2.2.1.1 Xây dựng ý tưởng cho chương trình
Mục tiêu xây dựng chương trình du lịch này nhằm hướng vào đối tượng khách du lịch là người Nhật Bản vì thế chương trình du lịch phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách này. Vì thế khi xây dựng chương trình du lịch cần chú ý hai điểm cơ bản sau:
- Là sản phẩm du lịch nông thôn vì thế chương chình du lịch phải mang những đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch nông thôn. Cụ thể là các hoạt
động nằm trong chương trình du lịch phải được tổ chức ở nông thôn, các dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi cư dân bản địa.
- Do sản phẩm du lịch này hướng vào thị trường là khách Nhật Bản – đây là đối tượng khách có những yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, điểm đến du lịch họ lựa chọn thường là những nơi có dịch vụ vận chuyển tiện lợi và chỗ ở có chất lượng tốt.
Từ hai yếu tố trên, có thể rút ra một số nhật xét sau:
- Địa điểm du lịch được lựa chọn nên là các làng nghề truyền thống xung quanh các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh vì hai lý do sau:
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón khách du lịch cũng như khâu di chuyển của khách từ sân bay tới điểm đến du lịch
Tạo tâm lý yên tâm về chất lượng dịch vụ cho du khách hơn là việc phải đi xa các thành phố lớn
- Thời gian của tuyến hành trình nên kéo dài khoảng từ 3->5 ngày hoặc có thể lên đến 7 ngày. Vì khoảng thời gian cho một chuyến đi của đối tượng khách này thường không quá 7 ngày, hơn nữa, nếu tuor du lịch kéo dài quá lâu có thể tạo tâm lý nhàm chán đối với khách. Với một khoảng thời gian vừa đủ sẽ tác động tích cực hơn đến cảm nhận của khách, hứa hẹn cho một chuyến viếng thăm khác.
- Các dịch vụ được cung cấp không được nghèo nàn, dù là mục đích chính là trải nghiệm cuộc sống nông thôn, hòa nhập với đời sống sinh hoạt của người dân địa phương nhưng nếu thiếu đi những hoạt động giải trí sẽ không giữ chân được đối tượng khách này. Đặc biệt chú ý đến các hoạt động về đêm và các khu mua sắm các đồ lưu niệm vì đối tượng khách này rất thích mua sắm và tặng quà cho bạn bè khi đi du lịch.
- Một chương trình du lịch không nên chỉ diễn ra tại một điểm đến, nhất là khi tuor du lịch đó diễn ra tại một số làng nghề truyền thống quanh địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, cũng không nên lựa chọn quá nhiều điểm đến trong
một chương trình du lịch vì có thể tạo ra cường độ quá lớn khiến khách cảm thấy không được thư giãn, điều này sẽ làm phản tác dụng dù chất lượng dịch vụ có tốt đến mấy. Số lượng hợp lý nhất nên từ 2 3 điểm đến.
- Về phương tiện vận chuyển nên lựa chọn nhưng phương tiện vận chuyển có tính tiện lợi cũng như tính an toàn cao.
- Về chỗ ở, phải vừa thỏa mãn tính dân dã của thôn quê, nhưng vẫn phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về tiện nghi. Tránh một số trường hợp các làng quê, vùng nông thôn vẫn sử dụng các khu vực vệ sinh công cộng, nhà tắm công công hoặc mang tính chất “thiên nhiên hoang dã”.
Đặc biệt, đối tượng khách mà công ty hướng đến cho loạt chương trình này chủ yếu là khách ba lô và người cao tuổi vì lý do sau:
- Khách du lịch ba lô là đối tượng thích tìm hiểu, khám phá cuộc, dễ hòa nhập và có khả năng phát tán thông tin cao.
- Đối tượng khách là người cao tuổi : có hứng thú tìm hiểu về lịch sử, tự nhiên và văn hóa của điểm đến du lịch, đã nghỉ hưu và có mức chi tiêu cao.
2.2.1.2 Xây dựng tuyến hành trình cơ bản
Từ những ý tưởng ở trên, em xin đề xuất một số tuyến chương trình du lịch cụ thể như sau:
Tour khám phá các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội - Thời gian : 35 ngày
- Địa điểm: làng gốm Bát tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng tranh Đông Hồ, ………..
- Các hoạt động chủ yếu: tham quan quang cảnh các làng nghề, tham gia trực tiếp vào các công đoạn để làm ra một sản phẩm thủ công, khám phá lịch sử làng nghề thông qua các câu chuyện kể, tham gia sinh hoạt đêm cùng cư dân địa phương, mua sắm các sản phẩm của làng nghề tại các gian hàng….
