Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglaceraa
Trang 1Lời mở đầu
Thực hiện đường lối chiến lược CNH - HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ranhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền kinhtế công nghiệp hiện đại, bảo đảm dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh,Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng công tác xuất nhập khẩu nhằm phát triểnvà nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng bìnhquân hàng năm 27,7%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 22% Nhìnlại chặng đường phát triển của hoạt động ngoại thương Việt Nam cho thấy, mặc dùcòn rất khiêm tốn song đã đi những bước rất vững chắc khai thác mọi tiềm năng đểphát triển, khẳng định chỗ đứng của mình ở thị trường trong nước và Quốc tế.Trong xu thế mở cửa và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới theo tinh thần đổi mớikinh tế của Nhà nước ta, việc mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp ra các thịtrường nước ngoài là một xu hướng tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu của nềnkinh tế đất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng Hoạt động xuất khẩu làmột mặt của lĩnh vực ngoại thương có vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dângóp phần kích thích sản xuất hàng hoá trong nước phát triển, tăng tích luỹ ngoại tệcho đất nước để thực hiện tái sản xuất mở rộng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảiquyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện CNH - HĐH đấtnước.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu trong toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại Qua quá trình họctập ở trường và thực tập tại Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu, em đã mạnhdạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây
dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinhvà Gốm xây dựng – Viglacera”.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường ở nước ta.
ChươngII: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng ở Công ty
Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng.
Trang 2Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây
dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.
Do hạn chế về thời gian và khả năng tìm hiểu về tình hình thực tế có hạn, chuyênđề của em không tránh khỏi những sai sót, mong được sự cảm thông và đóng góp ýkiến của các thầy cô các cán bộ kinh doanh ở công ty Em mong rằng các ý kiến vàbiện pháp mà em đưa ra trong chuyên đề này góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt độngxuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS – TS Hoàng Đức Thânvà Thạc sỹ Lê Thanh Ngọc, đồng thời cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy côgiáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các bạn đồng nghiệp trong quá trình hoànthành chuyên đề này Em cũng chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, cácchị công tác tại Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã tận tình giúp đỡ và tạođiều kiện để em hoàn thành chuyên đề này.
Hà nội, tháng 4 năm 2003
Trang 3Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hànghoá của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ở nướcta.
I Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hoá.1 Sự cần thiết và vị trí của xuất khẩu hàng hoá.
Hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Lựclượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động càng mở rộng thì sự khác biệtgiữa các quốc gia trên thế giới càng sâu sắc, không chỉ khác biệt về truyền thốngvăn hoá mà còn là sự chênh lệch về trình độ nhận thức, công nghệ kỹ thuật cũngnhư về năng suất lao động, giá thành sản phẩm từ đó làm xuất hiện lợi thế mới củamỗi quốc gia Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có những biện pháp thích hợpnhằm phát huy triệt để lợi thế của mình trong sự phân công lao động và trao đổimậu dịch quốc tế Đó chính là việc một quốc gia có thể mua từ các quốc gia khácnhững hàng hoá mà bản thân không sản xuất được hoặc sản xuất ra không đáp ứngyêu cầu do giá thành cao mà chất lượng lại kém Và như vậy có nghĩa là quan hệthương mại đã không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà không ngừng pháttriển và lan rộng trên phạm vi quốc tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, góp phầnthúc đẩy hơn nữa vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới Với Việt Nam ta,xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng từ lâu đã được coi là một mặthoạt động không thể thiếu được của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phươngtiện quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối lưu thông của quá trình tái sản xuấtmở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng giữa nước này vớinước khác
2.Vai trò của xuất khẩu hàng hoá.
Kinh doanh xuất khẩu tạo điều kiện cho nhiều quốc gia có thể phát huy tối đanhững lợi thế của mình về vốn, công nghệ, tài nguyên, nguồn lao động Đồng thờikinh doanh xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho nhiều quốc gia đang phát triển và
Trang 4những quốc gia kém phát triển có điều kiện tiếp thu được những công nghệ, kinhnghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của các quốc gia đi trước.
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tếvà thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước Vai trò của xuất khẩu được thể hiệnqua các điểm sau:
2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân.
*Xuất khẩu là phương tiện chính góp phần tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩuphục vụ CNH-HĐH đất nước.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:-Đầu tư nước ngoài.
Đối với nước ta, để tránh được nguy cơ tụt hậu thì trong chính sách CNH-HĐH,Đảng và Nhà nước ta coi nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại là mộtnhiệm vụ trọng tâm, cơ bản trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hộiđưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
*Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển.
Trang 5Có hai cách nhìn nhận và tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịchcơ cấu kinh tế:
-Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầunội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta,sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” củasản xuất, thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng triển chậm Sản xuất và sự thayđổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
-Coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sảnxuất Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sảnxuất Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi + Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuấtphát triển và ổn định
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và tạo ra mộtnăng lực sản xuất mới.
+ Xuất khẩu góp phần trong việc hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi đượcvới thị trường.
+ Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất từng quốcgia Khoa học công nghệ càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc.Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các quốcgia khác nhau Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến hànhxuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.Như vậy, mỗi nước có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà họ có lợi thế, sauđó tiến hành trao đổi lấy những hàng hoá mà mình cần.
*Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiệnđời sống nhân dân.
Xuất khẩu tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân Trước hết sản xuất hàngxuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu người lao động và tạo ra thu nhập không thấp.Hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng phát triển kéo theo hàng
Trang 6triệu người tham gia lao động vào lĩnh vực này và dần dần nâng cao mức sống củangười dân Bởi vì xuất khẩu phát triển đã kéo theo hàng loạt các ngành nghề khácphát triển, khôi phục lại những ngành nghề truyền thống, khắc phục số nông nhàntrong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng triệt để hơn Xuất khẩu phát triển thúc đẩyquá trình liên doanh liên kết, hàng loạt các ngành nghề mới ra đời đáp ứng nhu cầungày càng cao của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùngthiết yếu mà trong nước không tự sản xuất được hoặc sản xuất với giá thành caophục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu của người dân.*Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại Xuấtkhẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới và tăng cường các quan hệkinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác độngqua lại phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản, là hình thứcban đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như: du lịchquốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế phát triển theo Ngược lại, sự phát triểncủa các ngành này lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong qúa trình phát triển nền kinh tế đất nước.Hiện nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinhtế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu đểgiải quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
2.2Đối với doanh nghiệp.
-Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện thamgia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới Những yếu tố này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.
-Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việcquản trị sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với thời đại Đồng thời xuất khẩu còntạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu.
-Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo rathu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng Nó vừađáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân vừa thu được lợi nhuận.
Trang 7-Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộngquan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Vìvậy, đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số bán và lợi nhuận Đồng thời chia sẻđược rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh tăng cường uy tín kinh doanh củacông ty Từ đó có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ phíađối tác nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho các thành viêntrong doanh nghiệp.
-Kinh doanh xuất khẩu phát huy được những khả năng vượt trội của doanh nghiệpvà khắc phục được những hạn chế của doanh nghiệp.
-Xuất khẩu khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhư hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, Marketingcũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh.
Có thể nói một cách khái quát rằng xuất khẩu góp phần quan trọng trong sự tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốc gia.3 Khái niệm và các hình thức kinh doanh xuất khẩu.
3.1 Khái niệm về kinh doanh xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế Nó không phải làhành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong mộtnền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hànghoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sảnxuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng caomức sống nhân dân Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại những hiệuquả đột biến cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinhtế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia không dễ dàng khống chếđược.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiêncủa một doanh nghiệp Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đãđa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
Mục đích của kinh doanh xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc giatrong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Hoạt độngxuất khẩu diễn ra trong mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại mặt hàngkhác nhau Phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng cả về không gian và thời gian.
Trang 83.2 Các hình thức xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nhữnghình thức chủ yếu thường được các doanh nghiệp ngoại thương lựa chọn sau:
3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp.
Đây là hình thức mà hàng hoá được mua hay bán trực tiếp của nước ngoài khôngqua trung gian Theo hình thức này đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp kýkết hợp đồng ngoại thương Các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua cácsản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó bán các sản phẩm này cho cáckhách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến).
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là lợi nhuận của đơn vị kinh doanh xuấtkhẩu thường cao hơn các hình thức khác do giảm bớt được các khâu trung gian.Với vai trò là người bán trực tiếp, các đơn vị kinh doanh chủ động trong kinhdoanh, có điều kiện tiếp cận thị trường, nắm bắt được các thông tin một cách nhạybén hơn để tự mình có thể thâm nhập thị trường, đưa ra được những ứng xử linhhoạt, thích ứng với thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở,kích thích nhu cầu Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệuquả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm nhãn hiệu … dần dần đưađược uy tín về sản phẩm trên thế giới.
Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải ứng trước một số vốn khá lớn để sản xuấthoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro Đối với đơn vị mới tham gia kinhdoanh thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện về vốn sản xuất hạn chế, amhiểu thương trường quốc tế còn ít, uy tín nhãn hiệu còn xa lạ đối với khách hàng.3.2.2 Xuất khẩu gián tiếp.
Đây là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại.
Ưu điểm: Người trung gian giúp cho người xuất khẩu tiết kiệm được thời gian, chiphí, giảm bớt nhiều việc liên quan đến tiêu thụ hàng Ngoài ra người trung giancòn có thể giúp cho người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn bởi vìtrung gian có quan hệ với công ty vận tải, ngân hàng…
Nhược điểm: Lợi nhuận bị chia xẻ do tổn phí, doanh nghiệp xuất khẩu mất mốiquan hệ trực tiếp với thị trường, thông tin nhiều khi không chính xác.
3.2.3 Xuất khẩu uỷ thác.
Trang 9Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vịxuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàngnhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bênuỷ thác Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trả chođại lý.
Ưu điểm: Công ty uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránhđược rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồngcho xuất khẩu Do chỉ thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả các chi phítừ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợpđồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty.Nhược điểm: Do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấpkhông bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh Thị trường và khách hàng bị thuhẹp vì Công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm kháchhàng.
3.2.4 Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.
Đây là hình thức mua của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuấtnhập khẩu và thường hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Ngườikinh doanh chuyển khẩu trả tiền cho người xuất khẩu và thu tiền của người nhậpkhẩu hàng hóa đó Thường khoản thu lớn hơn tiền trả cho người xuất khẩu, do đóngười kinh doanh thu được số chênh lệch (lãi) Các mặt hàng này (tạm nhập táixuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Xét về đường đi của hàng hoá tái xuất và chuyển khẩu giống nhau Chỗ khác nhaulà kinh doanh chuyển khẩu chủ yếu là kinh doanh dịch vụ vận tải, còn tái xuất làloại hình hợp đồng kinh doanh hàng hoá: nhập khẩu để xuất khẩu hàng đó, khôngqua chế biến, thu lãi tức thời Người kinh doanh bỏ vốn ra mua hàng, bán lại hàngđó để thu lời nhiều hơn Việc giao dịch thực hiện ở ba nước: Nước xuất khẩu, nướctái xuất, nước nhập khẩu Giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên ở ba nước.
3.2.5 Mua bán đối lưu.
Đây là hoạt động giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạtđộng nhập khẩu Mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải nhằm thu về mộtkhoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hoá khác tương đương với giá trị củalô hàng xuất khẩu Yêu cầu của buôn bán đối lưu là cân bằng về tổng giá trị xuất
Trang 10nhập khẩu, chủng loại hàng hoá quý hiếm, giá cả Doanh nghiệp có thể sử dụnghình thức này để nhập khẩu nhiều loại hàng hoá mà thị trường trong nước đang rấtcần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba.
3.2.6 Gia công quốc tế.
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi làbên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác(gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia côngvà nhận thù lao (gọi là chi phí gia công).
Gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu khá phổ biến, được nhiều nước, đặc biệt làcác nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào áp dụng Thông qua hình thứcnày, họ vừa tạo cho người lao động có công ăn việc làm, lại vừa tiếp nhận đượccông nghệ mới Mặt khác nước này lại không phải bỏ ra nhiều vốn và cũng khônglo về thị trường tiêu thụ.
Các nước đặt gia công cũng có lợi vì họ có thể tận dụng được nguồn nguyên liệuphụ và nhân công dồi dào với giá rẻ của nước nhận gia công Song hình thức nàycũng có hạn chế là các nước nhận gia công bị phụ thuộc vào nước đặt gia công vềsố lượng, chủng loại hàng hoá gia công đồng thời cũng bị o ép về phí gia công.4 Nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hoá.
Từ sau năm 1986, Chính phủ Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ chế độquản lý kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và xuất khẩunói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định Với mục tiêu: “Đẩy mạnh xuấtkhẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại Tạothêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩutrên thị trường Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế; tăng tỷ trọng sản phẩm chếbiến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu” ở những thời điểm nhất định mục tiêu xuấtkhẩu có khác nhau, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất của xuất khẩu là đểnhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân Nhu cầu của nền kinh tế rấtđa dạng: Phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho tiêu dùng, choxuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất nhập khẩu cần phải hướng vào cácnhiệm vụ sau:
Trang 11-Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm tạothành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự phát triển.-Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhânlực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật-công nghệ, chất xám theohướng khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.
-Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kimngạch xuất khẩu.
-Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đápứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và sốlượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
II Nội dung của xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu thị trường là một khâu rất quan trọng không thể thiếu được đối với bấtkỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới Nghiêncứu thị trường tạo khả năng cho các nhà kinh doanh thấy được quy luật vận độngcủa từng hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, nguồn cung cấp và giá cảhàng hoá đó trên thị trường, giúp họ giải quyết được các vấn đề thực tiễn kinhdoanh.
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường so sánh,phân tích những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận động củathị trường Những kết luận này giúp cho nhà quản lý đưa ra được những nhận địnhđúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Marketing Nội dung chính củanghiên cứu thị trường là xem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường.Nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bước: nghiên cứu khái quát vànghiên cứu chi tiết thị trường.
Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp cho ta biết được những thông tin về quymô, cơ cấu, sự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhưmôi trường kinh doanh, môi trường chính trị – luật pháp, khoa học công nghệ,môi trường văn hoá xã hội, môi trường sinh thái.
Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông tin về tập quán mua bán,những thói quen và những ảnh hưởng đến hành vi, mua hàng của người tiêu dùng.
Trang 12Nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai phương pháp chính: nghiên cứu tạibàn và nghiên cứu tại hiện trường Nghiên cứu tại bàn là nghiên cứu bằng cách thuthập thông tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản công khai và xử lý các thôngtin đó Nghiên cứu tại hiện trường là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếpxúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thập được.
Nghiên cứu thị trường bao gồm:1.1Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Lựa chọn thị trường xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc lựa chọn thị trườngtrong nước bởi vì các nước khác nhau có những nhu cầu, yêu cầu rất nhau về mỗiloại hàng hoá Do vậy việc lựa chọn thị trường xuất khẩu đòi hỏi phải tốn nhiềuthời gian và công sức mới đưa ra được quyết định đúng đắn Khi nghiên cứu thịtrường doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau:
-Thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường và các nhân tố làm thayđổi dung lượng của thị trường.
-Nắm vững thông tin về biến động giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới cũngnhư giá nguồn hàng cung cấp trong nước.
-Công việc nghiên cứu thị trường phải diễn ra thường xuyên liên tục vì thị trườngluôn biến động.
1.2Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu.
Mục đích của việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là để xác định những mặt hàngkinh doanh phù hợp với năng lực và khả năng của công ty, đồng thời đáp ứng đượcnhu cầu của thị trường, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu, trước tiên cần phải dựa vào nhu cầu và thị hiếucủa người tiêu dùng về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá trên thịtrường xuất khẩu Mặt khác cần phải xem xét đến khả năng đáp ứng của thị trườngtrong nước về mặt hàng đó Nghiên cứu thị trường để lựa chọn mặt hàng xuất khẩucũng cần phải phân tích kỹ tình hình cung trên thị trường đó chính là toàn bộ khốilượng hàng hoá đã và đang có khả năng bán ra trên thị trường, cần xem xét đến giácả trung bình, sự phân bố hàng hoá và tình hình sản phẩm của công ty đang ở giaiđoạn nào trên thị trường Chú ý đến đối thủ cạnh tranh, khả năng cung ứng, sứcmạnh tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ và các biện pháp cạnh tranhmà họ sử dụng.
Trang 13Cần phải đánh giá đúng thực lực của mình về khả năng cung ứng, giá cả và việc dựbáo chính xác những thuận lợi, khó khăn khi tung hàng hoá ra thị trường nướcngoài.
1.3Lựa chọn đối tác kinh doanh.
Đối tác kinh doanh là những người những hoặc những tổ chức có quan hệ giao dịchvới doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các loạidịch vụ Việc lựa chọn đúng đối tác là điều rất quan trọng để thực hiện thắng lợihợp đồng xuất khẩu Để lựa chọn đối tác kinh doanh người ta thường dựa vàonhững căn cứ sau:
-Tình hình sản xuất, kinh doanh của đối tác để thấy được khả năng cung cấp lâudài.
-Quan điểm kinh doanh của đối tác trên thị trường trong nước cũng như trên thịtrường quốc tế.
-Lĩnh vực kinh doanh của đối tác.
-Khả năng tài chính và cơ sở vật chất của đối tác Khả năng thanh toán của đối táctrong ngắn hạn, dài hạn đảm bảo hợp đồng được thanh toán đúng thời hạn Nghiêncứu sức mạnh về vốn, về công nghệ của đối tác cho thấy được những ưu thế trongthoả thuận về giá cả, điều kiện thanh toán.
-Thông tin và mối quan hệ trong kinh doanh.
2.Xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu hàng hoá.2.1 Xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng hoá.
Công ty cần phải đặt ra những mục tiêu kế hoạch trong từng thời kỳ nhất định vàthống nhất với mục tiêu chiến lược Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể đối với toàncông ty và đối với từng bộ phận Chẳng hạn khi mục tiêu chiến lược của công tytrong giai đoạn này là lợi nhuận thì mục tiêu kế hoạch chung của công ty là phảiđạt được bao nhiêu lợi nhuận trong năm…
Có thể vạch ra các mục tiêu định tính hay định lượng Các mục tiêu định lượngđược coi là chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu, bao gồm: Chỉ tiêu doanh số, chỉ tiêu chiphí, chỉ tiêu lợi nhuận, dự trữ…Công ty cần xây dựng kế hoạch các công việc cụthể cần làm để hoàn thành các chỉ tiêu này.
