LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện đường lối chiến lược CNH - HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tế công nghiệp h
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối chiến lược CNH - HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đềra nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nềnkinh tế công nghiệp hiện đại, bảo đảm dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng vănminh, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng công tác xuất nhập khẩu nhằm pháttriển và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại với mục tiêu kim ngạch xuất khẩutăng bình quân hàng năm 27,7%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm22% Nhìn lại chặng đường phát triển của hoạt động ngoại thương Việt Nam chothấy, mặc dù còn rất khiêm tốn song đã đi những bước rất vững chắc khai thác mọitiềm năng để phát triển, khẳng định chỗ đứng của mình ở thị trường trong nước vàQuốc tế.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu trong toànbộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại Qua quátrình học tập ở trường và thực tập tại Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu, em
đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hànggốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng côngty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera”.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường.
ChươngII: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng ở Công ty
Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng.
Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây
dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.
Do hạn chế về thời gian và khả năng tìm hiểu về tình hình thực tế có hạn, đềtài của em không tránh khỏi những sai sót, mong được sự cảm thông và đóng gópý kiến của các thầy cô, các cán bộ kinh doanh ở Công ty Em mong rằng các ýkiến và biện pháp mà em đưa ra trong luận văn này góp phần thúc đẩy hơn nữahoạt động xuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS - TS Hoàng ĐứcThân, đồng thời cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo trường Đại họcKinh tế Quốc dân, các bạn đồng nghiệp Em cũng chân thành cảm ơn các cô, các
Trang 2chú, các anh, các chị công tác tại Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã tậntình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài này.
Hà nội, tháng 5 năm 2003
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUHÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊTRƯỜNG.
I TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở NƯỚC TA.
1 Sự cần thiết và vị trí của xuất khẩu hàng hoá.
Hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động càng mở rộng thì sự khácbiệt giữa các quốc gia trên thế giới càng sâu sắc, không chỉ khác biệt về truyền
Trang 3thống văn hoá mà còn là sự chênh lệch về trình độ nhận thức, công nghệ kỹ thuậtcũng như về năng suất lao động, giá thành sản phẩm từ đó làm xuất hiện lợi thếmới của mỗi quốc gia Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có những biện phápthích hợp nhằm phát huy triệt để lợi thế của mình trong sự phân công lao động vàtrao đổi mậu dịch quốc tế Đó chính là việc một quốc gia có thể mua từ các quốcgia khác những hàng hoá mà bản thân không sản xuất được hoặc sản xuất ra khôngđáp ứng yêu cầu do giá thành cao mà chất lượng lại kém Và như vậy có nghĩa là,quan hệ thương mại đã không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà không ngừngphát triển và lan rộng trên phạm vi quốc tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, gópphần thúc đẩy hơn nữa vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới Với Việt Namta, xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng từ lâu đã được coi là một mặthoạt động không thể thiếu được của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phươngtiện quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối lưu thông của quá trình táisản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng giữa nướcnày với nước khác Như vậy thương mại quốc tế bắt nguồn từ:
- Thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của sảnxuất giữa các nước Điều kiện tự nhiên quy định sự khác biệt về khả năng sản xuấtcủa mỗi quốc gia, điều đó làm cho các quốc gia phải tiến hành trao đổi hàng hoávới nhau.
- Lợi thế so sánh giữa các quốc gia là khác nhau nên đã thúc đẩy các quốcgia trao đổi hàng hoá Lợi thế so sánh của một quốc gia biểu hiện ở chi phí cơ hộiđể sản xuất ra một sản phẩm của quốc gia đó Các quốc gia sẽ sản xuất những sảnphẩm có lợi thế với chi phí thấp nhất rồi sau đó tiến hành trao đổi với quốc giakhác Hoạt động thương mại quốc tế trên cơ sở này giúp cho các quốc gia tiêudùng nhiều hơn những sản phẩm so với khi các quốc gia này tự sản xuất tất cả sảnphẩm hàng hoá mà không tiến hành trao đổi thương mại quốc tế.
- Hiệu quả kinh tế theo quy mô là các chi phí sản xuất thực tế được đánh giádưới hình thức nguồn lực huy động sẽ giảm xuống khi quy mô tăng lên Nghĩa làhàng hoá sẽ trở nên rẻ hơn khi quy mô sản xuất tăng lên Nguyên nhân là khi sảnxuất với quy mô lớn, người ta có thể tiết kiệm được trong việc sử dụng máy mócvà thiết bị chuyên môn hoá Hơn nữa, do phân công công việc ra giữa nhiều người
Trang 4khác nhau, mỗi người có thể trở thành chuyên gia theo một khía cạnh của quá trìnhsản xuất thông qua kinh nghiệm và sự đào tạo chuyên môn Với các nước đó,những lợi ích do ngoại thương xuất phát từ việc chuyên môn hoá các loại sảnphẩm mà họ có lợi thế so sánh
- Sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng, sở thích tiêu dùng cũng dẫn đến quátrình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia Ngày nay, nhu cầu về sản phẩm hànghoá phát triển ở một mức rất cao Người tiêu dùng không chỉ mong muốn thoảmãn nhu cầu sinh lý, tự nhiên mà còn mong muốn thoả mãn các nhu cầu về vănhoá, tinh thần… Chính điều này giải thích cho nhiều hiện tượng xảy ra trong thếgiới người tiêu dùng khi họ thích tiêu dùng sản phẩm ngoại thay vì các sản phẩmđược sản xuất trong nước thị hiếu khác nhau giữa các nước, giữa một người điềunày giải thích vì sao phải đa dạng hoá sản phẩm trong thương mại quốc tế.
Đây là một số cơ sở chính dẫn đến sự ra đời của hoạt động thương mại quốctế Ngoài ra còn nhiều cơ sở khác như quan hệ hỗ trợ, quan hệ vay nợ, mục đíchtìm kiếm lợi nhuận, sự độc quyền về bản quyền, bằng phát minh sáng chế…
2.Vai trò của xuất khẩu hàng hoá.
Kinh doanh xuất khẩu tạo điều kiện cho nhiều quốc gia có thể phát huy tốiđa những lợi thế của mình về vốn, công nghệ, tài nguyên, nguồn lao động Đồngthời, kinh doanh xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho nhiều quốc gia đang phát triểnvà những quốc gia kém phát triển có điều kiện tiếp thu được những công nghệ,kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của các quốc gia đi trước
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triểnkinh tế và thực hiện quá trình CNH - HĐH đất nước Vai trò của xuất khẩu đượcthể hiện qua các điểm sau:
2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân.
* Xuất khẩu là phương tiện chính góp phần tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhậpkhẩu phục vụ CNH - HĐH đất nước.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: - Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ, viện trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ - Xuất khẩu hàng hoá.
Trang 5Trong đó nguồn thu từ xuất khẩu hàng hoá là nguồn vốn quan trọng nhất,chiếm tỷ trọng lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, phươngpháp quản lý… Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là nguồn chủyếu để huy động phát triển Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoàivà các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy đượckhả năng xuất khẩu của nước đó vì đây là nguồn chính đảm bảo cho đất nước cóthể trả nợ được.
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sảnxuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sảnxuất, nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phầnthực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước Xuất khẩu và nhập khẩu trongthương mại quốc tế vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhậpkhẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu.
Đối với nước ta, để tránh được nguy cơ tụt hậu thì trong chính sách CNH HĐH, Đảng và Nhà nước ta coi nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đạilà một nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -xã hội đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
-* Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển.
Có hai cách nhìn nhận và tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyểndịch cơ cấu kinh tế:
- Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quánhu cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển nhưnước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự“thừa ra” của sản xuất, thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng triển chậm Sản xuấtvà sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
- Coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổchức sản xuất Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổchức sản xuất Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi + Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sảnxuất phát triển và ổn định.
Trang 6+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và tạo ramột năng lực sản xuất mới.
+ Xuất khẩu góp phần trong việc hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghiđược với thị trường.
+ Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất từngquốc gia Khoa học công nghệ càng phát triển thì phân công lao động càng sâusắc Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở cácquốc gia khác nhau Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiếnhành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoànchỉnh Như vậy, mỗi nước có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà họ có lợithế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng hoá mà mình cần.
* Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cảithiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân Trước hết, sảnxuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu người lao động và tạo ra thu nhậpkhông thấp Hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng phát triển kéotheo hàng triệu người tham gia lao động vào lĩnh vực này và dần dần nâng caomức sống của người dân Bởi vì, xuất khẩu phát triển đã kéo theo hàng loạt cácngành nghề khác phát triển, khôi phục lại những ngành nghề truyền thống, khắcphục số nông nhàn trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng triệt để hơn Xuất khẩuphát triển thúc đẩy quá trình liên doanh liên kết, hàng loạt các ngành nghề mới rađời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩmtiêu dùng thiết yếu mà trong nước không tự sản xuất được hoặc sản xuất với giáthành cao phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu củangười dân.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.Xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới và tăng cường các quanhệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tácđộng qua lại phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản, là hìnhthức ban đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như: dulịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế phát triển theo Ngược lại, sự phát
Trang 7triển của các ngành này lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu pháttriển.
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong qúa trình phát triển nền kinh tế đấtnước Hiện nay, Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy cácngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộngxuất khẩu để giải quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
2.2 Đối với doanh nghiệp.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiệntham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới Những yếu tố này đòi hỏicác doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.
- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện côngviệc quản trị sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với thời đại Đồng thời xuấtkhẩu còn tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để tái đầu tư vào quá trình sảnxuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động,tạo ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng.Nó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân vừa thu được lợinhuận.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường,mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng cólợi Vì vậy, đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số bán và lợi nhuận Đồng thờichia sẻ được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh tăng cường uy tín kinhdoanh của công ty Từ đó có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiêntiến từ phía đối tác nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho cácthành viên trong doanh nghiệp.
- Kinh doanh xuất khẩu phát huy được những khả năng vượt trội của doanhnghiệp và khắc phục được những hạn chế của doanh nghiệp.
- Xuất khẩu khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất,Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh.
Có thể nói một cách khái quát rằng xuất khẩu góp phần quan trọng trong sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốcgia.
Trang 83 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu.
3.1 Khái niệm về xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế Nó khôngphải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trongmột nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm,hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnhsản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nângcao mức sống nhân dân Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại nhữnghiệu quả đột biến cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thốngkinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia không dễ dàng khốngchế được.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầutiên của một doanh nghiệp Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệpđã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
Mục đích của kinh doanh xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốcgia trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Hoạtđộng xuất khẩu diễn ra trong mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại mặthàng khác nhau Phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng cả về không gian và thờigian.
3.2 Các hình thức xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưngnhững hình thức chủ yếu thường được các doanh nghiệp ngoại thương lựa chọn là:
3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp.
Đây là hình thức mà hàng hoá được mua hay bán trực tiếp của nước ngoàikhông qua trung gian Theo hình thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trựctiếp ký kết hợp đồng ngoại thương Các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ramua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó bán các sản phẩm nàycho các khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến).
Ưu điểm: của hình thức xuất khẩu này là lợi nhuận của đơn vị kinh doanh
xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do giảm bớt được các khâu trunggian Với vai trò là người bán trực tiếp, các đơn vị kinh doanh chủ động trong kinhdoanh, có điều kiện tiếp cận thị trường, nắm bắt được các thông tin một cách nhạybén hơn để tự mình có thể thâm nhập thị trường, đưa ra được những ứng xử linh
Trang 9hoạt, thích ứng với thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợimở, kích thích nhu cầu Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lạihiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm nhãn hiệu… dần dầnđưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.
Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải ứng trước một số vốn khá lớn để
sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro Đối với đơn vị mới thamgia kinh doanh thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện về vốn sản xuất hạnchế, am hiểu thương trường quốc tế còn ít, uy tín nhãn hiệu còn xa lạ đối vớikhách hàng.
3.2.2 Xuất khẩu gián tiếp.
Đây là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại.
Ưu điểm: Người trung gian giúp cho người xuất khẩu tiết kiệm được thời
gian, chi phí, giảm bớt nhiều việc liên quan đến tiêu thụ hàng Ngoài ra, ngườitrung gian còn có thể giúp cho người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trunghạn bởi vì trung gian có quan hệ với công ty vận tải, ngân hàng…
Nhược điểm: Lợi nhuận bị chia xẻ do tổn phí, doanh nghiệp xuất khẩu mất
mối quan hệ trực tiếp với thị trường, thông tin nhiều khi không chính xác.
3.2.3 Xuất khẩu uỷ thác.
Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao chođơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lôhàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí củabên uỷ thác Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trảcho đại lý.
Ưu điểm: Công ty uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh,
tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoahồng cho xuất khẩu Do chỉ thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả cácchi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiệnhợp đồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh củacông ty.
Nhược điểm: Do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh
doanh thấp không bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh Thị trường và kháchhàng bị thu hẹp vì công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường vàtìm kiếm khách hàng.
Trang 103.2.4 Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.
Đây là hình thức mua của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tụcxuất nhập khẩu và thường hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.Người kinh doanh chuyển khẩu trả tiền cho người xuất khẩu và thu tiền của ngườinhập khẩu hàng hóa đó Thường khoản thu lớn hơn tiền trả cho người xuất khẩu,do đó người kinh doanh thu được số chênh lệch (lãi) Các mặt hàng này (tạm nhậptái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Xét về đường đi của hàng hoá tái xuất và chuyển khẩu giống nhau Chỗkhác nhau là kinh doanh chuyển khẩu chủ yếu là kinh doanh dịch vụ vận tải, còntái xuất là loại hình hợp đồng kinh doanh hàng hoá: nhập khẩu để xuất khẩu hàngđó, không qua chế biến, thu lãi tức thời Người kinh doanh bỏ vốn ra mua hàng,bán lại hàng đó để thu lời nhiều hơn Việc giao dịch thực hiện ở ba nước: Nướcxuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu Giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên ởba nước.
3.2.5 Mua bán đối lưu.
Đây là hoạt động giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽvới hoạt động nhập khẩu Mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải nhằm thuvề một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hoá khác tương đương với giátrị của lô hàng xuất khẩu Yêu cầu của buôn bán đối lưu là cân bằng về tổng giá trịxuất nhập khẩu, chủng loại hàng hoá quý hiếm, giá cả Doanh nghiệp có thể sửdụng hình thức này để nhập khẩu nhiều loại hàng hoá mà thị trường trong nướcđang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba.
3.2.6 Gia công quốc tế.
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của mộtbên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặtgia công và nhận thù lao (gọi là chi phí gia công)
Gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu khá phổ biến, được nhiều nước, đặcbiệt là các nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào áp dụng Thông quahình thức này, họ vừa tạo cho người lao động có công ăn việc làm, lại vừa tiếpnhận được công nghệ mới Mặt khác, nước này lại không phải bỏ ra nhiều vốn vàcũng không lo về thị trường tiêu thụ.
Trang 11Các nước đặt gia công cũng có lợi vì họ có thể tận dụng được nguồn nguyênliệu phụ và nhân công dồi dào với giá rẻ của nước nhận gia công Song hình thứcnày cũng có hạn chế là các nước nhận gia công bị phụ thuộc vào nước đặt gia côngvề số lượng, chủng loại hàng hoá gia công đồng thời cũng bị o ép về phí gia công.
4 Nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hoá.
Từ sau năm 1986, Chính phủ Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, xoá bỏchế độ quản lý kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế của Việt Nam nói chung vàxuất khẩu nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định Với mục tiêu: “Đẩymạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đốingoại Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nâng sức cạnh tranh của hàngxuất khẩu trên thị trường Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế; tăng tỷ trọng sảnphẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu” Ở những thời điểm nhất địnhmục tiêu xuất khẩu có khác nhau, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất củaxuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân Nhu cầu củanền kinh tế rất đa dạng: Phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH, cho tiêu dùng, choxuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất nhập khẩu cần phải hướngvào các nhiệm vụ sau:
- Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩunhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự pháttriển.
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai,nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ, chất xámtheo hướng khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng vàkim ngạch xuất khẩu.
- Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớnđáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng vàsố lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
II NỘI DUNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP.
1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu thị trường là một khâu rất quan trọng không thể thiếu được đốivới bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới.
Trang 12Nghiên cứu thị trường tạo khả năng cho các nhà kinh doanh thấy được quy luậtvận động của từng hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, nguồn cung cấpvà giá cả hàng hoá đó trên thị trường, giúp họ giải quyết được các vấn đề thực tiễnkinh doanh.
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường sosánh, phân tích những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận độngcủa thị trường Những kết luận này giúp cho nhà quản lý đưa ra được những nhậnđịnh đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Marketing Nội dung chínhcủa nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường.Nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bước: Nghiên cứu khái quát vànghiên cứu chi tiết thị trường
Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp cho ta biết được những thông tinvề quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thịtrường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị - luật pháp, khoa họccông nghệ, môi trường văn hoá xã hội, môi trường sinh thái.
Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông tin về tập quán muabán, những thói quen và những ảnh hưởng đến hành vi, mua hàng của người tiêudùng.
Nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai phương pháp chính: Nghiêncứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường Nghiên cứu tại bàn là nghiên cứu bằngcách thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản công khai và xử lýcác thông tin đó Nghiên cứu tại hiện trường là việc thu thập thông tin chủ yếuthông qua tiếp xúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thậpđược.
Nghiên cứu thị trường bao gồm:
1.1 Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Lựa chọn thị trường xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc lựa chọn thịtrường trong nước bởi vì các nước khác nhau có những nhu cầu, yêu cầu rất khácnhau về mỗi loại hàng hoá Do vậy, việc lựa chọn thị trường xuất khẩu đòi hỏiphải tốn nhiều thời gian và công sức mới đưa ra được quyết định đúng đắn Khinghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường và các nhân tốlàm thay đổi dung lượng của thị trường.
