Một số chính sách & biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá của đời sống kinh tế thế giới bước vào thế kỷ 21, chủ độngtham gia hội nhập có kết quả và nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đềmà đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm; trong dự thảo báo cáo chính trị Đại hội IXcủa Đảng đã chỉ rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tốiđa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế” và “Nâng cao rõ rệt chất lượng sức cạnh tranhvà hiệu quả phát triển kinh tế”.
Với định hướng mà Đảng đã đề ra, để nâng cao hiệu quả của hội nhập và “chất lượng sức cạnhtranh”, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhậpkhẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mở rộng thị trường ngoài nước nhằm tăng cường xuấtkhẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả nước.
Với mục tiêu quan trọng trên, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu chuyên đề “Các biệnpháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam”.
Mục tiêu của chuyên đề “Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam” là:đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, chủ yếu tậptrung vào việc đẩy mạnh xuất khẩu; những vấn đề bức xúc hiện nay và những khó khăn, tồn tạitrong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các vấn đề về cơ chế chính sách,mặt hàng, thị trường xuất khẩu, những ách tắc trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuấtnhập khẩu cũng như xác định và định hướng những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, trên cơ sởđó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là thực trạng hoạt động thương mại, kimngạch, mặt hàng, thị trường xuất nhập khẩu (tập trung chủ yếu về xuất khẩu) của Việt Nam giaiđoạn 1999 - 2003, các cơ chế, chính sách sau khi ban hành Luật Thương mại nhằm mở rộng thịtrường trong và ngoài nước, tăng cường các hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I : Thương mại quốc tế và chính sách thúc đẩy xuất khẩu Chương II : Một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tác động của nótới hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam
Chương III : Một số biện pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩuở Việt nam.
Trang 21-Ý nghĩa của thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua muabán Sự trao đổi đó là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau vềkinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của mỗi quốc gia
Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ cách biệt với thế giới xungquanh.Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lí do cơ bản là ngoại thương mở rộngkhả năng sản xuất và tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêudùng với ranh giới của khả năng sản xuất tiêu dùng trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tựcấp không buôn bán
Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội.Với sự tiến bộ của khoa họckỹ thuật phạm vi chuyên môn hoá ngày một tăng Số sản phẩm cùng dịch vụ để thoả mãn nhucầu con người ngày một dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng.Thương mại quốc tế xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của sản xuất những mặt hàngcụ thể và xuất khẩu những hàng hoá của mình để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết từ nướckhác.
Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cũng giải thích được một số việc buôn bán giữa cácnước, buôn bán các mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ, du lịch Song như chúng tađược biết phần lớn số lượng thương mại quốc tế thuộc những mặt hàng không xuất phát từnhững điều kiện vốn có của sản xuất như: Mỹ đã sản xuất được ô tô sao lại nhập ô tô của Nhật,cộng hoà liên bang Đức, Nam Triều Tiên
Để có thể giải thích những lí do này người ta đã xây dựng nhiều lý thuyết nhằm giải thíchtại sao các quốc gia lại trao đổi với nhau.
2.Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thương mại quốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia,không chỉ do nó cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia mà nó còn giúp quốcgia đó phát triển Bên cạnh đó có nhiều lý do khác khiến thương mại quốc tế trở nên vô cùngquan trọng.
Thương mại quốc tế cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả kinhtế trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sảnxuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện ở từng nước trong các nước khácnhau.
Trang 3Sự khác nhau về sở thích hay mức cầu cũng là một nguyên nhân khác để có thể buôn bán.Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối trong hai nơi giống hệt nhau, buôn bán vẫn có thểdiễn ra do khác nhau về sở thích.
Có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời của nền sảnxuất tư bản chủ nghĩa mới phá vỡ tính chất đóng kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốcgia và của từng nước
Thực tế chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể bằng chính sách đóng cửa vớinước ngoài lại phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế cao được Muốn phát triển nhanh, mỗinước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng có hiệu quả tất cảcác thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật của nhân loại đã đạt được Nền kinh tế mở cửa sẽ mởra những tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cáchcó lợi nhất.
Mở rộng thương mại quốc tế và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là vận dụng một trongnhững bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn nước ta trong những năm qua Đại hộiVIII Đảng ta khẳng định: “ chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả cácnước không phân biệt thể chế chính trị, xã hội trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình ”.
Cho đến nay dù thành tựu đã đạt được xong chưa có thể giúp chúng ta thoát khỏi vị trí làmột trong những nước nghèo trên thế giới nhưng cũng có những kết quả đáng mừng từ chínhsách mở rộng thương mại, giao lưu kinh tế với bên ngoài Nước ta đang từng bước chuyểnmình với nhịp độ sản xuất mới bằng những công nghệ khoa học tiên tiến Tin tưởng rằng, vớinhững hướng đi đúng dắn, với những ưu thế của mình và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,Việt nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
II VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘTQUỐC GIA.
1 Vị trí của xuất khẩu hàng hoá.
Xuất khẩu hàng hoá là những việc mua bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ của một nước nàyvới các nước khác và dùng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi Hoạt động xuất khẩu diễn ratrong nền kinh tế có thương mại quốc tế mở rộng bao gồm cả việc bán sản phẩm hàng hoá ranước ngoài và nhập khẩu sản phẩm từ nước khác Kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là hoạt độngkinh doanh buôn bán thuộc phạm vi quốc tế và là hoạt động kinh tế thương mại rất phức tạp.Do đó nó không chỉ là một hành vi bán riêng lẻ mà là cả một quá trình kinh doanh phức tạp baogồm nhiều khâu khác nhau.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của cùng tồn tại hoà bình, cùng vươn tới ấm no hạnhphúc và cũng là thời đại của việc vươn tới mở cửa và mở rộng giao lưu kinh tế Do đó xuhướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ“đóng cửa” sang “mở cửa” và từ “thay thế nhập khẩu” sang “hướng vào xuất khẩu” Có thể nóiđây là con đường đúng đắn cho sự phát triển vượt bậc giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc giangày càng phát triển.
Đối với những nước mà nền kinh tế chưa phát triển cao như nước ta thì những nhân tốthuộc về tiềm năng như lao động và tài nguyên thiên nhiên là rất lớn trong khi các nhân tố nhưvốn, kỹ thuật - công nghệ, và kinh nghiệm quản lý còn thiếu Vì vậy, chiến lược hướng vào
Trang 4xuất khẩu thực chất là giải pháp “mở cửa ” nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật củanước ngoài kết hợp với những tiềm năng bên trong về lao động và tài nguyên thiên nhiên sẽgiúp cho nền kinh tế Việt nam tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.Mặt khác, Việt nam cũng phải ra sức phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, nhập khẩu nhữngcông nghệ mới tiên tiến nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế đã đặt ra.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của quá trìnhtái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nướckhác Ngoài ra, xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài cho phép chúng ta khai thác được tiềm năng,thế mạnh về sức lao động và tài nguyên thiên nhiên Vì vậy, nền sản xuất xã hội phát triển nhưthế nào trong giai đoạn hiện nay phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu không những được thừa nhận là hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đốingoại mà nó còn là một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Do vậy, các Chính phủ ở cácquốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế của mình đều coi hoạt động xuất khẩu là một hoạtđộng trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế quốc dân.
Trên thực tế ta thấy, bất cứ một ngành sản xuất hay kinh doanh nào muốn thu hút đượckết quả cao đều phải biết khai thác và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có ở bên trong cũngnhư bên ngoài một cách đúng đắn và hợp lý Đối với hoạt động xuất khẩu của Việt nam cầnphải tận dụng các nguồn tiềm năng để mang lại hiệu quả ngày càng cao.
Chúng tá có những điều kiện thuận lợi: nước ta là một nước Đông nam á nằm ở khu vựcChâu á - Thái Bình Dương - khu vực được coi là phát triển “năng động”, có tầm chiến lượcngày càng quan trọng trên bản đồ chính trị và kinh tế thế giới Vị trí của Việt nam nằm trêntuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước SNG, Trung Quốc, Nhật bản, Nam TriềuTiên sang các nước Nam á, Trung Đông, và Châu phi Với một vị trí thuận lợi như vậy tạo điềukiện cho Việt nam tham gia vào phân công lao động quốc tế và trong sự hợp tác với các nướctrong khối ASEAN, trong khu vực, và các nước trên thế giới một cách dễ dàng Mặt khác, nócũng góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nóiriêng.
Không những thế, Việt nam còn có biển chạy dọc theo chiều dài đất nước, nhất là từPhan Thiết trở vào còn có cảng nước sâu, khí hậu tốt, không có sương mù, tàu bè nước ngoàicó thể cập bến an toàn quanh năm Điều này rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa cácnước Mặt khác, về vận tải hàng không, tuy chúng ta chưa có nhiều sân bay nhưng chúng ta cósân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lý tưởng cách đều thủ đô các thành phố quan trọng trongvùng như Băng cốc (Tháilan), Giacacta (Indonexia), Mamila (Philipin) Thông qua đó cho phépchúng ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như hoạt động xuất nhập khẩu.
Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta cũng là mộttrong những nguồn tiềm năng góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
Hơn nữa nước ta lại có hệ thống sông ngòi dày đặc giúp cho việc phát triển hệ thốnggiao thông đường thuỷ tạo điều kiện phát huy thế mạnh cho việc vận chuyển hàng hoá xuấtnhập khẩu của nước ta với các nước trên thế giới được dễ dàng thuận lợi hơn và chi phí thấphơn so với các phương tiện khác.
Trang 5Về nguồn nhân lực Việt nam có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ Việt namlà thị trường đáng kể và là đối tượng được quan tâm của giới kinh doanh quốc tế.
Thêm vào đó, việt nam có tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định, tốc độ tăngtrưởng kinh tế mấy năm qua đạt tỷ lệ cao so với các nước trong khu vực Chúng ta có sự cảithiện liên tục tình hình kinh tế, pháp luật và chính sách thương mại Đó là những nhân tố tạoniềm tin và sức hấp dẫn cho các đối tượng nước ngoài.
Bên cạnh những cơ hội, chúng ta cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp côngnghiệp hoá đất nước Vì xuất phát điểm của chúng ta quá thấp Thách thức gay gắt nhất là nguycơ “tụt hậu ” xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vục và trên thế giới Mỹ vàphương tây tiếp tục mưu toan thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” Gây áp lực đối vớichúng ta về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, đa nguyên đa đảng Nguy cơ đi chệch hướngXHCN.
Nền kinh tế trong nước còn nhiều yếu kém Vẫn hiện trạng tham ô, tham nhũng nhiều Bộmáy quản lý còn quan liêu, thủ tục hành chính còn dườm dà Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừayếu, đặc biệt đối với cán bộ thuộc lĩnh vực ngoại thương.
Nhận thức rõ những điều kiện thuận lợi và khó khăn trên Đảng và Nhà nước ta đã đề raphương hướng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội Phát huy lợi thế tương đối,không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và đờisống Hướng mạnh vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất cóhiệu quả Mở rộng quan hệ kinh tế đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty và các tưnhân nước ngoài, trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi, phùhợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vậyđẩy mạnh xuất khẩu có vị trí, vai trò quan trọng trong đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện thànhcông công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vai trò của xuất khẩu được thể hiện ở các mặt sau:
2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đạihoá.
Ở nước ta, để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước trong thờigian ngắn, đòi hỏi chúng ta phải có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật vàcông nghệ tiên tiến Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: đầu tưnước ngoài, vay nợ hoặc viện trợ, ngoại tệ thu được từ các nguồn khác Trong các nguồn trênthì các nguồn như vay nợ và đầu tư nước ngoài tuy quan trọng nhưng cũng phải trả sau này Vàviệc sử dụng chúng một cách thái quá sẽ gây hậu quả cho việc trả nợ về sau Vì vậy, nguồn từxuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ quan trọng phục vụ cho quá trình nhập khẩu, phục vụ cho quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng nên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ củanước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy đượckhả năng của việc xuất khẩu bởi xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ.
2.2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất pháttriển.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ Đó là thành quảcủa cuộc cách mạng khoa học hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công
Trang 6Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấukinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầunội địa.Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất vềcơ bản là chưa đủ cho nhu cầu tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thìxuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp Sản xuất và thay thế cơ cấu kinh tế cũngsẽ rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sảnxuất Quan điển thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sảnxuất Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.Sự tác động này nên sản xuất thể hiện ở các mặt sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi Ví dụ khi pháttriển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội đầy đủ cho việc phát triểncác ngành sản xuất nguyên liệu như bông, vải sợi Sự phát triển của ngành công nghiệp chếbiến thực phẩm xuất khẩu gạo, chè, cà phê sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuấtnông nghiệp và các ngành chế biến có liên quan.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổnđịnh Khi sản xuất bắt đầu lớn mạnh thị trường trong nước không đủ khả năng làm cho sản xuấtphát triển mạnh được, chỉ có thị trường rộng lớn ở bên ngoài mới có thể đảm bảo cho sự pháttriển mạnh mẽ và không ngừng của các ngành nghề trong nước và đảm bảo sản xuất phát triểnổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng caonăng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sảnxuất trong nước Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹthuật và công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đấtnước tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trườngthế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuấthình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và không ngừng phát triểntrong hoạt động kinh doanh của mình để có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường thếgiới.
2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đờisống của nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống của nhân dân bao gồm rất nhiều mặt:
Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi tiêu thu hút hàng triệu lao động vào làm việcvới thu nhập không nhỏ.
Hơn nữa, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiếtyếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân hiện nay.
Trang 72.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đấtnước.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh trế đối ngoại có tác động qua lại phụthuộc lẫn nhau Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đôi ngoại, khi xuất khẩu phát triển nó cũng thúcđẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển theo như quan hệ về chính trị và ngoại giao.Mặt khác các quan hệ chính tri, kinh tế, ngoại giao phát triển mạnh lại tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động xuất khẩu phát triển.
III CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU.1.Vì sao phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
Khác với hoạt động thương mại trong nước, xuất khẩu thuộc phạm vi của thương mạiquốc tế, do vậy nó chịu sự chi phối và điều khiển của các quy luật vượt ra khỏi phạm vi biêngiới của một quốc gia Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu thường phức tạp hơn nhiều so vớicác hoạt động thương mại trong nước Nếu để hoạt động xuất khẩu tự do không có các biệnpháp điều chỉnh và thúc đẩy thì hoạt động xuất khẩu sẽ không hiệu quả và gặp nhiều khó khănbởi các lý do sau đây:
1.1 Những khó khăn của hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào rất nhiều các điều kiện khác nhau, đồng thời trongquá trình tiến hành hoạt động xuất khẩu cũng nảy sinh nhiều vấn đề có tính chất đặc thù củaloại hình này.
Một trong những điều kiện để có được các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế làsự tồn tại của một hệ thống các điều kiện khung về chính sách thích hợp cho sản xuất, tạo điềukiện cho sản xuất doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thích hợp cho xuất khẩu.Các điềukiện khung này bao gồm các điều kiện về pháp lý, thuế và các thủ tục hành chính Ngoài ra cònphải kể đến các điều kiện để tiến hành hoạt động nhập khẩu cũng như triển khai đầu tư trực tiếpcủa nước ngoài để tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ
Nhân tố thứ hai gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu là vấn đề về thông tin của thịtrường xuất khẩu Các thông tin này thường khó thu nhận hơn là các thông tin ở thị trườngtrong nước Các thông tin này bao gồm cả thông tin về thị trường như: khả năng tiêu thụ, yêucầu chất lượng, tình hình cạnh tranh, các quy định về hạn chế nhập khẩu, những hiểu biết riêngvề khách hàng và độ tin cậy của khách hàng Do tính năng động của thị trường mà ngoài nhữnghiểu biết riêng, cơ bản còn cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến của thị trường để có thể phảnứng linh hoạt trước những thay đổi của tình hình.
Khi đã có những thông tin cần thiết, cần triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vàmarketing xuất khẩu Do sự xa cách về mặt địa lý với các thị trường xuất khẩu và sự hiểu biếtthường là ít ỏi về các thị trường này nên công việc tiến hành các hoạt động này khó hơn đối vớithị trường trong nước Những công việc xúc tiến ở đây là giới thiệu sản phẩm, lựa chọn và ápdụng các phương pháp tiếp thị thích hợp, hỗ trợ tiêu thụ và trong trường hợp cần thiết xây dựnghệ thống dịch vụ và các hệ thống kho phân phối.
Yếu tố thứ tư gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu là hoạt động này đòi hỏi nhữngkiến thức và kinh nghiệm Các thủ tục cần thiết trong xuất khẩu bao gồm cả các quy định cầnchú ý và việc sử dụng các loại hồ sơ và giấy tờ khác nhau và điều này thì khác rất nhiều với
Trang 8kinh doanh trong nước Để duy trì các mối quan hệ với nước ngoài lại cần các chuyến đi ranước ngoài hết sức tốn kém hoặc phải xây dựng và đảm bảo kinh phí cho các cơ sở đại diện ởnước ngoài.
Thứ năm là việc đảm bảo tài chính cho xuất khẩu: một hoạt động mà ở đó thường ápdụng các thời hạn thanh toán dài hơn và các thủ tục đặc biệt đòi hỏi phải có sự phối phợp vớicác tổ chức tài chính chuyên môn Cần đặc biệt lưu ý ở đây là các rủi ro trong thanh toán cũngnhư rủi do tín dụng thông thường là các rủi do đặc thù của mỗi quốc gia hoặc các rủi do kinh tếluôn đi kèm với các hoạt động kinh doanh với nước ngoài Những điều khác nhau về hệ thốngpháp luật, quan niệm về pháp luật cũng như những khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi củamình ở nước ngoài cũng rất quan trọng và cần phải được đặc biệt lưu ý.
Tất cả những khó khăn trên làm cho hoạt động xuất khẩu cần có sự hỗ trợ và thúc đẩyđể nó có thể tiến hành được rễ dàng
1.2 Những yêu cầu đặt ra cho hoạt động xuất khẩu.
Để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cầnphải xây dựng những chính sách về kinh tế cho phù hợp, đặc biệt chính sách xuất khẩu Tuynhiên, để có thể có được những chính sách phát triển xuất khẩu đúng đắn, có hiệu quả, đòi hỏichúng ta cần phải nghiên cứu về những yêu cầu mà xuất khẩu cần phải đáp ứng những đòi hỏicủa nền kinh tế Việt nam.
1.2.1 Xuất khẩu phải ra sức khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước.
Thế mạnh lớn nhất của Việt nam là có lực lượng lao động dồi dào Lực lượng lao độngcủa Việt nam được đánh giá là có khả năng tiếp thu kỹ thuật cộng nghệ nhanh lại cần cù, siêngnăng, có nhiều ngành nghề truyền thống, nhạy cảm với cái mới, hơn nữa giá nhân công lại rẻ.Xuất khẩu phát triển có nghĩa là chúng ta đã giải quyết được việc làm cho một số lượng lớnngười lao động Ngoài ra, Việt nam còn có một quỹ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đadạng như đất, rừng, biển, khoáng sản, thuỷ sản Yêu cầu đặt ra là phải khai thác được nguồnlực trong nước, thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả.
1.2.2 Xuất khẩu phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩunhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có
Xuất khẩu phải mạnh và có hiệu quả để tạo thế đứng cho nước ta trên thương trườngquốc tế Trong điều kiện hiện nay, muốn gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế thì nước ta phảicó được các quan hệ kinh tế bền vững với các trung tâm kinh tế chủ yếu của thế giới như Mỹ,Nhật bản và Châu âu Chính những mối quan hệ này là giá đỡ cho một quốc gia có thể tham giacó hiệu quả váo các khối kinh tế khu vực.
Xuất khẩu muốn hiệu quả trước tiên ta phải nghiên cứu nhu cầu trên thị trường đồngthời đánh giá khả năng sản xuất của ta Từ đó, tìm các đối tác liên doanh, liên kết tạo nguồnhàng xuất khẩu.
1.2.3 Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng kim ngạchxuất khẩu.
Hiện nay, xuất khẩu của ta còn manh mún, thường xuất khẩu với khối lượng nhỏ Trongxu thế khu vực hoá ngày nay đòi hỏi năng lực xuất khẩu của nước ta phải được nâng cao để thungoại tệ về cho đất nước đồng thời vươn lên chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị trường xuất khẩu.
Trang 91.2.4 Tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trườngthế giới và của khách hàng, với chất lượng cao khối lượng lớn và có khả năng cạnh tranh cao
Nước ta có cơ cấu hàng xuất khẩu tương đối giống với các nước trong khối ASEAN Dokỹ thuật sản xuất những mặt hàng này của ta hiện còn lạc hậu, chất lượng chưa cao, số lượngchưa lớn nên hàng hoá của ta có sức cạnh tranh kém hơn so với các nước trong khu vực Để cóthể phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sangnhững mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến sâu, tương đối mới và có nhu cầu lớn trên thịtrường như dịch vụ phần mềm máy tính, hàng nông sản tinh chế
+ Cuối cùng do những nguyên nhân về cán cân thanh toán cần thiết phải áp dụng các biệnpháp khuyến khích xuất khẩu để thông qua tăng xuất khẩu mà giảm thâm hụt trong cán cânthanh toán
1.3 Những nhân tố quốc tế và khu vực.
Thế giới ngày nay đang có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc trên nhiều mặt Mộttrật tự thế giới mới đang từng bước được hình thành theo hướng tạo nên một sự cân bằng mớivề lực lượng giữa các quốc gia Ngày nay các nước đều dành ưu tiên cao cho phát triển kinh tế,lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm chuẩn Hơn nữa cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triểnmạnh mẽ làm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước diễn ra nhanh hơn
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành xu thế tất yếu Những cơ hội chủ yếu màViệt nam có được khi gia nhập hiệp hội các nước thực hiện ưu đãi mậu dịch sẽ là:
Tạo lập quan hệ mậu dịch mới giữa các nước thành viên, mở rộng hơn nữa khả năng nhậpkhẩu hàng hoá từ những nước trong liên minh với các nước và khu vực khác trên thế giới Cũng trong điều kiện này, tiềm năng kinh tế của nước ta sẽ được khai thác có hiệu quả hơn Chính việc tham gia mậu dịch tự do khu vực đã làm tăng lên phúc lợi thông qua việc thay thế các ngành, trước hết là các ngành công nghiệp mà nước ta sản xuất với chi phí cao bằng những ngành có chi phí thấp hơn Cũng trong điều kiện này lợi ích của người tiêu dùng cũng được tăng lên nhờ hàng hoá của các nước thành viên đưa vào nước ta luôn nhận được sự ưu đãi Khi đó, giá bán hàng hoá sẽ hạ tạo điều kiện cho người dân có thể mua hàng với khối lượng lớn hơn, chi phí thấp hơn Như vậy khả năng tiêu dùng của xã hội sẽ tăng lên.
Hội nhập khu vực góp phần chuyển hướng mậu dịch, điều kiện buôn bán giữa các nướcthành viên trong liên minh sẽ trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn trước Ngay cả trong trường hợpnước ta tiến hành nhập khẩu những sản phẩm của quốc gia ngoài liên minh với giá thấp hơn,nhưng được thay thế bằng sản phẩm cùng loại của các quốc gia trong liên minh mà giá cả lạicao hơn( do ảnh hưởng của chính sách ưu đãi thuế quan) chính những ưu đãi này giữa các nướcthành viên trong liên minh đã đưa tới sự chuyển hướng mậu dịch nói trên.
Trang 10Hội nhập vào khu vực hiện đang tự do hoá thương mại tạo điều kiện cho mỗi quốc giathành viên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình độ quản lý từ cácquốc gia khác trong liên minh.Về lâu dài, tự do hoá thương mại góp phần tăng năng xuất laođộng, tăng trưởng kinh tế Tự do hoá thương mại góp phần tăng trưởng kinh tế bằng 2 cách:tăng xuất khẩu và tăng năng xuất cận biên của hai yếu tố sản xuất là vốn và lao động.
Tự do hoá thương mại làm tăng xuất khẩu góp phần tăng hiệu quả sản xuất và tăng tiềmnăng về kinh tế của từng quốc gia Điều này được thể hiện:
Thực hiện tự do hoá thương mại gây ra áp lực lớn với mọi quốc gia trong liên minh ở cácngành sản xuất hàng xuất khẩu, buộc các ngành này phải phấn đấu giảm giá hoặc giữ giá thànhở mức tương đối thấp Muốn vậy các ngành này phải nhanh chóng thay đổi công nghệ, áp dụngcác kinh nghiệm quản lý, những thành tựu mới và hiện đại của cuộc cách mạng khoa học côngnghệ.
Tự do hoá thương mại góp phần giải phóng năng lực sản xuất của khu vực tư nhân, giảiphóng quyền tự chủ sản xuất của các doanh nghiệp của tư nhân và nhà nước Điều này chophép sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.
Tham gia tự do hoá thương mại buộc Chính phủ phải đưa ra những chính sách hợp lý hơnđể phát triển kinh tế.
Hội nhập khu vực và thế giới góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và tăng đầu tư từ nước ngoài.Trong điều kiện hội nhập các quốc gia thành viên có xu hướng tập trung đầu tư vào phát triểncác ngành hàng sản xuất, hàng xuất khẩu hiệu quả nhất, phát huy tối ưu nguồn lực của mình.
Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực mà xu thế khu vực hoá,toàn cầu hoá đem lại cho chúng ta trong quá trình hội nhập.
Hơn nữa, chúng ta còn có những bước thay đổi lớn, quan trọng trong quan hệ chính trị,ngoại giao Cụ thể là đầu năm 1997 mối quan hệ giữa Việt nam và Mỹ đã được bình thườnghoá Có thể nói điều này đã mở ra cho Việt nam những bước tiến mới trong hoạt động xuấtnhập khẩu Từ đây, Việt nam đã có cơ hội bắt tay và tiếp xúc được với nhiều nước khác trênthế giới Hàng hoá xuất khẩu của Việt nam đã xuất hiện ở nhiều thị trường với số lượng ngàycàng lớn.
Tiếp theo đó là một sự kiện đặc biệt quan trọng đối với Việt nam đó là việc gia nhập vàohiệp hội các quốc gia Đông nam á ASEAN vào tháng 7/1995 Có thể nói đây thực sự là cáimốc rất lớn đánh dấu sự hội nhập thực sự của nền kinh tế Việt nam vào khu vực và thế giới.
Tháng 11/1998 Việt nam chính thức gia nhập APEC Chúng ta cũng đang chuẩn bị cáccuộc đối thoại đàm phán chuẩn bị gia nhập WTO Khi chúng ta gia nhập vào các tổ chức này,chúng ta phải tuân thủ theo những quy định của các tổ chức này Trong đó quan trọng nhất lànhững quy định về hàng rào thuế quan giữa các nước Chúng ta phải đối phó với sự cạnh tranhgay gắt trên thị trường quốc tế, chịu ảnh hưởng của xu thế “tự do hoá thương mại ”, biến độnggiá cả quốc tế, lãi suất tình hình cung cầu hàng hoá và vốn đầu tư, nhu cầu đa dạng của thịtrường.
Kể từ đầu tháng 7/1997 khủng khoàng tài chính tiền tệ khu vực với tâm điểm là Thái lanđã lan rộng sang các nước Đông nam á khiến đồng tiền của các nước cũng bị giảm giá theo,
Trang 11ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế chính trị trong khu vực Khủng khoảng tác động đến Việtnam theo tất cả các kênh Nguy cơ lớn nhất mà cuộc khủng khoảng đặt ra cho chúng ta là: nếukhông nhận thức đầy đủ những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, hội nhậpvà bắt kịp với trình độ khu vực thì khoảng cách chênh lệch, sự tụt hậu giữa Việt nam và cácnước ngày cáng đậm nét.
2.Mục tiêu của chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
Để thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, chính sách thúc đẩy xuấtkhẩu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp,từ công nghiệp chế biến dựa trên lao động thủ công, kỹ thuật giản đơn đến công nghiệp chế tạodựa trên vốn cao và kỹ thuật hiện đại Theo đó sự chuyển dịch cơ cấu hàng chế tạo và tỷ lệhàng chế tạo xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu khôngphải là mục đích tự thân mà nó là phạm trù lịch sử cho nên mục tiêu trực tiếp cụ thể không thểnào khác là nhằm phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, có hiệu quả Phấn đấu vượt quatình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân củng cố quốc phòng và anninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào thế kỷ 21.
Thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhằm đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệcạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, buộc sản xuất trong nước phảiluôn đổi mới công nghệ, không thể tồn tại với năng suất thấp kém, mau chóng nâng cao khảnăng mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại Đích cuối cùng là làm thoả mãn nhu cầu củathị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế Thúc đẩy xuất khẩu không cónghĩa là xem nhẹ nhu cầu trong nước, không chú ý thay thế nhập khẩu.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhằm:
+ Đảm bảo kim ngạch nhập khẩu phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước.
+ Gắn sản xuất vì nền kinh tế trong nước với các hoạt động của nền kinh tế thếgiới, nối kết các nền kinh tế với nhau và tạo ra một không gian kinh tế rộng lớn hơn nhờhiệu quả và buôn bán quốc tế.
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra ngoạitệ để nhập khẩu Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước kíchthích các ngành kinh tế phát triển.
+ Góp phần tăng tích luỹ và sử dụng vốn trong nước tạo dựng được nguồn vốncủa nước ngoài có tính đến kinh nghiệm của các nước đi trước.
+ Năng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước.
+ Thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa các nước, nâng cao uy tín của Việt nam trênthị trường quốc tế và khu vực.
3 Kinh nghiệm của các nước khi áp dụng một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu
3.1 Tạo các điều kiện khung kinh tế thích hợp.
Các biện pháp khuyến khích gián tiếp nhằm vào mục tiêu tạo ra các điều kiện khung kinhtế thích hợp bằng một chính sách chọn địa bàn thích hợp
Trang 12Trong bối cảnh của sự toàn cầu hoá các thị trường hiện nay, chính sách kinh tế của nhànước về cơ bản là chính sách chọn địa bàn Mục tiêu của chính sách này là đảm bảo và tạo điềukiện thuận lợi cho sản xuất, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế quốcdân Qua đó cải thiện các điều kiện phát triển sản xuất và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đảmbảo việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân Việc tác động vào hoạt động xuất khẩukhông phải là mục tiêu trực tiếp mà chỉ là một tác động phụ đi kèm Do vậy, có thể nói xuấtkhẩu được khuyến khích một cách gián tiếp thông qua chính sách này, có được chính sách chọnđịa bàn thành công sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các tầng lớp trong một quốc gia Những thuận lợido chính sách chọn địa bàn đem lại bao gồm:
- Điều kiện sản xuất thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khảnăng đổi mới, qua đó tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và khả năng xuất khẩu.
- Người lao động được lợi ở chỗ có thêm các chỗ làm việc ổn định có điều kiện tốt hơnđể tăng lương và cải thiện mức sống.
- Người tiêu dùng được cung cấp hàng hoá phong phú hơn và rẻ hơn
- Nhà nước được lợi ở chỗ tăng thu từ thuế và trước mắt giảm chi cho các phúc lợi xã hội( chẳng hạn cho người thất nghiệp ).
Các yếu tố cải thiện điều kiện khung:
Cải thiện điều kiện khung kinh tế bao gồm nội dung của một chính sách kinh tế hướngvào các mục tiêu ổn định, mỗi chính sách xã hội thích ứng và một chính sách ngoại thương tựdo Cụ thể gồm các yếu tố:
- Các yếu tố về đường lối chính sách chung:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật đủ năng lực, bao gồm một hệ thống luật thành văn phùhợp, một hệ thống tài phán độc lập và thực thi pháp luật bởi các cơ quan thích hợp.
+ Trên cơ sở có sự tham gia của tất cả các tầng lớp xã hội, xây dựng và hoàn thiện mộthệ thống đảm bảo xã hội thích hợp và một chính sách phân phối phù hợp.
+ Có được một chính sách môi trường thích hợp sẽ góp phần tạo ra sự phát triển lâu bền,ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh các chi phí giải quyết hậu quả trong tương lai.
+ Xây dựng một bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả là tiền đề có thể thực thi cácchính sách một cách hữu hiệu và tiết kiệm.
