Từ việc tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch của nông thôn Việt Nam và việc phân tích, đánh giá phân khúc thị trường là người Nhật; kết hợp với tìm quá trình thực tập tại doanh nghiệp,
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH Á-CHÂU 3
1.1 Giới thiệu chung về công ty 3
1.2 Loại hình và cơ cấu tổ chức của công ty 3
1.2.1 Loại hình công ty 3
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 4
1.3 Lĩnh vực hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty 7
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động 7
1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 8
1.4 Thành công và hạn chế 9
1.5 Đánh giá 10
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ SẢN PHẨM DU LỊCH NÔNG THÔN CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH Á-CHÂU 12
2.1 Sản phẩm du lịch nông thôn và thị trường khách du lịch Nhật Bản 12
2.1.1 Sản phẩm du lịch nông thôn 12
2.1.1.1 Khái niệm du lịch nông thôn 12
2.1.1.2 Sản phẩm du lịch nông thôn 17
2.1.1.3 Một số mô hình du lịch nông thôn ở Việt Nam và trên thế giới 21 2.1.2 Thị trường du lịch Nhật Bản 26
2.1.2.1 Tính cách của người Nhật 26
2.1.2.2 Tập quán sinh hoạt ( các dịp lễ tết, sinh hoạt đời thường, quan hệ gia đình – xã hội) 27
Trang 22.1.2.3 Hành vi giao tiếp 31
2.1.2.4 Hành vi tiêu dùng du lịch 33
2.1.2.5 Thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với Việt Nam 36
2.2 Thiết kế sản phẩm du lịch nông thôn cho thị trường khách du lịch là người Nhật Bản tại công ty 40
2.2.1 Thiết kế và xây dựng chương trình 40
2.2.1.1 Xây dựng ý tưởng cho chương trình 40
2.2.1.2 Xây dựng tuyến hành trình cơ bản 42
2.2.1.3 Xây dựng phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống 44
2.2.1.4 Xác định giá thành và giá bán của chương trình 44
2.2.2 Một số đề xuất về xúc tiến bán sản phẩm 45
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
B&B Bed and Breakfast
JATA Hiệp hội du lịch Nhật Bản
JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
SNV Tổ chức Phát triển quốc tế của Hà Lan
TCDL Tổng cục Du lịch
VQA Vương Quốc Anh
UNESSCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tô chức của công ty 8
Bảng 1: Thống kê về doanh nghiệp lữ hành quốc tế 4
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 9
Bảng 3: Bảng thống kê lượt khách Nhật đến Việt Nam qua các năm 37
Bảng 4: xác định giá thành của chương trình du lịch thoe khoản mục chi phí 45
Trang 5MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch có đề ra chiến lược phát triển phát triển sản phẩm – thị trường với mục tiêu “ tập trung xây dựng hệ thồng sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội” Cụ thể là
việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch được coi là tiềm năng, thế mạnhcủa Việt Nam nhằm thu hút thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì trong tháng2/2012, lượng khách quốc tế ước đạt 681.849 lượt, tăng 29,4% so với cùng kỳnăm 2011 và tăng 8,2% so với tháng trước Trong đó, khách du lịch là ngườiNhật chiếm 7,5% tổng lượt khách, là thị trường hấp dẫn thứ ba về lượngkhách đến Việt Nam trong những năm gần đây Mặt khác đây cũng là thịtrường có khả năng chi trả cao và vẫn đang có xu hướng tăng trong nhữngnăm tới Điểm đặc biệt trong tiêu dùng du lịch là họ rất thích tìm hiểu, khámphá tự nhiên cũng như văn hóa của điểm đến
Từ việc tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch của nông thôn Việt Nam
và việc phân tích, đánh giá phân khúc thị trường là người Nhật; kết hợp với
tìm quá trình thực tập tại doanh nghiệp, em đã đi đến lựa chọn đề tài “Xây
dựng sản phẩm du lịch nông thôn cho thị trường khách du lịch là người Nhật Bản của công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu”.
Báo cáo chuyền đề thực tập này của em được phát triển dựa trên Đề ánmôn học với đề tài “ Tổng quan về du lịch nông thôn”, với hi vọng sẽ có mộtcái nhìn sâu sắc hơn về du lịch nông thôn cũng như tạo ra được sản phẩm dulịch nông thôn mới, góp phần làm đa dạng hóa các chương chình du lịch củaViệt Nam hiện nay
Trang 62.Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về du lịch nông thôn, thị trường khách du lịch Nhật Bản, từ
đo xây dựng chương trình du lịch một cách phù hợp tại công ty TNHH truyềnthông và du lịch Á-Châu
3.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
4.Mục đích nghiên cứu
Cung cấp những hiểu biết căn bản về du lịch nông thôn
Phân tích, tình hiểu và đưa ra cái nhìn cụ thể nhất về hành vi tiêudùng du lịch của thị trường khách Nhật
Xây dựng sản phầm du lịch nông thôn hướng vào đối tượngkhách du lịch là người Nhật Bản, và đề ra một số biện pháp xúc tiến thịtrường này
5 Nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương I: Giới thiệu về công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu Chương II: Thiết kế sản phẩm du lịch nông thôn cho thị trường khách
du lịch là người Nhật Bản của công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu.
