I ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Một số chính sách & biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Theo tiến trình tự do hoá thương mại, sắp tới Chính phủ sẽ bãi bỏ hai điều kiện cần có để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu đó là các điều kiện về vốn và điều kiện về đội ngũ cán bộ ngoại thương. Sau một thời gian dài đi theo cơ chế quản lý tập trung bao cấp, nay mới chuyển sang cơ chế thị trường, lực lượng cán bộ kinh tế của ta, đặc biệt các cán bộ ngoại thương chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy, khi tham gia buôn bán với nước ngoài chúng ta không thể tránh khỏi những mánh khoé của họ dẫn đến những thua thiệt. Để có thể thực hiện xoá bỏ điều kiện về cán bộ ngoại thương, đòi hỏi tự mỗi doanh nghiệp phải trang bị cho mình một đội ngũ cán bộ ngoại thương có trình độ hiểu biết và giàu kinh nghiệm đảm bảo thắng lợi trong quá trình giao dịch và đàm phán với nước ngoài. Nhà nước và Chính phủ cũng cần phải chú trọng khâu giáo dục và bồi dưỡng kiến thức và đạo đức cho cán bộ kinh tế, bởi thế giới đang thay đổi từng ngày với tiến bộ không ngừng. Nếu chúng ta không kịp thời đào tạo nhân lực thì dễ bị lạc hậu so với các nước khác. Muốn vậy, chúng ta phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cử các cán bộ đi học hỏi, đi thực tế nước ngoài. Với thái độ coi trọng nguồn nhân lực, hy vọng trong tương lai hoạt động xuất khẩu của nước ta sẽ thu được những kết quả cao hơn.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số chính sách & biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w