- Các yếu tố về chính sách kinh tế chung:
+ Đề ra một kế hoạch khung kinh tế với các mục tiêu định hướng sẽ cho ta tầm nhìn vàphương hướng.
+ Vận dụng một chính sách cạnh tranh thích hợp với nội dung ngăn ngừa các thoả thuậnvà hoạt động hạn chế cạnh tranh, đẩy mạnh định hướng vào thị trường.
+ Không ngừng cải thiện hệ thống thuế theo hướng quan tâm tới khía cạnh công bằng lẫnkhía cạnh năng lực sẽ khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao khảnăng xuất khẩu.
Trang 13+ Tự do thị trường vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các cơ cấu ngân hàngcó năng lực, khuyến khích cạnh tranh về tiền gửi và tín dụng, tăng khối lượng tiền gửi tiết kiệmtrong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của lãi suất hướng theo thị trường.
+ Một chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mục tiêu khuyến khích tự do thương mại, cụ thểlà xoá bỏ các hàng rào thương mại sẽ tạo điều kiện và tiền đề cho việc dễ dàng tiếp cận với các thịtrường tiêu thụ và nguyên liệu.
+ Và cuối cùng một chính sách hoà nhập triệt để, như trong trường hợp củaASEAN cũng khuyến khích thiết lập các điều kiện khung thuận lợi cho cạnh tranh, quađó góp phần tạo cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước.
- Các yếu tố về chính sách kinh tế trong từng giai đoạn.
+ Có được cơ sở hạ tầng thích hợp, đủ năng lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cácquá trình điều chỉnh cơ cấu và tăng trưởng.
+ Việc khuyến khích hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển thông qua mộtchính sách công nghệ thích hợp, bao gồm cả việc khuyến khích và hỗ trợ có chủ đíchcác dự án đầu tư của nước ngoài sẽ góp phần nâng cao cơ sở tri thức của xã hội.
+ Một chính sách quản lý hợp lý của Nhà nước với các nội dung chính như: giảmcan thiệp, tư nhân hoá và mềm dẻo sẽ giúp cải thiện các điều kiện sản xuất.
+ Một chính sách tiền tệ hợp lý, vừa có khả năng hạn chế có hiệu quả các xuhướng tăng giá, vừa có khả năng thiết lập một mức lãi suất thấp, thống nhất hoặc phânbiệt theo hướng ưu tiên xuất khẩu sẽ góp phần làm giảm các chi phí đầu tư và sản xuấtnói chung và đặc biệt là các chi phí tái cấp vốn.
+ Chính sách ngoại hối tác động đồng thời các điều kiện xuất khẩu và nhập khẩu.Do vậy, cần phải cân nhắc cẩn trọng khi ra các quyết định về nâng hoặc giảm tỷ giá hốiđoái.
3.2 Chính sách công nghiệp và chính sách phát triển ngành
Bên cạnh việc tạo môi trường kinh tế thích hợp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thôngqua cải thiện các điều kiện khung kinh tế, các doanh nghiệp này cũng có thể được hỗ trợ vàkhyến khích bởi một chính sách phát triển ngành có chủ đích Chính sách phát triển ngànhkhông chỉ bao gồm nội dung hẹp là hỗ trợ xuất khẩu mà được hiểu rộng hơn, đó là sự cải thiệnđiều kện sản xuất ở những ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao, qua đó gián tiếp góp phần nâng caokhả năng cạnh tranh quốc tế Sau đây là một số công cụ được áp dụng ở nhiều nước:
- Bao cấp dưới hình thức hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế vùng ( như chính sách hỗtrợ phát triển các vùng ven ở Đức, hỗ trợ phát triển kinh tế ở đông Đức hoặc hỗ trợ từ quỹ khuvực của liên minh Châu âu) Chính sách bao cấp này có thể nhằm vào các mục tiêu như đảmbảo việc làm hoặc đẩy nhanh phát triển công nghệ Tuy nhiên, chúng cũng đồng thời giúp mởrộng cơ hội xuất khẩu dưới dạng bù lỗ đóng một vai trò quan trọng.
- Thông qua các chính sách thuế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiêncứu thị trường xuất khẩu.
Trang 14- Việc phát triển các đơn hàng của Nhà nước cho các công ty trong nước thực hiện gópphần củng cố khả năng đáp ứng về vốn tự có và bảo đảm việc làm, ngoài ra còn bao hàm cả cácyếu tố về chính sách công nghệ ( như Pháp và Mỹ).
- Trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của quốc gia có thể có những quy định ngoại lệnhằm nâng cao năng lực nền công nghệ trong nước Có thể cho phép lập ra các hiệp hội xuấtkhẩu để giảm nhẹ rủi ro xuất khẩu cho từng cá nhân và từng doanh nghiệp ( Pháp, Mỹ, Nhật ).
-Trong khuôn khổ chính sách tín dụng và lãi suất áp dụng phân biệt đối với các đối tượngkhác nhau, có thể cấp tín dụng, đảm nhận bảo lãnh của nhà nước hoặc giảm chi phí tái cấp vốnđể khuyến khích sự phát triển của một số lĩnh vực kinh tế nhất định ( Pháp, Nhật ).
- Bằng việc áp dụng một chính sách nhập khẩu phục vụ cho mục đích thực thi chính sáchcông nghiệp, có thể áp dụng hàng rào thương mại một cách có chủ đích để bảo hộ một sốngành và đồng thời xây dựng một số ngành mới có khả năng cạnh tranh ( EU, Mỹ, Nhật ).
3.3 Khu kinh tế đặc biệt.
Những nội dung cơ bản của chính sách công nghiệp trong giai đoạn đầu có thể dựa vàoáp dụng thử trong những khu kinh tế đặc biệt ( Khu chế xuất - Export Processing Zone) Cáckhu kinh tế đặc biệt (KTĐB) được lập ra nhằm mục đích thu hút đầu tư nước ngoài và côngnghệ hiện đại, tạo việc làm và cơ sở đào tạo mới, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nền kinh tếvà thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu
Ở các khu KTĐB người ta thường áp dụng các chính sách kinh tế sau: ưu đãi nhập khẩu,ưu đãi thuế đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài, cung cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt,giảm tối đa các thủ tục hành chính có liên quan đến cấp giấy phép ở Trung Quốc các chínhsách ưu đãi thường áp dụng là thuế công ty thấp ( đồng loạt là 15%, trong khi đó mức thuế nàyđối với các doanh nghiệp nhà nước là 35% - 55% miễn thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài đến 5 năm, miễn thủ tục hải quan và các khoản thuế gián tiếp đối với hàng nhậpkhẩu cần cho xuất khẩu hoặc để bán trong các khu kinh tế đặc biệt.
3.4 Tham gia thiết lập các điều kiện khung quốc tế.
Ngoài khuôn khổ quốc gia, các nước còn có thể hỗ trợ ngoại thương của mình thông quaviệc tham gia thiết lập các điều kiện khung quốc tế Điều này được thực hiện bởi việc ký kếtcác hiệp định xong phương hoặc đa phương, gia nhập các hiệp hội khu vực như ASEAN, EUhoặc các tổ chức quốc tế như WTO, OECD hoặc UNCTAD Các hiệp định quốc tế tác động hếtsức cơ bản tới các điều kiện khung của buôn bán quốc tế.
Trang 15Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu Chính phủ đã banhành nhiều đạo luật, nghị định có tác động khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu Cácbiện pháp này đã góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tăng trưởng không ngừngtrong những năm vừa qua Sau đây, chúng ta sẽ xem xét đánh giá về những mặt làm được cũngnhư những mặt chưa làm được của những chính sách này.
Trang 16I CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ.
Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ “ Cần huy động mọi nguồn vốn trong và ngoàinước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngoài có ýnghĩa quan trọng ”.
1 Nội dung của chính sách khuyến khích đầu tư
1.1 Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước.
Nhằm mục đích khuyến khích đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu,Chính phủ đã quy định nhiều ưu đãi dành cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
Đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu thuộc danh mục các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi.- Về thuế: Ngoài các chế độ ưu đãi được quy định trong các pháp lệnh về thuế hiện hành,các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu còn được hưởng thêm các ưu đãi sau:
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập được giảm 50% thuế lợi tức thêm từ 1đến 2 năm Riêng đầu tư vào các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khănkhác được miễn thuế lợi tức từ 1 đến 2 năm và giảm 50% thuế doanh thu thêm từ 1 đến 5 năm.
