1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ thông qua môn nhận biết tập nói cho trẻ 18 – 24 tháng

12 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ, giao tiếp và đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Mầm Non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là lứa tuổi có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và kĩ năng đọc, viết ban đầu của trẻ ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của mình hiểu đúng mục đích, cách thức con người sử dụng chữ viết. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực khác của trẻ, ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết các vấn đề và khả năng tư duy, ký hiệu tượng trưng của trẻ. Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ đang tập nói và hoàn thiện câu do đó trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện, khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động, nhiều khi chưa nói đúng với hoàn cảnh thực tế. Vì vậy tôi thấy cần phải tìm hiểu biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển thông qua các giờ nhận biết, tập nói, thơ, chuyện và các hoạt động khác. Việc phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không thể tách rời các môn học cũng như các hoạt động trong ngày của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một hiện tượng cụ thể để trẻ ghi nhớ một cách chính xác, phù hợp với tình huống sử dụng nội dung. Vốn từ cung cấp cho trẻ phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc hoạt động và nhận thức của trẻ giúp trẻ hoàn thiện và phát triển các kĩ năng nghe, nói, diễn đạt nhận biết, sự vật, hiện tượng xung quanh một cách chính xác. Đây là cơ sở để trẻ tiếp thu kiến thức trong bậc học tiếp theo. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ thông qua môn nhận biết tập nói cho trẻ 18 – 24 tháng” làm đề tài.

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngôn ngữ, giao tiếp và đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

sự phát triển nhân cách của trẻ Mầm Non nói riêng, của con người và xã hội nói chung

Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ Đây là lứa tuổi có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và kĩ năng đọc, viết ban đầu của trẻ ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của

từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của mình hiểu đúng mục đích, cách thức con người sử dụng chữ viết

Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực khác của trẻ, ngôn ngữ là công cụ của tư duy Vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết các vấn đề và khả năng tư duy, ký hiệu tượng trưng của trẻ

Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ đang tập nói và hoàn thiện câu

do đó trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện, khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh mình Nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động, nhiều khi chưa nói đúng với hoàn cảnh thực tế Vì vậy tôi thấy cần phải tìm hiểu biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển thông qua các giờ nhận biết, tập nói, thơ, chuyện

và các hoạt động khác

Việc phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không thể tách rời các môn học cũng như các hoạt động trong ngày của trẻ

Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một hiện tượng cụ thể để trẻ ghi nhớ một cách chính xác, phù hợp với tình huống sử dụng nội dung Vốn từ cung cấp cho trẻ phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc hoạt động và nhận thức của trẻ giúp trẻ hoàn thiện và phát triển các kĩ năng nghe, nói, diễn đạt nhận biết,

Trang 2

sự vật, hiện tượng xung quanh một cách chính xác Đây là cơ sở để trẻ tiếp

thu kiến thức trong bậc học tiếp theo Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ thông qua môn nhận biết tập nói cho trẻ 18 – 24 tháng” làm đề tài.

B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN.

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp kế thừa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa

Vì vậy giáo dục Mầm Non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Nếu làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu

sẽ tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách

Vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của trẻ Việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 18 – 24 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo

ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo một cách toàn diện Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 18 – 24 tháng tuổi Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ hoạt động dưới hình thức thông qua hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi thì việc phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ

sẽ đạt được kết quả cao hơn

Mặt khác phát âm đúng sẽ góp phần bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt và giữ gìn giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam

Bên cạnh đó trẻ còn dùng ngôn ngữ để thể hiện tình cảm, khát vọng mong muốn của mình đề người khác hiểu được Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục tình cảm, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho

Trang 3

trẻ Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ

Tuy nhiên trong thực tế của lứa tuổi 18 – 24 tháng mọi bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đặc biệt phát triển ngôn ngữ còn rất hạn chế do kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều và phạm vi tiếp xúc còn hạn hẹp, vốn

từ của trẻ còn nghèo nàn, nhưng nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh của trẻ thì rất cao Vì vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ rất cần thiết và quan trọng

