vấn đề trong doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện hoặc nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ phi tài chính. Như vậy, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứ về đề tài đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần bưu chính Viettel, đề tài này không có sự trùng lặp. 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài Sơ đồ 2.3: Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu đề tài Qua sơ đồ trên ta có thể thấy : Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, trong đó đãi ngộ nhân sự là nội dung nghiên cứu, đãi ngộ nhân sự bao gồm 2 hình thức đó là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Đề tài này tập trung vào nghiên cứu nội dung đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp, với một số nội dung cụ thể sau: 2.4.1 Các hình thức đãi ngộ phi tài chính 2.4.1.1 Đãi ngộ thông qua công việc Đãi ngộ thông qua công việc là một hình thức đãi ngộ dựa trên cơ sở nhận thức được rằng khi người lao động được phân công thực hiện một công việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn, với khả năng, phẩm chất và sở thích thì nó sẽ làm cho người lao động có hứng thú và có trách nhiệm đối với công viêc, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc. a . Công việc mang lại thu nhập Phan Thị Thanh Nhàn Lớp k42A6 10 Quản trị nhân lực Tuyển dụng nhân sự Bố trí và sử dụng nhân sự Đào tạo và phát triển nhân sự Đãi ngộ nhân sự Đãi ngộ tài chính Đãi ngộ phi tài chính Các hình thức đãi ngộ phi tài chính Tổ chức công tác đãi ngộ PTC Xây dựng chính sách ĐNPTC Triển khai thực hiện chính sách ĐNPTC [...]... đồng công ty có thể tổ chức cho các cháu một buổi hoạt động vui chơi tại công viên vv… Phan Thị Thanh Nhàn 31 Lớp k42A6 Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp 3.4 Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty CP Bưu chính Viettel 3.4.1 Thực trạng việc sử dụng các công cụ đãi ngộ phi tài chính tại công ty 3.4.1.1 Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc a) Công việc... TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu đề tài 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu a Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Mục đích: Tìm hiểu thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần Bưu chính Viettel Cách thức tiến hành ∗ Buổi 1: Xây dựng phi u điều tra dựa trên cơ sở các nội dung của đãi ngộ phi tài chính ∗ Nội dung: gồm 3 phần ( phụ lục số 1)... ra nhận định và đánh giá 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty CP Bưu chính Viettel 3.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty • • • • • • • • Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETEL Tên giao dịch : VIETTEL POST JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : VIETTEL POST , JSC Trụ sở giao dịch : Số 58 Trúc Khê- P Láng Hạ - Q Đống Đa, Hà Nội Điện... biết: Công tác đãi ngộ phi tài chính của công ty hiện nay chưa có những văn bản rõ ràng như công tác tiền lương, tiền thưởng Các chính sách đãi ngộ phi tài chính của công ty còn nằm rải rác ở các văn bản chưa tập trung thành một khối để thực hiện một cách đồng bộ Về hiện tượng hàng năm công ty vẫn có nhiều người ra đi để tìm công việc khác có hai nguyên nhân chủ yếu đó là: người lao động tìm được một công. .. ở mọi khía cạnh và là triết lý xuyên suốt toàn bộ chính sách  Công khai: Chính sách đãi ngộ phi tài chính phải được công bố công khai và được giải thích để mọi người hiểu và thông suốt  Kịp thời: Các chính sách đãi ngộ phi tài chính phải được sửa đội và đưa ra các chính sách thay thế phù hợp và đúng lúc  Có lý, có tình: Chính sách đãi ngộ phi tài chính ngoài tính hợp lý còn phải mang tính nhân bản,... trị cần có chính sách đãi ngộ phù hợp Trình độ năng lực của người lao động: Để đảm bảo công tác công bằng và tác dụng khuyến khích người lao động thì công tác đãi ngộ phi tài chính cũng cần quan tâm đến trình độ và năng lực của người lao động Người có trình độ cao thường có những đòi hỏi cao về cả chế độ đãi ngộ tài chính lẫn phi tài chính f Nhân tố liên quan đến công việc Mỗi công việc đều có những đặc... ảnh hưởng tới chính sách đãi ngộ phi tài chính của doanh nghiệp ∗ Nhân tố liên quan tới công việc: trong công ty tồn tại nhiều đặc thù công việc khác nhau Có công việc chỉ làm việc tại văn phòng, có công việc phải thường xuyên di chuyển trên các tuyến đường, có công việc phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Vì vậy chính sách đãi ngộ của công ty cần phải có sự phù hợp với từng đặc thù công việc 3.2.2.2... động đã bỏ ra làm cho công ty nước ngoài với mức lương, thưởng và chế độ hấp dẫn hơn 3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty CP Bưu chính Viettel 3.3.1 Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm 3.3.1.1 Đối với công tác đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc 1 Về thu nhập: Sơ đồ 3.2 Mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập Tỷ lệ hài lòng về thu nhập của người... ngộ phi tài chính là cơ sở cho việc thực hiện đề tài Nội dung: Nghiên cứu các tài liệu như: GT Quản trị nhân lực, Quản trị nguồn nhân lực, Tạo động lực phải chăng chỉ có thể bằng tiền e Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp Mục đích: Thu thập các dữ liệu có liên quan phản ánh thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự nói chung và công tác đãi ngộ phi tài chính nói riêng của công ty CP Bưu chính Viettel. .. phi tài chính nói riêng của công ty CP Bưu chính Viettel Nội dung: sử dụng các tài liệu như báo cáo tài chính, danh sách nhân sự, bảng lương, nội quy công ty, tiêu chuẩn đánh giá nhân viên, chính sách tiền lương, tiền thưởng của công ty để làm căn cứ phân tích thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty CP Bưu chính Viettel 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 1 Phương pháp so sánh: So sánh kết . thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty cổ phần Bưu Chính Viettel. Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty cổ phần Bưu chính Viettel. CHƯƠNG. phận công tác của công ty Cổ phần bưu chính Viettel • Về mặt thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu thu thập số liệu, dữ liệu về đãi ngộ phi tài chính tại công ty Cổ phần bưu chính Viettel. 1: Tổng quan nghiên cứu về việc hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty cổ phần Bưu Chính Viettel. Chương 2: Những lý luận cơ bản về đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp. Chương

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan