1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

mot so bien phap phat trien ngon ngu mach lac cho trẻ 5 6 tuoi thong qua hđ LQVH

29 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập-Tự do-Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC TẠI LỚP LÁ 3 TR

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG

(Đề nghị công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2018-2019)

Người thực hiện: Trần Thị Mai Trâm

Chức danh: Giáo viên

Đạ K’Nàng, tháng 05 năm 2019

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC

TẠI LỚP LÁ 3 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠ K’NÀNG

(Đề nghị công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2018-2019)

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểungôn ngữ, khả năng trình bày logic, có trình tự, chính xác và có một nội dunghình ảnh nhất định Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽgiúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môn làm quen vớimôi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình mà điều tôimuốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học bộ môn văn họctrẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khảnăng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp,cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ, tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp

Trang 3

4.2 Cơ sở thực tiễn

Hơn 15 năm thành lập và phát triển, nhà trường đã xây dựng được đội ngũgiáo viên nhiệt huyết, tận tâm với công việc Với tổng số học sinh hơn 500cháu gồm 14 nhóm lớp, chất lượng giảng dạy ngày một cao, được phụ huynhhọc sinh tin tưởng số lượng học sinh đi lớp ngày một đông

Năm học 2018 -2019 tôi được phân công làm việc nhóm lớp 5-6 tuổi Tổng

số cháu 41 cháu, trong đó 20 cháu nữ, 21 cháu nam, với độ tuổi đồng đều,100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thểchất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, cảm thụ cáihay cái đep trong cuộc sống xung quanh trẻ Đó là một thuận lợi lớn để tôi rènluyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với vănhọc

Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghềmến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với môn văn học về nghệ thuật sư phạm

và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất

Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều Qua thực

tế cho thấy phụ huynh còn nói tiếng địa phương nhiều, có tới 60-65% còn nóingọng về âm l– n ,Tr - ch, s-x, …

Chính vì vậy trong trường mầm non tôi muốn đề cập tới việc luyện cho trẻngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện hai nhiệm vụ dạy trẻ đối thoạigiữa trò chơi, và độc thoại qua hoạt động làm quen văn học Nhiệm vụ pháttriển ngôn ngữ mạch lạc được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hằngngày của bé Đối với lớp tôi đang phụ trách 5-6 tuổi, tiếp tục dạy trẻ phát triểnngôn ngữ mạch lạc là quan trọng để trẻ có kiến thức chuẩn bị vào lớp một.Hiện nay trẻ mầm non việc tiếp cận với tác phẩm văn học còn nghèo nànvốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao chép mạch lạc, để giúp trẻ trongkhi đọc, nghe, kể có sự chú ý và có hiệu quả tối ưu nhất Chính vì vậy tôichọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi

Trang 4

thông qua hoạt động làm quen văn học tại lớp lá 3 trường Mầm non ĐạK’Nàng”.

5 Tính mới của đề tài

Với việc đi nghiên cứu sâu hơn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học, đề tài của tôi giúpchính bản thân tôi nâng cao được trình độ chuyên môn của mình, bổ sung thêmkiến thức bổ ích cho chính mình Bên cạnh đó, chính những biện pháp tôi nghiêncứu và đưa ra giúp trẻ có cơ hội được phát triển ngôn ngữ mạch lạc của mìnhmột cách tối ưu nhất Ngoài ra còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về ýnghĩa của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Nghiên cứu đề tài “một sốbiện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt độnglàm quen văn học” không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân tôi cũng như cho trẻlớp tôi mà đề tài này cũng là hành trang, là kim chỉ nang cho các giáo viên trong

tổ, trong trường về việc nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻlớp mình

Trang 5

II THỰC TRẠNG

Trong những năm học qua, để hoàn thành chương trình giáo dục toàn diệncho trẻ, trường Mầm non Đạ K’Nàng đã và đang thực hiện đầy đủ các chuyên đềđược đề ra Trong năm học 2018-2019, chuyên đề phát triển ngôn ngữ là mộttrong những chuyên đề trọng tâm được nhà trường chú trọng thực hiện nhằmgiúp giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới hình thức và các hoạtđộng giáo dục nói chung trong đó có giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầmnon Bên cạnh đó, qua chuyên đề phát triển ngôn ngữ có thể giúp trẻ nhận biết,trải nghiệm, luyện tập các kiến thức kỹ năng thông qua các hoạt động ở mọi lúcmọi nơi trong chế độ sinh hoạt một ngày như: hoạt động học, hoạt động chơi,hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày; bằng nhiều hình thức khác nhau:Nghe, nói, “viết, vẽ, mô tả, mô phỏng, làm mô hình, sơ đồ, làm sách, bộc lộ cảmxúc thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ như làphương tiện để bộc lộ những hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh, táihiện lại các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hoạt động: trao đổi, chia sẻ,

vẽ, “viết, chơi mô phỏng, chơi phân vai (ghi sổ khám bệnh, giá tiền, phòng bánvé…) và để những trẻ hạn chế trong phát âm, vốn từ… cần được rèn luyện, khắcphục