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

Là giáo viên đứng lớp 18 – 24 tháng tuổi, trong lớp có 22 cháu Qua quá trình làm quen đưa các cháu vào nề nếp tôi nhận thấy rằng:

- Còn rất nhiều cháu nói ngọng, có cháu gần như bị tự kỉ không nói gì

Do đó còn rất nhiều hạn chế khi giao tiếp

- Mặt khác do giáo viên còn hạn chế khi tổ chức tiết học, chưa thu hút trẻ vào các hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ chủ động Cô cần tạo nhiều tình huống để trẻ giái quyết vấn đề để đồng thời cho trẻ được trải nghiệm, tạo cho trẻ thể hiện một cách tự nhiên khi giao tiếp với mọi người từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói một cách chính xác thoải mái

- Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để tạo điều kiện cho trẻ luôn sống trong môi trường sư phạm thống nhất nội dung

và phương pháp dạy trẻ Luôn cung cấp cho trẻ từ ngữ, không nói nựng, nói ngọng để trẻ nói theo

Để làm được điều này trước hết cô giáo phải chịu khó đầu tư suy nghĩ tìm ra phương pháp dạy phù hợp với trẻ, khi dạy cần có đồ dùng dạy học đẹp, sinh động, phù hợp với trẻ Từ đó kích thích trẻ nhận biết đối tượng chính xác

và phát âm đúng giúp trẻ tự tin trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống

1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, tổ chức chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm

Trang 4

non, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới

- Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục các cháu

2 Khó khăn:

- Các cháu mới lần đầu tiên đến trường nên trình độ nhận thức không đồng đều

- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng âm thu cũng như trật tự các từ trong câu, vì thế trẻ còn bỏ bớt từ, bớt âm khi nói

- Trẻ đi học không đều đặn do bị ốm hoặc mưa rét Phụ huynh bận công việc thường phó thác cho ông bà hoặc người giúp việc, ít trò chuyện với trẻ Mặt khác trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần

Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay

mà không cần dùng lời hoặc xin phép Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ

Từ những khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và tìm cách khắc phục sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen với Văn học, phát triển lời nói qua chuyện, thơ, đặc biệt là qua môn nhận biết tập nói

3 Kết quả thực trạng:

22 Số trẻ3 Tỷ lệ14% Số trẻ9 Tỷ lệ41% Số trẻ10 Tỷ lệ45%

Qua kết quả khảo sát thực tế số cháu tại lớp 18 – 24 tháng tôi nhận thấy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những vấn đề luôn được quan tâm Tôi đã suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân đó là: Sự chuẩn bị cho tiết học còn đơn điệu, cô chưa thực sự đầu tư vào tiết dạy, còn phụ thuộc nhiều vào tranh dẫn đến các cháu học thụ động do đó chưa thu hút trẻ vào tiết học Mặt khác do có cháu còn nói ngọng nên trước các bạn trẻ ngại không dám nói Điều này làm

Trang 5

tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm thế nào để thu hút trẻ tập trung vào tiết học, phát huy được tính tích cực học tập cho trẻ từ đó tạo điều kiện cho trẻ nhận biết đối tượng, sự vật, hiện tượng một cách chính xác, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ

III GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Các giải pháp tổ chức thực hiện bao gồm 4 giải pháp:

- Phương pháp thực nghiệm trên trẻ

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp mọi lúc, mọi nơi

- Phương pháp kết hợp với phụ huynh

1 Các biện pháp để tổ chức thực hiện:

1.1 Biện pháp thực nghiệm trên trẻ:

Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm trên trẻ môn nhận biết tập nói, tôi

đã băn khoăn rất nhiều là làm thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt và đạt hiệu quả trong giờ học

Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy, có kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi để kích thích trẻ hoạt động tích cực