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ thêm vốn đầu tư hoặc sử dụng lợi nhuận còn lạiđể tái đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ được miễn thuếlợi tức cho phần lợi nhuận tăng thêm của năm tiếp theo do phần đầu tư mới mang lại.
+ Các dự án cần đặc biệt khuyến khích đầu tư được Chính phủ cho phép miễnthuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, phụ tùng mà chủ đầu tư trực tiếp hoặc chủ đầu tư uỷthác nhập khẩu để xây dựng cơ sở sản xuất.
- Về tín dụng: Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc diện ưu tiên phát triển được bảo lãnhtín dụng và cấp tín dụng xuất khẩu “ Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc diện ưu tiên pháttriển đã ký kết hợp đồng xuất khẩu hoặc bán hàng ra nước ngoài được ngân hàng thương mạiquốc doanh ưu tiên về mức vốn cho vay để sản xuất thu mua hàng xuất khẩu Trong trường hợpngân hàng thương mại không đủ vốn để cho vay thì ngân hàng nhà nước có trách nhiệm bổsung thêm vốn tín dụng cho ngân hàng thương mại quốc doanh trong khuôn khổ quy định hiệnhành ” Ngoài ra, đối với một số mặt hàng xuất khẩu thuộc diện ưu tiên phát triển, khi giá thịtrường thế giới xuống thấp hoặc giá thị trường trong nước đối với các nguyên liệu vật tư để sảnxuất hàng xuất khẩu tăng giá, nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ thông qua quỹ bình ổn giá để giảmmột phần lãi suất tín dụng.
- Về tiền thuê đất: Các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuấtkhẩu nếu được giao đất thì không phải trả tiền thuê đất, nếu thuê đất thì được miễn tiền thuế đấttrong 5 năm đầu và giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm tiếp theo kể từ khi ký hợp đồng thuêđất Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu tại khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được giảm 50% tiền thuê mặt bằng theo nguyên giámà nhà nước cho thuê không bao gồm giá trị các công trình hạ tầng của các công ty phát triểnhạ tầng trong nước trong thời hạn 5 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê.
Trang 171.2 Luật đầu tư nước ngoài.
Cũng như luật khuyến khích đầu tư trong nước nhằm khuyến khích mạnh mẽ các doanhnghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, Nhà nước ta cũng đem lạinhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.
Sản xuất hàng xuất khẩu là lĩnh vực thuộc diện ưu tiên số một Trong trường hợp các dựán đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu thuế lợi tức đánh ở mức thấp.
Trong hoàn cảnh cụ thể nước ta hiện nay, thủ tục xin cấp đất khó khăn đã làm cho nhiềudoanh nghiệp không thể mở rộng mặt bằng sản xuất như mong muốn thì việc phát triển các khuchế xuất và khu công nghiệp tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng Các KCN và KCX tậptrung được xây với cơ sở hạ tầng đầy đủ sẽ là tác nhân kích thích các doanh nghiệp bỏ vốn đầutư vào sản xuất Để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào KCN và KCX, ngoài các ưu đãi vềthuế đã nêu ở trên doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với cáchàng hoá từ KCX xuất khẩu ra nước ngoài và từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất Bêncạnh đó, Nhà nước ta còn toạ điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế xuất được muanguyên vật liệu hàng hoá từ thị trường nội địa vào KCX theo thủ tục đơn giản do Chính phủquy định Hơn nữa, để phát huy được các lợi ích của KCN & KCX, chúng ta phải cung cấp cơsở hạ tầng thông qua cho thuê hoặc bán các thành phẩm như cung cấp điện, nước, điện thoại vàcác dịch vụ khác Tổ chức các trung tâm giao dịch thương mại, dịch vụ ngân hàng, tín dụng, tổchức hoạt động quảng cáo, tổ chức và cung ứng tốt các dịch vụ như khách sạn, đi lại, du lịch,giải trí cho người nước ngoài tại KCN, KCX.
2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu.
Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệmquản lý và thị trường thế giới phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được xác định và cụthể hoá trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng thời kỳ đổi mới Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt nam ban hành năm 1997 đánh dấu sự khởi đầu của quá trình mở cửa nền kinh tế.
Những đóng góp của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế
- Luồng vốn FDI đẫ bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển nhằm thực hiệnmục tiêu đưa đất nước ra khỏi khủng khoảng, ổn định và phát triển kinh tế góp phần khai thácnội lực về vốn, đất đai, tài nguyên, lao động của đất nước.
- Luồng vốn FDI bổ sung đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hình thành những cân đốilớn của nền kinh tế.
Hoạt động của khu vực FDI đã làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá trên thị trường,giảm nhu cầu nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu, qua đó làm cho quan hệ cung cầu trên thịtrường ổn định cân đối, tạo khả năng giảm giá và tỷ lệ lạm phát, nâng cao mức sống xã hội.
Hoạt động của khu vực FDI cũng có những tác động tích cực đến cân đối chung của nềnkinh tế Cùng với quá trình phát triển của khu vực FDI và mức đóng góp của chúng vào nguồnthu ngân sách ngày một gia tăng, tạo khả năng chủ động hơn trong cân đối ngân sách, giảmmức bội chi ngân sách Nguồn vốn FDI vào Việt nam là của tư nhân và ngay cả các khoản vayđều do tư nhân nước ngoài bảo lãnh, do phía nước ngoài tự cân đối ngoại tệ là chính nênkhông ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia Mặt khác, thế mạnh của FD0I trong xuấtkhẩu cộng với đóng góp tiềm năng của FDI vào lĩnh vực thu ngoại tệ khác như khách sạn, du
Trang 18lịch đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán vãng lai Ngoài ra, trong thời kỳ đầu tuy nhậpkhẩu trong hoạt động FDI lớn hơn xuất khẩu nhưng mặt nhập khẩu này mang tính tích cực vìnó tạo ra tài sản cố định và công nghệ cho sự phát triển bền vững Khi hoạt động FDI đượcđịnh hướng tốt hơn và ổn định thì cánh kéo xuất nhập khẩu trong khu vực này sẽ được thu hẹplại và về lâu dài FDI sẽ có tác động tích cực đến cán cân thương mại quốc tế.
- Nguồn vốn FDI góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hưóng CNH- HĐH đất nước.
- Nguồn vốn FDI đã có đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào việc duy trì nhịp độ tăngtrưởng cao và ổn định của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách
- Khu vực có FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, tham gia pháttriển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước
Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đến hết năm 2001 có 2580 dự án đượccấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký đạt 35290,6 triệu USD.
Năm 2001 có 133 dự án mở rộng quy mô với số vốn tăng thêm là 769 triệu USD doanh thucủa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3000 triệu USD.
Tỷ lệ đóng góp vào GDP năm 2001 là khoảng 9,5%.
Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2001 đạt 2003 triệu USD tăng hơn11,7% so với năm 2000 ( năm 2000 đạt 1790 triệu USD ).
Năm 2001 đầu tư vào KCN - KCX là 54 dự án, tổng số vốn đạt 266,2 triệu USD, giảm17,76% so với năm 2000.
Ta có thể có nhận xét sau về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
- Nhịp độ thu hút FDI vào Việt Nam tăng nhanh so với các nước trong khu vực, nhất làthời kỳ 1994-1999 Quy mô vốn đầu tư cấp giấy phép năm 1999 bằng 6,6 lần năm 1994, là nămđầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu ổn định và phát triển Nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăngnhanh vì Việt Nam là thị trường đầu tư mới có môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định vàđang xúc tiến quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư, các quy định của luật đầu tư hấp dẫnvà thông thoáng hơn Tuy nhiên tương tự Trung Quốc và các nước ASEAN, vốn FDI vào ViệtNam từ năm 2000 đến nay chững lại và giảm sút do ảnh hưởng của cạnh tranh quốc tế vàkhủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực.