Trong quá trình giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi nhận thấy họ đã thựchiện rất tốt nguyên tắc lấy đồ dùng, đồ chơi mầm non và hoạt động vui chơi làmcon đường cơ bản để phát triển lời nói cho trẻ Bên cạnh đó trong quá trình dạyhọc họ đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp trực quan, dùng lời và thựchành trong quá trình hướng dẫn trẻ phát triển lời nói Nội dung kiến thức đã có

sự kết hợp theo nội dung trọng tâm và được đưa đến trẻ một cách tổng hợp

Tuy nhiên, khi cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng, giáo viên ở trường

Trang 6

chưa tạo hết những điều kiện thuận lợi để giúp trẻ sử dụng những giác quan tiếpxúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng mà chưa khác sâu được biểu tượng bằngcách giúp trẻ biểu đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ Đây là cơ hộitốt mà giáo viên đã bỏ qua để dạy trẻ phát âm chuẩn, phát triển ngôn ngữ nóicho trẻ Giáo viên vẫn coi mình là trung tâm của quá trình dạy học, vẫn chủ yếuhướng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin, thường sử dụng mẫu, vật mẫu, kếthợp với diễn tả Trẻ chủ yếu là ghi nhớ, nhắc lại mẫu, phương pháp ghi nhớ vẫnmang tính đồng loạt, nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng biện pháp chơi, haynhững cách tìm tòi khám phá bằng các giác quan Nhiều giáo viên vẫn dựa vàotài liệu có sẵn, nhiều khi còn áp đặt vào hiểu biết của trẻ Hình thức tổ chứcnhiều khi còn đơn giản nghèo nàn, chủ yếu hướng vào tiết học Giáo viên vẫnchưa tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày Hìnhthức dạy mọi lúc mọi nơi ít được chú ý, biện pháp dạy học được lặp đi lặp lạinên không gây hứng thú cho trẻ Nhiệm vụ trong bài tập nhiều khi còn đơn giảnchưa chú ý nâng cao hiệu quả cho trẻ.

Vậy nên, kết quả trên trẻ, nhìn chung đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ đã có khảnăng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âmcủa người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Tuy nhiên,trẻ chưa nắm được hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngônngữ tinh vi nhất về phương tiện cú pháp và về phương diện tu từ, trẻ nói năngchưa mạch lạc và thoải mái Vốn từ của trẻ tăng lên đáng kể Trẻ có khoảng3000- 4000 từ vào cuối tuổi Việc phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là cungcấp từ mới cho trẻ mà cần giúp trẻ mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết Ở đây,việc mở rộng nghĩa của từ cho trẻ thì giáo viên chưa thực hiện được Trẻ phát

âm tương đối tốt nhưng trẻ chưa nói đúng cấu trúc câu: Có chủ ngữ, có vị ngữ,

sử dụng trạng từ, bổ ngữ phù hợp Phát triển ngôn ngữ mạc lạc: Trẻ chưa nóinăng một cách mạch lạc trong giao tiếp, trẻ nói chưa biết sắp xếp các ý theo mộttrình tự hợp lý, chưa nêu bật được các ý cần nhấn mạnh để người nghe hiểu mộtcách dễ dàng

Trong năm học 2018-2019, tôi được phân công nhiệm vụ chăm sóc và giáo

Trang 7

dục lớp Lá 3 Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn,xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầmnon, tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học

và đồ chơi của các cháu Tuy nhiên, trình độ nhận thức của trẻ ở lớp tôi khôngđồng đều Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm

mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung, như là: muỗi – mũi, phân biệt l - n,

45% khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định, vì vậynên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói

60 % kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tìnhtrạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng 45% trẻ nói, phát âm do ảnhhưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương Đa số trẻ

là người dân tộc thiểu số, khả năng nói tiếng việt của các cháu chưa tốt nên ảnhhưởng đến việc phát âm cũng như khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc củacác cháu Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi vàhướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tậpcho trẻ làm quen văn học

* Nguyên nhân

Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ

Một nửa lớp là các cháu người dân tộc thiểu số, khả năng nói tiếng việt củacác cháu chưa tốt

Nhiều trẻ chưa từng ra lớp nên trình độ nhận thức của các cháu không đồngđều

Trang 8

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ

Để lựa chọn và áp dụng được các biện pháp phù hợp với trẻ, điều đầu tiên làphải nắm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ, xem khả năng phát âm của trẻ nhưthế naog, vốn từ của trẻ ra sao, ngữ pháp của trẻ đang ở trong giai đoạn nào Qua quá trình quan sát trẻ hằng ngày và cho trẻ thực hiện các bài test thì kếtquả tôi thu được như sau:

100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 100% số trẻđếm được 1-10, trẻ có thể đếm được nhiều hơn thế, tuy nhiên trẻ sử dụng một

số từ còn chưa chính xác, như là: Mẹ có mót ngồi không/ thay cho từ muốnngồi

+ Đặc điểm ngữ pháp:

Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn Trẻ sử dụng câu phức đẳng lập: Tích

Trang 9

Chu đi chơi, Tích Chu không lấy nước cho bà, câu ghép chính phụ: Cháu thíchchơi lắp ráp nhà thôi, xây được nhà đẹp thì bạn Huyền lại gỡ ra rồi.

Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từtrong câu vẫn chưa thật chính xác: Mẹ ơi, con muốn đôi dép kia (Phụ huynhcháu Ha Beo kể lại) chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng

Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự lô gic, qua tìm hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ có khả năng kể chuyện mạch lạc có trình

tự lô gic

2 Biện pháp 2: Giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học

Để trẻ có thể phát triển được ngôn ngữ mạch lạc thông qua làm quen vănhọc thì phải giúp trẻ học tốt làm quen văn học, từ đó ngôn ngữ mạch lạc của trẻcũng sẽ được phát triển

Để đạt được điều đó, tôi đã thực hiện như sau:

+ Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:

 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, độihình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ Khi thực hiện các hoạtđộng làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng tâm là dạy kể chuyện sángtạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kểchuyện, như khung sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sửdụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn

 Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách

sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm vănhọc đó là một cách tốt nhất

+ Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:

Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ

Khi kể chuyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” tôi sử dụng mô hình sa bàn đểgây hứng thú cho trẻ Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.Khi trọng tâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụngtrang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể dựa theo hìnhthức khác nhau

Trang 10

+ Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ.

Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp,đất để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kểchuyện theo ý thích

Khi kể chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ, để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn

bị một hộp kể chuyện và 1 sân khấu rối, các con rối được làm bằng hình nộmvải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ Từ bìa cartong, vải nỉ tôi làm nhữngnhân vật ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ

Kể chuyện “Cáo, thỏ, gà trống” để làm trang phục cho trẻ tôi dùng quần

áo để trẻ hoá thân vào nhập vai các nhân vật

+ Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ:

Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linhhoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch

Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích

về sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vaidiễn của mình

+ Làm quen văn học với các hoạt động khác:

Theo phương pháp dạy học tích hợp với hoạt động làm quen văn học cóthể lồng ghép, kết hợp với tất cả các hoạt động khác và giúp cho các hoạtđộng khác trở lên sinh động hơn

Để vào bài khi kể câu truyện “Nhổ củ cải” tôi đã cho trẻ vận động theobài “Củ cải trắng”

Tôi đã sử dụng câu truyện “Gà trống, mèo con và cún con” trong hoạtđộng khám phá khoa học với nội dung trọng tâm “Động vật nuôi trong giađình”, trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình.Với đề tài: “Cao hơn- thấp hơn”, tôi đã lồng ghép câu chuyện “Cây khế”vào tiết dạy để trẻ áp dụng được sự so sánh đặc điểm về ngoại hình của haianh em

Trong hoạt động làm quen chữ cái tôi đã cho trẻ luyện phát âm qua trò

Trang 11

chơi tìm chữ l-n-m

+ Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội:

Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông quacách hoạt động tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện, đóngkịch, theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gianhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen với văn học thể loại truyện kểcho trẻ

Tôi đã tổ chức cho trẻ: Ngày hội 8-3 trẻ kể về “Cô bé quàng khăn đỏ”hay ngày tết thiêu nhi 1- 6 kể về Bác Hồ với thiếu nhi, hay ngày 22-12 trẻ kểchuyện sáng tạo về chú bộ đội, hoặc hội thi “Bé kể chuyện giỏi”, hay cho trẻ

kể chuyện trong ngày sách,…

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen văn học

Tôi luôn ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen văn họcmột cách hợp lý nhất để tạo hứng thú cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động Tôicho trẻ xem video truyện và làm power point minh họa nội dung truyện, thơ,tạo các trò chơi cho trẻ trên power point như là chiếc nón kì diệu, rung chuôngvàng, sắp xếp trình tự tranh theo nội dung câu chuyện, bài thơ,…

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.

Làm bảng tin về chương trình dạy theo nội dung trọng tâm trong tuần đểphụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà

Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: Giấy, sách, những lọnhựa, quần áo cũ, vải vụn

Khi nội dung trọng tâm là “Thế giới thực vật”, “Tết và mùa xuân”, bảngtuyên truyền tôi có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu đối, câutruyện, bài hát, đồng dao có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh

Tôi đã tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ

và khuyến khích phụ huynh đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe giúp cho trẻ yêuthích việc làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Sau những biện pháp trên, tôi nhận ra sự thay đổi rõ rệt trên trẻ Trẻ lớp tôi

có hứng thú hơn với hoạt động làm quen văn học, trẻ nghe, hiểu ngôn ngữ tốt

Trang 12

hơn, trình bày sự việc một cách logic, có trình tự, chính xác.

3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch

Để đạt được những mục tiêu đưa ra và đảm bảo được quá trình thực hiệnthì lập kế hoạch là một điều kiện cần và đủ

Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong mộtnăm như sau:

+ Tháng 9-10 tôi xây dựng các bài tập luyện tai nghe cho trẻ bằng cách cho trẻnghe những bài hát, câu chuyện, ca dao… tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trungchú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi (Tai ai thính, aiđoán giỏi) sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm

+ Tháng 11- 12 tôi tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ ràng, giải thíchnghĩa của từ khó, cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Nhonhỏ, chập chờn, lúng ta lúng túng, rập rờn,… Phát triển vốn từ cho trẻ thôngqua trò chơi: Đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, tai ai nhanh, ai đoán giỏi,

đố ai nói ngược

+ Tháng 1- 2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao,đặc biệt về những câu chuyện kể lôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câuđơn giản, đủ nghĩa

+ Tháng 3 - 4- 5: tôi xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp,nói mạch lạc, tôi cho trẻ nói theo mẫu câu như câu truyện “Cây khế” người anhtham lam chiếm hết ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò, của cha mẹ để lại “Câutruyện Tích chu”, tôi nói “Bà biến thành chim vì ”, trẻ nói “bà muốn bà đi tìmnước uống”, hoặc “Tích Chu ham chơi không lấy nước cho bà” ,… tôi đã lưu ýthay đổi mẫu câu khác nhau từ câu đơn giản đến câu phức tạp, từ câu phức tạpđến câu đơn giản, đặt câu từ kết nối tuyện để trẻ có khả năng nói đúng ngữpháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ

Một khi đã có một số vốn từ phong phú trẻ lớp tôi tự tin kể chuyện, đóngkịch một cách hứng thú hơn

4 Biện pháp 4: Làm đồ dùng đồ chơi

Để trẻ có hứng thú hơn vào hoạt động thì cần có những đồ chơi bắt mắt và

Trang 13

sáng tạo Qua đó, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ có hiệu quả hơn.Tôi đã tận dụng các nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phương như: sáchbáo, lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằmphát triẻn ngôn ngữ cho trẻ.

Dựa và từng nội dung trọng tâm tháng mà tôi triển khai kế hoạch làm đồdùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi tháng có một bộ đồ chơi phục vụ cho quátrình giảng dạy và vui chơi tôi cho các cháu vào hoạt động chơi góc để trẻ tạo

ra nhừng đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt vẽ và tô màu những bứctranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện

Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những conrối thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vậttrong truyện mà trẻ thích

Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sinh động màu sắc đẹp để gâyhứng thu cho trẻ nghe, xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi

Kể chuyện cho trẻ cần đa dạng: Truyện thần thoại, truyện lịch sử, truyện vềcác loài vật, cây cối…không nên kể cho trẻ nghe truyện có bạo lực hoặc lời nóithô tục, chuyện về chết chóc, hành hạ tàn bạo hoặc một vấn đề nào đó khiến trẻ

sợ hãi, trẻ không muốn đóng nhân vật đó, không thích kể lại truyện đó

Cần khơi gợi hứng thú để trẻ đến với truyện: tôi sử dụng tranh ảnh, cho trẻnghe đọc thơ, hát những bài hát có nội dung gần gũi với câu truyện sắp kể hoặc

kể 1 đoạn truyện hỏi trẻ tên truyện, hoặc trích dẫn lời của 1 nhân vật trongtruyện trẻ đoán, cho trẻ xem tranh minh họa, xem rối diễn kịch trong quá trìnhtrẻ nghe cô kể

Trẻ hứng thú và tham gia hoạt động một cách sôi nổi, nghe và hiểu nộidung truyện, thơ nhanh hơn, tự tin kể lại truyện, đọc bài thơ một cách rõ ràng,rành mạch,

5 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh

Hơn ai hết, phụ huynh là người hiểu con mình nhất và luôn mong con học được những điều hay lẽ phải Thời gian buổi tối trước khi đi ngủ hay những giờ vui chơi ở nhà, phụ huynh cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ

Trang 14

nắm bắt được nội dung tác phẩm sẽ được học trước, sẽ giúp trẻ dễ cảm thụ tác phẩm văn học đó hơn.

Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự vớitrẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độvừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng chotrẻ bắt chước

Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ Tránhkhông nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữkhông chính xác

Khuyến khích, động viên phụ huynh đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe

Ngày đăng: 21/11/2019, 09:53

w