Trang 7CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG
VÀ DU LỊCH Á-CHÂU
1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu
Tên tiếng Anh: Asia World Travel Co., ldt
Thành lập ngày 13/05/2009
- Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế: 0103831084
- Ngân hàng gia dịch: Asia Commercial Bank
là vào khoảng 60,39% tổng số doanh nghiệp) Điều này cho thấy, loại hìnhdoanh nghiệp mà công ty tham gia hoạt động là loại hình phổ biến nhất hiệnnay
Trang 8Bảng 1: Thống kê về doanh nghiệp lữ hành quốc tế
(tính đến tháng 9/2011)ST
T Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ phần trăm (%)
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Có thể nói, công ty còn khá non trẻ trong lĩnh vực hoạt động du lịch –chỉ mới thành lập chưa đầy ba năm Cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản,hoạt động theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến đơn giản: đứng đầu là giámđốc và các nhân viên dưới quyền
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tô chức của công ty
Giám đốc
Bộ phận
kế toán
Bộ phận bán hàng
Bộ phận điều hành
Trang 9Trong đó:
- Giám đốc: phụ trách quản lý toàn bộ công ty, đại diện cho công tytrước pháp luật Công việc chính của giám đốc điều hành công ty là phụ tráchmảng điều hành và quan hệ khách hàng
- Bộ phận điều hành: 1 nhân viên, phụ trách về điều hành tour, hỗ trợ
và kết hợp thực hiện công việc cùng với giám đốc, thay mặt giám đốc giảiquyết các công việc phát sinh khi giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác
- Bộ phận bán hàng: 3 nhân viên, phụ trách các công việc liên quanđến tiếp thị, bán sản phẩm của công ty, chủ yếu là nhận các yêu cầu và xử lýyêu cầu của khách trực tiếp hoặc thông qua website Trực tiếp ký kết hợpđồng với khách hàng Quản lý thông tin trên website của công ty
- Bộ phận kế toán: 1 nhân viên, có trách nhiệm thống kê các hoạt độngliên quan đến chi tiêu của doanh nghiệp, lập các báo cáo tài chính có liênquan
Ưu điểm của mô hình này là:
- Đơn giản, gọn nhẹ
- Linh hoạt, chi phí quản lý thấp
- Thông tin quản lý trực tiếp
- Phù hợp với quy mô cũng như thời gian hoạt động của công ty
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là:
- Không phát huy được tính sang tạo của toàn doanh nghiệp
- Khó áp dụng chuyên môn hóa do đó sử dụng các nguồn lực của công tyvới hiệu quả thấp
Với quy mô hoạt động như hiện nay, ngoài việc doanh nghiệp tiết kiệmđược các khoản chi phí từ quản lý đến hoạt động thì việc quy mô này ảnhhưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là không tránh khỏi
Thứ nhất, quy mô của công ty tác động trực tiếp đến quy mô của thị
trường mà công ty hướng đến Do khả năng cạnh tranh thấp buộc công ty phảilựa chọn những đoạn thị trường nhỏ, hẹp – thị trường mà cac công ty lớn ít
Trang 10quan tâm đến hoặc bỏ qua Đây chủ yếu là những đoạn thị trường ngách, quy
mô nhỏ, phần lớn có mức tiêu dùng cho du lịch không cao
Thứ hai, với quy mô nhỏ, công ty sẽ bị hạn chế về hoạt động Với quy
mô như hiện nay, nguồn lực của công ty chỉ đủ đáp ứng một lượng khách nhấtđịnh, điều này ảnh hưởng đến việc công ty sẽ phải cân nhắc trong việc lựachọn khách như thế nào, số lượng bao nhiều vì thế đôi khi công ty sẽ phải bỏ
lỡ những hợp đồng đem lại doanh thu lớn vì nguồn lực không đủ để đáp ứng
Thứ ba, trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là kinh doanh lữ hành thì
áp lực từ phía các nhà cung cấp là không tránh khỏi, vẫn đề là công ty có lợithế để giảm bớt những áp lực này hay không? Điều này phụ thuộc rất lớn vàquy mô cũng, thòi gian hoạt động cũng như mối quan hệ của công ty đối vớicác nhà cung cấp Với quy mô nhỏ, hầu như các công ty lữ hành sẽ đứng ở thế
bị động trong đàm phán và thương lượng
Thứ tư, cũng giống như áp lực từ phía nhà cung cấp, các công ty lữ
hành cũng chịu không ít những áp lực từ phía khách hàng Tâm lý khách hàngthường tin tưởng những công ty đã hoạt động lâu năm, quy mô lớn, vì thế đốivới những công ty có quy mô nhỏ thường ít được quan tâm hoặc sẽ hoài nghikhi sử dụng dịch vụ của công ty Chính vì sự hoài nghi này mà khách hàng sẽcân nhắc sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành lớn thay vì các công ty nhỏmặc dù chất lượng dịch vụ có thể là như nhau
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành đòi hỏi một sự nhạy cảm
về giá của các công ty, càng những công ty có quy mô nhỏ, áp lực về giá càng
đè nặng Nếu muốn tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thì hoahồng mà công ty dành cho họ thấp nhất cũng phải được như các công ty lữhành có cũng quy mô hoặc lớn hơn Bên cạnh đó, muốn thu hút khách hàngthì mức lợi nhuận mà công ty mong muốn cũng không thể quá cao Chính vìthế, có thể nói quy mô ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty
Trang 111.3 Lĩnh vực hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động
Sản phẩm của công ty
Kể từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động chính của công ty vẫn làcung cấp các chương trình du lịch trong nước cũng như quốc tế đến với kháchhàng Ngoài ra, công ty còn cung cấp thêm một số các dịch vụ bổ sung khác
Có thể tổng hợp lại một số sản phẩm mà công ty hiện đang cung cấp như:
- Chương trình du lịch: bao gồm các tour du lịch trong nước cũng nhưtour du lịch ra nước ngoài Các chương trình du lịch mà công ty cung cấp kháphong phú với nhiều loại hình như du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng chữabệnh, du lịch thuần túy………
- Các dịch vụ khác:
Tư vấn, cung cấp các thông tin liên quan đến các nhà hàng, kháchsạn chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội
Dịch vụ visa, vé máy bay trong nước cũng như nước ngoài
Trung gian cung cấp các dịch vụ vận chuyển du lịch
Tư vấn, tổ chức các dịch vụ hội nghị, hội thảo với quy mô vừa vànhỏ
Khách hàng
Theo báo cáo của công ty về lượng khách du lịch phân theo quốc giathì hiện nay, khách hàng của công ty khá phong phú Do kênh thông tin kếtnối chủ yếu giữa công ty với khách hàng là internet vì thế mà khách hàng củacông ty không cố định ở một đối tượng nào Tuy nhiên, tính cho đến thờiđiểm hiện tại thì thị trường khách chiếm số đông của công ty chủ yếu là thịtrường các nước thuộc khu vực Đông Á, đặc biệt là các nước thuộc khu vựcĐông Nam Á Theo số liệu thống kê của công ty thì thị trường này chiếm đếnhơn 70% tổng lượng khách mà công ty đã từng cung cấp dịch vụ
Có thể liệt kê một số thị trường khách quốc tế của công ty như: TrungQuốc, Thái Lan, Lào, Campuchia……chủ yếu khách du lịch thuộc các thị
Trang 12trường này đi du lịch theo đoàn, dịch vụ tiêu dùng chủ yếu là các chươngtrình du lịch trọng gói Về thị trường khách lẻ của công ty thì chủ yếu tậptrung ở một số nước như Mỹ, Nga và một số nước Châu Âu Đối tượng kháchnày chủ yếu tìm kiếm các thông tin về du lịch Việt Nam thông qua công ty, và
sử dụng các dịch vụ đơn lẻ do công ty cung cấp
1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Do mới thành lập và đi vào hoạt động nên thị trường mà công ty hướngđến chủ yếu là hoạt động nhận khách quốc tế vào Việt Nam (khách inbound),trong đó chủ yếu là các thị trường như Lào, Thái Lan, Campuchia vàMalaysia Các thị trường về khách du lịch nội địa và khách du lịch ra nướcngoài ( khách outbound) công ty có tham gia nhưng không đặt mục tiêu cao
về tăng trưởng
Trong năm đầu hoạt động, do mới ra nhập thị trường nên lượng khách
mà công ty nhận được tương đối nhỏ, vì thế hiệu quả kinh doanh không cao,
có những tháng chỉ đón được từ 1 đến 2 đoàn với lượng khách giao độngtrong khoảng từ 10 20 khách Mặt khác, công ty được thành lập đúng vàothời điểm khủng hoảng kinh tế, mọi người phải thắt chặt chi tiêu nên lượngkhách du lịch inbound càng thấp, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn
cả về vốn và thị trường
Tuy nhiên sang đến năm 2010 và 2011, tình hình kinh tế thế giới cónhiều khởi sắc, cộng thêm với việc doanh nghiệp đã dần thích nghi được vớithị trường và xác định rõ ràng thị trường mục tiêu của mình thì hoạt độngkinh doanh đã đem lại hiệu quả Cụ thể là năm 2010, lợi nhuận của công tytăng khoảng 0,5 % một tháng so với năm 2009, và năm 2011 tăng 0,3 % mộttháng so với năm 1010 Đặc biệt về tốc độ tăng trưởng của thị trường khách
du lịch inbound có những bước nhảy vọt, năm 2010 lượng khách quốc tế vàoViệt Nam mà công ty nhận được tăng 1,6 lần so với năm 2009 Đây đều lànhững số liệu lạc quan cho hoạt động kinh doanh của một công ty còn khámới mẻ với thị trường như công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu
Trang 13Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
1 Doanh thu thuần Tr VND 451675 1.216.650 1.594.700
2 Lợi nhuận sau thuế Tr VND 45167,5 182.497,5 287.046
- Bước đầu tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng cũng như mốiquan hệ tốt đối với các nhà cung cấp Với chiến lược dài hạn trong 5 nămnhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, công ty luôn hướng đến mụctiêu làm hài lòng khách hàng tối đa có thể Chất lượng dịch vụ luôn là yếu tốhàng đầu mà công ty hướng đến Bên cạnh đó là việc tạo ra một môi trườnglàm việc chuyên nghiệp, linh hoạt tạo sự thoải mái và an tâm cho khách hàng,điều này cũng giúp tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà cung cấp của công
ty không chỉ về lợi ích mà công ty sẽ mang lại cho họ mà còn về tính chuyênnghiệp trong hoạt động cũng như tính bền vững trong hợp tác
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì công ty cũnggặp phải đối mặt với một số khóa khăn cũng như hạn chế:
Trang 14- Mức tăng trưởng không ổn định, thị trường khách nội địa hiện vẫnchiếm một lượng lớn.