Trang 13- Nắm vững thông tin về biến động giá cả hàng hoá trên thị trường thế giớicũng như giá nguồn hàng cung cấp trong nước.
- Công việc nghiên cứu thị trường phải diễn ra thường xuyên liên tục vì thịtrường luôn biến động.
1.2 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu.
Mục đích của việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là để xác định những mặthàng kinh doanh phù hợp với năng lực và khả năng của công ty, đồng thời đáp ứngđược nhu cầu của thị trường, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu, trước tiên cần phải dựa vào nhu cầu và thịhiếu của người tiêu dùng về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá trênthị trường xuất khẩu Mặt khác, cần phải xem xét đến khả năng đáp ứng của thịtrường trong nước về mặt hàng đó Nghiên cứu thị trường để lựa chọn mặt hàngxuất khẩu cũng cần phải phân tích kỹ tình hình cung trên thị trường, đó chính làtoàn bộ khối lượng hàng hoá đã và đang có khả năng bán ra trên thị trường, cầnxem xét đến giá cả trung bình, sự phân bố hàng hoá và tình hình sản phẩm củacông ty đang ở giai đoạn nào trên thị trường Chú ý đến đối thủ cạnh tranh, khảnăng cung ứng, sức mạnh tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ và cácbiện pháp cạnh tranh mà họ sử dụng.
Cần phải đánh giá đúng thực lực của mình về khả năng cung ứng, giá cả vàviệc dự báo chính xác những thuận lợi, khó khăn khi tung hàng hoá ra thị trườngnước ngoài.
1.3 Lựa chọn đối tác kinh doanh.
Đối tác kinh doanh là những người những hoặc những tổ chức có quan hệgiao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá hoặccác loại dịch vụ Việc lựa chọn đúng đối tác là điều rất quan trọng để thực hiệnthắng lợi hợp đồng xuất khẩu Để lựa chọn đối tác kinh doanh người ta thường dựavào những căn cứ sau:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của đối tác để thấy được khả năng cungcấp lâu dài
- Quan điểm kinh doanh của đối tác trên thị trường trong nước cũng nhưtrên thị trường quốc tế.
- Lĩnh vực kinh doanh của đối tác.
Trang 14- Khả năng tài chính và cơ sở vật chất của đối tác Khả năng thanh toán củađối tác trong ngắn hạn, dài hạn đảm bảo hợp đồng được thanh toán đúng thời hạn.Nghiên cứu sức mạnh về vốn, về công nghệ của đối tác cho thấy được những ưuthế trong thoả thuận về giá cả, điều kiện thanh toán.
- Thông tin và mối quan hệ trong kinh doanh.
2 Xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu hàng hoá.
2.1 Xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng hoá.
Công ty cần phải đặt ra những mục tiêu kế hoạch trong từng thời kỳ nhấtđịnh và thống nhất với mục tiêu chiến lược Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể đốivới toàn công ty và đối với từng bộ phận Chẳng hạn, khi mục tiêu chiến lược củacông ty trong giai đoạn này là lợi nhuận thì mục tiêu kế hoạch chung của công tylà phải đạt được bao nhiêu lợi nhuận trong năm…
Có thể vạch ra các mục tiêu định tính hay định lượng Các mục tiêu địnhlượng được coi là chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu, bao gồm: Chỉ tiêu doanh số, chỉtiêu chi phí, chỉ tiêu lợi nhuận, dự trữ… Công ty cần xây dựng kế hoạch các côngviệc cụ thể cần làm để hoàn thành các chỉ tiêu này.
Việc xây dựng kế hoạch xuất khẩu là điều kiện tiền đề cho việc hoàn thànhtốt chiến lược xuất khẩu và là một công việc rất cần thiết Nó giúp công ty nắm bắtnhững cơ hội và giảm thiểu rủi ro Việc dự báo chính xác nhu cầu thị trường từ đóxây dựng lên các kế hoạch thu mua, dự trữ… sẽ đảm bảo cho xuất khẩu thắng lợi.
2.2 Phương án xuất khẩu hàng hoá.
Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường,đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải lập phương án kinh doanh cho mình Phương ánnày là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trongkinh doanh Việc xác định phương án kinh doanh bao gồm:
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân: Phác hoạ bức tranh tổngquát về hoạt động kinh doanh, phân tích những thuận lợi và khó khăn.
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh: Sự lựachọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
- Đề ra mục tiêu: Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanhbao giờ cũng có mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán lẻ baonhiêu, sẽ thâm nhập vào thị trường nào
Trang 15- Đề ra biện pháp thực hiện: Những biện pháp này là công cụ để đạt đượcmục tiêu đề ra Những biện pháp này có thể bao gồm biện pháp trong nước (nhưđầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá thu mua v.v ) vàcả các biện pháp ở ngoài nước (như đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh ở nướcngoài, mở rộng mạng lưới đại lý…).
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh: Hiệu quả kinhtế của một hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khácnhau, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản sau:
+ Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu + Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi xuất khẩu + Chỉ tiêu thu hồi vốn cho xuất khẩu + Điểm hoà vốn trong xuất khẩu hàng hoá.
3 Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.
Giao dịch là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các cá nhân để trao đổi thông tin hoặcthoả mãn một nhu cầu nào đó Giao dịch kinh doanh là sự tiếp xúc, quan hệ giữacác chủ thể kinh doanh nhằm trao đổi các thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả,kinh nghiệm kinh doanh…
Đàm phán kinh doanh là bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để cùngnhau nhất trí hay thoả hiệp giải quyết những vấn đề về kinh doanh có liên quanđến các bên.
Đàm phán “hợp đồng kinh doanh quốc tế”: Là một loại đàm phán “hợpđồng kinh doanh”, trong đó yếu tố quốc tế được thể hiện ở việc có ít nhất hai chủthể có quốc tịch khác nhau tham gia đàm phán để lập nên (ký kết) các hợp đồngkinh doanh quốc tế.
Giao dịch đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là một quá trình trong đódiễn ra sự trao đổi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoại thương và khách hàng nướcngoài về các điều kiện mua bán một loại hàng hoá để đi đến thoả thuận, nhất trígiữa hai bên.
Trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh quốc tế nói riêng, người tacó thể sử dụng một trong ba phương thức giao dịch, đàm phán sau:
- Giao dịch, đàm phán qua thư tín: Là phương thức được sử dụng phổ biếntrong kinh doanh Phương thức này thường là sự khởi đầu và giúp cho việc duy trìnhững giao dịch lâu dài So với phương thức gặp gỡ trực tiếp, giao dịch qua thư tín
Trang 16tiết kiệm được nhiều chi phí, các quyết định đưa ra thường được cân nhắc kỹ càngvà tranh thủ được nhiều ý kiến của tập thể.
- Giao dịch, đàm phán qua điện thoại: Là trao đổi bằng miệng Trao đổi quađiện thoại đảm bảo tính khẩn trương, đúng thời điểm cần thiết Vì không có gì làmbằng chứng nên phương thức này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cầnthiết như sợ bị lỡ cơ hội kinh doanh hoặc chỉ chờ xác nhận một vài chi tiết của hợpđồng.
- Giao dịch, đàm phán trực tiếp: Là giao dịch mà người mua và người báncùng thoả thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp về hàng hoá, giá cả, điều kiện giaodịch, phương thức thanh toán… Phương thức đàm phán này đẩy nhanh tốc độ giảiquyết những bất đồng và nhiều khi là lối thoát duy nhất cho những cuộc đàm phánnhư thư tín, điện thoại đã kéo dài quá lâu không có kết quả Phương thức này phùhợp cho đàm phán ký kết những hợp đồng lớn.
Việc giao dịch đàm phán tiến hành theo các bước:
Bước 1: Hỏi giá: Là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết
giá cả và các điều kiện để mua hàng.
Bước 2: Chào hàng: Là lời đề nghị ký kết hợp đồng với khách hàng nước
ngoài Trong chào hàng cần ghi rõ tên hàng, quy cách, chất lượng, khối lượng,mẫu mã, bao bì, giá cả, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán và các dịch vụkèm theo Có hai loại chào hàng là chào hàng cố định và chào hàng tự do.
Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một ngườimua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đềnghị của mình Thời gian này gọi là thời gian hiệu lực của chào hàng Trong thờigian hiệu lực, nếu người mua chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó thì hợp đồng coinhư được ký kết.
Chào hàng tự do là loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệm người phátra nó Với cùng một lô hàng, người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều kháchhàng Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng tự dokhông có nghĩa là hợp đồng được ký kết.
Bước 3: Đặt hàng: Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua
được đưa ra dưới hình thức đặt hàng.
Trang 17Ký hợp đồng xuất khẩu Kiểm tra L/CXin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá
Uỷ thác thuê tàu
Kiểm nghiệm hàng hoá
Làm thủ tục hải quanGiao hàng lên tàu
Mua bảo hiểmLàm thủ tục thanh toánGiải quyết khiếu nại
Bước 4: Hoàn giá: Khi nhận được đơn chào hàng nhưng người nhận không
chấp nhận hoàn toàn đơn chào hàng thì họ sẽ đưa ra đề nghị mới thì lời đề nghịnày gọi là hoàn giá
Bước 5: Chấp nhận: Đây là kết quả của quá trình hoàn giá Khi đã chấp
nhận thì có nghĩa là hợp đồng đã được thành lập.
Bước 6: Xác nhận: Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các
điều kiện giao dịch nếu cần thì có thể ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bênkia Đó là văn kiện xác nhận có cả chữ ký của cả hai bên.
Sau khi hai bên mua bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì tiếnhành ký kết hợp đồng Hợp đồng xuất khẩu là những thoả thuận về các điều kiệnmua bán hàng hoá như tên hàng, khối lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán… giữadoanh nghiệp xuất khẩu với khách hàng cụ thể Về mặt pháp lý, hợp đồng xuấtkhẩu là căn cứ pháp luật ràng buộc các trách nhiệm và quyền lợi của các bên Vìvậy, khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải xem xét lại các điều khoảnthoả thuận trước khi ký kết hợp đồng.
4 Triển khai thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.
Sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết doanh nghiệp cần phải tiến hànhtriển khai các công việc để thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đúng vớinhững điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành cáckhâu công việc sau:
* Kiểm tra thư tín dụng (nếu thanh toán bằng L/C): Sau khi ký hợp đồng,
nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ mở L/C tại một ngân hàng có ngân hàng thông báotại Việt Nam Bản chất của L/C là sự thoả thuận cam kết của ngân hàng với nhàxuất khẩu L/C độc lập với hợp đồng xuất khẩu nhưng lại dựa trên các điều khoản
Trang 18của hợp đồng xuất khẩu Ngân hàng chỉ dựa vào L/C và việc thực hiện các quyđịnh trong L/C để trả tiền cho nhà xuất khẩu Vì vậy, nhà xuất khẩu cần kiểm trakỹ, dựa vào hợp đồng Nếu có gì chưa hợp lý cần báo lại cho phía nước ngoài đểhai bên thống nhất sửa lại.
* Xin giấy phép xuất khẩu: Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan
trọng để Nhà nước quản lý xuất khẩu Vì thế, sau khi ký hợp đồng xuất khẩudoanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá để thực hiện hợp đồng đó
Theo nghị định 57/CP ngày 31/07/1998 của Chính Phủ Thương nhân làdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luậtđược xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại cục Hải quan tỉnh, thànhphố thì không phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp
đồng đã ký với nước ngoài và hoặc L/C Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu baogồm ba khâu chủ yếu:
- Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩutổ chức thu gom hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau như mua nguyên liệu vềgia công, sản xuất thành hàng xuất khẩu, mua đứt bán đoạn với đơn vị sản xuất,đại lý thu mua Đây là một khâu rất quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp thựchiện tốt hợp đồng xuất khẩu theo đúng điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: Là căn cứ theo yêu cầu hợp đồng đã kýkết Bao bì vẫn phải bảo đảm được phẩm chất của hàng hoá, vừa thuận tiện choquá trình vận chuyển bốc xếp hàng hoá, tạo điều kiện cho việc nhận biết hàng hoá.- Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký hiệu bằng số hay chữ, hình vẽ được ghiở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc nhận biết, giaonhận, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá Ký mã hiệu phải đảm bảo những nội dung cầnthông báo cho người nhận hàng đồng thời phải sáng sủa, rõ ràng.
* Thuê tàu: Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc
thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoảncủa hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải.
* Kiểm nghiệm hàng hoá: Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ
phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì… Đây là công việccần thiết, qua đó quyền lợi của khách hàng được bảo đảm và nâng cao uy tín của
Trang 19doanh nghiệp xuất khẩu Việc kiểm nghiệm và kiểm định được tiến hành ở haicấp: Kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành và kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụngkiểm tra lại kết quả kiểm tra lần trước đó.
* Làm thủ tục hải quan: Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để
xuất khẩu, nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quangồm 3 bước chủ yếu sau đây:
- Khai báo hải quan: Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khaiđể cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ Tờ khai hải quan phải được xuấttrình kèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là giấy phép xuất nhập khẩu,hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
- Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự,thuận tiện cho việc kiểm soát Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việcmở, đóng các kiện hàng.
- Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm soát giấy tờ hànghoá, hải quan sẽ ra quyết định và chủ hàng có nghĩa vụ thực hiện các quyết địnhđó.
* Giao hàng lên tàu: Tuỳ theo thoả thuận về điều kiện cơ sở giao hàng mà
việc giao hàng lên phương tiện vận chuyển sẽ thuộc trách nhiệm bên nào Nếuhàng hoá được giao bằng đường biển chủ hàng phải tiến hành các công việc sau:
- Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở.- Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơxếp hàng.
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.- Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
- Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đườngbiển Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyểnnhượng được Vận đơn cần phải chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứngtừ thanh toán.
* Mua bảo hiểm: Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro,
tổn thất Vì thế, bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhấttrong ngoại thương Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên những căn cứsau: Điều khoản hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thứcxếp hàng, loại tàu chuyên chở.
Trang 20* Làm thủ tục thanh toán: Thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối
cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu Trong thanh toán, nhà kinhdoanh phải chú ý đến các vấn đề: Đồng tiền thanh toán, tỷ giá thanh toán, thời hạnthanh toán, phương thức và hình thức thanh toán, điều kiện đảm bảo hối đoái.
Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng nhưng hiện nay người tathường sử dụng rộng rãi hai phương thức thanh toán là thanh toán bằng thư tíndụng và thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
* Giải quyết khiếu nại (nếu có): Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh
doanh xuất nhập khẩu có thể xảy ra những vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kếtquả thực hiện hợp đồng trong những trường hợp đó, hai bên cần thiện chí trao đổi,thảo luận để giải quyết Nếu giải quyết không thành thì tiến hành các thủ tục kiệnđối tác lên trọng tài Việc khiếu nại phải tiến hành một cách kịp thời tỷ mỉ dựa trêncác căn cứ của các chứng từ kèm theo.
5 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu.
Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọngvà cần thiết Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợpđồng xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việcthực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo Hiệu quả xuất khẩu được đánh giáthông qua hệ thống các chỉ tiêu:
5.1 Chỉ tiêu định tính.
Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạngcác số đo vật lý hoặc tiền tệ Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụngđể đánh giá hiệu quả xuất khẩu là:
- Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanhnghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuấtkhẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàngnước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các kết quả nàychính là những thuận lợi mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quátrình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.
- Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khithực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đấtnước Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các
Trang 21hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuấtkhẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
5.2 Các chỉ tiêu định lượng.
5.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mởrộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng côngthức:
TR = P x Q
Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu P : Giá cả hàng xuất khẩu
Q : Số lượng hàng xuất khẩu
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩuso với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:
Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC LNKT = TR – TCKT
LNtt = TR – TCtt
Trong đó: TC : Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu LNKT: Lợi nhuận kinh tế.
TCKT: Chi phí kinh tế LNtt : Lợi nhuận tính toán TCtt : Chi phí tính toán.
5.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.
Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệthu được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra choviệc sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó.
* Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối nó có thể tính
theo hai cách:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: P
p = x 100 % TR
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Trang 22P
p = x 100 % TC
Trong đó: p : Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu P : Lợi nhuận xuất khẩu.
TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC : Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu.
Nếu p > 1 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu p < 1 doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong xuất khẩu.
* Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu:
Tx Hx = Cx
Trong đó: Hx: Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu.
Tx: Doanh thu (bằng ngoại tệ từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịchvụ (giá quốc tế)).
Cx: Tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cảvận tải đến cảng xuất (giá trong nước).
Chỉ tiêu này cho ta biết số thu bằng ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trongnước.
Tổng giá thành xuất khẩu là tổng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu, các chiphí mua và bán xuất khẩu.
Thu ngoại tệ xuất khẩu là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩutính theo giá FOB.
Thu nhập nội tệ của hàng xuất khẩu là số ngoại tệ thu được do xuất khẩutính đổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu:
Thu nhập ngoại Giá thành nguyên tệ xuất khẩu - liệu ngoại tệTỷ lệ thu nhập =
Ngoại tệ XH Giá thành xuất khẩu nội tệ
Tổng giá thành nội tệ xuất khẩu (VND)Giá thành chuyển =
đổi xuất khẩu Thu nhập ngoại tệ xuất khẩu (USD)
Trang 23Thu nhập nội tệ xuất khẩu – Giá thành xuất khẩu nội tệTỷ lệ lỗ lãi =
xuất khẩu Giá thành xuất khẩu nội tệ
* Các chỉ tiêu về sử dụng vốn.
Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.
Lợi nhuận xuất khẩu
Hiệu qủa sử dụng vốn = x100% Vốn
Doanh thu xuất khẩu
Số vòng quay của vốn = x100% Mức dự trữ bình quân
5.2.3 Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu.
Tx
Dx = x 100% Cx
Trong đó: Dx: Doanh lợi xuất khẩu
Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổira tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọichi phí bằng ngoại tệ).
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.
5.2.5 Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu.
Là số lượng bản tệ bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ Thu nhập ngoại tệ (USD)
Tỷ suất ngoại tệ =
Z nội tệ xuất khẩu (VNĐ)
Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu < tỷ giá do ngân hàng Nhà nước côngbố thì nên xuất khẩu và ngược lại.
III.THỊ TRƯỜNG GỐM XÂY DỰNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỐM XÂY DỰNG.
1.Thị trường xuất khẩu gốm xây dựng.
Theo quan niệm hiện nay, tất cả các sản phẩm gốm nào được sản xuất phụcvụ mục đích xây dựng đều thuộc phạm vi hàng gốm xây dựng Do vậy, sản phẩmgốm xây dựng bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau Như vậy, mục đích là vật
Trang 24liệu cho ngành xây dựng là yếu tố để phân biệt giữa gốm xây dựng với các sảnphẩm gốm sứ khác như gốm dân dụng hay gốm sứ mỹ nghệ Ta có thể phân biệtloại gốm xây dựng như sau:
- Nhóm các sản phẩm gốm cao cấp bao gồm các sản phẩm như: Sứ vệ sinh,gạch ngói trang trí, các loại gạch ốp lát (Granite, Ceramic), các loại gạch ngóitráng men cao cấp khác.
- Nhóm các sản phẩm gốm thô, bao gồm các loại gạch ngói xây dựng thôngdụng như: gạch xây, gạch chống nóng, gạch men rỗng, gạch chẻ, gạch lát hoa…
- Nhóm các sản phẩm gốm chuyên dụng, gồm gạch chịu lửa Chammot, gạchchịu lửa tính kiềm, gạch sản phẩm Spinel và các loại vữa xây dựng tương ứng.
Sản phẩm gốm xây dựng có mặt trên thị trường vật liệu xây dựng ở ViệtNam hiện nay rất đa dạng, phong phú cả về kiểu dáng, chất lượng giá thành sảnphẩm đến nguồn gốc xuất xứ Phần lớn các sản phẩm đó đều được các đơn vịtrong nước sản xuất, bên cạnh đó còn có một lượng hàng không nhỏ được nhậpkhẩu và nhập lậu vào thị trường Việt Nam.
Với nhận thức phát triển vật liệu xây dựng phải đi trước một bước nhằm đápứng nhu cầu toàn xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước, ngành gốm xây dựngđóng một vai trò quan trọng trong vật liệu xây dựng và hoàn thiện công trình.Trong giai đoạn hiện nay, hàng loạt các khu đô thị mới được hình thành, nhà củadân chúng cũng như các công trình cơ sở hạ tầng công cộng được xây dựng, cảitạo và sửa chữa do đó nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và về các sản phẩmkính và gốm xây dựng là rất lớn Nắm bắt được cơ hội đó hàng loạt các nhà máysản xuất gạch ốp lát sứ vệ sinh được cải tạo lại và thành lập mới các dây chuyềnsản xuất hiện đại, đồng bộ được nhập khẩu từ các nước có công nghệ sản xuất vậtliệu xây dựng phát triển như Nhật Bản, Italy, Hoa Kỳ… nên đã kịp thời cung ứngtrên thị trường các loại sản phẩm đa dạng phong phú về chất lượng và kiểu dáng.Cũng trong thời gian này, hàng loạt các liên doanh giữa các doanh nghiệp trongnước với các hãng nổi tiếng thế giới về sản xuất các mặt hàng như sứ vệ sinh, gạchGranite, gạch Ceramic đã hoàn tất hàng lắp đặt trong thiết bị và đi vào sản xuất.Điều đó, góp phần đẩy nhanh sản lượng của ngành cũng như cung cấp cho thịtrường nhiều loại sản phẩm mang tính cạnh tranh hơn.
- Đối với ngành sứ vệ sinh: Trên toàn quốc năm 2002 có 9 công ty sản xuấtsứ vệ sinh với tổng công suất thiết kế là 2,37 triệu sản phẩm/ năm, đã cung cấp cho
Trang 25thị trường 2,573 triệu sản phẩm, tăng 23% so với năm 2001, cung cấp chủ yếu chothị trường nội địa Đối với sứ vệ sinh, cả nước (chủ yếu các công ty Thanh Trì,Thiên Thanh, Inax, Caesar) đã xuất khẩu được 5,564 triệu USD phần lớn sang ĐàiLoan, Iraq, Nhật Bản, Ucraina, Nga, tăng 52% so với năm 2000.
- Về gạch ốp lát Ceramic, gạch Granite: Có 32 nhà máy công nghệ tiên tiếnvới tổng công suất lắp đặt lên đến cuối năm 2002 là 85,1 triệu m2 đã sản xuất được67,838 triệu m2, so với năm 2001, cung cấp chủ yếu cho thị trường 69,119 triệu m2
- Về tình hình nhập khẩu gốm xây dựng Năm 2002 cả nước nhập khẩu theođường hạn ngạch 1.734.725 USD gạch ốp lát từ Tây Ban Nha, Trung Quốc… vànhập khẩu sứ vệ sinh với giá trị 1.385.657 USD (năm 2001là 1.021.472USD).
Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu gốm sứ ở Việt Nam.
Đơn vị: USD
Nhập khẩu gạch ốp lát 327.740 1.736.015 1.734.725Xuất khẩu sứ vệ sinh 1.118412 3.160.000 5.654.000
Nguồn: Tạp chí Thuỷ tinh và Gốm xây dựng số 1 năm 2003.
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gốm xây dựng.
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng ở tầm vĩ mô.
Sự thay đổi về mức độ giàu có trên thế giới đã và đang ảnh hưởng trực tiếpđến toàn bộ giá trị hàng hoá lưu chuyển quốc tế Tỷ lệ mậu dịch quốc tế đang cóxu hướng tăng nhanh hơn tỷ lệ tổng sản phẩm thế giới ở một thời kỳ dài Điều nàycó nghĩa là sự tương quan so sánh giữa kinh doanh và sản xuất không cố định màluôn thay đổi qua các thời kỳ.
Trang 26Mức độ gia tăng khối lượng và giá trị hàng hoá kinh doanh tuỳ thuộc rất lớnvào mức độ can thiệp của Chính phủ Thông qua các chính sách, công cụ kinh tế vĩmô mà Nhà nước thực hiện sự điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
2.1.1 Chính sách thương mại của nước xuất khẩu.
Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước có vai trò chủ yếu là hiệu quả ổnđịnh và công bằng cho sự phát triển kinh tế xã hội Như vậy, Nhà nước đã cónhững tác động làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp thông qua chính sách thương mại.
Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phảinắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện bởi nó thể hiện ý chí của Nhà nước xuấtkhẩu nhằm bảo vệ lợi ích chung của quốc gia Cụ thể, trong hoạt động xuất khẩudoanh nghiệp cần phải nắm rõ chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đểthúc đẩy xuất khẩu như chế độ cấp giấy phép, chế độ hạn ngạch, chính sách thuếnói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng để đề ra chiến lược xuất khẩu thíchhợp và hiệu quả nhất.
Trong xu thế mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Chính phủ Việt Namđã thông qua quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây dựng và lộ trình giảm thuế,theo đó lộ trình giảm thuế nhập khẩu của gốm sứ xây dựng như sau:
Bảng 2: Bảng lộ trình thuế nhập khẩu gốm sứ của Việt Nam.
Mặt hàng
Đối vớitất cảcác nước
Đối với ASEAN
Dự kiến đối với cácnước khác(Ngoài ASEAN)Năm
Sứ vệ sinh
Trang 27định đến quá trình xuất khẩu hàng hoá Vì vậy, quyết định của doanh nghiệp phảithật linh hoạt cho phù hợp với mối quan hệ cung cầu trong từng thời điểm, từngvùng khác nhau trên thị trường cạnh tranh.
Trong những năm qua thị trường gốm xây dựng thế giới nói chung và thịtrường gốm xây dựng trong nước nói riêng có rất nhiều biến động đã ảnh hưởnglớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành gốm xây dựng.Nhu cầu của gốm xây dựng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cácnước trên thế giới, song bên cạnh đó là cung của sản phẩm gốm xây dựng cũngtăng lên nhanh chóng (tăng nhanh hơn so với tăng về cầu của gốm xây dựng) dẫnđến tình trạng các công ty cạnh tranh với nhau vô cùng khốc liệt và liên tục đưa racác chính sách khuyến mại, giảm giá nhằm lôi kéo khách hàng, tăng lượng bán ra.