- Cơ cấu thu hút vốn FDI thay đổi theo chiều hướng phù hợp hơn với yêu cầu dịchchuyển cơ cấu kinh tế của đất nước Những năm đầu, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò,khai thác dầu khí và xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê Nhưng trong những năm gầnđây, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất ( nhất là công nghiệp ) tăng nhanh, hiện chiếmkhoảng 76,5% số dự án và 53,5% vốn đầu tư trong đó 2/3 số dự án là đầu tư chiều sâu để nângcấp, mở rộng cơ sở kinh tế hiện có Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh hợp lý hơn, hướngmạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ cấu sản xuất công nghiệp,chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng hiệu quả tài nguyên và nguồn lao động, ứng dụng được côngnghệ cao và kỹ thuật hiện đại.
Trang 19Tuy nhiên vốn FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, hiện mới cókhoảng 297 dự án ( chiếm 12,5% ) với số vốn đăng ký là 1287 triệu USD (chỉ tương khoảng4% tổng số vốn FDI ) Tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ khá cao (chiếm 46,5%) tuy số dựán không nhiều (23,5% ): trong đó riêng lĩnh vực khách sạn, du lịch, văn phòng, căn hộ chothuê còn chiếm tới 34,74% số vốn đăng ký, tuy số dự án chỉ chiếm 12,3%.
Ưu tiên nghành của FDI còn tuỳ thuộc vào các nhà đầu tư của các nước Các công tyquốc gia của các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Tây Âu, Mỹ hướng vào các dự án khaithác dầu khí lớn, công nghiệp sản xuất ô tô, viễn thông, hoá chất Ngược lại, các nhà đầu tưcác nước NICs, Đông á, ASEAN lại tập trung nhiều hơn vào công nghiệp nhẹ, chế biến lươngthực, thực phẩm, xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê.
Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ cũng có chuyển biến: hiện có 61 tỉnh, thành phố có dự ánFDI Những năm đầu, vốn FDI chủ yếu tập trung vào khu vực phía nam, các tỉnh phía bắc chỉchiếm khoảng 25% dự án và 20% vốn đăng ký Đến nay, các tỷ lệ này đã tăng lên 28,5% và39% Về cơ cấu vùng lãnh thổ, nhìn chung, nguồn vốn FDI năm 2001 vào hầu hết các địaphương nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm đều giảm mạnh, đặc biệt là thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh
- Đối tác hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng mở rộng, trong đó nguồnvốn FDI vào Việt Nam chủ yếu từ các nước trong khu vực.
Hiện nay đã có hàng ngàn công ty nước ngoài thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ có dự ánFDI tại Việt Nam, trong đó ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn công ty xuyên quốc gia lớn cónăng lực về tài chính, công nghệ Bên cạnh đó, chúng ta cũng chú trọng thu hút vốn FDI củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước ngoài vì đó là các doanh nghiệp năng động, thíchứng nhanh với những biến động của thương trường, phù hợp với đối tác Việt Nam về khả nănggóp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ và có điều kiện tạo ra nhiều việc làm mới Tuy nhiênkhoảng 68% vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước trong khu vực như các nước NICs, Đông á,ASEAN và Nhật Bản đã chiếm 60% vốn FDI Các nước ASEAN chiếm 24,8% trong đóSingapore chiếm 17,14%, các nước ASEAN còn lại chỉ chiếm 7,67%
Nhóm G7 đã có 24,4% số dự án và 22,1% vốn FDI đăng ký tại Việt Nam, trong đó NhậtBản chiếm 12% dự án và 10,2% vốn FDI, các nước G7 còn lại chỉ chiếm 12,4% dự án và11,9% vốn FDI.
Trong giai đoạn đầu, đầu tư nước ngoài chủ yếu bao gồm các dự án vừa và nhỏ của ĐàiLoan, Hồng Kông nhưng sau chuyển sang các dự án có quy mô lớn hơn của các công ty đaquốc như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu
- Các hình thức đầu tư ngày càng đa dạng hơn, việc khuyến khích đầu tư theo hình thứcBOT, BTO, BT và đầu tư vào các khu công nghiệp và các khu chế xuất đã mở rộng khả năngthu hút các nguồn vốn FDI mới.
Hình thức đầu chủ yếu hiện nay là doanh nghiệp liên doanh, chiếm 61% số dự án và 70%vốn đầu tư Do chính sách của Việt nam là đối xử công bằng giữa doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài và doanh nghiệp liên doanh và kèm theo là việc tin tưởng vào môi trường đầu tư ởViệt nam nên những năm gần đây đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài tăng lên Nếutính theo vốn đầu tư thì tính đến cuối tháng 6 năm 2001 các dự án liên doanh chiếm 70%, các
Trang 20doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 20%, 10% còn lại là các hợp đồng hợp tác kinhdoanh.
Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của các khu chế xuất, khu công nghiệptrong việc khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước, phục vụ CNH - HĐH và khuyếnkhích xuất khẩu Chính phủ đã ban hành nghị quyết 36/CP ngày 24/4/1997 về quy chế KCX,KCN và khu công nghệ cao Đến cuối tháng 7 năm 2001,Việt nam đã có 54 KCN - KCX trongđó 48 KCN - KCX đã đi vào hoạt động, phân bố rộng khắp nơi từ bắc vào nam Trong số 54KCN ( không kể KCN Dung Quất thuộc dạng đặc biệt ) có 20 KCN mới hiện đại, trong đó có13 KCN hợp tác với nước ngoài để phát triển hạ tầng, 34 KCN thành lập trên cơ sở đã có mộtsố doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động Đến hết tháng 6/2001 trên các KCN đã có 609doanh nghiệp hoạt động vốn đầu tư khoảng 5,8 tỷ USD, vốn thực hiện 3,5 tỷ USD, thu hút 120nghìn lao động, 6 tháng đầu năm 2001 các KCN đã đạt giá trị sản xuất công nghiệp 890 triệuUSD, xuất khẩu 552 triệu USD.
Bên cạnh các kết quả đạt được, đầu tư nước ngoài tại Việt nam còn có những mặt
hạn chế và những vấn đề mới nảy sinh.
Một là : cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt nam chưa hợp lý, 10 năm qua, các dự ánĐTNN tại Việt nam mới tập trung vào một số địa bàn và những ngành có khả năng thu hồi vốnnhanh, ít rủi ro và cơ sở hạ tầng khá
Hai là: hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động 3 4 năm nhưng vẫn bị thua lỗ Nguyên nhân lỗ vốn có nhiều, song có yếu tố đáng cảnh báo là chiphí vật chất và khấu hao TSCĐ quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài đưa vào liêndoanh quá cao so với thực tế
-Ba là: khu vực có vốn FDI chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu, tỷ lệđóng góp vào ngân sách còn hạn chế Tuy khối lượng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổngkim ngạch xuất khẩu có tăng dần qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với tỷ trọng nhậpkhẩu của khu vực này so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước dẫn đến thâm hụt thươngmại kéo dài
Bốn là: mô hình KCN, KCX tuy có nhiều ưu điểm, nhưng sự phát triển trong 10 năm qua,mô hình này ở Việt nam cũng xuất hiên nhiều những yếu tố hạn chế Trước hết, đó là xu hướngphát triển tràn lan không theo quy hoạch chạy theo số lượng mà không tính đến hiêụ quả.
Năm là: luồng vốn FDI vào Việt nam tăng qua các năm nhưng từ năm 2000 đến nay suygiảm rõ rệt do tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực
II CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÍN DỤNG.
Đi kèm với các biện pháp thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Chínhphủ cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh xuấtkhẩu bằng các biện pháp tài chính và tín dụng.
Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá thuộc diện ưu đãi về thuế (luật thuế xuất khẩu) Cáchàng hoá là vật tư nguyên liệu gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng thì không
Trang 21Nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn lại thuế doanh thu trả cho nguyênphụ liệu và bán thành phẩm đầu vào Các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩmhoặc có doanh thu xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu được miễn thuế lợi tức bổ sung.
Thuế xuất khẩu gạo, cao su, than đá, thuỷ sản, được hạ xuống 0% từ ngày 1/1/2001 Thờihạn nộp thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được điềuchỉnh từ 3 tháng lên 9 tháng.