- Một hạn chế mà hầu như các công ty lữ hành hiện nay đang gặp phảikhông chỉ riêng công ty TNHH truyền thông và du lịch Á – Châu đó là sựgiống nhau về chủng loại các sản phẩm cũng như các chương trình du lịch.Nếu muốn cạnh tranh trên thị trường thì ngoài việc tạo mối quan hệ tốt đốivới các nhà cung cấp, giảm giá bán nhằm thu hút khách hàng thì việc tạo ra sựkhác biệt trong sản phẩm du lịch là việc mà công ty nên hướng đến Một sựkhác biệt có lợi thế sẽ tạo cho công ty một vị thế vững chắc hơn
1.5 Đánh giá
Tuy tham gia vào hoạt động trong lĩch vực du lịch chưa lâu nhưng công
ty TNHH truyền thông và du lịch Á- Châu được coi là một công ty có triểnvọng Hoạt động của công ty có mục tiêu cụ thể rõ ràng, đó là nhằm vào thịtrường khách du lịch inbound vì thế các hoạt động marketing được đưa ra chủyếu là nhắm vào đoạn thị trường này Vì thế mà công ty đã tăng được mộtlượng khách inbound khá lạc quan chỉ trong hơn hai năm hoạt động điều nàycho thấy, các mục tiêu chiến lược mà công ty đặt ra mang lại hiệu quả cao.Tuy nhiên, do mới chỉ nhắm vào thị trường khách của một số quốc gia lân cậnvới Việt Nam – những nước có mức tiêu dùng cho du lịch của người dânkhông cao, mà kết quả hoạt động kinh doanh mang lại vẫn còn khá khiếm tốn
Trong số 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có lượng khách du lịch đến ViệtNam nhiều nhất tính cho đến tháng 12/2011 ( theo thống kê của Tổng cục Dulịch) thì công ty hiện đã thu hút được các đối tượng khách như Trung Quốc,
Mỹ, Nga, Campuchia – đây đều là những thị trường truyền thống đối với ViệtNam Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại thì công ty hiện vẫn chưacung cấp dịch vụ cung như chưa thu hút được thị trường khách du lịch NhậtBản và Hàn quốc – đây là hai thị trường có tiềm năng lớn và mức tăng tưởngcao trong tương lai đặc biệt là thị trường Nhật Bản
Trang 15Hiện nay, thị trường khách du lịch Nhật Bản đang là thị trường đầytriển vọng và được Tổng cục du lịch khuyến khích các doanh nghiệp thamgia Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam mới chỉ có một
số ít các công ty tham gia vào thị trường này, mà chủ yếu lại là các công tycủa Nhật Đây là một cơ hội tốt đối với công ty, mặc dù quy mô còn hạn chếsong với những gì mà công ty đã tạo ra được từ chất lượng các dịch vụ chođến mối quan hệ đối với các nhà cung cấp như hiện nay công ty hoàn toàn cóthể khai thác thì trường này
Trang 16CHƯƠNG II: THIẾT KẾ SẢN PHẨM DU LỊCH NÔNG THÔN CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH Á-CHÂU
2.1 Sản phẩm du lịch nông thôn và thị trường khách du lịch Nhật Bản
2.1.1 Sản phẩm du lịch nông thôn
2.1.1.1 Khái niệm du lịch nông thôn
Nguồn gốc du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch xuất hiện khá sớm trên thếgiới, từ thế kỉ XIX du lịch nông thôn đã được hình thành ở một số nước Châu
Âu trong đó có Hung-ga-ri với mục đích chính là phục vụ nhu cầu muốn nghỉngơi tại các trang trại của cư dân các nước Tây Âu Tuy nhiên, phải cho đếnnhững năm 80 của thế kỉ XX thì du lịch nông thôn mới được coi là một loạihình du lịch phổ biến tại các quốc gia Châu Âu này 1
Khi mới hình thành, khái niệm về du lịch nông thôn còn khá mờ nhạt,chủ yếu được phát triển từ khái niệm “agritourism”- “du lịch nông nghiệp”,mặc dù hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau Du lịch nông nghiệp chỉ đơnthuần là việc du khách đến tham quan và tham gia vào các hoạt động nôngnghiệp mang tính truyền thống, còn du lịch nông thôn lại mang một hàm ýrộng hơn nhiều Cũng tương tự như vậy, các khái niệm như du lịch ở nôngtrại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn…… cũng bịđánh đồng với khái niệm du lịch nông thôn Đối với mỗi quốc gia khác nhauthì hoạt động du lịch nông thôn cũng mang những nét khác nhau mà nguyênnhân chủ yếu là do sự khác biệt về kinh tế Tại các quốc gia đang phát triển,người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, gópphần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn cácgiá trị bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường Vì vậy, du lịchnông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng Còn ở các quốc gia phát
1? Tổng hợp từ www ruraltourisminternational.org và báo mạng www kinhtenongthon.com.vn
Trang 17triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhânchính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.2
Theo nguồn từ Tổng cục du lịch Việt Nam có đề cập đến nguồn gốchình thành và phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới nhưsau: ở Pháp, Bộ Du lịch của quốc gia này đã hướng việc phát triển du lịchnông thôn bằng cách đa dạng hóa các hình thức du lịch Vì thế mà du lịchnông thôn ở Pháp được phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường,
xã hội, văn hóa tín ngưỡng thuộc đời sống tinh thần cộng đồng Bên cạnh đócác loại hình dịch vụ cũng được đa dạng hóa một cách rõ rệt Trong thời giantới, tại Pháp có khoảng 300 điểm ở các vùng nông thôn sẽ được lựa chọn đểthực hiện các dự án lắp đặt các thiết bị, phát triển các phương tiện giao thôngcông cộng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế
Ở Nhật Bản, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập các chương trình nhànghỉ tại nông thôn trên khắp cả nước (từ những năm 1995) Các hộ nông dân
cá thể được khuyến khích tham gia hoạt động này một cách độc lập Đến đây,khách du lịch sẽ được tham quan, tham gia trực tiếp vào các hoạt động nhưtrồn trọt, câu cá…… Và được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về ăn uống cũngnhư lưu trú
Ở Hàn Quốc, cũng giống như một số nước trên thế giới, du lịch nôngthôn Hàn Quốc hình thành từ những năm 1984 và được chính phủ triển khainhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân ở nông thôn, gopphần làm giảm khoảng các về thu nhập giữa khu vực này với thành thị Nhờ
dự án này mà rất nhiều làng quê của Hàn quốcđã thay đổi hẳn bộ mặt, nguồnthu nhập của các hộ gia đình tăng lên đáng kể Điển hình là một số làng nhưBuraemi, Dareng-I……
Thái Lan được coi là nước biêt tận dụng thế mạnh về du lịch trong đó
có du lịch nông thôn, từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, loại hình du lịchnày đã khá phát triển tại quốc gia này Đến với Thái Lan, du khách sẽ được
2 Tổng hợp từ www ruraltourisminternational.org và báo mạng www kinhtenongthon.com.vn
Trang 18tham quan các khu làng cũng như được hòa mình vào cuộc sống của ngườidân, được khám phá hệ đọng thực vật phong phú Ở Thái Lan có những tour
du lịch nông thôn khá đặc biệt, thu hút được nhiều khách du lịch tham gia nhưtour khám phá các loài sâu, các loài bướm…
Ngoài những nước kể trên thì du lịch nông thôn còn được biết đến ởnhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó số lượng tập trung lớn nhất chủyếu ở Châu Âu Một số nước như Anh, Đức, Pháp được coi là những quốc giachiếm lĩnh thị trường du lịch nông thôn thế giới với con số các doanh nghiệptham gia loại hình du lịch này cực kì lớn - hàng nghìn doanh nghiệp
Tùy vào điều kiện về kinh tế, xã hội cũng như điều kiện tự nhiên khácnhau mà hình thức tổ chức du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vũng cũng cónhững điểm khác nhau Ví dụ như ở Nhật, du lịch nông thôn biểu hiện chủyếu dưới dạng các nhà nghỉ thân thiện; ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn tổchức dưới dạng các trang trại nhỏ; ở Ô-xtrây-li-a, du lịch nông thôn lại được
tổ chức dưới dạng các trang trại lớn; một số quốc gia khác như Trung Quốc,Thái Lan, Ấn Độ, du lịch nông thôn lại được tổ chức theo quy mô làng……
Ở nước ta, du lịch nông thôn được hình thành từ những năm 90 của thế
kỉ XX, tuy nhiên cho đến nay thì khái niệm về du lịch nông thôn vẫn còn khá
mờ nhạt và chưa được nhắc đến nhiều Mặc dù có rất nhiều tiềm năng để pháttriển du lịch nông thôn song định nghĩa về nó lại hoàn toàn mới mẻ không chỉđối với những người chưa từng biết đến du lịch nông thôn mà ngay cả nhữngngười đang tham gia vào hoạt động du lịch này cũng vậy
Khi mới hình thành và phát tiển, du lịch nông thôn Việt Nam cũng cónhững nét tương đồng so với các nước phương Tây, đó là việc xuất hiện nhiềutên gọi cũng như những biến thể khác nhau Và tính cho đến thời điểm hiệntại, người ta vẫn lầm tưởng giữa khái niệm về du lịch nông thôn và du lịchsinh thái Nếu nói về nguồn gốc thì du lịch nông thôn xuất hiện trước du lịchsinh thái nhưng lại ít được biết đến, nguyên nhân chủ yếu là do quan niệm về
du lịch nông thôn lúc bấy giờ chỉ giống như một hoạt động nhằm tăng thêm
Trang 19thu nhập cho các trang trại, làng quê Còn du lịch sinh thái lại thu hút đượcnhiều sự quan tâm do được hình thành trong bối cảnh các loại hình du lịch cótrách nhiệm đang được chú ý đến Du lịch sinh thái phát triển song song tráchnhiệm về môi trường, vì thế mà nó thu hút được sự quan tâm của nhiều quốcgia, nhiều cơ quan tổ chức trên cả thế giới, vì thế mà du lịch sinh thái pháttriển khá mạnh mẽ.
Năm 2001, với mục đích nhằm xóa đói, giảm nghèo, Tổ chức PhátTriển quốc tế Hà Lan viết tắt là SNV đã phối hợp với Sở du lịch của một sốtỉnh, thực hiện các chương trình du lịch như chương trình thí điểm du lịch bềnvững vì người nghèo và Sapa (Lào Cai) Tại Thừa Thiên - Huế, SNV kết hợpvới Sở Du lịch của tỉnh đề ra nhiều chương trình thiết thực và cụ thể vớinhững nội dung chính: xóa đói, giảm nghèo; nâng cao nhận thức của mọingười về du lịch bền vững; thúc đẩy quản lý của nhà nước về du lịch ở địaphường; xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng và quan hệ hợp tác giữa cácbên lien quan trong du lịch Trong trương trình này, mục đích chính của SNV
là tư vấn, hỗ trờ kỹ thuật cho các tỉnh, huyện và các điểm đến du lịch xâydựng các mô hình về du lịch nông thôn theo hướng bền vững, góp phần vàocông tác bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường cũng như cải thiện đời sốngkinh tế cho các hộ gia đình ở đây Những mô hình này đã thu hút được rấtnhiều đoàn khách du lịch quốc tế
Từ năm 1986, tại Long Hồ - Vĩnh Long đã triển khai mô hình du lịchnông thôn và thu được khá nhiều hiệu quả Với bước đầu là việc khái thác cáckhu nhà truyền thống kết hợp với cảnh quan thiên nhiên song nước, miệtvườn Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng lên hơn 20 điểm với cái tênthân mật là du lịch miệt vườn và đã thu hút được khá đông các du khách quốc
tế đến tham gia trong đó có cả du khách Nhật
Định nghĩa du lịch nông thôn
Trang 20Theo như các tài liệu du lịch hiện nay, có rất nhiều khái niệm về du lịchnông thôn được đưa ra, nhưng để có một khái niệm thống nhất thì vẫn còn làmột quá trình
Ở Ấn Độ, du lịch nông thôn được định nghĩa là những hoạt động như giới thiệu với khách du lịch về cuộc sống ở nông thôn, về văn hóa, nghệ thuật cũng như các di sản, từ đó mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương về kinh
kế cũng như xã hội; cho phép tương tác giữa du khách và người dân địa phương ngày một nâng cao, làm phong phú thêm kinh nghiệm du lịch.
Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch mới đang được manh nha hình thànhdưới những cái tên như “Du lịch trang trại”,“Du lịch nông trại”, “Du lịchnông nghiệp”, “Du lịch đổng quê”, “Du lịch miệt vườn”, “Du lịch sôngnước”, “Du lịch làng bản”, “Du lịch làng nghề”,“Du lịch sinh thái”….từ đóPGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và Ths Trần Huy Đức thuộc Khoa du lịch vàKhách sạn ĐHKTQD trong bài “Phát triển du lịch nông thôn để thúc đẩy hiện
đại hóa nông thôn ở Hà Nội “ đã đưa ra địch nghĩa như sau: Du lịch nông thôn
là môt tập hợp thể loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sự kiện và sản vật của nông thôn để thu hút khách Sản phẩm du lịch nông thôn = Sự khác biệt của tài nguyên ở làng quê + Dịch vụ
ở làng quê + Sản vật của làng quê.
Trang 21Từ những định nghĩa đã được đưa ra ở trên, có thể hiểu “du lịch nông thôn là sự kết hợp của các loại hình du lịch khác nhau tại một địa phương cụ thể, nơi có các tài nguyên du lịch khác biệt so với các địa phương khác và có
sự tham gia không chỉ của doanh nghiệp du lịch mà còn của cả chính quyền
và cư dân địa phương, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia”.
2.1.1.2 Sản phẩm du lịch nông thôn
Sản phẩm du lịch nông thôn
Như đã nói ở trên, du lịch nông thôn ở mỗi quốc gia phát triển cũngnhư đang phát triển có những điểm không giống nhau Bên cạnh đó là việc,nhu cầu tham gia loại hình du lịch này của mỗi khách du lịch cũng khác nhau,
vì thế mà sản phẩm du lịch nông thôn cũng có nhiều biểu hiện khác nhau Cóthể đưa ra 5 hình thức du lịch nông thôn chính như sau:
- Du lịch tự nhiên mang tính giải trí
- Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địaphương
- Du lịch sinh thái, quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũngnhư phúc lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương
- Du lịch làng xã, trong đó du khách được hòa mình vào cuộc sốnglàng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịchmang lại
- Du lịch nông nghiệp trong đó khách du lịch tham quan và tham giacác hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năngxuất cây trồng của địa phương
Tùy vào vị thế, đặc điểm về tài nguyên du lịch và các chính sách pháttriển du lịch của từng vùng mà có sự kết hợp các hình thức du lịch với nhaugiúp du lịch nông thôn đạt hiệu quả tối ưu
Tài nguyên được khai thác vào du lịch nông thôn không chỉ có tàinguyên thiên nhiên, tài nguyên nhăn văn mà còn là các tài nguyên thuộc các
Trang 22loại hình du lịch khác có ở địa phương như tài nguyên du lịch sinh thái, tàinguyên du lịch làng nghề…
Với du lịch nông thôn, chủ thể của du lịch không chỉ riêng doanhnghiệp kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương hay cư dân bản địa và màtất cả các chủ thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào du lịch Lấy ví dụ như
du lịch nông nghiệp, thì chủ thể nó chỉ là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủtrang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, chủ doang nghiệp… mangtính nhỏ lẻ và cá thể Nhưng với du lịch nông thôn thì các chủ thể không chỉdừng lại ở đó mà còn có cả cư dân và cộng đồng địa phương đó Du lịch nôngthôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể baogồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của một vùng nôngthôn thuộc địa phương nào đó Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theohướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địaphương nhằm đảm bảo hài hào lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích củacộng đồng địa phương Có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạocủa chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển du lịch nông thôn củađịa phương theo hướng bền vững
Căn cứ từ những hình thức du lịch nói trên, các sản phẩm du lịch nôngthôn có thể cung cấp cho du khách là:
- Dịch vụ hướng dẫn tham quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch
sử văn hóa, trang trại , làng nghề
- Chế biến các món ăn, đồ uống từ sản phẩm nông nghiệp, phục vụ ănuống cho khách/ bán đặc sản, hàng lưu niệm
- Cho khách thuê nhà và các vật dụng khác
- Cho khách thuê phương tiện / dịch vụ vận chuyển tại điểm du lịch
- Tạo điều kiện cơ hội cho khách tham gia vào các hoạt động kinh tế,văn hóa xã hội của làng xã để có các trải nghiệm
- Các loại dịch vụ khác
Trang 23 Đặc điểm của du lịch nông thôn :Du lịch nông thôn có các đặc điểmcăn bản sau:
(1) Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp
Mục tiêu của du lịch nông nghiệp không chỉ là thỏa mãn nhu cầu của
du khách và đáp ứng lợi ích cho các nhà kinh doanh du lịch, mà nó còn làchiến lược để phát triển nông thôn bằng việc khai thác và đưa các sản phẩnnông nghiệp vào du lịch Có thể nói du lịch nông thôn là một hình thức bánsản phẩm nông nghiệp trực tiếp ngay tại nơi sản xuất Du khách khi đến cácvùng nông thôn du lịch, sẽ được hòa cùng người dân ở đây tham gia vào cáchoạt động thường nhật và mang tính đặc trưng của địa phương đó Ví dụ như,khách du lịch có thể tham gia trồng các loại rau củ quả trong một mảnh vườnnhỏ của một hộ gia đình tại làng Tây Tựu – Từ Liêm – Hà Nội Sau khi thamquan làng xong, du khách quay trở lại gặt hái thành quả Có thể đó không phải
là những gì họ đã tự mình trồng được nhưng nó mang lại ý nghĩa trải nghiệm
Và nhờ mà sản phẩm của làng được tiêu thụ
(2) Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và khônggian cho phù hợp với tình hình
Vì sản phẩm chủ yếu của du lịch nông thôn phụ thuộc vào nông nghiệp,
mà nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là theo mùa vụ, vì thế mà quy mô của
du lịch nông thôn cũng chịu sự tác động của yếu tố mùa vụ hay yếu tố về thờigian Giả sử, nhãn lồng Hưng Yên được khai thác vào du lịch nông thôn,khách du lịch đến đây có thể được tham gia vào quá trình thu hoạch và chếbiến long nhãn Nhưng vấn đề đặt ra là không phải mùa nào cũng có nhãn đểthu hoạch và chế biến Hiện nay, Việt Nam đã có một số giống nhãn cho thuhoạch quanh năm nhưng không phải ở đâu cũng và bất cứ hộ gia đình nàocũng có thể trồng được Nhưng không vì thế mà chỉ mùa hè, du lịch nôngthôn tại làng nhãn mới được tổ chức vì ngoài việc thu hoạch và chế biến longnhãn ra, còn có nhiều hoạt động nông nghiệp có thể thu hút và phục vụ chokhách du lịch Chỉ có điều quy mô sẽ không lớn như vào chính vụ nhãn
Trang 24Cũng như thế, khi khác thác du lịch nông thôn thì quy mô của các tỉnhmiền bắc sẽ nhỏ hơn so với quy mô của các tỉnh miền nam Đây là minhchứng cho việc quy mô du lịch nông thôn có thể thay đổi tùy theo không giancho phù hợp với địa lý và đặc điểm của từng vùng.