Tour trải nghiệm cuộc sống ngoại thành Hà Nội - Thời gian : 35 ngày
- Địa điểm : làng hoa Tây Tựu, làng hoa Ngọc Hà, làng cổ Đường Lâm, …………..
- Các hoạt động chủ yếu: thư giãn giải trí, khám phá cuộc sống của người dân địa phương, hòa mình với hành trình của những gánh hoa rong, tham quan, khám phá nét đẹp của chợ hoa………..
Hòa nhập cuộc sống và khám phá ẩm thực miền Trung - Thời gian: 57 ngày
- Địa điểm: làng nón – Huế, làng thủ công mỹ nghệ - Hội An, làng đá – Đà Nẵng
- Các hoạt động chủ yếu: kết hợp chủ yếu giữa tham quan khám phá các làng nghề, tìm hiểu về các làng nghề, và tham gia chế tác sản phẩm ngay tại địa phương. Bên cạnh đó là việc khám phá những nét văn hóa phi vật thể tại 3 tỉnh, thành phố trọng điểm của miền trung này, đặc biệt là việc thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng đậm chất Trung Bộ.
Tour khám phá các bản làng Tây Nguyên - Thời gian: 3 5 ngày
- Địa điểm: các bản làng dân tộc
- Các hoạt động chủ yếu: tham gia vào các công việc thường ngày của người dân bản địa, tham quan, khám phá vẻ đẹp hoang dã, hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, thưởng thức các món ăn đậm chất dân dã, tham gia vào các lễ hội, đêm cồng chiêng và các hoạt động vui chơi giải trí của dân làng, thanh niên……….tìm hiểu nét văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc; tự tay thêu dệt những bộ trang phục giống như người dân ………..
Tour miệt vườn Nam bộ - Thời gian: 57 ngày
- Địa điểm: các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long
- Các hoạt động chủ yếu: khám phá vựa lúa lớn nhất Việt Nam, với những cánh đồng lúa chín vàng, thẳng cánh có bay; tham quan các khu vườn cây ăn trái của người dân nơi đây, tự tay trẩy, hái các trái chín và thưởng thức
hương vị hoa quả bốn mùa; khám phá sông nước miền tây qua những câu hò của người chèo thuyền………
2.2.1.3 Xây dựng phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống
• Về vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển: đón khách bằng oto ( điều hòa, chất lượng cao) tại sân bay và đưa khách đến các điểm du lịch như trong lịch trình. Tại các điểm đến, phương tiện vận chuyển sẽ thay đổi tùy thuộc vào tính chất của mỗi vùng ( xe ngựa, xe bò, cưỡi voi, thuyền…..)
- Nhà cung cấp: các công ty cho thuê dịch vụ vận tair du lịch, người dân bản địa tại điểm đến.
• Về lưu trú
- Dịch vụ lưu trú do chính người dân địa phương cung cấp, hoặc do chính quyền địa phương tự đậu tư xây dựng hay giao cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Dù là đối tượng nào thì chất lượng dịch vụ lưu trú cũng phải được đảm bảo về chất lượng và tính phù hợp đối với đối tượng khách.
• Về ăn uống
- Chủ yếu là các món ăn dân dã, thôn quê. Nguyên liệu có thể do chính tay khách du lịch trồng, thu hoạch và chế biến.
- Ngoài ra có thể mở một số nhà hàng Nhật Bản ngay tại địa phương để làm phong phú thêm lựa chọn cho khách du lịch.
2.2.1.4 Xác định giá thành và giá bán của chương trình
Giá thành của chương trình du lịch được xác định theo các khoản mục và số lượng các dịch vụ do khách yêu cầu:
Bảng 4: xác định giá thành của chương trình du lịch thoe khoản mục chi phí
STT Khoản mục chi phí CP biến đổi CP cố định
1 Vận chuyển (ôtô) *
2 Chi phí trọn gói tại các điểm du lịch *
3 Phí hướng dẫn viên *
4 Visa-hộ chiếu *
5 Các chi phí phát sinh khác *
6 Tổng VC FC
Ghi chú: Các chi phí được đánh dấu (*) vào nhóm tương ứng
• Công thức tính giá
- Giá thành cho một khách:
- Tổng chi phí cho một đoàn khách Hoặc Trong đó:
z: giá thành cho một khách
Z: Tổng chi phí cho cả đoàn khách Q: số thành viên trong đoàn
FC: tổng chi phí cố định cho cả đoàn khách VC: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách