1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 2436 THÁNG

19 880 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn nó”.(Ngôn ngữ và lý luận văn họctài liệu dùng trong các trường sư phạm mẫu giáo) Đúng vậy,Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người.Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết,truyền cho nhau những kinh nghiệm,tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín.Trong công tác giáo dục trẻ mầm non cho đất nước,chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.Ngôn ngữ góp phần đào tạo các cháu trở thành những người phát triển toàn diện.Điều đó được thể hiện: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp .Con ng ười biết tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng,giao tiếp là một đặc trưng của con người.Ngôn ngữ là phượng tiện giao tiếp quan trọng nhất.Nhờ có ngôn ngữ mà con người đựơc cùng nhau hành động vì mục đích chung như:Lao động,đấu tranh,phát triển xã hội.Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được,thậm chí không thể tồn tại được nhất là đối với trẻ em một sinh thể yếu ớt cần được sự chăm sóc,bảo vệ của người lớn.Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội.Ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn ngôn ngữ là công cụ hiểu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc,điều khiển và giáo dục trẻ ,là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ.Trước hết ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh .Bởi vì sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các cháu lĩnh hội những tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh.Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.Trong khi nhận biết các sự vật đó trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật,tên các chi tiết,đặc diểm,tính chất,công dụng của sự vật.Từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác. Và ngôn ngữ còn là công cụ để giáo dục đạo đức cho trẻ.Phát triển và hoàn thiện nhân cách dần dần nhân cách cho trẻ mầm non không những có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ mà còn có tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm,đạo đức.Ở lứa tuổi mầm non,đặc điệt là ở lứa tuổi nhà trẻ các cháu chưa có nhiều hiểu biết,và lĩnh hội những quy tắc,khái niệm,những chuẩn mực đạo đức của xã hội.Tuy mới chỉ là bước đầu nhưng lại vô cùng quan trọng,có tính chất quyết định đến việc hình thành những nét tính cách riêng của mỗi con người trong tương lai.Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể thể hiện đầy đủ những nhu cầu,nguyện vọng và tình cảm của mình.Như vậy ngôn ngữ rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ,ngôn ngữ góp phần không nhỏ vào việc trang bị dồi dào cho trẻ những hiểu biết về nguyên tắc,chuẩn mực đạo đức rèn luyện cho trẻ tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống. Bên cạnh đó ngôn ngữ là công cụ để giáo dục thẩm mĩ.Bởi vì ngôn ngữ còn có vai trò trong việc giáo dục thẩm mĩ có mục đích,có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn về cái đẹp trong tự nhiên,trong đời sống xã hội ,trong nghệ thuật,giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp và tạo ra cái đẹp.Thật vậy ,trong đời sống hàng ngày khi giao tiếp với người lớn trẻ nhận thức cái đẹp ở xung quanh,từ đó trẻ có thái độ trân trọng cái đẹp và tạo ra cái đẹp.Đặc biệt khi tiếp xúc với những bộ môn nghệ thuật như: Âm nhạc,tạo hình,trẻ có thể cảm nhận được cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống xung quanh qua âm thanh,đường nét,từ đó giúp trẻ cảm nhận hơn với cái đẹp.Vậy nên chúng ta có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp. Không chỉ vậy ngôn ngữ còn có tác dụng đối với việc giáo dục thể lực.Khi chúng ta giáo dục thể lực cho trẻ trong trường mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ,tổ chức cho trẻ vận động,rèn luyện cơ thể,giữ gìn vệ sinh,tổ chức chế dộ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ,làm cho cơ thể trẻ khỏe mạnh,phát triển hài hòa,cân đối,sức khỏe tăng cường,đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất.Để giáo dục thể lực cho trẻ các nhà giáo dục đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong đó nhôn ngữ đóng vai trò đáng kể. Chính vì thế ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thànhnhững con người phát triển toàn diện.Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.Cho nên các nhà giáo dục cần phải đề ra nhiệm vụ,nội dung,phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi. Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ ,tôi suy nghĩ làm thế nào ,làm bằng cách gì để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất trong phạm vi bản thân tôi có thể làm được cho các cháu.Và điều này chính là điều thúc đẩy tôi tìm hiểu,nghiên cứu và chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 2436 tháng phát triển tốt ngôn ngữ.” Làm đề tài nghiên cứu cho mình trong suốt năm học 20142015 này.

Trang 1

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

CHO TRẺ 24-36 THÁNG

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn nó”.(Ngôn

ngữ và lý luận văn học-tài liệu dùng trong các trường sư phạm mẫu giáo)

Đúng vậy,Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người.Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết,truyền cho nhau những kinh nghiệm,tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín.Trong công tác giáo dục trẻ mầm non cho đất nước,chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.Ngôn ngữ góp phần đào tạo các cháu trở thành những người phát triển toàn diện.Điều đó được thể hiện:

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp Con người biết tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng,giao tiếp là một đặc trưng của con người.Ngôn ngữ là phượng tiện giao tiếp quan trọng nhất.Nhờ có ngôn ngữ mà con người đựơc cùng nhau hành động vì mục đích chung như:Lao động,đấu tranh,phát triển xã hội.Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được,thậm chí không thể tồn tại được nhất là đối với trẻ em một sinh thể yếu ớt cần được sự chăm sóc,bảo vệ của người lớn.Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội.Ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn ngôn ngữ là công cụ hiểu hiệu để trẻ có thể bày tỏ

nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc,điều khiển

và giáo dục trẻ ,là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách

Trang 2

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ.Trước hết ngôn ngữ

là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh Bởi vì sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các cháu lĩnh hội những tri thức về sự vật hiện tượng xung

quanh.Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.Trong khi nhận biết các sự vật đó trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật,tên các chi tiết,đặc diểm,tính chất,công dụng của sự vật.Từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác

Và ngôn ngữ còn là công cụ để giáo dục đạo đức cho trẻ.Phát triển và hoàn thiện nhân cách dần dần nhân cách cho trẻ mầm non không những có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ mà còn có tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục tình

cảm,đạo đức.Ở lứa tuổi mầm non,đặc điệt là ở lứa tuổi nhà trẻ các cháu chưa có nhiều hiểu biết,và lĩnh hội những quy tắc,khái niệm,những chuẩn mực đạo đức của

xã hội.Tuy mới chỉ là bước đầu nhưng lại vô cùng quan trọng,có tính chất quyết định đến việc hình thành những nét tính cách riêng của mỗi con người trong tương

lai.Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể thể hiện đầy đủ những nhu cầu,nguyện vọng và tình cảm của mình.Như vậy ngôn ngữ rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ,ngôn ngữ góp phần không nhỏ vào việc trang bị dồi dào cho trẻ những hiểu biết về nguyên tắc,chuẩn mực đạo đức rèn luyện cho trẻ tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống

Bên cạnh đó ngôn ngữ là công cụ để giáo dục thẩm mĩ.Bởi vì ngôn ngữ còn có vai trò trong việc giáo dục thẩm mĩ có mục đích,có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn về cái đẹp trong tự nhiên,trong đời sống xã hội ,trong nghệ thuật,giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp và tạo ra cái đẹp.Thật vậy ,trong đời sống hàng ngày khi giao tiếp với người lớn trẻ nhận thức cái đẹp ở xung quanh,từ đó trẻ có thái độ trân trọng cái đẹp và tạo ra cái đẹp.Đặc biệt khi tiếp xúc với những bộ môn nghệ thuật như: Âm nhạc,tạo hình,trẻ có thể cảm nhận được cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống xung quanh qua âm thanh,đường nét,từ đó giúp trẻ cảm nhận hơn với

Trang 3

cái đẹp.Vậy nên chúng ta có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp

Không chỉ vậy ngôn ngữ còn có tác dụng đối với việc giáo dục thể lực.Khi chúng

ta giáo dục thể lực cho trẻ trong trường mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào

cơ thể trẻ,tổ chức cho trẻ vận động,rèn luyện cơ thể,giữ gìn vệ sinh,tổ chức chế dộ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ,làm cho cơ thể trẻ khỏe mạnh,phát triển hài hòa,cân đối,sức khỏe tăng cường,đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất.Để giáo dục thể lực cho trẻ các nhà giáo dục đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong đó nhôn ngữ đóng vai trò đáng kể

Chính vì thế ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thànhnhững con người phát triển toàn diện.Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ

có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.Cho nên các nhà giáo dục cần phải

đề ra nhiệm vụ,nội dung,phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi

Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ ,tôi suy nghĩ làm thế nào ,làm bằng cách gì để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất trong phạm vi bản thân tôi có thể làm được cho các cháu.Và điều này chính là điều thúc đẩy tôi tìm hiểu,nghiên cứu và chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng phát triển tốt ngôn ngữ.” Làm đề tài nghiên cứu cho mình trong suốt năm học 2014-2015 này

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Cơ sở lí luận:

Theo tác giả Nguyễn Huy Cẩn,thời kỳ tiền ngôn ngữ ở trẻ em Việt Nam là từ sơ

sinh đến 12 tháng tuổi.Bởi vì từ một tuổi trở đi giao tiếp của trẻ thay đổi về chất so với thời kỳ trước đó,cũng khoảng lứa tuổi này trẻ bắt đầu học nắm và ký hiệu ngôn ngữ quy ước.Nghiên cứu về giao tiếp của các âm tố phát ra của trẻ,người ta còn tìm

Trang 4

kiếm các mối quan hệ và các bước chuyển từ hành động,cử chỉ đến ký hiệu.Sự tìm kiếm này tiến hành qua phân tích

U sin xki đã nhận định: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển,là vốn quý của mọi tri thức”(Phát triển ngôn ngữ,nguyên bản tiếng Nga,nhà xuất bản Matxcơ va).Từ

đó chúng ta có thể khẳng định rằng:chỉ có thể dựa trên học thuyết Mác-Lê Nin về nguồn gốc của ngôn ngữ,khi đó các nhà giáo dục mới có phương pháp đúng đắn nhất

để hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ có quan hệ khăng khít với nhiều nghành khoa học khác.Dựa trên cơ sở của các nghành khoa học khác mà phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tìm ra những cách làm đúng nhất để dạy trẻ

Và đó cũng là những lý do mà tôi đã tìm ra một số phương pháp để giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ một cách hứng thú,đồng thời tôi cũng mong rằng từ những kinh nghiệm của sáng kiến này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực hơn và đạt hiệu quả tốt hơn

3.Thực Trạng:

Năm học 2014-2015,tôi được nhà trường phân công đứng lớp nhà trẻ 24-36

tháng ,với tổng số trẻ là 40 cháu.Trong đó : +Nam: 27 cháu

+Nữ: 13 cháu

Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.Bản thân tôi có được những thuận lợi ,song bên cạnh đó cũng có những khó khăn.Cụ thể là:

a.Thuận Lợi:

-Được sự quan tâm của chính quyền địa phương,các cấp lãnh đạo,cùng với Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học cho lớp như:

+Phòng học rộng,thoáng,đủ diện tích theo tiêu chuẩn

Trang 5

+Bàn ghế,đồ dùng cơ bản cho cô và trẻ:đủ.

-Trong năm học này phòng giáo dục huyện,nhà trường đã tổ chức các chuyên đề để giáo viên được tiếp cận,củng cố, bổ sung những kiến thức về chương trình giáo dục mầm non mới,đều rất hữu ích cho việc chăm sóc giáo dục trẻ

-Trẻ đi học thường xuyên ,đúng giờ,đồng đều về độ tuổi

-40 % số trẻ trong lớp có độ tuổi trên 30 tháng nên ngôn ngữ trẻ đã nói được

nhiều,có thể nói câu dài theo gợi ý

-Ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao,giúp đỡ tôi kịp thời khi gặp vướng mắc về

chuyên môn cũng như một số công việc khác

-Đồng nghiệp trong trường thường xuyên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm giảng dạy -Phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi việc học tập của con em mình với giáo viên

.b.Khó Khăn:

60% số trẻ nói chưa rõ,còn nói đớt,nói ngọng.nói tiếng địa phương

-Đồ chơi ngoài trời chưa có,khuôn viên sân trường hẹp

-86% số trẻ trong lớp đều là con nhà nông ,có nhiều cháu bố mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà với ông bà.Nên việc quan tâm đến trẻ còn nhiều hạn chế

2.Kết Quả Thực Trạng:

Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ

Tổng số trẻ được khảo sát là 40/40 cháu.Tỷ lệ:100%

Thời gian khảo sát: 20/09/2014

Kết quả khảo sát lần 1

ST

T

Trang 6

Số Trẻ

T L

%

số Trẻ TL

%

Số Trẻ TL

%

Số Trẻ TL

%

1 Khả năng nghe và

hiểu lời nói

11/40 27 15/40 38 10/40 25 04/40 10

2 Khả năng hiểu và trả

lời chính xác câu nói của cô

10/40 25 15/40 38 09/40 23 05/40 13

3 Khả năng diễn đạt ý

tưởng

12/40 30 16/40 40 07/40 17 05/40 13

4 khả năng nói đúng

ngữ pháp

10/40 25 16/40 40 09/40 22 05/40 13

5 Khả năng đọc diễn

cảm các tác phẩm văn học

09/40 22 14/40 35 10/40 25 07/40 17

Qua bảng khảo sát trên cho thấy.Số trẻ tốt khá đạt tỷ lệ chưa cao,tỷ lệ yếu còn

cao.Từ thực trạng trên nên tôi đã mạnh dạn tiến hành một số phương pháp.để giúp trẻ 24-36 tháng phát triển tốt ngôn ngữ,

3.Một số biện pháp thực hiện:

*Các biện pháp tổ chức thực hiện:

C ác hình thức tổ chức dạy nói cho trẻ ở trường mầm non hiện nay rất đa dạng.Việc dạy nói cho trẻ không tách rời các hoạt động khác.Nó hòa quyện vào nhau chặt chẽ

và cùng tồn tại trong các hình thức giáo dục ở các hoạt động của trẻ như:vui

chơi,học tập,lao động…

Bên cạnh cách tổ chức một phần có ý nghĩa không nhỏ là cách bố trí sáp xếp các góc ,trang trí lớp.tôi sắp xếp các nhóm góc rõ ràng,gọn gàng,đồ dùng đồ chơi không quá ôm đồm,đến chủ đề nào tôi mang đồ dùng đồ chơi của chủ đề đó ra,vừa gây sự

Trang 7

mới lạ,kích thích trí tò mò khám phá của trẻ,và ở mỗi góc tôi đặt bằng những tên gắn gọn được dán trên đầu những bức tranh có hình ảnh ngộ nghĩnh,khi trẻ chơi tôi đọc tên góc cho trẻ đọc theo,và tranh ảnh trang trí ở các tranh mở thường kèm có các

từ ,để khi trẻ quan sát tôi sẽ giới thiệu và gọi tên cho trẻ và trẻ gọi lại tên đồ vật ,con vật ấy,…

Không chỉ vậy đối với những trẻ nói đớt,nói ngọng.Tôi thường trò chuyện với những trẻ đó nhiều hơn những trẻ khác vào mọi lúc mọi nơi,bằng những câu hỏi đơn giản như:Hôm nay ai mang con đi học?Lớp mình có những cô gì? Hay trong nhưng giờ ôn đọc thơ diễn cảm,biểu diễn văn nghệ tôi thường gọi những trẻ đó lên hát cùng cô , đọc thơ cùng các bạn ,nhằm khích lệ ngôn ngữ nói của trẻ phát triển.Và kết quả là những trẻ đó đã có sự thay đổi rõ rệt ,trẻ nói được nhiều từ hơn,mạnh dạn hơn trong khi tham gia các hoạt động

a.Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động học khác.

Hoạt động học tập của trẻ Mầm non được tiến hành trong các tổ chức chặt chẽ của giờ học Trên giờ học sự tri giác âm thanh ngôn ngữ,sự nhận biết cấu trúc ngữ

pháp,sự thông hiểu nghĩa của từ có độ chính xác.Tuy nhiên do đặc điểm của trẻ Mầm non giờ học của trẻ vẫn có các yếu tố vui chơi,thời gian và nội dung của giờ học phụ thuộc vào khả năng của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau và ở “chương trình Chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non” chưa có giờ học riêng cho phát triển ngôn ngữ,mà dạy phát triển ngôn ngữ được lồng ghép vào trong các tiết học của các giờ học như:

*Hoạt động Nhận biết-tập nói:

Dạy trẻ nhận biết-tập nói là hướng dẫn trẻ quan sát một sự vật,một hiện tượng quen thuộc đối với trẻ.Qua đó hình thành khái niệm ban đầu về sự vật,hiện tượng nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ví dụ:Dạy trẻ nhận biết về “xe đap,xe máy” là giúp trẻ nhận biết và gọi được tên cũng như gọi tên được các bộ phận,nơi hoạt động,lợi ích của xe đạp,xe máy.Khi thực hiện tôi đã tiến hành:

Trang 8

-Tổ chức theo chương trình “Ô cửa bí mật”

-Sau khi giới thiệu về chương trình,tôi cho trẻ hát bài: Em tập lái ô tô,trẻ hát xong cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát,cô củng cố lại rồi mời sự lựa chọn ô cửa của từng đội.Và lần lượt cho trẻ khám phá về từng ô cửa,Như đối với ô cửa có bức tranh “xe máy”Cho trẻ đọc từ dưới bức tranh,và trò chuyện

+Ai có nhận xét gì về xe máy?

+Xe máy chạy ở đâu?

+Xe máy dùng để chở gì?

+Nó là phương tiện giao thông đường gì?

+Còi xe máy kêu như thế nào?

(Cho tập thể lớp và cá nhân luân phiên nhau trả lời)

+Sau đó tôi củng cố lại,và cho trẻ đứng lên bắt trước tiếng còi xe máy

-Tương tự xe đạp cũng tiến hành như xe máy

-So sánh điểm giống nhau và khác nhau của xe máy-xe đạp

-Cô củng cố,giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn khi ngồi trên các phương tiện giao thông, -Và cuối cùng tôi cho trẻ chơi các trò chơi củng cố về xe đạp- xe máy

-Cứ như vậy tôi gợi mở khuyến khích trẻ trả lời,cho trẻ đọc từ dưới tranh,nói cùng cô tên các bộ phận của xe.Qua đo cô dạy trẻ phát âm các từ câu rõ ràng,mạch lạc

Từ đó có thể nói rằng mỗi một hiện tượng,sự vật trẻ vừa lĩnh hội được đều phải cũng cố ngay bằng ngôn ngữ.Loại giờ học này tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng

Trang 9

phát âm,rèn luyện câu theo câu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ cho trẻ

*Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:

Thơ ca ,truyện đến với trẻ từ khi trẻ mới ra đời,thơ ca mang tính nhịp điệu,vần điệu cao.Vì vậy khi đọc các vần thơ cần đọc chậm,vừa phải,chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn mạnh các từ mang vần.Đọc thơ cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ cảm nhận được vần điệu ,nhịp điệu của tiếng việt.Giờ học này có tác dụng làm giàu vốn

từ,phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ,bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học

Ví dụ :Bài thơ “Cây đào”Tôi đã tổ chức theo chương trình: Bạn yêu thơ

-Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”,trò chuyện về nội dung bài hát,cô củng cố,dẫn dắt,giới thiệu bài thơ,tác giả rồi đọc cho trẻ nghe 2 lần,cô giảng giải nội dung bài thơ cho trẻ đọc tư khó như “lốm đốm;nho nhỏ”.Và cô dạy cho trẻ đọc.Trẻ được đọc cùng cô nhiều lần,cô uốn nắn sửa sai cho trẻ để trẻ đọc đúng lời,đúng vần.Ngoài ra

cô hỏi trẻ tên bài thơ,tên tác giả,cho trẻ nhắc lại nhiều lần tên bài thơ để cho trẻ nhớ,và trẻ được nói, được đọc nhiều giúp cho ngôn ngữ trẻ ngày càng lưu loát hơn

Ở góc thư viện tôi luôn trang trí tranh ảnh có kèm các từ trong tranh ,và sắp xếp các tranh ảnh theo chủ đề đang học,để khi học tới bài thơ ,câu chuyện nào trẻ có thể vừa quan sát tranh và đọc theo cô

*Hoạt động âm nhạc:

Trẻ được hát nhiều lần,thể hiện nhịp điệu,sắc thái tình cảm,nhớ nội dung bài hát,và được rèn thêm về mặt ngữ pháp

Ví dụ: Day hát bài “Con gà trống”

-Tôi cho trẻ xem tranh vẽ gà trống,trò chuyện cùng trẻ về bức tranh,cô củng cố dẫn dắt,giới thiêu bài hát,tác giả,cô hát trẻ nghe,giảng giải nội dung bài hát.cho trẻ hát cùng cô,tổ,nhóm,cá nhân hát.Cô chú ý sữa sai để trẻ hát đúng rõ lời,đúng nhịp.Hát

Trang 10

xong đến phần trò chơi tôi cho trẻ chơi trò chơi bắt trước tiếng kêu của gà.Cứ như thế từ một bài hát trẻ được kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau

*Hoạt động phát triển vận động:

Tôi thường tổ chức theo ngày hội để gây hứng thú cho trẻ

Ví dụ :khi trẻ thực hiện khi khởi động cho trẻ hát và kết hợp đi các kiểu chân,khi tập bài tập phát triển chung thì tập các động tác cho trẻ đươch nói như động tác “hái quả” trẻ vừa làm động tác vừa nói theo cô,đến bài tập vận động cơ bản ,tôi làm mẫu

và phân tích ở lần hai ,rồi hoi trẻ tên bài tập và nhắc lại cách thực hiện và tôi thường làm mô hình phía đích cuối để khi trẻ đến nơi có thể chào hỏi như :Chào búp

bê,chào bác gấu,…

Qua các giờ học đó,trẻ được rèn luỵên về mặt phát âm,có thêm nhiều từ mới và hiểu được ý nghĩa của từ.Trẻ được rèn luyện thêm về mặt ngữ pháp.Cô giáo còn sử dụng các giờ học này như là một phương tiện để củng cố những ngôn ngữ mà trẻ thu được

*Hoạt động Tạo hình:

Cô phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong lúc đàm thoại,về đồ dùng trực quan,trong lúc cung cấp biểu tượng,và khi hướng dẫn,nhận xét sản phẩm

Ví dụ: Nặn con giun,trước khi nặn tôi cho trẻ quan sát mẫu nặn và trò chuyện về mẫu nặn,tôi đưa ra các câu hỏi cho trẻ trả lời.Sau khi tôi nặn mẫu tôi cho trẻ nhắc lại cách ặn bằng trí nhở của mình ,và tôi uốn nắn các câu nói của trẻ để trẻ hiểu cách nặn,nặn đúng quy trình,khi trẻ nặn tôi đi đến bên trẻ hỏi trẻ:con đang làm gì đấy?con làm như thế nào ?con se đặt cho sản phẩm của mình tên gì?khi nhận xét sản phẩm tôi hướng cô gợi mở để trẻ nói lên được suy nghĩ của mình

*Hoạt động Nhận biết,phân biệt:

Ngày đăng: 03/04/2016, 22:02

w