(3) Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác,
sự phát triển của các loại hình du lịch khác là tiền đề cho du lịch phát triển.Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các vùng phát triển du lịch nông thôn lại rấtlớn
Du lịch nông thôn là sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch khác nhau,
vì thế mà khi các loại hình du lịch này phát triển sẽ thúc đẩy du lịch nôngnghiệp phát triển.Tuy nhiên, các vùng có du lịch nông thôn lại cạnh tranhnhau gay gắt Một phần nguyên nhân cũng là do tính kết hợp của du lịch nôngthôn, thay vì chỉ tham gia các hoạt động du lịch văn hóa tại làng này sau đótham gia các hoạt động du lịch sinh thái tại các làng khác thì du khách có thểtham gia cả 2 loại hình du lịch này ngay tại cùng một làng Nó tạo sự tiện lợicho du khách vì thế rất dễ được du khách chấp thuận mặc dù sinh thái củalàng đó không đặc sắc bằng làng khác Điều này dẫn đến nguy cơ, làng khác
sẽ mất đi rất nhiều lượng khách du lịch, làm cho du lịch của làng không thểphát triển được Vì thế, để đạt được lợi ích đôi bên là rất khó, đó là nguyênnhân dẫn đến việc tại sao lại có sự cạnh trannh gay gắt giữa các vùng có dulịch nông thôn
(4) Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn;
Có thể nói, tính tổng hợp của du lịch nông thôn là yếu tố tác độngnhiều nhất hình thành nên các đặc điểm của du lịch nông thôn Do có thểkhai thác cùng một lúc nhiều loại hình vào du lịch nông thôn, vì thế mà mỗivùng, mỗi miền lại có những cách làm du lịch khác nhau Dẫn đến việckhông thống nhất và đồng bộ trong khâu tổ chức và thực hiện du lịch tại mỗivùng miền Đó là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh những biến tấu khácnhau của du lịch nông thôn
Trang 25(5) Có tính liên ngành và liên vùng cao.
Tính liên ngành thể hiện ở chỗ: từ việc du lịch nông thôn của vùngphát triển từ đó nông nghiệp của vùng sẽ được thúc đẩy và ngược lại Tínhliên ngành không chỉ thể hiện giữa du lịch với nông nghiệp và còn với cácngành khác như ngân hàng, thương mại, bưu chính viễn thông…
Tính liên vùng cao thể hiện ở chỗ, phát triển du lịch nông nghiệp làphát triển bền vững Những vùng có những sản phẩm du lịch giống nhau,hoặc những vùng chỉ có một sản phẩm du lịch đặc trưng nhất định có thể kếthợp với nhau tạo thành một chuỗi sản phẩm để cùng nhau phát triển
2.1.1.3 Một số mô hình du lịch nông thôn ở Việt Nam và trên thế giới
Mô hình du lịch nông thôn trên thế giới
Du lịch nông thôn đang dần trở thành một su hướng trên thế giới Dướiđây là một số mô hình phát triển du lịch nông thôn của một số quốc gia trênthế giới đã và đang thu được những thành công nhất định
Du lịch nông thôn Pháp
Du lịch nông thôn của Pháp bắt đầu hình thành từ năm 1950 với hìnhthức biểu hiện ban đầu là du lịch nông nghiệp Năm 2001, cả nước Pháp cókhoảng 2,8 % các trang trại kinh doanh loại hình du lịch này, trong đó 69%các trang trại cung cấp chỗ ở, 16% các trang trại cung cấp các dịch vụ liênquan đến thực phẩm, 3,9 % cung cấp các hoạt động liên quan đến thủ công
mỹ nghệ và 29% các trang trại cung cấp các hoạt động khác liên quan đến dulịch Phần lớn các trang trại có kinh doanh loại hình du lịch này đều tập trung
ở khu vực Địa Trung Hải, xung quang là các dãy núi
Vì là một nước phát triển nên du lịch nông thôn ở Pháp được tập trungchủ yếu vào việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Đến đây, du khách sẽđược trải nghiệm cuộc sống của những người nông dân Pháp với nhiều sự lựachọn khác nhau, về chỗ ở, nơi vui chơi giải trí, cảnh quan thiên thiên… củamỗi trang trại, địa phương làm tăng tính đa dạng của du lịch nông thôn
Trang 26Bên cạnh việc làm thế nào để tăng thu nhập của người dân ở vùng nôngthôn, du lịch nông thôn Pháp còn góp phần bảo tồn các di sản, các giá trịtruyền thống; tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa và xãhội.