Việc xây dựng kế hoạch xuất khẩu là điều kiện tiền đề cho việc hoàn thành tốtchiến lược xuất khẩu và là một công việc rất cần thiết Nó giúp công ty nắm bắt
Trang 14những cơ hội và giảm thiểu rủi ro Việc dự báo chính xác nhu cầu thị trường từ đóxây dựng lên các kế hoạch thu mua, dự trữ…sẽ đảm bảo cho xuất khẩu thắng lợi.2.2Phương án xuất khẩu hàng hoá.
Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vịxuất khẩu phải lập phương án kinh doanh cho mình Việc xác định phương án kinhdoanh bao gồm:
-Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác hoạ bức tranh tổng quát vềhoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.
-Lựa chọn mặt hàng thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa chọn nàyphải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
-Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán lẻ bao nhiêu, thâmnhập vào thị trường nào.
-Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.
-Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêucơ bản.
+ Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu + Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi xuất khẩu + Chỉ tiêu thu hồi vốn cho xuất khẩu + Điểm hoà vốn trong xuất khẩu hàng hoá.
3.Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.
Giao dịch là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các cá nhân để trao đổi thông tin hoặc thoảmãn một nhu cầu nào đó Giao dịch kinh doanh là sự tiếp xúc, quan hệ giữa cácchủ thể kinh doanh nhằm trao đổi các thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả,kinh nghiệm kinh doanh …
Đàm phán kinh doanh là bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhaunhất trí hay thoả hiệp giải quyết những vấn đề về kinh doanh có liên quan đến cácbên.
Đàm phán “hợp đồng kinh doanh quốc tế”: Là một loại đàm phán “hợp đồng kinhdoanh”, trong đó yếu tố quốc tế được thể hiện ở việc có ít nhất hai chủ thể có quốctịch khác nhau tham gia đàm phán để lập nên (ký kết) các hợp đồng kinh doanhquốc tế.
Trang 15Giao dịch đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là một quá trình trong đó diễn ra sựtrao đổi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoại thương và khách hàng nước ngoài về cácđiều kiện mua bán một loại hàng hoá để đi đến thoả thuận, nhất trí giữa hai bên.Trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh quốc tế nói riêng, người ta có thểsử dụng một trong ba phương thức giao dịch, đàm phán sau:
-Giao dịch, đàm phán qua thư tín: Là phương thức được sử dụng phổ biến trongkinh doanh Phương thức này thường là sự khởi đầu và giúp cho việc duy trì nhữnggiao dịch lâu dài So với phương thức gặp gỡ trực tiếp, giao dịch qua thư tín tiếtkiệm được nhiều chi phí, các quyết định đưa ra thường được cân nhắc kỹ càng vàtranh thủ được nhiều ý kiến của tập thể.
-Giao dịch, đàm phán qua điện thoại: là trao đổi bằng miệng Trao đổi qua điệnthoại đảm bảo tính khẩn trương, đúng thời điểm cần thiết Do không có gì làmbằng chứng do đó phương thức này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cầnthiết như sợ bị lỡ cơ hội kinh doanh hoặc chỉ chờ xác nhận một vài chi tiết của hợpđồng.
-Giao dịch, đàm phán trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán cùng thoảthuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phươngthức thanh toán…Phương thức đàm phán này đẩy nhanh tốc độ giải quyết nhữngbất đồng và nhiều khi là lối thoát duy nhất cho những cuộc đàm phán như thư tín,điện thoại đã kéo dài quá lâu không có kết quả Phương thức này phù hợp cho đàmphán ký kết những hợp đồng lớn.
Việc giao dịch đàm phán tiến hành theo các bước:
Bước 1: Hỏi giá: là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả vàcác điều kiện để mua hàng.
Bước 2: Chào hàng: Là lời đề nghị ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài.Trong chào hàng cần ghi rõ tên hàng, quy cách, chất lượng, khối lượng, mẫu mã,bao bì, giá cả, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán và các dịch vụ kèm theo.Có hai loại chào hàng là chào hàng cố định và chào hàng tự do.
Bước 3: Đặt hàng: lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua đượcđưa ra dưới hình thức đặt hàng.
Trang 16Bước 4: Hoàn giá: khi nhận được đơn chào hàng nhưng người nhận không chấpnhận hoàn toàn đơn chào hàng thì họ sẽ đưa ra đề nghị mới thì lời đề nghị này gọilà hoàn giá
Bước 5: Chấp nhận: Đây là kết quả của quá trình hoàn giá Khi đã chấp nhận thì cónghĩa là hợp đồng đã được thành lập.
Bước 6: Xác nhận: Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiệngiao dịch nếu cần thì có thể ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia Đó làvăn kiện xác nhận có cả chữ ký của cả hai bên.
Sau khi hai bên mua bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì tiến hànhký kết hợp đồng Hợp đồng xuất khẩu là những thoả thuận về các điều kiện muabán hàng hoá như tên hàng, khối lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán…giữa doanhnghiệp xuất khẩu với khách hàng cụ thể Về mặt pháp lý, hợp đồng xuất khẩu làcăn cứ pháp luật ràng buộc các trách nhiệm và quyền lợi của các bên Vì vậy, khiký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải xem xét lại các điều khoản thoảthuận trước khi ký kết hợp đồng.
4.Triển khai thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.
Sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết doanh nghiệp cần phải tiến hành triểnkhai các công việc để thực hiện hợp đông xuất khẩu hàng hoá đúng với những điềukhoản đã quy định trong hợp đồng.
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâucông việc sau:
*Kiểm tra thư tín dụng (nếu thanh toán bằng L/C): Sau khi ký hợp đồng, nhà xuấtkhẩu nước ngoài sẽ mở L/C tại một ngân hàng có ngân hàng thông báo tại ViệtNam Bản chất của L/C là sự thoả thuận cam kết của ngân hàng với nhà xuất khẩu.
Ký hợp đồng
xuất khẩu Kiểm tra L/C Xin giấy phépxuất khẩu Chuẩn bịhàng hoáUỷ thácthuê tàuKiểm nghiệm
hàng hoáLàm thủ tục
hải quanGiao hàng
lên tàuMua bảohiểm
Làm thủ tụcthanh toán
Giải quyếtkhiếu nại
Trang 17L/C độc lập với hợp đồng xuất khẩu nhưng lại dựa trên các điều khoản của hợpđồng xuất khẩu Ngân hàng chỉ dựa vào L/C và việc thực hiện các quy định trongL/C để trả tiền cho nhà xuất khẩu Vì vậy nhà xuất khẩu cần kiểm tra kỹ, dựa vàohợp đồng Nừu có gì chưa hợp lý cần báo lại cho phía nước ngoài để hai bên thốngnhất sửa lại.
