1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT số BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH lạc CHO TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA bộ môn văn học

20 4,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 7,07 MB

Nội dung

Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như : Môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc,

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG PHÚ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CHUYÊN Đ Ề :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA BỘ MÔN VĂN HỌC

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THAO CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ CT : TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG PHÚ SKKN THUỘC MÔN : VĂN HỌC

NĂM HỌC 2012 - 2013

Trang 2

A Đặt vấn đề

I Lý do chọn đề tài

Bác Hồ kính yêu đã nói:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Vâng! Trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của gia đinh, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh Muốn cho trẻ em trở thành

“người lớn” theo đúng ý nghĩa của nó thì nhất định phải cótác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời

Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé Để những mầm non đó đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất đó chính là trường mầm non Đến trường mầm non các bé được học tập vui chơi, được học các kiến thức văn hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống

Với các bé cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng hay cũng đáng yêu Mổi khi nhìn thấy các bé mắt tròn xoe và hỏi cô ơi : tại sao ? thế nào ?.Những khoảnh khắc đó đọng lại trong tôi niềm cảm xúc yêu thương đến vô cùng Vì vậy việc dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như : Môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học bộ môn văn học trẻ đọc thơ, kể chuyên, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ Bởi vì ở lứa tuổi trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ,

Trang 3

câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội thiên nhiên, thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ Và tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp 1, hiện nay trẻ mầm non việc tiếp cận với tác phẩm văn học còn nghèo nàn vốn

từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao chép mạch lạc, để giúp trẻ trong khi đọc, nghe, kể có sự chú ý và có hiệu quả tối ưu nhất

Chính vì những lý do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học”.

II Thực trạng vấn đề nghiên cứu

1.Thực trạng

1.1.Thực trạng

a.Thuận lợi

Trường MN Quảng Phú có bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc

gd trẻ.trong nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến Tập thể các

bộ giáo viên luôn phát huy truyền thống thi đua dạy tốt – học tốt của trường.việc chỉ đạo công tác chuyên môn luôn được chú trọng và nâng cao Được sự chỉ đạo sát sao của đảng, các nghành, các cấp đã xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường khang trang, sạch đẹp với 11 phòng (trong đó 1 phòng họp, và 10 phòng học)

Năm học 2012 -2013 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi tại khu trung tâm của trường: Là lớp 5-6 tuổi với số cháu 34, trong đó 16 cháu

nữ, 18 cháu nam, với độ tuổi đồng đều, trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đep trong cuộc sống xung quanh trẻ Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua môn làm quen với văn học

Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về cơ sở vật chất, chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non

Trang 4

Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với môn văn học về nghệ thuật sư phạm và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất

b Khó khăn

Quảng Phú là một xã chiếm phần đa là nông nghiệp không có nghề phụ, trang thiết bị cho trẻ hoạt động còn hạn chế Hơn nữa lớp tôi phụ trách hầu hết bố mẹ làm ruộng, phần lớn gia đình đông con đi học nên gặp khó khăn riêng, họ không có thời gian để chăm sóc dạy dỗ các con và mặt nào đó nhận thức còn hạn chế Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ huynh là nông thôn Qua thực tế cho thấy phụ huynh còn nói tiếng địa phương nhiều

Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng nào đó là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép, đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ

Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung Ví dụ : muỗi – mũi, phân biệt l-n, 45% khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói 70

% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng 35% trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương

Chính vì vậy trong trường mầm non tôi muốn đề cập tới việc luyện cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện hai nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại giữa trò chơi, và độc thoại qua bộ môn làm quen văn học Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của bé đối với lớp tôi đang phụ trách 5-6 tuổi, tiếp tục dạy trẻ phát

Trang 5

triển ngôn ngữ mạch lạc là quan trọng để trẻ có kiến thức chuẩn bị vào lớp một, dạy trẻ kể lại các tác phẩm văn học, kể có trình tự, diễn cảm năm nội dung các tác phẩm văn học

2 Kết quả

Với những khó khăn như thế tôi phải tiến hành khảo sát trực tiếp trên trẻ để tìm biện pháp khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen văn học

Trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã lập ra bảng khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ và đã có kết quả như sau:

Bảng khảo sát chất lượng đầu năm

STT Nội Dung

Tốt –khá Trung bình Yếu Số

trẻ Tỷ lệ

Số trẻ Tỷ lệ

Số trẻ Tỷ lệ

1 Khả năng phát âm 10 29,

4% 16 47, 1% 8 23, 5%

2 Vốn từ 10 29,

4% 17 50% 7 20, 6% 3

Nói đúng ngữ pháp, nói

mạch lạc 9 26,

4% 16 47, 2% 9 26, 4%

4 Khả năng giao tiếp 12 35,

3% 14 41, 2% 8 32, 5%

5 Khả năng kể chuyện và

đóng kịch 8

23, 5% 15 44, 1% 11 32, 4%

Với lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc mà chất lượng trên trẻ chưa cao, qua khảo sát số trẻ khá giỏi về ngôn ngữ mạch lạc còn thấp Tôi rất băn khoăn và trăn trở, suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ đạt kết quả cao.từ những thực trạng trên tôi đã đề ra một số phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 thông qua môn văn học

Trang 6

B Giải quyết vấn đề.

I Các giải pháp thực hiện

- Tổ chức các trò chơi

- Ưng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy

- Linh hoạt, sáng tạo, các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- Tận dụng mọi cơ hội, áp dụng thực tế vào quá trình giảng dạy

- Phối hợp với phụ huynh

II Các biện pháp tổ chức thực hiện.

2.1 Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ:

Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong một năm như sau:

- Tháng 9-10 bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác

âm vị (Cho trẻ nghe những bài hát, câu chuyện, ca dao ) tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi: (Tai ai thính, ai đoán giỏi) sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm Tháng 11-12 tôi tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó, cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp : Bà bảo bé, bé búp bê, bé hồng, bé bé, búp bê ngoan nào Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi:

đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai đoán giỏi, đố ai nói ngược Tháng 1-2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao, đặc biệt về những câu chuyện kể nôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câu đơn giản, đủ nghĩa Tháng 2+3+4+5: tôi xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, ví dụ: Nói theo mẫu câu như câu truyện “ Cây khế” người anh tham lam chiếm hết ruộng vườn, nhà cửa,

trâu bò, của cha mẹ để lại Ví dụ “Câu truyện Tích chu” Bà biến thành chim

vì trẻ nói bà muốn bà đi tìm nước uống, hoặc tích chu ham chơi không lấy nước cho bà cô lưu ý thay đổi mẫu câu khác nhau từ câu đơn giản đến câu phức tạp, từ câu phức tạp đến câu đơn giản, đặt câu từ kết nối tuyện để trẻ

có khả năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ

Trang 7

-Một khi đã có một số vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịch một cách hứng thú hơn

2.2 Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ:

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là cũng chóng nhớ nhưng

dễ quên

- Đặc điểm phát âm : Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a,

ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó, những từ có 2-3 âm tiết như : lựu, lịu, hươu- hiu, mướp, mớp, chim chíp, rắn dắn trẻ phát âm chưa chuẩn(tiếng địa phương còn nhiều)

- Đặc điểm về vốn từ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1300-2000

từ Danh từ và động từ trẻ vẫn chiếm ưu thế tính từ và các loại từ khác trẻ

đã sử dụng nhiều hơn

Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp, các từ chỉ tốc độ như: nhanh - chậm, các từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, trắng, đen, ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày mai, trẻ dùng từ chưa chính xác Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím, da cam

100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 55% số trẻ đếm được 1-10, tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác, Ví dụ:

Mẹ có mót ngồi không/ thay cho từ muốn

-Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn Ví

dụ :Câu phức đẳng lập: Tích chu đi chơi, tích chu không lấy nước cho bà, Câu ghép chính phụ: Cháu thích chơi lắp ráp nhà thôi, xây được nhà đẹp thì bạn Huyền lại gỡ ra rồi

- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn: tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa thật chính xác: Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái dép kia(Phụ huynh cháu lan anh kể lại) chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng

- Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự lôgic Thế nhưng qua tìm hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ lớp cô Lan, tôi so

Trang 8

sánh lớp tôi thì đa phần trẻ vẫn chưa có khả năng kể chuyện mạch lạc có trình

tự lôgic, nhiều trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin

Tôi thường dành thời gian để quan tâm cháu đó nhiều hơn, động viên giúp trẻ kịp thời hoặc những cháu nhút nhát, không chịu hoạt động, nói nhỏ,

ít nói thì xếp cháu đó hoạt động với những cháu nhanh nhẹn thích hoạt động, đồng thời cô luôn kịp thời động viên khích lệ trẻ rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Như vậy tôi đã rút ngắn và dần dần xoá được khoảng cách về tâm sinh lí giữa các trẻ trong lớp Hầu như trẻ đã có sự hoà đồng, tự nhiên khi giao tiếp với nhau, cùng nhau khám phá những điều mà trẻ muốn biết trẻ sôi nổi

và hào hứng hơn, thu được kết quả cao hơn

2.3 Xây dựng nề nếp, thói quen trong giờ học:

Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong giờ học: Không nói chuyện riêng; Không đùa nghịch trong

giờ học; Biết giơ tay xin phát biểu ý kiến khi cô giáo hỏi và biết “thưa cô…”

khi trả lời câu hỏi của cô Có như thế sự chú ý tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của trẻ sẽ không bị phân tán Trẻ tập trung tìm tòi, khám phá những đề tài mà cô

đa ra trả lời một cách tích cực Trong quá trình giảng dạy tôi luôn quan tâm đến những trẻ nhút nhát, thường xuyên gần gũi tạo cho trẻ cảm giác tự tin không sợ sệt, vui vẻ, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến… Vì vậy chỉ trong thời gian ngắn trẻ đã ngoan hẳn vàkhả năng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ nâng lên

rõ rệt

2.4.Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ :

Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ

Trang 9

Góc trẻ làm quen với văn học

Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học

để trưng bày các dụng cụ kể chuyện, như khung sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn

- Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩmvăn học đó là một cách tốt nhất

2.5: Xây dựng giờ dạy kể chuyện trên lớp nhẹ nhàng, linh hoạt áp dụng phương pháp tích hợp trên nền tảng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy:

Tôi xác định rõ mục đích yêu cầu về kiến thức lồng tích hợp các môn khéo léo dùng thủ thuật hay, hấp dẩn, vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ

Trang 10

Giờ thực hành trên sa bàn của cô và trò trường Mầm non Quảng Phú

Sau đây tôi dưa ra 1 ví dụ cho đề tài

Chuyện: “Qủa Bầu Tiên”

Chủ điểm: Thế giới thực vật

Đối tượng: Trẻ mẩu giáo lớn

Ngoài mục đích yêu cầu của bài tôi đã chuẩn bị và tiến hành như sau

* Chuẩn bị

+ 1 phông trang trí: kể chuyện cổ tích cùng bé yêu

+ Đầu đĩa, ti vi, đĩa thâu nội dung chuyện, mô hình sa bàn, tranh minh họa chuyện

+ Ghi âm một số bài hát theo chủ đề

+ Mỗi trẻ 1 thẻ đeo

Trang 11

* Tiến hành:

* Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng

thú

- Cô giới thiệu chương trình: kể chuyện cổ

tích cùng bé yêu, giới thiệu người dẫn

chư-ơng trình, BGK

Tham dự chương trình là các bé đến từ lớp:

A4

Chương trình gồm 3 phần: phần 1: Giao

lưu

Phần 2: hiểu biết

Phần 3: thử tài kể

chuyện

* Hoạt động 2:nội dung

-Phần thi thứ nhất: “giao lưu”

Cho trẻ hát bài “Bầu và Bí”

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

+ Đố các con bầu và bí là nhóm rau ăn gì?

+ Có 1 câu chuyện liên quan đến quả bầu

nhưng không phải quả bầu bình thườngđâu

nhé.các con có muốn biết điều kì lạ ở quả

bầu này không.cô sẽ kể cho các con nghe

câu chuyện “Quả Bầu Tiên”

+ Phần thi thứ 2: “Hiểu Biết ”

+ Cô kể lần 1 bằng lời diển cảm

Cô vừa kể câu chuyện : Qủa Bầu Tiên

+ Cô kể lần 2 kết hợp xem ti vi

+ Giảng nội dung trích dẩn làm rõ ý

- Vỗ tay chào mừng chương trình, cùng cô vừa đi vừa hát

“vườn cổ tích ”

Trẻ hát cùng cô

kể về bầu và bí…

- Ăn quả

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát

- Trẻ đọc theo cô(cô chú ý sửa sai cho trẻ)

Trang 12

Giảng từ mới, từ khó: Qủa Bầu Tiên, ríu

rít Sà, lao ra, phân vân, chao liệng, vàng

bạc, châu báu, xông ra…(kết hợp cho trẻ

đọc từ)

Đàm thoại : cô vừa kể câu chuyện

gì?

 trong câu chuyện có những nhân vật

nào?

 Theo con cậu bé là người như thế

nào?

 Con nghĩ gì về tên địa chủ?

 Cậu bé là người tốt bụng, thường

giúp đỡ mọi người, để trả ơn cậu bé

chim én đã làm gì?

 Cậu bé đã làm gì với hạt bầu và tiếp

theo có điều kì lạ nào xảy ra không ?

 Khi lão địa chủ biết tin ông đã làm

gì?

 Chim én cũng tặng hạt bầu cho lảo

nhưng khi thành quả bầu thì sao?

 Vì sao lão địa chủ có quả bầu toàn là

rắn rết ?

 Nếu con là lảo địa chủ con sẽ làm gì?

 Cô kể lần 3 bằng sa bàn

* Trò chơi: “Ai thông minh hơn, ai

nhanh hơn”

- Cô đã chuẩn bị mổi đội 1 bộ tranh minh

họa của câu chuyện Nhưng các tranh

không sắp xếp theo thứ tự nội dung (Các

- Trẻ lắng nghe và trẻ lời câu hỏi của cô (cô chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm, dùng từ, diển đạt câu)

- Trẻ chơi trò chơi

Trẻ kể chuyện

Hát vang bài hát “Ra chơi

Ngày đăng: 22/08/2014, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w