Quỹ thưởng xuất khẩu đã được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số TTg ngày 24/8/1998 của thủ tướng Chính phủ Đợt xét thưởng đầu tiên vào quý II năm 2002.Đối tượng xét thưởng bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khíchhọ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của ta
764/QĐ-Về tiêu chuẩn thưởng bộ Thương mại đã chú trọng đến việc nâng cao tỷ lệ hàng hoá có tỷlệ chế biến và hàm lượng nội địa cao.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính dự thảo phương án thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, giaongân hàng nhà nước dự thảo đề án thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và giao Bộ Kếhoạch và đầu tư chủ trì xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp Việt nam thành lập cơ sở sảnxuất, kinh doanh hoặc mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài
Các ngân hàng nước ta hiện nay cũng đang làm 2 nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảmcho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhanh chóng có vốn, thiết bị để sản xuất đó là:
+ Bảo lãnh chứng từ thương mại là việc doanh nghiệp có thể đổi chứng từ lấy tiềnmặt tại ngân hàng, thông báo L/C ngay sau khi giao hàng mà không phải đợi chuyểntiền Việc này giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có tiền để tiếp tục đầu tư vào sảnxuất kinh doanh tránh tình trạng để ngưng trệ vì thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinhdoanh.
+ Bảo lãnh tiền vay máy móc vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu Đây là việclàm hữu hiệu tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp có thể nhanh chóng có được máymóc thiết bị để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Để giảm bớt tác động do sự thay đổi tỷ giá các đồng tiền trong khu vực, Ngân hàng nhànước Việt nam thay đổi tỷ giá chính thức xấp xỉ với tỷ giá hiện hành trên thị trường tự do vàtương ứng với tỷ giá thực Việc điều chỉnh tỷ giá này có tác dụng làm tăng thêm sức cạnh tranhcủa hàng hoá Việt nam trên thị trường thế giới
III CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI.
Tự do hoá thương mại là một điều kiện cần thiết mà các nước muốn tham gia hội nhậpkinh tế đều phải thực hiện Tự do hoá thương mại giúp cho hệ thống trao đổi ngoại thương củatoàn cầu được thông suốt Đối với Việt nam tự do hoá thương mại có hai ý nghĩa
Thứ nhất, Việt nam thực hiện tự do hoá thương mại để hoà nhập kinh tế khu vực và thếgiới.
Trang 22Thứ hai, tự do hoá thương mại là một phần quan trọng của chương trình “chuyển đổi tíndụng cơ cấu mở rộng (ESAF) của IMF ” và chương trình “chuyển đổi cơ cấu (SAC) của WB ”để có thể vay tiền của các tổ chức này.
Trong hoạt động xuất khẩu, chính sách tự do hoá thương mại được thể hiện ở các mặtsau:
1.Cải cách thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trước đây một doanh nghiệp muốn có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải có 3loại giấy phép: giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh và giấy phép kinhdoanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp thủ tục làm các loại giấy phép này rất rườm ràmất nhiều thời gian
Năm 1994-1995 số giấy phép cần thiết đã giảm xuống còn 2 loại đó là giấy phép kinhdoanh và giấy phép thành lập doanh nghiệp Nhưng cho đến nay Chính phủ đang xem xét bổxung các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như không cần đăng ký thêm mặt hàng xuấtkhẩu chưa đăng ký tại giấy phép kinh doanh, bãi bỏ hoàn toàn giấy phép xuất khẩu chuyến.Tiến tới cho phép xuất khẩu trực tiếp hoặc tham gia các hiệp hội xuất khẩu nếu các doanhnghiệp có khả năng về vốn, thị trường, nhân sự (theo nghị quyết trung ương 4 ngày29/12/1997)
Nghị định 57/NĐ-CP/1998 của Chính phủ đã mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu chotất cả các doanh nghiệp nhưng hiện nay vẫn tồn tại một số vướng mắc do phạm vi kinh doanhXNK được diễn giải theo nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Ngành hàng tronggiấy này được ghi hết sức khác nhau bởi rất nhiều cơ quan được quyền cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh nhưng lại không có một quy định thống nhất nào về cách ghi ngành hàng.Khi ra đến cửa khẩu, nếu không có ngành hàng phù hợp, doanh nghiệp lại phải quay về bổ sunggiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Việc bổ sung tuy đơn giản nhưng cũng tốn khá nhiềuthời gian và gây nên những chậm trễ, phiền hà không đáng có.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, trong thời gian tới Chính phủ cho phép thay đổicách ghi ngành hàng tronh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp Việtnam Cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký kinh doanh thương mại là được quyền kinh doanhxuất nhập tất cả các mặt hàng trừ những mặt hàng mà nhà nước cấm kinh doanh hoặc kinhdoanh có điều kiện Cách ghi này sẽ giải toả được nhiều vướng mắc ở cửa khẩu trong khi vẫnđảm bảo sự quản lý của nhà nước về phạm vi kinh doanh thương mại
Song song với việc thay đổi cách ghi ngành hàng trong giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh cho doanh nghiệp Việt nam đề nghị Chính phủ cho phép Bộ thương mại được mở rộngthêm phạm vi được phép kinh doanh xuất khẩu cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được quyền mua để xuất khẩuhoặc nhận uỷ thác xuất khẩu tất cả các mặt hàng trừ gạo, hàng dệt may xuất khẩu vào thịtrường có quota, cà phê nhân và khoáng sản (những mặt hàng này vẫn chỉ được phép xuất khẩutheo giấy phép đầu tư).
2 Hạn ngạch xuất khẩu
Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày nay, Chính phủ các nước ít sử dụng công cụ hạnngạch Tuy nhiên ở Việt nam vẫn có một số mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu hoặc cần
Trang 23Trước đây, số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch lên tới 16-17 mặt hàng nhưng từ năm1999 trở lại đây chỉ còn lại hai mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch đó là gạo và hàng dệtmay( vào EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy )
Trong những năm gần đây, chính sách quản lý xuất khẩu của nước ta có xu hướng:Giảm tối đa các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch; từng bước đơn giản hoá chế độ quản lý xuấtkhẩu bằng hạn ngạch.
3 Chính sách thuế
Để khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu hơn nữa, tháng 2/1998 Chính phủ đã raquyết định về việc đổi thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu như sau:
+ Hoàn thuế doanh thu cho doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và bán thànhphẩm bán cho đơn vị khác để sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Không thu thuế lợi tức bổ sung đối với các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu 50%sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu từ xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu.
+ áp dụng thuế xuất nhập khẩu trong khung thuế suất đối với một số mặt hàng cầnkhuyến khích xuất khẩu như gạo, thuỷ sản, cao su, than đá
+ Cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đến 1 năm đối với vật tư, nguyênliệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Với những cố gắng trong việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Chính phủViệt nam, các doanh nghiệp đã có một hành lang pháp lý rộng rãi hơn để thực hiện kinh doanhxuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.
IV CHÍNH SÁCH CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU.
Từ năm 1990 đến nay có thể xem văn kiện Đại hội Đảng VII năm 1994 là một bướcquan trọng trong việc đổi mới chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Trong đó sự đổi mới quantrọng nhất là việc chuyển từ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang chính sáchchú trọng tới 3 chương trình kinh tế ưu tiên “Chương trình sản xuất lương thực và thực phẩm,chương trình phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình phát triển hàng xuất khẩu ”Trong chính sách đổi mới này nổi bật nhất là sự điều chỉnh trong cơ cấu mặt hàng xuất nhậpkhẩu Có thể nói đây là một bước chuyển biến quan trọng từ trước tới nay và góp phần tăngnhanh kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian gần đây.
Muốn tham gia thương mại quốc tế một cách có hiệu quả với các tổ chức, các khối kinhtế - là những liên minh đã thiết lập chính sách bảo hộ và thuế quan ưu đãi, Việt nam cần sảnxuất và xuất khẩu những mặt hàng phải đảm bảo các yếu tố như chất lượng cao, giá thành hạ,có khả năng đáp ứng nhu cầu với khối lượng lớn Vì vậy ta phải xây dựng một chính sách cơcấu mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt lựa chọn những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
1 Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở 3 mặt sau:
Một là, chuyển hoàn toàn, chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hàng chế biến sâu, giảmtới mức tối đa xuất khẩu hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp các mặt hàng sơ chế Bởi vì,