2.1.3 Tỷ giá hối đoái của đồng tiền và tỷ xuất ngoại tệ hàng xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giữa đồng tiền bản địa (nội tệ) với đồng tiềnnước ngoài (đồng ngoại tệ) ảnh hưởng đến kinh doanh xuất nhập khẩu Khi tỷ giáhối đoái tăng đồng tiền nội tệ mất giá thì giá cả sản phẩm nhập khẩu tính bằngđồng nội tệ sẽ đắt hơn một cách tương đối, sản phẩm xuất khẩu tính bằng đồngngoại tệ sẽ rẻ hơn một cách tương đối khi đó nó sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạnchế nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái giảm thì đồng nội tệ sẽ có giá hơn thì nó sẽkhuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ảnhhưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu và lợi nhuận của các nhà kinh doanhxuất nhập khẩu Chính vì vậy, đối với các nhà kinh doanh, mặc dù tỷ giá hối đoáităng hay giảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi sát tình hình tỷ giá hốiđoái thay đổi, để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanhcủa mình cũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận.
Đây là nhân tố quyết định bạn hàng, mặt hàng, phương án kinh doanh, quanhệ kinh doanh của không chỉ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà với tất cả cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây nhữngbiến đổi lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu
2.1.4 Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng.
Hoạt động xuất khẩu sẽ không thực hiện được nếu như không có sự pháttriển của hệ thống ngân hàng Dựa trên các quan hệ, uy tín nghiệp vụ thanh toánliên ngân hàng rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu sẽđược đảm bảo về mặt lợi ích Và cũng nhiều trường hợp do có lòng tin với ngân
Trang 28hàng mà kinh doanh xuất nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh haycho vay với lượng vốn lớn, kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt đượccơ hội xuất khẩu có lợi.
2.1.5 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự biến động của môi trường chính trị - văn hoá - xã hội và công nghệ đãlàm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như trạng tháichính trị của quốc gia các đối tác, phong tục tập quán, sự phát triển công nghệ trênthế giới
2.1.6 Các nhân tố khác.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá như:nguồn nhân lực trong nước, cơ sở hạ tầng, sự biến động thị trường trong và ngoàinước, sự phát triển của nền sản xuất cũng như các doanh nghiệp kinh doanhthương mại trong và ngoài nước…
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng ở doanh nghiệp.
2.2.1 Cơ cấu, chất lượng của mặt hàng xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp.
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp có một cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu phù hợp theohướng đa dạng hoá và đáp ứng nhu cầu thực của thị trường thì hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp ngày càng được củng cố và phát triển Còn nếu cơ cấu mặthàng xuất khẩu của doanh nghiệp không thích hợp với sự biến đổi của nhu cầu thịtrường thì hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp lại Dovậy, đòi hỏi các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải thay đổi cơ cấu mặthàng theo hướng đa dạng hoá mặt hàng phải trên cơ sở đa dạng hóa thị trường.
Chất lượng hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp là một nhân tố ảnh hưởngkhông nhỏ Do đó, doanh nghiệp cần phải tính toán để tạo ra những sản phẩm cóchất lượng cao, có sức cạnh tranh Ngày nay, thương hiệu của sản phẩm là mộtcông cụ quan trọng của cạnh tranh đảm bảo lợi thế trên thị trường nước ngoài.Người sản xuất và người bán hàng có thương hiệu đăng ký có nghĩa vụ duy trì chấtlượng hàng hoá đều như đã đăng ký Thương hiệu thường gắn với sản phẩm vàđược sử dụng để xác định nhóm sản phẩm của từng doanh nghiệp nên khách hàngthường mua sản phẩm thông qua thương hiệu Người mua có thể hoàn toàn tintưởng vào hàng hoá và dịch vụ mà mình mua sẽ đáp ứng được mong muốn như đãdự kiến Sản phẩm có thương hiệu thường bán chạy hơn hàng không có nhãn hiệu
Trang 29dù giá cao hơn, vì những hàng hoá này được tuyên truyền quảng cáo tích cực hơn,đã được in sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng và tạo ra sự tin tưởng của ngườitiêu dùng về chất lượng của sản phẩm hàng hoá Vì thế, một nhãn hiệu tốt cũngđồng nghĩa với một sản phẩm tốt và ngược lại Họ tìm mua sản phẩm trên cơ sởmức độ đánh giá khác nhau về hình ảnh của thương hiệu trên thị trường Vì vậy,chỉ những sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường và phù hợp với thịhiếu của người tiêu dùng thì mới có thể xuất khẩu với số lượng lớn, xác lập giácao hơn mà không gây ra phản ứng của người tiêu dùng Tuy nhiên, đây là mộtvấn đề gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi lẽ trình độ pháttriển khoa học - kỹ thuật công nghệ của ta còn thấp, công nghệ lạc hậu Do vậy màchất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thếgiới Cho nên xuất khẩu còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng phát triển củaViệt Nam Vì thế, đòi hỏi trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ýtới việc nâng cao chất lượng hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu.
Một đặc điểm mà các nhà xuất khẩu cần lưu ý khi kinh doanh gốm xâydựng đó là chất lượng sản phẩm Nếu như Việt Nam xuất khẩu gốm xây dựng ranước ngoài mới chỉ dừng ở mức thăm dò thị trường thì trên thị trường thế giới việcxuất khẩu tiêu dùng các sản phẩm gốm xây dựng đã trở thành thông dụng Chínhvì vậy, sản phẩm gốm xây dựng được tiêu chuẩn hoá Nó phải thoả mãn nhữngđiều kiện nhất định về tính lý hoá ở Việt Nam Nhận thức được điều này, cácdoanh nghiệp Việt Nam cũng như các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đãnhập nhiều công nghệ hiện đại từ các nước phát triển để sản xuất như: Italy, Đức,Tây Ban Nha… Công ty Thạch Bàn (trực thuộc tổng công ty Viglacera) dã sảnxuất thành công loại gạch ốp lát Granite nhân tạo trên dây chuyền thiết bị hiện đạiđồng bộ của Italy Nếu gạch Ceramic thông thường có bề mặt bóng là phủ một lớpmen thì gạch Granite bề mặt bóng là do mài nên nó sẽ không bị chốc mỡ đi theothời gian Nếu so sánh sản phẩm Granite nhân tạo với Granite tự nhiên thì sảnphẩm Granite nhân tạo được sản xuất dưới dạng tấm mỏng và nhẹ, các phẩm chấtkỹ thuật tương đương với đá Grant tự nhiên nhưng có những tính chất trội hơn nhưđộ bền hoá học độ giãn nở nhiệt, khả năng chống mờ, mốc bề mặt dưới tác độngkhí hậu nóng ẩm, đặc biệt là đồng nhất về màu sắc Sản phẩm Granite nhân tạocủa Thạch Bàn đã đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu được thị trường nước ngoàichấp nhận Bên cạnh đó còn có nhiều sản phẩm của các đơn vị thành viên trongTổng công ty đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như sản phẩm của công ty sứ
Trang 30Thanh Trì đạt tiêu chuẩn Vitrous China và sản phẩm của các đơn vị thành viên đềuđạt tiêu chuẩn ISO 9000.
2.2.2 Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường.
Trong xã hội hiện đại ngày nay thông tin đã trở thành một nguồn lực quantrọng bên cạnh các nguồn lực quyết định đến sự thành công hay thất bại của mộtdoanh nghiệp Chúng ta muốn hiểu biết về khách hàng phải thông qua thông tin.Nhu cầu về thông tin ngày càng trở nên cấp bách do thị trường thay đổi về quy môvà phạm vi, sự thay đổi về chất của nhu cầu, sự lựa chọn của khách hàng thay đổi,sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với những hình thức cạnh tranh ngày càng đadạng Chính vì vậy, thu thập và xử lý thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng.Có thể nói doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt thông tin về thị trường thì hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.
2.2.3 Đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu.
Gốm xây dựng có một đặc điểm là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đónggói bảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao Chính do đặcđiểm đó nên việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm gốm xây dựng gặp nhiều khókhăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá thành sảnphẩm Theo số liệu thống kê của viện nghiên cứu vật liệu xây dựng - Bộ xây dựngthì các yếu tố chính là tỷ trọng giá thành của các sản phẩm gốm xây dựng ViệtNam như sau:
Bảng 3: Cơ cấu chi phí xuất khẩu hàng gốm xây dựng.
Nguồn: Số liệu thống kê vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng.
Như vậy, chi phí vận chuyển đã chiếm 20% giá thành sản phẩm Từ đó đặtra yêu cầu đối với doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí vận chuyển Việc này có thể
Trang 31thực hiện được bằng cách tổ chức sản xuất gần nơi có nguyên liệu và gần thịtrường.
2.2.4 Giá bán sản phẩm xuất khẩu.
Giá bán sản phẩm và chi phí lưu thông có mối quan hệ qua lại phức tạp Vềcơ bản giá bán sản phẩm của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở chi phí lưuthông Mặt khác, chi phí lưu thông một đơn vị sản phẩm lại chịu ảnh hưởng tácđộng của giá bán, thông qua khối lượng hàng hoá tiêu thụ Mà do cơ sở hạ tầng, hệthống giao thông Việt Nam kém phát triển nên chi phí lưu thông cao làm tăng giá,ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Công cụ tốt nhất của việc giảm giá thành sảnphẩm là doanh nghiệp nên cố gắng tối thiểu hoá các chi phí lưu thông và cố gắngkiểm soát chúng.