Qua thời gian tiếp xúc với trẻ tôi đã theo dõi, tìm hiểu và nắm được tình trạng phát âm của các cháu ở trong lớp, các cháu còn nói ngọng, nói sai rất nhiều

Ví dụ: Giờ nhận biết tập nói các loại quả thơm ngon:

Quả dứa, quả đu đủ, quả cam

Tôi chuẩn bị đồ dùng chu đáo: quả thật, tranh, đồ chơi và tiến hành dạy Gây hứng thú cho trẻ bằng cách tạo tình huống bất ngờ, cho trẻ hái quả tặng búp bê Sau đó cho trẻ trực tiếp quan sát đặc điểm, tính chất của từng quả mà trẻ hái được kết hợp với tập nói

Những cháu nói tốt hơn cho trẻ nói câu dài, một số cháu phát âm chưa

rõ, nói ngọng, nói sai, tôi sửa sai cho trẻ: “Quả cam” cháu nói là “Chả cam”,

“Hạt cam” cháu nói là “Ạt cam”, “Quả dứa” các cháu nói là “Quả ứa”

Trang 6

Đặc biệt trong lớp có cháu Mai và cháu Hào nói rất khó, khẩu hình chưa chuẩn, khi dạy học sửa sai nhiều là cháu lì không nói nữa Phần vì xấu

hổ, vì không tự tin, tôi cảm thấy giờ học hơi gò bó, kết quả không đạt được như mong muốn Tôi đã rút kinh nghiệm để dạy trẻ tiết sau

Ví dụ: Dạy tiết nhận biết tập nói các con vật đáng yêu: con gà, con vịt.

Để bài dạy tốt hơn, cháu tiếp thu bài chủ động Trước khi học nhận biết tập nói các con vật nuôi, tôi đã tổ chức cho trẻ học mọi lúc, mọi nơi dưới hình thức chơi mà học Tôi dùng con rối vờ tiếng của con gà, con vịt và hỏi trẻ tiếng kêu của con gì vậy

Khi cháu nói sai “Con gà” thành “Con hà” tôi sửa sai ngay cho trẻ và cho trẻ chơi trò chơi với cô: Cho tay vào con rối vừa chơi vừa nói “Con gà, con gà đến nhà bạn Hà” Lúc đó trẻ rất thích, tưởng như đang chơi nhưng

thực chất là đang học phát âm, gà được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần khi chơi

Tôi đã tổ chức cho trẻ học mọi lúc, mọi nơi: bắt chước tiếng kêu của con vật hoặc đoán xem tiếng kêu của con vật gì

Trẻ nào phát âm sai tôi sửa sai ngay cho trẻ cùng với sử dụng đồ chơi, các cháu không thấy chán như trước nữa và trẻ phát âm cũng chuẩn, chính xác hơn Bên cạnh đó tôi kết hợp cho trẻ hát, đọc thơ những bài liên quan đến các

con vật mà trẻ sắp học “Con chim non, Chú mèo”…

Trong quá trình hát tôi lại tiếp tục sửa sai cho những trẻ phát âm sai các từ: véo von, con vịt… Luôn chuyển từ hình thức này sang hình thức khác, tôi

đã tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, không gò bó , trẻ không mặc cảm là mình bị sửa sai nhiều lần

Để cùng phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu bài tốt, tôi đã gặp gỡ phụ huynh có cháu nói ngọng: Cháu Trường, Mai, Anh… trao đổi với phụ huynh trẻ, biết cách dạy trẻ tập nói, tập phát âm, bố mẹ không nói lại từ trẻ nói sai, không nói nựng trẻ mà phải nói chậm, rõ ràng cho trẻ nói theo

Trang 7

Với phương pháp dạy như thế đến tiết học nhận biết tên và đặc điểm các con vật sống trong gia đình, tôi đã đưa các con vật thật ra, trẻ rất thích, trẻ phát âm tên gọi và một số đặc điểm của con vật một cách dễ dàng, kết hợp với nhận xét, phân biệt, so sánh sự khác nhau của các con vật: đầu, chân, đuôi,

mỏ, mắt…

Kết thúc cho trẻ chọn thức ăn cho các con vật:

Chó -> xương, thịt

Mèo -> cá

Gà -> thóc

Trẻ hứng thú chơi nhận biết tập nói rất tốt , các cháu ngoan không nói chuyện riêng, giờ học đạt kết quả cao Qua giờ dạy nay tôi đã phát huy được tính tích cực học tập của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ nhận biết và củng cố kiến thức một cách sâu sắc

Nắm vững phương pháp của một giờ dạy nhận biết tập nói với mục đích phát triển ngôn ngữ, mở rộng sự hiểu biết môi trường xung quanh Thông qua quá trình nhận biết thúc đẩy sự phát triển các giác quan và sự phát triển chú ý có chủ định cho trẻ Vì vậy mà từ lời nói và hình ảnh mà người lớn cung cấp cho trẻ phải có sự hấp dẫn thu hút trẻ Đồ dùng để chơi luôn đổi mới, đẹp đảm bảo nội dung giáo dục và tình thẩm mỹ Áp dụng vào thực tế tôi

đã làm đồ dùng, đồ chơi áp dụng vào tiết dạy và chơi tại lớp tạo điều kiện để trẻ lĩnh hội kiến thức

1.2 Biện pháp quan sát:

Để ngôn ngữ của trẻ phát triển thì việc dạy trẻ quan sát đó là vai trò cô cùng quan trọng Đây là kĩ năng giúp trẻ học được nhiều hơn những gì trẻ đang nhìn thấy, giúp trẻ phát hiện những thay đổi và sự khác nhau của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết tập nói.

Đề tài: Hoa hồng, hoa cúc

Trang 8

Tôi cho trẻ quan sát vườn hoa thật bằng những bông hoa tôi đã chuẩn bị

và được tạo ra như một vườn hoa

Tôi hỏi trẻ: Các con thấy trong vườn hoa có những loại hoa gì ? trẻ kể tên các loại hoa

- Các con thấy hoa hồng như thế nào ? (rất đẹp)

- Những bông hoa này có màu gì ? (màu xanh, đỏ, vàng)

- Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào ? (mùi thơm)

- Sờ vào cánh hoa các con thấy ra sao ? (nhẵn)

Hoặc tôi đưa ra trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ

Ví dụ: Trò chơi “Nói từ tiếp theo”

- Cô nói một số từ - Trẻ nói từ tiếp theo

- Cô nói hoa cúc

- Trẻ nói: Hoa cúc vàng

- Cô nói: Hoa hồng

- Trẻ nói: Hoa hồng vàng

Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư duy của trẻ phát triển tốt Đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển

có hiệu quả hơn, trẻ biểu diễn sự hiểu biết của mình một cách mạch lạc hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt

1.3 Biện pháp dạy học mọi lúc, mọi nơi:

Ngoài tiết học có chủ định tôi còn tổ chức cho trẻ học mọi lúc, mọi nơi kết hợp với các môn học khác dưới nhiều hình thức khác nhau

Sử dụng trò chơi nhằm củng cố bài học giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn

Ví dụ: Đối với nhận biết tập nói các con vật sống trong rừng, cho trẻ

đọc bài thơ con voi, chơi với bác gấu

Đối với cháu nói ngọng, nhút nhát, tôi tạo sân chơi cho trẻ hoà nhập cùng các bạn để trẻ cảm thấy thoải mái, không lo sợ như đang học Đây là

hình thức “Chơi mà học” nhằm rèn luyện kiến thức , kĩ năng nghe, kĩ năng

nói và kĩ năng diễn đạt cho trẻ đạt kết quả rất cao

Trang 9

Ví dụ: Cháu Hưng nói ngọng “Con gà” thành “Con à” tôi cho các

cháu chơi bắt chước tiếng kêu của con vật bằng hình thức: Đưa con gà ra và

hỏi trẻ “Con gì đây”, “Con gà kêu thế nào ?” hoặc đố trẻ “Con gì mào đỏ” Con gì gáy ò…ó…o ? cho cả lớp chơi “Gà gáy” , “Gà mổ thóc”, “Vịt kêu cạp cạp…”

