1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả đóng hộp sang thị trường Nga và Đông Âu

60 674 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 574,5 KB

Nội dung

Với những ưu thế về sinh thái và laođộng, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả đóng hộp nhưdứa, dưa chuột nhỏ, cà chua...Nắm bắt được xu thế thị trường mấy năm quacông

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Khuyến

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi quốc gia có những ưu thế sản xuất các hàng hóa nhất định và nếu họ

có thể khai thác càng nhiều các ưu thế đó trong xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế thì lợi ích từ thương mại quốc tế mang lại cho quốc gia đó càng nhiềuthông qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa Với những ưu thế về sinh thái và laođộng, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả đóng hộp nhưdứa, dưa chuột nhỏ, cà chua Nắm bắt được xu thế thị trường mấy năm quacông ty TNHH Dua-Dua đã tham gia kinh doanh xuất khẩu mặt hàng rau quảđóng hộp sang thị trường Nga và các nước Đông Âu và đã có lợi nhuận đónggóp vào sự phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên thị trường truyền thống Nga

và Đông Âu đang dần dần thu hẹp thị trường mới EU thì chưa được ổn địnhhơn nữa chất lượng, giá cả sản phẩm còn thấp Mặt khác, Việt Nam là quốcgia sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn đứng thứ 5 ở châu Á nhưng chủ yếutiêu thụ trong thị trường nội địa còn phục vụ xuất khẩu rất ít Theo thống kêcủa hiệp hội rau quả Việt Nam thì tổng kinm ngạch xuất khẩu rau quả 6 năm(2004-2009) đạt 1,82 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm nhưng con

số đó vẫn chiểm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kinm ngạch xuất khẩu của cảnước Điều này chứng tỏ tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả còn chưa đượckhai thác triệt để

Qua tìm hiểu ban đầu về nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu sảmphẩm rau quả đóng hộp thì ngoài lý do về biến động thị trường xuất khẩutruyền thống còn có nguyên nhân quan trọng khác là chưa có những biện pháphữu hiệu từ phía doanh nghiệp và nhà nước để thúc đẩy xuất khẩu rau quảđóng hộp Do đó việc nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm

Trang 3

rau quả đóng hộp là rất cần thiết Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm rau quả đóng hộp tại công ty TNHH Dua-Dua”.

2 Đối tượng nghiên cứu.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm rau quả đóng hộp sang thị trường Nga vàĐông Âu tại công ty TNHH Dua-Dua

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu ở công ty,

đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả đóng hộp mạnhhơn tại công ty TNHH Dua-Dua Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngàycàng mạnh mẽ làm cho cạnh trở nên gay hắt hơn

Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu tại công tyTNHH Dua-Dua và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rauquả đóng hộp mạnh hơn ở công ty

5 Kết cấu đề tài.

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, báo cáo gồm 2 chương:

Chương I: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả đóng hộp sang thị trường Nga và Đông Âu ở công ty TNHH Dua-Dua.

Chương II: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm rau quả đóng hộp sang thị trường Nga và Đông Âu ở công ty TNHH Dua-Dua

Trang 4

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM RAU QUẢ ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA VÀ ĐÔNG ÂU Ở CÔNG TY TNHH DUA-DUA

1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DUA-DUA 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Dua-Dua hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng thànhviên của Nhóm DUA–DUA gồm Công ty TNHH Dua – Dua và Công ty Cổphần ĐT TM SX và Dịch Vụ HD, được thành lập vào năm 2007 với loại hìnhdoanh nghiệp là công ty TNHH Mặc dù mới được thành lập hơn 3 nămnhưng công ty đã và đang hoạt động khá ổn định Ngay từ khi mới thành lậpcông ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là trong năm 2007, công

ty TNHH Dua-Dua được biết đến là một trong hai doanh nghiệp xuất khẩuDứa đạt doanh thu cao nhất trong số các doanh nghiệp xuất khẩu Dứa chỉtrong mười ngày đầu tháng 7 với doanh thu trên 100.000 USD Doanh thu củaNhóm DUA-DUA đạt gần 1.000.000USD năm 2007 và đạt gần2.000.000USD năm 2008, trong đó 100% là doanh số Xuất khẩu

- Công ty TNHH Dua-Dua có tên giao dịch quốc tế là: Dua & DuaCompany Ltd

- Giám đốc: Đặng Ánh Dương

- Địa chỉ là 28-127/56 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

- Văn phòng: P.304 Tòa Nhà Nhất Lộc Phát, số 168, Ngọc Khánh, BaĐình, Hà Nội

- Mã số thuế: 0101724224

- Websife: http://dua-dua.com

Hiện tại công ty là 1 trong những doanh nghiệp có thị trường xuất khẩucác mặt hàng rau quả đóng lọ đóng hộp rộng nhất phía Bắc Việt Nam, kháchhàng truyền thống của Công ty ở các Thị trường đều là Các công ty lớn sở

Trang 5

hữu các Thương hiệu mạnh trong ngành hàng Rau quả Các thị trường xuấtkhẩu của Công ty chủ yếu là thị trường Nga và một số nước Đông Âu(Ukraina, Belarus, Georgia, Litva, Poland, Romania, Czech, Hungaria,Mongtenegro, Bulgaria, New zealand ) Đây là thị trường truyền thống củaViệt Nam từ trước thời kì đổi mới, đến nay vẫn là một thị trường mà nhiềudoanh nghiệp Việt Nam tham gia vào