Ở Pháp hiện nay có rất nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như: Mạnglưới Nhà ở nước Pháp (Gites de France) – thành lập năm 1954; mạng lướiĐón tiếp nông dân (Acceuil paysan) – thành lập vào những năm 90 vớikhoảng 300 thành viên; mạng lưới Chào đón ở nông trại (Bienvenue à laferme) – thành lập năm 1993; ……Các mạng lưới này kết hợp với các tổ chứcchính phủ tham gia tích cực vào việc quảng bá du lịch và văn hóa của đấtnước này
Pháp được coi là một trong số những nước có du lịch nông thôn pháttriển với nhiều hoạt động tích cực trong việc phát triển du lịch theo hướng bềnvững Trong năm 2011, Viện du lịch Pháp còn ký kết hiệp ước hỗ trợ pháttriển du lịch nông thôn ở khu vực Altai của Nga – bước đầu của xu hướng liênkết du lịch nông thôn giữa các nước trên thế giới
Du lịch nông thôn Vương quốc Anh
Hình thành từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nhưng phải đến giữanhững năm 80 du lịch nông thôn của Vương quốc Anh mới thực sự phát triển.Cũng giống như ở Pháp, du lịch nông thôn của Vương quốc này tập trung chủyếu ở các trang trại, trong số đó 42% trạng trại ở Anh, 34% ở xứ Wales, 23%
ở Scotland và 6% ở Bắc Ireland (năm 2001)
So với các nước ở khu vực Châu Âu thì Vương quốc Anh được coi làquốc gia nắm thị phần lớn về lượng khách du lịch tham gia vào loại hình dulịch này Ở Anh, du lịch nông thôn phát triển với các loại hình dịch vụ chủyếu được cung cấp như: trang trại B&B (Bed and Breakfast), trang trại tựphục vụ và trang trại dành riêng cho hoạt động cắm trại Theo một công bố từkết quả nghiên cứu tại Anh được đăng tải trên www.visitengland.org năm
2004 thì du lịch nông thôn đem lại cho Vương quốc này 14 tỷ bảng Anh và hỗ
Trang 27trợ 380.000 việc làm Cũng theo công bố trên thì giai đoạn từ năm 1991 –
2001, du lịch nông thôn của Vương quốc Anh đón khoảng 25% lượng kháchquốc tế trên tổng số khách du lịch tham gia vào loại hình du lịch này, trongkhi trước đó lượng khách hầu hết là khách nội địa
Du lịch nông thôn của VQA phát triển được như vậy một phần phải kểđến sự tham gia hỗ trợ tích cực của chính phủ kết hợp với các hoạt động xúctiến, quảng bá và liên kết của một lượng lớn các hiệp hội địa phương do cácnhóm nông dân lập ra như: Peak district farm holidays – nhóm gồm 35 nôngdân thành lập năm 1977; Northamptonshire farm accommodation – nhómgồm 31 nông dân lập ra; Devonfarms – gồm 130 thành viên và khoảng hơnchục hiệp hội lớn nhỏ khác
Mô hình du lịch nông thôn ở Việt Nam
Do du lịch nông thôn ở Việt Nam vẫn còn là một loại hình du lịch mới
và chưa thực sự phát triển như các nước khác trên thế giới cũng như khu vực.Định nghĩa và tính chất của du lịch nông thôn vẫn còn bị đánh đồng vờinhững loại hình du lịch khác, và dôi khi người ta nhầm tưởng du lịch nôngthôn là du lịch sinh thái hay du lịch cộng đồng Vì thế mà số lượng quy môcác dự án về phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn còn khá làkhiêm tốn Dưới đây e xin đề cập đến một số mô hình phát triển du lịch nôngthôn thực tế ở các vùng của nước ta có đặc điểm và tính chất đúng với du lịchnông thôn thực sự
Du lịch nông thôn xã Gia Vân – Gia viễn – Ninh Bình
Năm 2002, nông dân xã Gia Vân - Gia Viễn - Ninh bình đã Người dânđược tiếp cận với một loại hình hoạt động hoàn toàn mới, làm thay đổi toàn
bộ bộ mặt của vùng đồng bằng chiêm trũng tỉnh Ninh Bình Anh Hà Huy Lợiđược coi là người khởi đầu cho phong trào du lịch nơi đây
Ban đầu, du lịch ở vùng nông thôn này được biết đến với cái tên “dukhảo làng quê” Đúng như cái tên của nó, du khách đến đây sẽ được thamquan thôn làng, thăm viếng các đình, chùa, ngắm cây thị hàng trăm năm tuổi
Trang 28trên chiếu “xe trâu” quen thuộc với người nông dân nhưng lại hoàn toàn xa lạ
và đầy hứng khỏi đối với khách du lịch Cũng trên chiếu xe ấy, du khách sẽđược tiếp tục dạo quanh các thôn ,làng khác xung quanh xã Gia Vân như thônMai Trung, thôn Tập Ninh, thôn Trung Hòa……., qua mỗi thôn, du khách lạiđược tham quan, dừng chân khám phá cuộc sống của người dân nơi đây.Ngoài ra, du khách còn được nghe những bài hát chèo do chính người dân nơiđây thể hiện, được đạp xe đạp đi thăm các khu đền chùa khác…
Hoạt động hấp dẫn và thu hút khách du lịch nhất phải kể đến chuyến dukhảo tại thôn Cầu Vàng xã Gia Hòa Đến đây du khách sẽ được tham gia sinhhoạt, lao động cùng với người dân nơi đây, được biết thế nào là cuộc sống củanhững người nông dân lao động, được tự tay nấu những bữa cơm đạm bạc vớinhưng nguyên liệu do chính mình kiếm được……Anh lợi khẳng định, đây làtour du lịch hoàn toàn mới ở các làng quê Bắc Bộ và thu hút đến hơn 90% dukhách nước ngoài
Cũng theo anh Lợi,làng quê Đồng Bằng Bắc Bộ có những nét văn hóarất riêng vì thế việc khai thác du lịch là hoàn toàn có thể Tuy nhiên, muốnlàm du lịch thành công thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Du lịch nông thôn thị xã Hội An – Quảng Nam
Thị xã Hội An – Quảng Na được nhiều du khách nước ngoài biết đếnvới di sản văn hóa thế giới ‘phố cổ Hội An” với vẻ yên bình, cổ kính Tuynhiên, những năm gần đây, nơi đây còn được biết đến như một điểm đến của
du lịch xanh
Cách trung tâm phố cổ không xa về phía Đông Bắc, rất nhiều người đãngỡ ngàng với hình ảnh của những vị khách nước ngoài cao lớn mồ hôi nhễnhại đang gánh nước tưới rau dưới hình ảnh của một nông dân thực thụ BàTajia Halonen – Tổng thống Phần Lan đã rất hào hứng với tour du lịch nàytrong chuyến tham chính thức Hội An vào tháng 2/2008, bà nói” Đây là cáchtuyệt vời để hiểu hơn về cuộc sống của nông dân, ngư dân Hội An qua cáchthâm nhập vào cuộc sống đời thường của họ” ( nguồn : báo mạng Kinh tế