Đối với cháu Bảo nhút nhát, không dám nói trước đám đông do ngôn ngữ cháu phát triển chậm, tôi cho trẻ chơi đóng vai các con vật: Bướm bay, vịt bơi, thỏ đi tắm nắng… Những lần đầu tôi cho trẻ chơi với bạn giỏi hơn, mạnh dạn hơn để lôi cuốn vào cuộc chơi, động viên, khích lệ trẻ để cháu tự tin hơn Trẻ không còn mặc cảm, từ đó trẻ tích cực hoạt động cùng với các bạn, ngôn ngữ của trẻ phát triển rõ rệt

Ngoài tiết học chính thì phương pháp dạy mọi lúc, mọi nơi chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ Nó giúp hoàn thiện, củng cố các kĩ năng và tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống

1.4 Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh:

Tôi đã vận dụng thông tin 2 chiều để trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp Đồng thời báo cho phụ huynh biết về tình hình của trẻ trong tuần, trong tháng, cụ thể là bài học hôm đó và những từ trẻ phát âm sai để gia đình dạy cho trẻ Cha mẹ tạo điều kiện trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn nói to hơn, rõ ràng hơn, vận động cha mẹ sưu tầm những bài thơ, câu đố về môi trường xung quanh để giáo dục trẻ

Một điều hết sức quan trọng là cha mẹ không nên nói tiếng địa phương, nói nựng trẻ, vô hình dung lại làm trẻ nói ngọng, phát âm không chuẩn ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ

Bằng cách làm này chúng tôi đã thống nhất quan điểm dạy, qua cuộc họp phụ huynh để trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em mình hơn, đã kịp thời uốn nắn con trẻ ngay từ buổi ban đầu giúp trẻ nói đúng, phát âm chuẩn Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ

sự trong sáng của Tiếng Việt

Trang 10

IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua một năm thực hiện đề tài này, tôi thấy số cháu đến lớp phát âm còn sai, nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương được sự rèn luyện của cô trẻ

đã phát âm đúng không còn nói ngọng, nói lắp nữa, vốn từ của trẻ tăng Với những phương pháp mà tôi đưa vào dạy trẻ, sáng tạo ra đồ dùng học tập tôi đã cung cấp thêm cho trẻ nhiều từ mới, trẻ hiểu biết sự vật, hiện tượng một cách chính xác hơn, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh một cách đa dạng phong phú, trẻ thích tham gia vào hoạt động

nề nếp, lễ phép hơn

Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp dạy học tích cực, sử dụng trò chơi linh hoạt, sáng tạo trong tiết học với trẻ 18 – 24 tháng năm học

2012 – 2013 như sau:

C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I KẾT LUẬN:

Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ thông qua môn nhận biết tập nói cho trẻ 18 – 24 tháng” Chất lượng giờ

học đã được nâng lên rõ rệt so với kết quả ban đầu trẻ mới đến lớp, từ chỗ ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng còn nói ngọng của trẻ chỉ nói được một từ nhưng đến nay trẻ đã nói được nhiều từ, nói rõ ràng mạch lạc và vốn từ của trẻ phong phú hơn Đồng thời qua các giải pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ về mọi hoạt động của trẻ nói chung và dạy môn nhận biết tập nói, nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện ngôn ngữ chuẩn mực cho trẻ ở trường Mầm Non

Để đạt được điều đó thì trước hết giáo viên phải luôn linh hoạt sáng tạo,

sử dụng nhiều hình thức dạy học để thu hút trẻ vào giờ học cũng như giờ vui chơi, khi vui chơi cô cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với sự vật, hiện tượng xung

Ngày đăng: 01/04/2015, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w