Các mặt hàng chủ yếu mà công ty xuất khẩu vào thị trường Nga và Đông

- Dứa đóng lon các loại: Dứa miếng đóng lon loại 566gam, Dứa miếngđóng lon loại 849gam, Dứa khoanh đóng lon loại 566gam, Dứa khoanh đónglon loại 849gam

- Tương ớt: loại chai nhỏ dài 800 Gram, loại chai ngắn 800 Gram

- Một số sản phẩm khác: Dưa chuột thái lát dầm dấm, salat, vải thiều đónghộp

Trang 6

Đến nay công ty đã là đối tác quen thuộc của nhiều đối tác của Nga vàĐông Âu như OPT-LOGISTIC CO., LTD (Nga), I SIATOPOULOS LTD(Hy Lạp), Prodkom CO LTD (Nga), LFT INTERNATIONAL VOF (Hà Lan)

… Đây đều là những công ty sở hữu các thương hiệu mạnh trong ngành rauquả

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.

1.1.2.1 Chức năng của công ty

Là một công ty có hoạt động sản xuất và xuất khẩu nên chức năng củacông ty TNHH Dua-Dua bao gồm 2 chức năng chính đó là:

- Sản xuất một số loại rau quả chế biến như Dứa đóng lon, Dưa chuộtnhỏ dầm dấm, Dưa chuột nhỏ và Cà chua hồng dầm dấm, Tương ớtđóng chai và một số sản phẩm khác

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại rau quả chế biến

1.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

Tham gia vào hoạt động kinh doanh với tư cách là một doanh nghiệp tưnhân độc lập công ty có nhiệm vụ tham gia xây dựng và phát triển kinh tế đấtnước Điều này được thể hiện rất rõ đó là: Việc Công ty nhập nguyên liệu đầuvào là rau quả chưa qua chế biến từ các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thanh Hóatạo việc làm và thu nhập cho những người dân ở đây Đồng thời công ty thựchiện sản xuất và xuất khẩu rau quả đã qua chế biến tạo ra lợi nhuận cho công

ty nói riêng và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoảnthuế (Thuế TNCN, Thuế TNDN), làm tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu chođất nước Bên cạnh đó thì việc công ty đã tạo được uy tín với các đối tác Nga

và một số nước Đông Âu sẽ góp phần làm cho quan hệ thương mại giữa ViệtNam và Nga, Đông Âu ngày càng phát triển hơn

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

Trang 7

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Dua-Dua

Giám Đốc (Đặng Ánh Dương)

Phòng

Kinh

Doanh

Phòng Nhân Sự

Phòng XNK

Phòng TC

KT-Nhà máy số 1

(Hưng Yên)

Nhà máy số 2 (Hà Nam)

Nhà máy số 3 (Thanh Hóa)

Trang 8

Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty như trên có thể thấy đứng đầucông ty là Gám đốc, không có các phó Giám đốc Tiếp đó là các trưởng phòncác bộ phận chức năng chịu sự kiểm soát của Giám đốc Các nhà máy sảnxuất độc lập.

1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng kinh doanh: thực hiện các họat động tiếp thị - bán hàng tới cáckhách hàng và khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu vềdoanh số, thị phần, Lập kế hoạch kinh doanh, phối hợp các bộ phận khác đểđáp ứng tốt nhất cho khách hàng

Phòng xuất nhập khẩu: tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu củacông ty, thực hiện quan hệ với các đối tác khách hàng nước ngoài

Phòng nhân sự: Tuyển mộ, tuyển chọn các nhân viên, đưa ra các chínhsách nhân sự về tiền lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động, đưa ra các

kế hoạch, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Phòng kế toán-tài chính: lập các báo cáo tài chính, thống kê tình hình tàisản nguồn vốn của công ty, thực hiện các khoản thu chi trong công ty

1.1.4 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả đóng hộp sang thị trường Nga và Đông Âu

Trang 9

tháng 10 đến tháng 1 Như vậy, sản phẩm kinh doanh của công ty từng thời

kỳ sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mùa vụ sản phẩm

1.1.4.2 Đặc điểm thị trường.

Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường xuất khẩu, trong đó thịtrường chủ lực vẫn là Nga, Rumani, Ucraina và bên cạnh đó là một số nướcĐông Âu khác

Thị trường của công ty cũng khá đa dạng bao gồm một số nước như Nga,

Hy Lạp, Ukraina, Hà Lan, Rumani Có thể thấy có một số nước vừa là thànhviên của liên minh châu EU vừa thuộc các nước Đông Âu như Rumani, HyLạp

Có thể thấy, thị trường xuất khẩu của công ty không chỉ tập trung ở mộtnước và còn trải thêm ra một số nước khác Như vậy thị trường mỗi nướckhác nhau của công ty với những đặc điểm riêng trong tập quán tiêu dùng và

có quy định pháp lý khác nhau, chính điều này đặt ra cho công ty những tháchthức lớn trong công tác mở rộng và phát triển thị trường

1.1.4.3 Đặc điểm đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩurau quả Bởi vậy tất yếu không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa cácdoanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm cả các doanh nghiệp xuất khẩurau quả trong nước và các doanh nghiệp quốc tế

Hiện nay, ở Việt Nam đã có hơn 300 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩurau quả, trong đó, có một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty rau quả ViệtNam, CTCP nông sản thực phẩm Lâm Đồng, CTTNHH Thanh Long HoàngHậu, công ty XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai, CT giao nhận và XNK Hải

Trang 10

Phòng, CTCP Trường Phát, CTCP chế biến thực phẩm XK miền Tây,CTTNHH thương mại và dịch vụ Bảo Thanh, CTTNHH chế biến nông, thuỷ-hải sản Long An.

Đối thủ cạnh tranh quốc tế thì gay gắt nhất là các doanh nghiệp xuất khẩucủa Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nam Phi, Newzealand, Chilê, Brazil.Chất lượng và giá cả là hai yếu tố chính khiến các doanh nghiệp Việt Namcạnh tranh ít hiệu quả với các đối thủ trên Đặc biệt là các doanh nghiệpTrung Quốc được đánh giá là đối thủ cạnh tranh lớn của các doanh nghiệpViệt Nam trong thời gian tới, bởi vì họ không chỉ có lợi thế về nhân công, màcông nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến cao hơn Việt Nam, với sự

đa dạng trong mẫu mã và chủng loại, sự đồng đều về quy cách

1.1.4.4 Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh.

Nhìn vào bảng 1.1 ta có thể thấy trong cơ cấu tài thì tài sản cố định có lúctăng, lúc giảm nhưng tài sản lưu động thì luôn tăng qua các năm Năm 2009tăng 7,11% so với năm 2008, năm 2010 tăng 3.55% Như vậy có thể thấy tàisản lưu động vừa tăng lên về giá trị vừa tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu tàisản Xét về nguồn vốn của công ty, nguồn vốn chủ sở hữu và nợ đều tăng lênqua các năm Năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng 133,343 triệu VNĐ so với năm

2008, năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng 250,763 triệu VNĐ so với năm 2009 Những điều phân tích ở trên là phù hợp với thực tế bởi công ty TNHHDua-Dua là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khi mà khối lượng giaodịch ngày càng lớn, khả năng ứ đọng vốn cao, nếu không có nguốn vốn lưuđộng tương đối thì sẽ khó có thể cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường

Bên cạnh đó, công ty muốn nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm củamình và thúc đẩy mạnh hơn hoạt động xuất khẩu thì việc có được các dâychuyền công nghệ hiện đại để cơ giới hóa sản xuất và nâng cao chất lượng sản

Trang 11

phẩm là rất quan trọng Với nguồn vốn khá lớn sẽ giúp công ty có thể đầu tưnhững dây chuyền hiện đại đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm phục vụxuất khẩu.

Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Chỉ tiêu

Giá trị (tr đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tr đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tr đồng)

Cơ cấu (%)

1.1.4.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực.

Nhìn vào Bảng 1.2 có thể thấy xét theo tính chất lao động thì cả lao độngtrực tiếp và lao động gián tiếp đều tăng qua các năm Lao động trực tiếp tăngtrung bình 21 người/năm, lao động gián tiếp tăng trung bình 6 người/năm Cóthể thấy việc tăng cả số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp là phù hợp đểđáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều và thị trường ngày càng rộng hơncủa công ty

Trang 12

Bảng 1.2: Tình hình lao động của công ty

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

số lượng (người)

Cơ cấu (%)

số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Dua-Dua

Xét theo ngành thì có thể thấy lượng lao động trong lĩnh vực kinh doanhXNK tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng, còn lượng lao động trong các khâuchế biến thì mặc dù tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng Điều này là tấtyếu, bởi số lượng công việc tăng lên thì đòi hỏi số lượng lao động tăng lên,nhưng việc cơ giới hóa sản xuất phần nào đã làm giảm tỷ trọng lao động trongcác khâu chế biến

Trang 13

Xét theo trình độ lao động thì tốc độ tăng của lao động có trình độ tăngdần qua từng năm, trong khi đó, lao động chưa qua đào tạo giảm tương ứng.

Cụ thể, lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng bình quân 7người/năm; lao động qua các lớp học nghề tăng với tốc độ cao, trung bìnhtăng 23 người/năm; trong khi lao động chưa qua đào tạo trung bình giảm 3người/năm

1.1.4.6 Đặc điểm về nguyên liệu.

Sản phẩm rau quả rất phong phú và đa dạng, quá trình sản xuất ra sảnphẩm có thời gian dài (sớm thì 2-3 tháng, lâu thì 3-5 năm và hơn nữa) Cónhững sản phẩm sản xuất ra để dùng, nhưng đa số để xuất khẩu Có nhữngsản phẩm ăn tươi, có những sản phẩm phải qua chế biến, để tiện bảo quảntrong một thời gian dài, vận chuyển đi xa đến người tiêu dùng Như vậy từsản xuất nguyên liệu, chế biến công nghiệp, đến người tiêu dùng là một quátrình khép kín, đòi hỏi phải rất khoa học, rất cụ thể và phức tạp

Đặc điểm về nguyên liệu rau quả có ảnh hưởng lớn đến công tác xuất khẩucủa công ty Những đặc điểm này dẫn tới những yêu cầu khắt khe trong công tácxuất khẩu, đặc biệt ở khâu bảo quản từ khi thu hoạch tới khi sản xuất và xuấtkhẩu Đồng thời đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận liênquan để sản phẩm có thể được đưa vào tiêu thụ hay chế biến kịp thời

1.1.4.7 Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến sẽ giúp đảm bảo chấtlượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Điều này lại càng đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu Nhận thức được điều này, công ty TNHH Dua-Dua đã

áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 Đây là hệ thốngquản lý chất lượng được áp dụng khá rộng rãi, phạm vi áp dụng của ISO

Trang 14

9001:2000 được thể hiện trong sơ đồ 1.2

Sơ đồ 1.2: Phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Marketing Thiết kế

sản phẩm

Cung cấpnguồn lựcđầu vào

Sản xuấtsản phẩm

Tiêu thụsản phẩm

Dịch vụ saubán hàng

ISO 9001

Nguồn: Phòng tổ chức sản xuất

Ngoài ra, công ty còn thực hiện hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm HACCP và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm PCG của thị trườngNga Trong đó HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tíchcác mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu Đó là công cụ phân tích nhằmđảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm HACCP bao gồm nhữngđánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chếbiến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chấtlượng thực phẩm Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyênmôn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chấtlượng thực phẩm PCG là tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm mà thịtrường Nga yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vào đây

1.2 THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA VÀ ĐÔNG ÂU CỦA CÔNG TY.

Trang 15

1.2.1 Đặc điểm tiêu thụ các mặt hàng nông sản đóng hộp của thị trường Nga và Đông Âu.

Khi doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm để xuất khẩu vào một thị trường nào

đó thì điều tất yếu là doanh nghiệp đó phải tìm hiểu đặc điểm tiêu thụ sảnphẩm của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp Nhận thức đượcđiều đó, công ty TNHH Dua-Dua đã tìm hiểu một số thông tin về đặc điểmtiêu thụ sản phẩm nông sản đóng hộp của thị trường Nga và Đông Âu Vớicác nước Đông Âu thì có thể thấy những đặc điểm cần lưu ý đó là:

- Ưa chuộng các sản phẩm xanh, sạch phục vụ sức khỏe: vấn đề sức khỏeluôn được mọi khách hàng quan tâm đặc biệt là các sản phẩm ăn uống Do đó

mà việc ưa chuộng các sản phẩm xanh, sạch của thị trường Nga và Đông Âu

là điều dễ hiểu Đây là cơ sở để công ty sản xuất các sản phẩm đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng

- Ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ: Đây là các sản phẩm do trồng trọt màkhông dùng hoặc dùng rất ít chất bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, chất điều chỉnh

sự tăng trưởng Do đó thì cây trồng nên được bón từ chất phế thải của độngvật, thực vật thối rữa hoặc chất khoáng thiên nhiên Sở dĩ các khách hàng củathị trường Nga và Đông Âu ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ là do tác động engại về an toàn thực phẩm, thâm canh ảnh hưởng môi trường cùng với nhậnthức ngày càng hiểu biết về dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng làm nổi nhu cầu

về sản phẩm hữu cơ tăng mạnh mẽ nhất là từ khi có hướng dẫn Directive EC.Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ đang bùng nổ ở một số nước châu Âu nhất

là ở Anh, Thụy điển và Hà lan có tốc độ tăng trưởng 20% / năm Giá bán sảnphẩm hữu cơ thường cao hơn sản phẩm thông thường từ 15 – 20% Mứcchênh lệch này có xu hướng giảm dần do ngày càng có nhiều sản phẩm hữu

Trang 16

cơ Đây cũng là cơ hội mà cũng là thách thức lớn đối với các nhà sản xuấtkinh doanh rau quả Việt nam Việc chứng nhận sản phẩm an toàn hoặc hữu

cơ phải thường được các tổ chức quốc tế cấp như: Eurepgap, IMO hayECO.v.v

- Đặc biệt chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách phẩm chất, tiêuchuẩn về môi trường Đây là điều đặc biệt cần chú ý trong đặc điểm tiêu thụcủa thị trường Nga và Đông Âu Ở thị trường Đông Âu với một số nước thuộc

EU là thị trường của công ty thì họ đưa ra chương trình HACCP nhằm đảmbảo an toàn thực phẩm, và chương trình PCG của Nga Công ty cần chú trọngsản xuất các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm củacác thị trường này để năng cao khả năng cạnh tranh

- Tính thuận tiện khi sử dụng: chính là các sản phẩm rau quả đóng hộp,rau quả đã được xử lý, cắt gọt Do người dân ngày càng bận bịu với côngviệc, tình trạng người độc thân tăng lên, giá nhân công cao … Về điều này thìcông ty đã đáp ứng được vì các sản phẩm của công ty đều là các sản phẩmđóng hộp đã qua xử lỹ và đã được cắt gọt

- Tính độc đáo của rau quả: xu hướng của người tiêu dùng là ngày càngthích nhiều sản phẩm mới lạ, độc đáo khi mà thu nhập, điều kiện sống và nhucầu ngày càng tăng Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu sản phẩm rau quả nếu muốn cạnh tranh và giữ chân được cáckhách hàng của mình

- Yêu cầu thông tin về sản phẩm trên nhãn ngày càng công khai, trungthực và cụ thể: Sau vụ bò điên, dioxine…người tiêu dùng đòi hỏi phải côngkhai qui trình sản xuất, nguồn gốc rõ ràng trên nhãn hiệu, phải áp dụng quitrình quản lý và kiểm soát tác động trong toàn bộ qui trình sản xuất chế biến

Trang 17

thực phẩm Hiện nay khách hàng đòi hỏi phải có chứng nhận HACCP, SQF…(Safe Quality Food)

Đối với Nga thì xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả mang hương vịđặc trưng, mới lạ đang trở nên rõ nét và cũng là cơ hội xuất khẩu các sảnphẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường này trong những năm tới

1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh và xuất khẩu ở công ty TNHH Dua-Dua.

Nhìn vào biểu đồ số 1.1 có thể thấy được công ty luôn hoàn thành kếhoạch đặt ra Cụ thể thì năm 2008 doanh thu vượt 17,73% so với kế hoạch.Năm 2010 doanh thu vượt kế hoạch 9.5%

Chỉ có năm 2009 là không đạt được mục tiêu Có thể lý giải được điềunày, bởi vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã gây ảnh hưởng rất lớnđối với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển Tuy nhiên,đến năm 2010 khi mà nền kinh thế giới đã dần đi vào trạng thái ổn định thìdoanh thu của công ty lại tăng trở lại Năm 2010 tăng 21.23% so với năm

2009 Đây là một dấu hiệu tích cực đối với công ty chứng tỏ kinh thế thế giớinói chung và kinh tế của các nước là thị trường của công ty đang phục hồi vàtăng trưởng Công ty cần tận dụng cơ hội này để giành lại các đơn hàng đãmất và tăng công suất sản xuất để khai thác tối đa công suất thiết kế, phục vụtốt nhất nhu cầu nhập khẩu rau quả đóng hộp ngày càng tăng của thị trườngNga và Đông Âu

Nhìn vào biểu đồ số 1.2 có thể thấy do lợi nhuận sau thuế phụ thuộc vàodoanh thu của công ty nên nó cũng bị giảm vào năm 2009, so với 2008 vớimức giảm 27.43% Sang năm 2010 thì lợi nhuận sau thuế đã tăng mặc dù vẫnchưa bằng với năm 2008 nhưng đây là dấu hiệu tốt cho công ty Chứng tỏ nềnkinh tế thế giới đã phục hồi

Trang 18

Biểu đồ số 1.1: Tổng hợp doanh thu của công ty TNHH Dua-Dua từ

Tỷ VNĐ

Doanh thu 2008-2010

Kế hoạch Thực hiện

Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính công ty TNHH Dua-Dua

Biểu đồ số 1 2 : Lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Dua-Dua

2008-2010

Trang 19

374.54

460.83

0100200300400500600Triệu VNĐ

Lợi nhuận sau thuế 2008-2010

Lợi nhuận ST

Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính công ty TNHH Dua-Dua

1.2.3 Thực trạng hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả đóng hộp sang thị trường Nga và Đông Âu của công ty.

1.2.3.1 Kết quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả đóng hộp của công ty sang thị trường Nga và Đông Âu trong thời gian vừa qua.

Biểu đồ số 1.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2008-2010

Trang 20

14.3

17.54

05101520

Tỷ VNĐ

Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2008-2010

Kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Dua-Dua

Qua biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của công ty có thể thấy công ty xuấtkhẩu với kim ngạch khá lớn Năm 2008 đạt 19,64 tỷ VNĐ, sang năm 2009 doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên nhu cầu nhập khẩu của Nga

và Đông Âu giảm cả về số lượng lẫn số đơn hàng Điều này đã làm cho kimngạch xuất khẩu năm 2009 của công ty giảm 27,2% so với năm 2008 Đếnnăm 2010 thì công ty đã dần lấy lại được các đơn hàng và số lượng hàng hóaxuất khẩu khi thị trường đã hồi phục nên kim ngạch xuất khẩu đã tăng và tăng22.66% Có thể dự đoán trong các năm tiếp theo thì kim ngạch xuất khẩu củacông ty sẽ tăng nếu không xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn Công tyxuất khẩu các mặt hàng rau quả đóng hộp với các mặt hàng tiêu biểu là Dứa,Dưa chuột, Cà chua Bên cạnh đó để đa dạng hóa sản phẩm hơn thì công tycòn xuất khẩu thêm một số sản phẩm khác như Salat, vải

Trang 21

Bảng 1.3: Xuất khẩu theo mặt hàng điển hình và chi phí cho 1 sản phẩm của

Mặc dù mới được thành lập từ tháng 6 năm 2007 những công ty cùng vớicông ty HD tạo thành nhóm DUA-DUA có thị trường xuất khẩu các mặt hàngrau quả đóng lọ đóng hộp rộng nhất phía Bắc Việt Nam, khách hàng truyềnthống của Công ty ở các Thị trường đều là Các công ty lớn sở hữu cácThương hiệu mạnh trong ngành hàng Rau quả Như vậy công ty đã tạo được

uy tín đối với các khách hàng nước ngoài của mình Điều này sẽ tạo thuận lợicho công ty trong các giai đoạn phát triển tiếp theo

Trang 22

1.2.3.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga và Đông Âu mà công ty đã thực hiện

Thứ nhất là nghiên cứu các kỹ thuật chế biến

Nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm và đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của khách hàng công ty đã tập trung nghiên cứu và đưa ra được 2 quitrình chế biến rau, quả đóng lọ xuất khẩu và hoa quả đóng hộp thể hiện qua sơ

đồ 1.3 và 1.4

Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất Rau, Quả đóng Lọ xuất khẩu

Nguồn: phòng tổ chức sản xuất, năm 2010

Công ty đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị ra nhiệt đóng rót nướcquả, các công cụ cắt gọt dứa, thiết bị ghép lặp hộp và ghép lắp hộp thủy tinhtrong ống nghiệm

Rau Quả Củ Phân loại

Trang 23

Như vậy công ty đã đạt được những kết quả trong nghiên cứu về xử lý kĩthuật công nghệ sau thu hoạch một số quả tươi như Dứa Ngoài ra công ty cònđầu tư mua sắm thiết bị chế biến rau quả hiện đại của nước ngoài như dâychuyền đông lạnh IQF.

Thứ hai là tổ chức thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm sản phẩm rau quả cho chế biến và xuất khẩu

Việc thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm rau quả cho chế biến vàxuất khẩu của công ty TNHH Dua-Dua được thực hiện qua hai hình thức dướiđây

Thứ nhất là hình thức công ty thu mua tự do với việc hình thành hệ thống

thu mua lưu động tại các vùng sản xuất để vận chuyển thẳng tới nhà máy hoặckho bảo quản Ưu điểm của hình thức này là có thể thu mua, chọn lọc nhữngsản phẩm có chất lượng cao, có thể tránh được việc đầu tư lớn vào cácphương tiện vận tải nhưng lại không tập trung được hàng hóa trong thời gianngắn Nếu nguyên liệu nhiều thì có bảo đảm cho các nhà máy hoạt động liêntục nhưng nếu nguyên liệu thiếu thì thời gian chết rất nhiều Hình thức này

được công ty áp dụng trong việc thu mua từ các hộ, liên hộ Thứ hai là hình

thức công ty kí kết hợp đồng với người sản xuất Theo đó những người sảnxuất sẽ giao hàng tại các địa điểm cố định do công ty đặt ra Hoạt động nàythường được thực hiện qua hai giai đoạn, người sản xuất (trồng trọt) giaohàng tới các địa điểm tập trung sau đó vận chuyển đến địa điểm tập trung đểlựa chọn phân loại cho chế biến hay xuất khẩu Ưu điểm của hình thức này là

có thể tập trung được lượng hàng hóa lớn trong thời gian ngắn nhưng nhược

điểm là đầu tư lớn vào các cơ sở thu mua và phương tiện phục vụ thu mua, hệ

thống bảo quản Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp công

ty kí kết hợp đồng với hợp tác xã

Trang 24

Sơ đồ 1.4: Qui trình sản xuất Hoa quả đóng Hộp

Nguồn: phòng tổ chức sản xuất, năm 2010

Thứ ba là lập kế hoạch sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Việc tổ chức sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu của công ty được hìnhthành dựa trên 2 căn cứ là khả năng sản xuất của công ty và nhu cầu của thịtrường

Các cơ sở sản xuất có vai trò quan trọng đối với sự thành công của hoạtđộng xuất khẩu Vì vậy để tiến hành lập kế hoạch sản xuất thì vấn đề cơ bảnđầu tiên được xem xét là phải đánh giá phát kiến dự định nghĩa là nghiên cứunhững khả năng mà công ty có thể làm được Việc này thường bắt đầu bằng

Trang 25

việc nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước để đánhgiá dự kiến được nguồn nguyên liệu đầu vào và nghiên cứu thị trường nướcngoài để tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng từ đó lập ra được kếhoạch sản xuất và xuất khẩu hợp lý Nghiên cứu thị trường nước ngoài về giá

cả, chất lượng, chủng loại, các yếu cầu của khách hàng và những trở ngại cóthể xảy ra

Ngoài ra việc tổ chức sản xuất còn xem xét, đánh giá tính chất cạnh tranhcủa các nhà cung cấp khác nhau và lợi thế của các đối thủ Việc này giúp chocông ty đánh giá được lợi thế của mình từ đó đưa ra những sản phẩm thíchhợp với nhu cầu của khách hàng

Tuy nhiên do việc tìm kiếm thông tin về thị trường nước ngoài còn gặpphải một số khó khăn như thiếu thông tin thị trường, biến động thị trường,biến động giá cả đã gây khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất phục vụ tôtnhất nhu cầu xuất khẩu

Thứ tư là công tác nghiên cứu thị trường

Đối với một doanh nghiệp thì việc tồn tại và đứng vững trên thị trường là

một điều rất quan trọng vì vậy các doanh nghiệp luôn chủ động xây dựng mộtchiến lược phát triển thị trường Trong thời gian qua, quá trình thâm nhập và

mở rộng thị trường của công ty không mang tính chiến lược mà phần nàomang tính thụ động Công ty vẫn chưa có những hoạt động phân tích đánh giá

về tiềm năng và nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc lựa chọn nhữngphân đoạn thị trường mục tiêu Mặt khác công ty xuất khẩu chủ yếu theo hìnhthức ủy thác xuất khẩu nên việc thu thập tìm kiếm thông tin từ phía kháchhàng khá khó khăn

Thứ năm là về sản phẩm

Sản phẩm chính là thứ khách hàng cần và phải làm thể nào để nó đáp ứng

tốt nhất những gì khách hàng cần là một điều không dễ dàng Với mong muốn

Trang 26

đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì công ty đặt ra ba tiêu chí trongviệc sản xuất các sản phẩm của mình bao gồm: chất lượng cao, giá thành hạ,sản phẩm mới lạ so với đối thủ cạnh tranh.

Đối với mặt hàng rau quả chế biến thì việc tạo ra những sản phẩm mới lạ

so với đối thủ cạnh tranh là rất khó vì các sản phẩm này thường được qui định

về chất lượng như nồng độ axit, lượng nước, lượng đường nên rất dễ bị bắttrước, sao chép Hơn nữa việc đưa sản phẩm mới ra thị trường nước ngoài gặprủi ro lớn, tuy nhiên công ty đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm để tận dụngnăng lực sản xuất tiết kiệm nguyên liệu, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhucầu thị trường Bên cạnh các mặt hàng truyền thống của công ty như Dứa,Dưa chuột, Cà chua công ty đã mở rộng sản xuất thêm một số loại rau quảkhác như Salat, vải

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm được công ty đặc biệt chú ý vì chấtlượng cao mới cạnh tranh được và tạo được uy tín tốt với khách hàng Công

ty đã và đang dần cải tiến công nghệ chế biến với các dây chuyền chế biếnhiện đại nên chất lượng sản phẩm của công ty ngày được cải thiện

Trong thời gian qua công ty đã tiến hành công tác nghiên cứu thị trườngnên đã có những sản phẩm phù hợp với khẩu vị khách hàng (Dưa chuột đóng

lọ sang Hà Lan), sản xuất được một số sản phẩm trái vụ được khách hàngchấp nhận

Ngoài chất lượng sản phẩm ra còn một yếu tố nữa cũng không kém phầnquan trọng cấu thành nên sản phẩm đó là bao bì, nhãn hiệu sản phẩm

Về bao bì được cải tiến mang kiểu dáng hiện đại tạo sự yên tâm về tiêuchuẩn vệ sinh, an toàn, thuận tiện khi sử dụng Công ty đã đưa ra rất nhiềumẫu mã chủng loại bao bì để tăng khả năng cạnh tranh, xâm nhập và mở rộngthị trường Bao bì bằng cát tông, kim loại, lọ thủy tinh với nhiều kích cỡ như:lon dứa 20 OZ, 30Z, hộp thủy tinh loại 480ml, 530ml, 720ml

Trang 27

Về nhãn hiệu: công ty thường lấy tên mặt hàng hoặc cách thức chế biến đểlàm nhãn hiệu Nhãn hiệu được ghi theo qui định 23/TĐC-QĐ (qui định vềghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn), sử dụng mã số mã vạch đăng kí bảo hộ nhãnhiệu hàng hóa.

Thứ sáu là về giá cả

Giá xuất khẩu so với các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường thì

giá của công ty cũng khá cao Vì thế công ty luôn luôn cố gắng sử dụng nhiềubiện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh và giữ chânđược các đối tác của mình

Công ty TNHH Dua-Dua đã mở rộng hơn số lượng các sản phẩm để bùchi phí cho nhau, tận dụng nguồn nguyên liệu và năng lực sản xuất dư thừa

Cơ giới hóa sản xuất mạnh hơn thông qua việc từng bước đổi mới máymóc dây chuyền công nghệ, thiết bị ở những công đoạn quan trọng đối vớinhững sản phẩm chính góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năngsuất lao động

Công ty cũng đã và đang thực hiện khoán công việc, đinh mức tiêu haonguyên liệu cho từng công đoạn sản xuất, tăng tính chủ động tránh lãng phí Đối với giá nguyên liệu đầu vào, công ty đã điều tiết giá mua nguyên liệubằng việc kí kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm có quan tâm đếnbiến động giá cả tại thời điểm thu mua (giá ở đầu vụ và cuối vụ thì cao hơngiá ở trong vụ)

Thứ bẩy là về hệ thống phân phối xuất khẩu của công ty

Để tiêu thụ được hàng hóa một cách tốt nhất thì cần có một kế hoạch tổchức đưa hàng tới người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đặcbiệt là đối với sản phẩm rau quả chế biến Hiện nay ở công ty, việc phân phốisản phẩm mới chỉ dừng lại ở việc đưa sản phẩm cho người nhập khẩu màchưa quan tâm được tới việc sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng như thế

Trang 28

nào Nhà nhập khẩu chủ yếu của công ty là nhà phân phối nước ngoài vàkhách hàng công nghiệp.

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hệ thống phân phối xuất khẩu của công ty

Nguồn: phòng Xuất nhập khẩu công ty TNHH Dua-Dua, năm 2011

Hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty được thực hiện thông qua phòng

XNK

Thứ tám là về công tác xúc tiến thương

Việc thực hiện công tác xúc tiến thương mại của công ty nhằm mục đích

là tìm những nhà phân phối nước ngoài hoặc nhà mua công nghiệp và thôngqua hộ đưa sản phẩm của công ty vào thị trường

Công tác xúc tiến thương mại của công ty được thực hiện qua hình thứcquảng cáo là chủ yếu Và chủ yếu là hình thức gửi thư trực tiếp Đây làphương pháp ít tốn kém song hiệu quả lại không cao

Công ty cũng đã tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩmcủa mình trực tiếp với khách hàng, khách hàng có thể tìm hiểu trao đổi thôngtin trực tiếp với người có trách nhiệm về sản phẩm, các điều kiện mua bántrên cơ sở đó ký kết hợp đồng với công ty

Nhà nhập khẩu nước

ngoài

Trang 29

Một công cụ rất có hữu ích cho công ty trong thời đại toàn cầu hóa nhưngày nay đó là thương mại điện tử Công ty được thành lập vào năm 2007 khi

mà thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam,điều này đã giúp ích rất nhiều cho công ty trong việc quảng bá sản phẩm củamình đến với khách hàng thông qua hệ thống Website Tất cả các thông tin vềsản phẩm đều đăng tải lên website của công ty để khách hàng có thể theo dõi

Thứ chín là nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu, do đó việc nâng cao trình độchuyên môn cho các nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là điếu rất quantrọng Công ty TNHH Dua-Dua đã kiện toàn đội ngũ nhân viên xuất nhậpkhẩu, tăng dần số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học Tuynhiên trong công tác đào tạo kinh phí còn hạn hẹp, trong nhưng năm hoạtđộng của mình vừa qua, mặc dù mới được thành lập không lâu nhưng công tycũng đã tổ chức thường xuyên một năm hai lần đi tham quan, học tập ngắnngày khảo sát các cơ sở thực tế cho các nhân viên xuất nhập khẩu

1.2.4 Đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga và Đông Âu của công ty.

1.2.4.1 Những kết quả mà công ty đã đạt được.

Với những biệp pháp thúc đẩy xuất khẩu mà công ty đã thực hiện thì hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu của công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng Công ty đã có những mốiquan hệ buôn bán với thị trường truyền thống, đặc biệt là Nga, đã thiết lậpquan hệ với một số nước EU

Đã tạo được uy tín cao trong các mối quan hệ kinh doanh: khách hàng

truyền thống của công ty ở các thị trường đều là Các công ty lớn sở hữu các

Trang 30

LTD (Nga), I SIATOPOULOS LTD (Hy Lạp), Prodkom CO LTD (Nga),LFT INTERNATIONAL VOF (Hà Lan)…

Có sự chủ động hơn trong công tác tìm kiếm bạn hàng, giữ vững kháchhàng truyền thống, mở rộng thị trường xuất khẩu

Công ty TNHH Dua-Dua đã phần nào thực hiện sự đa dạng hóa sản phẩm

để tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng công suất sản xuất dư thừa Bên cạnhcác mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như Dứa, Dưa chuột, Cà chua công ty đãkinh doanh xuất khẩu thêm một số loại như Salat, vải thiều

Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng nâng cao, giúp công ty tạođược mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nước ngoài có uy tín Công

ty đã nghiên cứu ra qui trình chế biến sản phẩm rau quả đóng hộp theo côngnghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng sản phẩm Bao bì của sản phẩm cũnglàm tăng thêm sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, công

ty đã đưa ra khá nhiều loại bao bì với các kích thước khác nhau để kháchhàng lựa chọn

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động xuất khẩu rau quả củacông ty còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, bởi vậy, trong thời giantới, công ty cần khắc phục những tồn tại sau đây:

Chất lượng sản phẩm chưa thật cao, kiểu dáng mẫu mã chưa thật đa dạng,công ty chưa có mặt hàng chủ lực với khối lượng lớn để cạnh tranh với cácnước trong khu vực

Chưa kịp thời nắm bắt thông tin trong công tác xuất khẩu, cộng với việctruy cập các thông tin trên thị trường thế giới chưa đáp ứng yêu cầu sản xuấtkinh doanh, do đó, chưa khai thác được hết các thị trường chủ lực Ngoài ra,

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. GS.TS Đặng Đình Đào- GS.TS Hoàng Đức Thân (2003), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS Đặng Đình Đào- GS.TS Hoàng Đức Thân (2003), "Giáo trìnhkinh tế thương mại
Tác giả: GS.TS Đặng Đình Đào- GS.TS Hoàng Đức Thân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
4. Vũ Hữu Tửu(2006), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Hữu Tửu(2006), "Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: Vũ Hữu Tửu
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2006
5. Lê Văn Anh (1996), Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Anh (1996), "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Anh
Năm: 1996
6. Đào Thị Thanh Hương (2000), Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Viễn Đông- Liên Bang Nga, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.Báo và Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Thị Thanh Hương (2000), "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Viễn Đông-Liên Bang Nga
Tác giả: Đào Thị Thanh Hương
Năm: 2000
7. Nguyễn Quang Thuấn, Vài nét về quan hệ kinh tế với Liên Xô và một số nước Đông Âu-TS, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 4/2000.Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Thuấn, "Vài nét về quan hệ kinh tế với Liên Xô và mộtsố nước Đông Âu-TS
11.Hồ sơ thị trường Nga-http://www.vcci.com.vn 12.Hồ sơ thị trường Ucraina-http:// www.vcci.com.vn 13.Hồ sơ thị trường Rumani-http:// www.vcci.com.vn 14.thuongmai.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Nga-http://www.vcci.com.vn"12."Hồ sơ thị trường Ucraina-http:// www.vcci.com.vn"13."Hồ sơ thị trường Rumani-http:// www.vcci.com.vn"14
8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dua-Dua 2008-2010 Khác
9. Nghị Định của chính phủ số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất Khác
10. Quyết định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng số 23/TĐC- QĐ ngày 20 tháng 02 năm 1995. Qui định về ghi nhãn hiệu thực phẩm bao gói sẵn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w