Bên cạnh đó, việc đặt ra giá bán còn phụ thuộc nhiều vào các chỉ tiêu kỹthuật của sản phẩm Đôi khi các sản phẩm có chất lượng không hơn nhau nhiềunhưng do vận dụng các chính sách Marketing hợp lý, khai thác đúng tâm lý ngườitiêu dùng thì sẽ đạt hiệu quả cao Ví dụ như trường hợp các sản phẩm sứ vệ sinhsau:
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kỹ thuật sứ vệ sinh.
Chỉ tiêu Sứ ThanhTrì
Sứ ThiênThanh
Tiêu chuẩnViệt Nam
Nguồn: Nghiên cứu thị trường của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Qua 2 bảng trên American Standard mặc dù chất lượng sản phẩm khôngkhác nhiều so với các hãng khác nhưng nó lại thực hiện giá bán cao để khai tháckhía cạnh so sánh hàng ngoại của người Việt Nam.
Trang 322.2.5 Công nghệ sản xuất.
Với nhu cầu ngày càng đa dạng, người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải cóchất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêudùng đòi hỏi nhà sản xuất phải áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiếntrên thế giới Công nghệ sản xuất là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng, giáthành cũng như khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường.
Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xãhội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất khẩu nó cũng mang lại nhiều kết quả cao.Nhờ sự phát triển của chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thểđàm phán trực tiếp với khách hàng qua telex, điện tín, Fax, giảm bớt chi phí lớn,rút ngắn thời gian Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời.Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hànghoá xuất khẩu Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực như vận tải hànghoá, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng…
2.2.7 Các nhân tố khác.
Bên cạnh đó, những nhân tố về khả năng thanh toán, mối quan hệ của doanhnghiệp, hoạt động Marketing của doanh nghiệp, trình độ nghiệp vụ của cán bộ,phương thức xuất khẩu, yếu tố tâm lý và thị hiếu của khách hàng cũng ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Sản phẩm gốm xây dựng có cầu thứ phát Chúng ta chia khách hàng củaCông ty thành 2 loại chính là những người mua công nghiệp và các hộ gia đình.Những người mua công nghiệp bao gồm các chủ thầu xây dựng, các nhà kiến trúcsư, những người này có ảnh hưởng rất quan trọng tới quyết định mua sản phẩmcủa công ty Cầu về gốm xây dựng là cầu thứ phát do người ta mua nó dựa trên cơsở nhu cầu xây dựng Như vậy, nhu cầu về gốm xây dựng phụ thuộc vào nhu cầuxây dựng Chính vì vậy mà giống như nhu cầu xây dựng nó có tính mùa vụ.
Trên đây là một số nhân tố chính ảnh hưởng có tính chất quyết định đếnhoạt động xuất khẩu của bất kỳ một công ty nào Ngoài ra tiếp tục đi sâu phân tíchcó thể thấy các nhân tố khác Tuy nhiên, chúng đều nằm trong tác động qua cácnhân tố vừa nêu Vì vậy, nói đến hoạt động xuất khẩu là hết sức phức tạp và cómối quan hệ tương hỗ tới nhiều hoạt động Do đó, cần phải xem xét nội dung vàhình thức của nó.
Trang 33CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶTHÀNG GỐM XÂY DỰNG Ở CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤTNHẬP KHẨU THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỶ TINH VÀ GỐM XÂYDỰNG.
I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU –VIGLACERA.
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kinh doanh và Xuất nhậpkhẩu.
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là một đơn vị thành viên của Tổngcông ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng một trong những Tổng công ty 90 làm ănhiệu quả, có tiềm lực mạnh được nhà nước chú ý và tạo điều kiện phát triển Năm1998 Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng quyết định tách Phòng Kinhdoanh của Tổng công ty thành lập nên Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩunhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Công tyKinh doanh và Xuất nhập khẩu được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCLĐ ngày 17/5/1998 Thực hiện hạch toán nội bộ trong cơ quan Tổng công ty,được sử dụng con dấu theo mẫu qui định và được mở tài khoản tại Ngân hàng vàKho bạc Nhà nước.
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh theo phâncông, phân cấp của Tổng công ty, theo điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công tyThuỷ tinh và Gốm xây dựng và qui chế tổ chức hoạt động của Công ty do Hộiđồng quản trị Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng phê duyệt
Trang 34Phó Giám đốc xuất nhập khẩu
2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty, Bộ máy tổ chức
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu có chức năng nhiệm vụ sau đây:- Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm do cácđơn vị thành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ, làm cho sản xuất củaTổng công ty hoà nhịp đáp ứng nhu cầu thị trường, đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng,cộng tác viên…v.v để hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công tytrong và ngoài nước.
- Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn, trình Tổng Giám đốcTổng công ty phê duyệt Trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, máy móc, hoá chấtphục vụ sản xuất của các đơn vị trong Tổng công ty và phục vụ kinh doanh.
- Xuất khẩu các sản phẩm: gạch, ngói, đất sét nung, gạch ốp lát Ceramic,Garanit, nguyên vật liệu, sứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong lĩnhvực ngành xây dựng.
- Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng Giámđốc Tổng công ty.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách, chế độ hiện hành của Nhànước và các thông tư hướng dẫn, quy định của Bộ Thương mại.
- Cơ cấu, quy mô tổ chức và biên chế nhân sự Công ty Kinh doanh và Xuấtnhập khẩu do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định phù hợp với sự phát triểnCông ty Bảo đảm gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả.
Bộ máy tổ chức của Công ty
Công ty tổ chức bộ máy theo nguyên tắc trực tuyến chức năng theo sơ đồ sau:
Trang 35Phòng Tổ chức Hành chínhPhòng Kinh doanh
(phía bắc)Phòng Xuất nhập khẩuPhòng Tài chính Kế toán
Các Phó giám đốc Công ty là người giúp Giám đốc Công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc Côngty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty về côngtác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sảnphẩm, làm cho sản xuất của Tổng công ty hoà nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường vàđạt hiệu quả ngày càng cao.
Phòng Tổ chức Hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công tythực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động, tiền lương,đào tạo, bảo vệ, an ninh quốc phòng và thực hiện các chế độ chính sách đối vớingười lao động của Công ty.
Phòng Kế toán Tài chính : Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty tổchức thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán của Nhànước tại Công ty, tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốnvà tài sản của Tổng công ty giao cho Công ty.
Kho
Trang 36Phòng Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tácxuất nhập khẩu, tìm kiếm và khai thác thị trường các nước trên thế giới để mởrộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
3 Đặc điểm các nguồn lực của Công ty.
3.1 Vốn kinh doanh.
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là một đơn vị thành viên của Tổngcông ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, đây là một đơn vị Nhà nước Vì vậy, mộtmặt nó chịu sự quản lý về mặt tổ chức, mặt khác được nhận vốn kinh doanh doNhà nước và Tổng công ty cấp và còn có thể nhận được một lượng vốn nhất địnhtừ ngân sách Nhà nước khi cần thiết Đây có thể nói là nguồn vốn ban đầu đảmbảo cho Công ty hoạt động Công ty phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triểnnguồn vốn này trong quá trình kinh doanh của mình Trong các năm qua, nhờ cósự cố gắng vượt bậc về huy động vốn cán bộ công nhân viên, tổng vốn kinh doanhcủa Công ty không ngừng tăng lên.
Bảng 6: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu của nó.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
Vốn Tỷtrọng
Vốn Tỷtrọng
Vốn Tỷtrọng
Vốn Tỷtrọng
Vốn cố định
5,51 19 5,78 17 7,14 14 28,4 31,5 63,96 44,4Vốn lưu
23,49 81 28,2 83 43,9 86 61,62 68,5 80,04 55,6Tổng cộng 29 100 33,98 100 51,04 100 90,02 100 144 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 1998-2002
Công ty được thành lập từ năm 5/1998 do yêu cầu phục vụ cho kinh doanhcủa Tổng công ty Qua bảng trên ta thấy tổng số vốn của Công ty qua các năm đềutăng, năm sau cao hơn năm trước tuy có sự thay đổi khá lớn của tỷ trọng giữanguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động so với tổng số vốn Mặc dù vậy, xét vềtuyệt đối thì cả vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đều tăng qua các năm.Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả vàCông ty chú trọng đến việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn Cụ thể năm 1998,tổng số vốn của Công ty là 29 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 5,51 tỷ đồng chiếm19%, vốn lưu động là 23,49 tỷ đồng chiếm 81% Năm 1999 tổng số vốn là 33,98
Trang 37tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 5,78 tỷ đồng chiếm 17%, vốn lưu động là 28,2 tỷđồng chiếm 83% Năm 2000 tổng số vốn của Công ty là 51,04 tỷ đồng, trong đóvốn cố định là 7,14 tỷ đồng chiếm 14%, vốn lưu động là 43,9 tỷ đồng chiếm 86%.Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại do đó vốn lưu động chiếm tỷ trọnglớn trọng tổng số vốn của Công ty và tỷ trọng vốn cố định giảm dần so với tỷtrọng của vốn lưu động Trong các năm tiếp theo vốn cố định tăng lên nhiều doCông ty được Tổng công ty giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý việc tiến hành thi côngxây dựng và điều hành việc sản xuất kinh doanh của Nhà máy sản xuất gương vàcác sản phẩm sau kính Bình Dương Vì thế, từ năm 2001 tổng số vốn kinh doanhcủa Công ty tăng mạnh đặc biệt là vốn cố định Trong năm 2001, tổng số vốn củaCông ty là 90,02 tỷ đồng trong đó, trong đó vốn cố định là 28,4 tỷ đồng chiếm31,5%, vốn lưu động là 61,62 tỷ đồng chiếm 68,5% Năm 2002, tổng số vốn là144 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 63,96 tỷ đồng chiếm 44,4%, vốn lưu động là80,04 tỷ đồng chiếm 55,6%.
Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của Công ty Kinh doanh vàXuất nhập khẩu năm 2002 được cấu thành trên nguồn chủ yếu:
Vốn tín dụng Nhà nước 27,33 tỷ đồng chiếm 18,98% Vốn huy động 19 tỷ đồng chiếm 13,19%.
Vốn tự có 24,67 tỷ đồng chiếm 17,13%.
Vốn vay ngân hàng 52 tỷ đồng chiếm 36,11% Vốn Tổng công ty cấp 15 tỷ đồng chiếm 10,42% Vốn góp liên doanh 6 tỷ đồng chiếm 4,17%.
3.2 Về nhân lực.
Lao động là một yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho quá trình sản xuấtkinh doanh của Công ty Công ty không thể kinh doanh có hiệu quả nếu đội ngũlao động không được bố trí hợp lý, không phù hợp với chức năng kinh doanh.
Hiện nay, Công ty có 180 người đang làm việc tại Công ty trong đó tại vănphòng Công ty là 30 người, tại Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là 70 người vàtại Nhà máy sản xuất gương và các sản phẩm sau kính Bình Dương là 80 người.Nguồn lao động của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu được tổ chức theo cơcấu sau:
Bảng 7 : Cơ cấu lao động Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.
Lĩnh vực và trình độ chuyên mônSố ngườiTỷ trọng (%)
Trang 38Tổng số lao động 180 100
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu 2002.
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và kinh doanh trong những nămtiếp theo Công ty sẽ không ngừng đào tạo, tuyển dụng thêm lao động bổ xung vàobộ máy quản lý và lao động trực tiếp cho Nhà máy sản xuất gương và các sảnphẩm sau kính Bình Dương và mở rộng kinh doanh.
3.3 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu hoạt động trong lĩnh vực vật liệuxây dựng Các mặt hàng của Công ty là để phục vụ cho ngành xây dựng Để đápứng các yêu cầu của Tổng công ty đặt ra, hiện nay Công ty tập trung sản xuất kinhdoanh trong các lĩnh vực sau:
* Kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng gồm:
- Gương, kính xây dựng các loại: Kính trắng, kính mờ, kính an toàn, kínhnổi, kính phản quang, kính màu…
- Vật liệu chịu lửa: Gạch kiềm tính, gạch chịu lửa và các loại bột vữa tươngứng.
- Sứ vệ sinh.
- Gạch ngói: gạch Granite, gạch Ceramic, gạch ốp lát…
* Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài và xuất khẩu lao động.* Nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu cho các đơn vị trong và ngoài Tổngcông ty.
* Xuất, nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty.* Sản xuất gương, sản phẩm sau kính: Tại Bình Dương trong thời gian sắp
tới.
Trang 39Như vậy, hoạt động chính của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu làkinh doanh và xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng cụ thể là thuỷ tinh và gốm xâydựng cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty.
3.4 Địa bàn kinh doanh.
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu có địa bàn kinh doanh rất rộng lớn.Địa bàn kinh doanh trong nước trải rộng khắp cả nước, thiết lập một mạng lướibán hàng rộng khắp cả nước đặc biệt là các tỉnh phía Nam trong đó thành phố HồChí Minh là trọng điểm.
Về xuất khẩu sang thị trường thế giới Công ty có mối quan hệ bạn hàng vớinhiều nước trên thế giới như thị trường các nước ASEAN, Đài Loan, Nhật Bản,Hàn Quốc, Nga, và các nước Đông Âu, Iraq, Hoa Kỳ, Trung Đông Nhìn chungcác thị trường này có nhu cầu thường xuyên và ngày một nhiều.
Về nhập khẩu, Công ty có quan hệ với các nước có trình độ công nghệ caotrong lĩnh vực vật liệu xây dựng như: Italy, Đức, Nhật, Tây Ban Nha…
3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu có hai chi nhánh tại Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh và một Nhà máy sản xuất gương và các sản phẩm saukính tại Bình Dương, đây là một nhà máy lớn với công suất 2 triệu m2/năm Từ khithành lập đến nay Công ty đã nhập khẩu nhiều máy móc, công nghệ hiện đại củacác nước có trình độ cao trong sản xuất gốm xây dựng và thuỷ tinh xây dựng nhưItaly, Đức, Nga… Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thực hiện nhiệm vụnhập khẩu máy móc thiết bị cho các đơn vị thành viện trong Tổng công ty, do đóviệc nhập khẩu những máy móc thiết bị cho các đơn vị thành viên có vai trò rấtquan trọng đối với các đơn vị thành viên của Tổng công ty nói chung và sẽ ảnhhưởng lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty nói riêng Chúng ta có thể thamkhảo cơ cấu nhập khẩu của các đơn vị trong Tổng công ty qua bảng sau:
Bảng 8: Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị giai đoạn 1998 – 2002.
Đơn vị: Triệu USD
Kim ngạch nhập khẩu 11,25 18,57 18,87 19,32 20,08Trị giá nhập khẩu 5,78 13,36 14,13 14,49 14,44
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.
Trang 40Trong cơ cấu nhập khẩu của Công ty thì giá trị nhập khẩu của máy mócthiết bị thường chiếm một tỷ lệ cao Trong thời gian qua Tổng công ty vừa thựchiện đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất vừa nhập vật tư để cải tạo lại các cơ sởđã lạc hậu Cụ thể về công nghệ kỹ thuật trong sản xuất các mặt hàng:
* Đối với lĩnh vực sản xuất thuỷ tinh xây dựng: Hiện nay, các nhà máy kính
Đáp Cầu, Nhà máy kính Bình Dương và nhà máy liên doanh kính nổi VFG (liêndoanh giữa Viglacera với tập đoàn Nippon - Nhật Bản) với các công nghệ sản xuấthiện đại của Nga, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêudùng trong nước và sản phẩm thuỷ tinh như kính xây dựng với độ dày từ 2 - 8 mm,kính an toàn cho xe ô tô, kính phản quang, gương, kính thuỷ tinh lỏng, sợi bôngthuỷ tinh… Năm 2000 đã xuất khẩu các sản phẩm thuỷ tinh mới của Công ty sangthị trường các nước ASEAN và trong năm tới sẽ mở rộng xuất khẩu sang một sốnước Châu Á khác như Iraq, Cô oét…
* Đối với lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh: Sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu
Viglacera hiện được sản xuất trên các dây truyền hiện đại của Italy và Hoa Kỳ, vớicác loại chính: chậu rửa các loại, lavabo, bồn tắm và một số sản phẩm sứ vệ sinhkhác Đây là các sản phẩm đạt chất lượng Châu Âu theo tiêu chuẩn ISO 9000.
* Đối với lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát: Các sản phẩm gạch lát nền và ốp
tường tráng men dùng trong xây dựng, gạch Gramite nhân tạo, hiện đang được cácdây truyền đồng bộ được Italia, cộng hoà liên bang Đức chuyển giao công nghệ.
* Đối với lĩnh vực sản xuất gạch chịu lửa: Công ty có khả năng đáp ứng
mọi nhu cầu trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, gốm xây dựng, xi măng, luyệnthép và các lò công nghiệp và các loại vật liệu chịu lửa như gạch chịu lửaChammot, gạch chịu lửa cao nhân, gạch cách nhiệt, gạch chịu lửa kiềm tính Cácsản phẩm này đang được sản xuất trên các máy móc chuyên dụng và kỹ thuật củaCộng hoà liên bang Đức và Nga.
* Đối với lĩnh vực sản xuất gạch ngói thông dụng: Các loại sản phẩm gạch
ngói thông thường và gạch ngói tráng men làm từ đất sét như gạch xây, gạchchống nóng, gạch chẻ, gạch Block, gạch xây không trát, ngói lợp và ngói trangtrí… hiện nay đếm được trên 16 đơn vị trực thuộc của Viglacera sản xuất trên dâytruyền của Nga và Czech với lò nung Tynnel nên mẫu mã và chất lượng rất caođược người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm
3.6 Mối quan hệ giữa Công ty với các cơ quan Nhà nước.
3.6.1 Mối quan hệ với Chính Phủ.