*Xin giấy phép xuất khẩu: Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan trọng đểNhà nước quản lý xuất khẩu Vì thế, sau khi ký hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệpphải xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá để thực hiện hợp đồng đó.
Theo nghị định 57/CP ngày 31/07/1998 của Chính Phủ Thương nhân là doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật đượcxuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại cục Hải quan tỉnh, thành phố thìkhông phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
*Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đãký với nước ngoài và hoặc L/C Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm bakhâu chủ yếu:
-Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu tổ chứcthu gom hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau như mua nguyên liệu về gia công,sản xuất thành hàng xuất khẩu, mua đứt bán đoạn với đơn vị sản xuất, đại lý thumua Đây là một khâu rất quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt hợpđồng xuất khẩu theo đúng điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
-Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: Là căn cứ theo yêu cầu hợp đồng đã ký kết Baobì vẫn phải bảo đảm được phẩm chất của hàng hoá, vừa thuận tiện cho quá trìnhvận chuyển bốc xếp hàng hoá, tạo điều kiện cho việc nhận biết hàng hoá.
-Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký hiệu bằng số hay chữ, hình vẽ được ghi ở mặtngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc nhận biết, giao nhận,bốc dỡ và bảo quản hàng hoá Ký mã hiệu phải đảm bảo những nội dung, cầnthông báo cho người nhận hàng đồng thời phải sáng sủa, rõ ràng.
*Thuê tàu: Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàuchở hàng được tiến hành dưạ vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản của hợpđồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải.
Trang 18*Kiểm nghiệm hàng hoá: Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phảikiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì… Đây là công việc cầnthiết, qua đó quyền lợi của khách hàng được bảo đảm và nâng cao uy tín của doanhnghiệp xuất khẩu Việc kiểm nghiệm và kiểm định được tiến hành ở hai cấp: Kiểmtra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành và kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng kiểm tra lạikết quả kiểm tra lần trước đó.
*Làm thủ tục hải quan: Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất khẩu,nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan.Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bướcchủ yếu sau đây:
-Khai báo hải quan:chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơquan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ Tờ khai hải quan phải được xuất trìnhkèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là giấy phép xuất nhập khẩu, hoáđơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
-Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuậntiện cho việc kiểm soát Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóngcác kiện hàng.
-Thực hiện các quyết định của hải quan:Sau khi kiểm soát giấy tờ hàng hoá, hảiquan sẽ ra quyết định và chủ hàng có nghĩa vụ thực hiện các quyết định đó.
*Giao hàng lên tàu: Tuỳ theo thoả thuận về điều kiện cơ sở giao hàng mà việc giaohàng lên phương tiện vận chuyển sẽ thuộc trách nhiệm bên nào Nếu hàng hoáđược giao bằng đường biển chủ hàng phải tiến hành các công việc sau:
-Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở.
-Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng.-Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
-Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
-Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển Vậnđơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyển nhượngđược Vận đơn cần phải chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanhtoán.
*Mua bảo hiểm: Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất.Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoạithương.Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên bốn căn cứ sau: Điều khoản
Trang 19hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại tàuchuyên chở.
*Làm thủ tục thanh toán: thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tấtcả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu Trong thanh toán, nhà kinh doanh phải chúý đến các vấn đề: Đồng tiền thanh toán, tỷ giá thanh toán, thời hạn thanh toán,phương thức và hình thức thanh toán, điều kiện đảm bảo hối đoái.
Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng nhưng hiện nay người ta thường sửdụng rộng rãi hai phương thức thanh toán là thanh toán bằng thư tín dụng và thanhtoán bằng phương thức nhờ thu.
*Giải quyết khiếu nại (nếu có): Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanhxuất nhập khẩu có thể xảy ra những vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quảthực hiện hợp đồng trong những trường hợp đó, hai bên cần thiện chí trao đổi, thảoluận để giải quyết Nếu giải quyết không thành thì tiến hành các thủ tục kiện đốitác lên trọng tài Việc khiếu nại phải tiến hành một cách kịp thời tỷ mỉ dựa trên cáccăn cứ của các chứng từ kèm theo.
5.Đánh giá hiệu quả xuất khẩu.
Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cầnthiết Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồngxuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Nhờ cácđánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thựchiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá thôngqua hệ thống các chỉ tiêu:
5.1Chỉ tiêu định tính.
Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng các sốđo vật lý hoặc tiền tệ Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng để đánhgiá hiệu quả xuất khẩu là:
-Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh nghiệptrong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu,khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nướcngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu …Các kết quả này chính lànhững thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quátrình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.
Trang 20-Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thựchiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước Dovậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồngxuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu vàkhông xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
5.2Các chỉ tiêu định lượng.a.Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng củahoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng củadoanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng công thức: TR = P x Q
Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu P: Giá cả hàng xuất khẩu
b.Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.
Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thu đượcdo xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sảnxuất hàng hoá xuất khẩu đó.
*Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: là chỉ tiêu hiệu quả tương đối nó có thể tính theo haicách:
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Trang 21P
p = 100 % TR
-Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: P
p = 100 % TC
TxHx = Cx
Trong đó: Hx:Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu.
Tx: Doanh thu (bằng ngoại tệ từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịch vụ(giá quốc tế))
Cx:tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả vậntải đến cảng xuất (giá trong nước)
Chỉ tiêu này cho ta biết số thu bằng ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước.Tổng giá thành xuất khẩu là tổng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu, các chi phí muavà bán xuất khẩu.
Thu ngoại tệ xuất khẩu là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩu tính theogiá FOB.
Thu nhập nội tệ của hàng xuất khẩu là số ngoại tệ thu được do xuất khẩu tính đổira nội tệ theo tỷ giá hiện hành.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu:
Trang 22Thu nhập ngoại Giá thành nguyên tệ xuất khẩu - liệu ngoại tệTỷ lệ thu nhập =
Ngoại tệ XH Giá thành xuất khẩu nội tệ
Tổng giá thành nội tệ xuất khẩu (VND)Giá thành chuyển =
đổi xuất khẩu Thu nhập ngoại tệ xuất khẩu (USD)
Thu nhập nội tệ xuất khẩu – Giá thành xuất khẩu nội tệTỷ lệ lỗ lãi =
xuất khẩu Giá thành xuất khẩu nội tệ*Các chỉ tiêu về sử dụng vốn.
Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.
Lợi nhuận xuất khẩu
Hiệu qủa sử dụng vốn = 100% Vốn
Doanh thu xuất khẩu
Số vòng quay của vốn = 100% Mức dự trữ bình quân
c.Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu Tx
Dx = 100% Cx
Trong đó: Dx: Doanh lợi xuất khẩu
Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổira tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọichi phí bằng ngoại tệ)
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.d.Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu.
là số lượng bản tệ bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ
Trang 23Thu nhập ngoại tệ (USD)Tỷ suất ngoại tệ =
Σ Z nội tệ xuất khẩu (VNĐ)
Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu < tỷ giá do ngân hàng Nhà nước công bố thìnên xuất khẩu và ngược lại.
III.Thị trường gốm xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động xuất khẩu gốm xây dựng.
1.Thị trường xuất khẩu gốm xây dựng.
2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gốm xây dựng.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng ở tầm vĩ mô.
Sự thay đổi về mức độ giàu có trên thế giới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đếntoàn bộ giá trị hàng hoá lưu chuyển quốc tế Tỷ lệ mậu dịch quốc tế đang có xuhướng tăng nhanh hơn tỷ lệ tổng sản phẩm thế giới ở một thời kỳ dài Điều này cónghĩa là sự tương quan so sánh giữa kinh doanh và sản xuất không cố định mà luônthay đổi qua các thời kỳ.
Mức độ gia tăng khối lượng và giá trị hàng hoá kinh doanh tuỳ thuộc rất lớn vàomức độ can thiệp của Chính phủ.Thông qua các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mômà Nhà nước thực hiện sự điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
a.Chính sách thương mại của nước xuất khẩu.
Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước có vai trò chủ yếu là hiệu quả ổn định vàcông bằng cho sự phát triển kinh tế xã hội Như vậy, Nhà nước đã có những tácđộng làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệpthông qua chính sách thương mại.
Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắmrõ và tuân thủ một cách vô điều kiện bởi nó thể hiện ý chí của Nhà nước xuất khẩunhằm bảo vệ lợi ích chung của quốc gia Cụ thể trong hoạt động xuất khẩu doanhnghiệp cần phải nắm rõ chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩyxuất khẩu như chế độ cấp giấy phép, chế độ hạn ngạch, chính sách thuế nói chungvà thuế xuất nhập khẩu nói riêng để đề ra chiến lược xuất khẩu thích hợp và hiệuquả nhất.
b.Quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường thế giới.
Trang 24Nhân tố cung cầu là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cungcấp hoặc khối lượng hàng hoá xuất khẩu trên thị trường Trong nền kinh tế thịtrường quan hệ cung cầu điều khiển và kiểm soát thị trường, nó quyết định đến quátrình xuất khẩu hàng hoá Vì vậy quyết định của doanh nghiệp phải thật linh hoạtcho phù hợp với mối quan hệ cung cầu trong từng thời điểm, từng vùng khác nhautrên thị trường cạnh tranh.
c.Tỷ giá hối đoái của đồng tiền và tỷ xuất ngoại tệ hàng xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giữa đồng tiền bản địa (nội tệ) với đồng tiền nướcngoài (đồng ngoại tệ) ảnh hưởng đến kinh doanh xuất nhập khẩu Khi tỷ giá hốiđoái tăng đồng tiền nội tệ mất giá thì giá cả sản phẩm nhập khẩu tính bằng đồngnội tệ sẽ đắt hơn một cách tương đối, sản phẩm xuất khẩu tính bằng đồng ngoại tệsẽ rẻ hơn một cách tương đối khi đó nó sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhậpkhẩu Khi tỷ giá hối đoái giảm thì đồng nội tệ sẽ có giá hơn thì nó sẽ khuyến khíchnhập khẩu và hạn chế xuất khẩu Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trựctiếp đến tình hình xuất nhập khẩu và lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu Chính vì vậy, đối với các nhà kinh doanh, mặc dù tỷ giá hối đoái tăng haygiảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi sát tình hình tỷ giá hối đoái thayđổi, để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mìnhcũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận.
Đây là nhân tố quyết định bạn hàng, mặt hàng, phương án kinh doanh, quan hệkinh doanh của không chỉ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà với tất cả cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây nhữngbiến đổi lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
d.Sự biến động thị trường trong và ngoài nước.
Hoạt động xuất khẩu như một chiếc cầu nối thông thường giữa hai thị trường, tạora sự gắn bó cũng như phản ánh tác động qua lại giữa chúng Nếu có sự biến độngví dụ sự tồn đọng giá cả thay đổi, yêu cầu về một mặt hàng ở thị trường ngoài nướcthay đổi sẽ làm thay đổi ngay lập tức lượng hàng hoá qua chiếc cầu xuất khẩu vàngược lại thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn các nhu cầu thị trườngtrong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp về sản phẩm mới, về sự đadạng của hàng hoá cũng như phản ánh qua chiếc cầu xuất khẩu để tác động ra thịtrường ngoài nước.
e.Sự phát triển của nền sản xuất cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thươngmại trong và ngoài nước.
Trang 25Sự phát triển của nền sản xuất của doanh nghiệp sản xuất trong nước tạo ra sự cạnhtranh mạnh mẽ với sản phẩm của các đối thủ nước ngoài do vậy sẽ thúc đẩy xuấtkhẩu Ngược lại sự phát triển của nền sản xuất nước ngoài làm tăng khả năng cạnhtranh của sản phẩm xuất khẩu do vậy làm giảm hoạt động xuất khẩu Tuy nhiênkhông phải lúc nào sản xuất trong nước phát triển thì hoạt động xuất khẩu được mởrộng và khi sản xuất nước ngoài phát triển thì hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp, nócòn phụ thuộc vào chính sách Nhà nước lúc đó cần bảo vệ và khuyến khích sảnxuất trong nước hay cần giảm ảnh hưởng của độc quyền tạo ra sự cạnh tranh…f.ảnh hưởng của hệ thống cơ sở hạ tầng.
Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu không thể tách rời với công việc vận chuyểnvà thông tin liên lạc Thực tế đã cho thấy rằng sự phát triển của hệ thống cơ sở hạtầng đã đơn giản hóa công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều, giảm đi hàngloạt các chi phí, nâng cao tính kịp thời nhanh gọn, an toàn.
g ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng.
Hoạt động xuất khẩu sẽ không thực hiện được nếu như không có sự phát triển củahệ thống ngân hàng Dựa trên các quan hệ, uy tín nghiệp vụ thanh toán liên ngânhàng rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu sẽ đượcđảm bảo về mặt lợi ích Và cũng nhiều trường hợp do có lòng tin với ngân hàng màkinh doanh xuất nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vayvới lượng vốn lớn, kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hộixuất khẩu có lợi.
h.Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự biến động của môi trường chính trị – văn hoá - xã hội và công nghệ đã làm ảnhhưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như trạng thái chính trịcủa quốc gia các đối tác, phong tục tập quán, sự phát triển công nghệ trên thế giới.2.2Các nhân tố ảnh hưởng ở doanh nghiệp.
a.Cơ cấu, chất lượng của mặt hàng xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp.
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có một cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu hợp theo hướng đa dạnghoá và đáp ứng nhu cầu thực của thị trường thì hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp ngày càng được củng cố và phát triển Còn nếu cơ cấu mặt hàng xuất khẩucủa doanh nghiệp không thích hợp với sự biến đổi của nhu cầu thị trường thì hoạt
Trang 26động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp lại Do vậy, đòi hỏi cáccông ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hướngđa dạng hoá mặt hàng phải trên cơ sở đa dạng hóa thị trường.
Chất lượng hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp là một nhân tố ảnh hưởng khôngnhỏ Do đó, doanh nghiệp cần phải tính toán để tạo ra những sản phẩm có chấtlượng cao, có sức cạnh tranh Trong khi chỉ những sản phẩm có chất lượng cao,phù hợp với thi hiếu của người tiêu dùng thì mới có thể xuất khẩu với số lượng lớn,xác lập giá cao hơn mà không gây ra phản ứng của người tiêu dùng Tuy nhiên đâylà một vấn đề gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi lẽ trìnhđộ phát triển khoa học – kỹ thuật công nghệ của ta còn thấp, công nghệ lạc hậu.Do vậy mà chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượngcủa thế giới Cho nên xuất khẩu con hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng pháttriển của Việt Nam Vì thế đòi hỏi trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Namcần chú ý tới việc nâng cao chất lượng hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu.
b Phương thức xuất khẩu.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều được phép tham giahoạt động xuất khẩu nhưng việc lựa chọn phương thức xuất khẩu ảnh hưởng tớihiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Để lựa chọn phương thức xuấtkhẩu phù hợp với doanh nghiệp để đem lại hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu đòihỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu tình hình cụ thể của thị trường, của doanhnghiệp.
c.Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường.
Trong xã hội hiện đại ngày nay thông tin đã trở thành một nguồn lực quan trọngbên cạnh các nguồn lực quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanhnghiệp Chúng ta muốn hiểu biết về khách hàng phải thông qua thông tin Nhu cầuvề thông tin ngày càng trở nên cấp bách do thị trường thay đổi về quy mô và phạmvi, sự thay đổi về chất của nhu cầu, sự lựa chọn của khách hàng thay đổi, sự cạnhtranh ngày càng gay gắt với những hình thức cạnh tranh ngày càng đa dạng Chínhvì vậy, thu thập và xử lý thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng Có thể nóidoanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt thông tin về thị trường thì hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.
d Đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu.
Trang 27Gốm xây dựng có một đặc điểm là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đóng góibảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao Chính do đặcđiểm đó nên việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm gốm xây dựng gặp nhiều khókhăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá thành sảnphẩm Theo số liệu thống kê của viện nghiên cứu vật liệu xây dựng – Bộ xâydựng thì các yếu tố chính là tỷ trọng giá thành của các sản phẩm gốm xây dựngViệt Nam như sau:
Bảng 1: Cơ cấu chi phí xuất khẩu hàng gốm xây dựng.
Giá bán sản phẩm và chi phí lưu thông có mối quan hệ qua lại phức tạp Về cơ bảngiá bán sản phẩm của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở chi phí lưu thông.Mặt khác chi phí lưu thông một đơn vị sản phẩm lại chịu ảnh hưởng tác động củagiá bán, thông qua khối lượng hàng hoá tiêu thụ Mà do cơ sở hạ tầng, hệ thốnggiao thông Việt Nam kém phát triển nên chi phí lưu thông cao làm tăng giá, ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu Công cụ tốt nhất của việc giảm giá thành sảnphẩm là doanh nghiệp nên cố gắng tối thiểu hoá các chi phí lưu thông và cố gắngkiểm soát chúng.
f Các nhân tố khác.
Trang 28Bên cạnh đó những nhân tố về khả năng thanh toán, mối quan hệ của doanhnghiệp, hoạt động Marketing của doanh nghiệp, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, yếutố tâm lý và thị hiếu của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nhân tố chính ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt độngxuất khẩu của bất kỳ một công ty nào Ngoài ra tiếp tục đi sâu phân tích có thểthấy các nhân tố khác Tuy nhiên chúng đều nằm trong tác động qua các nhân tốvừa nêu Vì vậy nói đến hoạt động xuất khẩu là hết sức phức tạp và có mối quan hệtương hỗ tới nhiều hoạt động Do vậy cần phải xem xét nội dung, hình thức của nó.Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hànggốm xây dựng ở công ty kinh doanh và xuất nhập khẩuthuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng.
I.Tổng quan về công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu –Viglacera.
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị thành viên của Tổng công tyThuỷ tinh và Gốm xây dựng một trong những Tổng công ty 90 làm ăn hiệu quả, cótiềm lực mạnh được nhà nước chú ý và tạo điều kiện phát triển Năm 1998 Tổngcông ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng quyết định tách phòng kinh doanh của Tổngcông ty thành lập nên Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Công ty Kinh doanh vàXuất nhập khẩu được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCLĐ ngày17/5/1998 Thực hiện hạch toán nội bộ trong cơ quan Tổng công ty, được sử dụngcon dấu theo mẫu qui định và được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhànước.
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh theo phân công, phâncấp của Tổng công ty, theo điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công ty Thuỷ tinh vàGốm xây dựng và qui chế tổ chức hoạt động của Công ty do Hội đồng quản trịTổng công ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng phê duyệt.
Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng hoàn thiện và phát triển cả về hệthống tổ chức đến phát triển hệ thống mạng lưới kinh doanh của mình ngày càng
Trang 29đạt hiệu quả cao Luôn luôn vượt mức kế hoạch đặt ra đạt mức tăng trưởng hàngnăm 105%.
2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty Bộ máy tổ chức
Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu có chức năng nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm do các đơn vịthành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ, làm cho sản xuất của Tổngcông ty hoà nhịp đáp ứng nhu cầu thị trường, đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tácviên…v.v để hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong vàngoài nước.
- Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn, trình tổng giám đốc Tổngcông ty phê duyệt Trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụsản xuất của các đơn vị trong tổng côngty và phục vụ kinh doanh.
xuất khẩu các sản phẩm : gạch, ngói, đất sét nung, gạch ốp lát Ceramic, garanit,nguyên vật liệu, sứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong lĩnh vựcngành xây dựng.
- Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốcTổng công ty.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước vàcác thông tư hướng dẫn, quy định của Bộ Thương mại.
-Cơ cấu, quy mô tổ chức và biên chế nhân sự Công ty Kinh doanh và Xuất nhậpkhẩu do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định phù hợp với sự phát triển công ty.Bảo đảm gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả.
Bộ máy tổ chức của công ty
Công ty tổ chức bộ máy theo nguyên tắc trực tuyến chức năng theo sơ đồ sau
Trang 30Trong đó:
Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước,Tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theoĐiều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu được Chủtịch HĐQT phê duyệt tại Quyết định số 64/TCT-HĐQT ngày 11 tháng 7 năm2000 Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
Các Phó giám đốc Công ty là người giúp Giám đốc Công ty điều hành một hoặcmột số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc Công ty,chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Pháp luật về nhiệm vụ được giao.Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác kinhdoanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm,
Giám đốc
Phó giám đốckinh doanh
Phó giám đốcxuất nhập khẩuPhó giám đốc
kiêm trưởng chinhánh
Phòngkinhdoanh(bộ phậnphía Bắc)
Phòngtàichínhkế toán
Phòngtổ chứchànhchínhPhòng kinh
doanh(bộphận phía nam)
Bộ phận kếtoán chinhánh
Kho
Trang 31làm cho sản xuất của Tổng công ty hoà nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường và đạthiệu quả ngày càng cao.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiệnquản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động, tiền lương, đào tạo,bảo vệ, an ninh quốc phòng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người laođộng của Công ty.
Phòng Kế toán Tài chính : Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chứcthực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước tạiCông ty, tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sảncủa Tổng công ty giao cho Công ty.
Phòng Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác xuấtnhập khẩu, tìm kiếm và khai thác thị trường các nước trên thế giới để mở rộng hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
3.Đặc điểm các nguồn lực của Công ty.3.1Vốn kinh doanh.
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị thành viên của Tổng công tyThuỷ tinh và Gốm xây dung Đây là một đơn vị Nhà nước Vì vậy một mặt nó chịusự quản lý về mặt tổ chức, mặt khác được nhận vốn kinh doanh do Nhà nước vàTổng công ty cấp và còn có thể nhận được một lượng vốn nhất định từ ngân sáchNhà nước khi cần thiết Đây có thể nói là nguồn vốn ban đầu đảm bảo cho công tyhoạt động Công ty phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này trongquá trình kinh doanh của mình Trong các năm qua, nhờ có sự cố gắng vượt bậc vềhuy động vốn cán bộ công nhân viên, tổng vốn kinh doanh của Công ty khôngngừng tăng lên.
Bảng 2: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu của nó.Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Vốn cốđịnh
4,65 9,3 5,54 10,9 5,98 11,3 28,57 36,6 58,36 52,7Vốn lưu
45,2 90,7 45,5 89,1 47,1 88,7 49,4 63,4 52,3 47,3
Trang 32Tổng cộng 49,85 100 51,04 100 53,08 100 77,97 100 110,66 100Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 1998-2002
Công ty được thành lập từ năm 5/1998 do yêu cầu phục vụ cho kinh doanh củaTổng công ty Qua bảng trên ta thấy tổng số vốn của Công ty qua các năm đềutăng, năm sau cao hơn năm trước tuy có sự thay đổi khá lớn của tỷ trọng giữanguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động so với tổng số vốn Mặc dù vậy xét vềtuyệt đối thì cả vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đều tăng qua các năm.Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả vàCông ty chú trọng đến việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn Cụ thể năm 1998,tổng số vốn của Công ty là 49,85 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 4,65 tỷ đồngchiếm 9,3%, vốn lưu động là 45,2 tỷ đồng chiếm 90,7% Năm 1999 tổng số vốn là51,04 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 5,54 tỷ đồng chiếm 10,9%, vốn lưu động là45,5 tỷ đồng chiếm 89,1% Năm 2000 tổng số vốn của Công ty là 53,08 tỷ đồng,trong đó vốn cố định là 5,98 tỷ đồng chiếm 11,3 %, vốn lưu động là 47,1 tỷ đồngchiếm 88,7% Sở dĩ trong những năm này Công ty là một đơn vị kinh doanh thươngmại do đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng số vốn của Công ty Trongcác năm tiếp theo vốn cố định tăng lên nhiều do Công ty được Tổng công ty giaonhiệm vụ trực tiếp quản lý việc tiến hành thi công xây dựng và điều hành việc sảnxuất kinh doanh của nhà máy gương Bình Dương sau này Vì thế từ năm 2001 tổngsố vốn kinh doanh của Công ty tăng mạnh Trong năm 2001, tổng số vốn của Côngty là 77,9 tỷ đồng trong đó trong đó vốn cố định là 28,57 tỷ đồng chiếm 36,6%,vốn lưu động là 49,4 tỷ đồng chiếm 63,4% Năm 2002, tổng số vốn là 110,66 tỷđồng trong đó vốn cố định là 58,36 tỷ đồng chiếm 52,7%, vốn lưu động là 52,3 tỷđồng chiếm 47,3%.
Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của Công ty Kinh doanh và Xuấtnhập khẩu được cấu thành trên nguồn chủ yếu
Vốn tín dụng Nhà nước 40 tỷ đồng chiếm 36,15%Vốn huy động 32,85 tỷ đồng chiếm 29,68%
Vốn tự có 20,67 tỷ đồng chiếm 18,68%
Vốn vay ngân hàng 17,14 tỷ đồng chiếm 15,49%3.2 Về nhân lực.