2.1.2.1 Tính cách của người Nhật
Theo Nhật Bản – Đất nước và con người của tác giả Eiichi Aoki (được T.S Nguyễn Kiên Trường dịch sang tiêng Việt) thì tính cách đặc trưng của người Nhật được thể hiện qua những nét:
- Tính kỷ luật cao và hành động theo nhóm. Người Nhật là những con người của tính kỷ luật rất cao. Xã hội của họ phân chia theo từng nhóm cấu kết rất chặt chẽ với nhau. Sức lôi cuốn của nhóm và ước muốn được hoà mình vào nhóm là là phần căn bản trong tính cách người Nhật. Người Nhật luôn thuộc vào một nhón nào đó như gia đình, công ty.. vì nó mang lại cho họ cảm giác an toàn khi được thuộc về một nhón nào đó. Đơn vị cơ bản của nhóm là gia đình giống như các xã hội khác. Mặc dù vẫn duy trì mối quan hệ gia đình hoặc gia đình mở rộng trong suốt cuộc đời nhưng người Nhật còn đi xa hơn và chuyển ràng buộc này sang trường học công sở. Sự gắn bó mạnh mẽ vào tập thể cũn có mặt trái của nó.Nó có thể khơi dậy tình cảm bài trừ người ngoài. Việc tuân thủ các tác phong và nghi thức giúp kiềm chế chủ nghiã cá nhân, và người lãnh đạo nhóm có thể trông đợi một sự phục tùng mù quáng và lơị dụng tập thể cho mục đích cá nhân. Nó cũng có thể khoá chặt cuộc đời một con người vào tập thể nào đấy.
- Ý thức về bổn phận Mọi người Nhật đều ý thức về bổn phận của họ. Bổn phận phải đền đáp lại những gíup đỡ đã nhận được, phải làm điều phải để bảo vệ tập thể. Với người Nhật thực hiện bổn phận của mình là điều tối quan trọng.
- Giữ thể diện Song song với việc ý thức về bổn phận là quan niệm về việc giữ thể diện. Không những giữ thể diện cho riêng mình mà còn phải giữ thể diện cho những người xung quanh. Ví dụ một người Nhật không những phải kính trên nhường dưới như Việt nam mình vẫn quan niệm mà còn phải biết hiểu tâm tư tình cảm của cả trên và dưới. Và khi hành động gì thì phải suy nghĩ đến những người này và chú ý không làm mất thể diện của họ và cả
của chính bản thân mình. Điều đó có nghĩa là cái tôi bên trong phải được kiềm chế hoặc che giấu. Chính vì thế mà người Nhật tránh đưa ra một câu trả lời rõ ràng, tránh cam kết hoàn toàn và né tránh sự đối đầu trực diện. Điều đó không có nghĩa là gian giảo hay giả dối. Đó chỉ là cần phải sử dụng mặt nạ để giữ cho các mối quan hệ cá nhân được êm thấm và không bị xáo trộn. Họ mô tả tính cách này bằng 2 chữ TATEMAE, tức là vẻ bộc lộ bên ngoài và HONNE là những suy nghĩ thực sự bên trong. Điều này đã gân ra cho người nước ngoài cảm nhận rằng người Nhật có tính hai mặt và không bao giờ nói thật.
- Tính khéo léo và cẩn thận. Hẳn ai có cơ hội tiếp xúc và làm việc với người Nhật mới nhận ra bàn tay khéo léo của họ. Người Nhật rất xem trọng kiểu dáng và mẫu mã. Hầu hết các sản phẩm điện tử tinh vi đều có kiểu dáng rất phù hợp. Cộng với tính khéo léo là tính tỷ mỷ và cẩn thận tuyệt đối đã gíúp cho Nhật Bản nổi tiếng vời nhiều mặt hàng máy móc điện tử.
- Tinh thần chịu khó và lạc quan. Có lẽ do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo cho người Nhật Bản tính lạc quan. Trong quá khứ nhiều trận động đất lớn xẩy ra nhưng ngay sau đó người Nhật lại lạc quan xây lại từ đống tro tàn đổ nát. Cũng có lẽ xuất phát từ tinh thần lạc quan này mà người Nhật cho dù già rồi vẫn cố gắng làm việc cống hiến cho gia đình xã hội.
2.1.2.2 Tập quán sinh hoạt ( các dịp lễ tết, sinh hoạt đời thường, quan hệ gia đình – xã hội)
• Các dịp lễ tết của Nhật
Có 15 ngày lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù.
- Ngày mồng một Tết: Ngày mồng một tháng Một. Có khá nhiều công ty nghỉ từ ngày 30 tết tới ngày mồng 4 tháng 1.
- Ngày lễ thành nhân: Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20 tuổi.
- Ngày Quốc khánh: Ngày 11 tháng 2. Theo như cuốn “Nhật Bản thư kỷ” thì đây là ngày Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang, được tính sang dương lịch.
- Ngày Xuân phân: Khoảng 21 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ dành để ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống.
- Ngày Xanh: 29 tháng 4. Đây là ngày sinh của hoàng đế Chiêu Hoà. Sau khi ông ta mất thì người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của cây cỏ.
- Ngày Hiến pháp: mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập.
- Ngày lễ dân tộc: mồng 4 tháng 5. Đây thực ra không phải là ngày lễ đặc biệt gì cả, bởi vì ngày mồng 3 và mồng 5 là ngày nghỉ nên ngày này cũng được lấy làm ngày nghỉ.
- Ngày thiếu nhi: mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Ngày này còn được gọi là ngày lễ "Đoan ngọ", ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
- Ngày của biển: Ngày 20 tháng 7. Ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng.
- Ngày kính lão: ngày 15 tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng đối với người già, được đặt ra từ năm 1966.
- Ngày thu phân: Ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Là ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tương đương với ngày lễ xá tội vong nhân của nước ta. Chú ý rằng lịch trên là lịch dương nên nếu qui ra lịch âm thì trùng với ta.
- Ngày thể dục thể thao: Ngày 10 tháng 10 (hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10). Được thiết lập từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
- Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Được thiết lập từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.
- Ngày lễ cảm tạ người lao động: Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được gọi là ngày lễ "Niiname sai", được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với Thanks Giving của phương Tây.
- Ngày sinh nhật của Nhật hoàng: Ngày 23 tháng 12. Là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay. Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.
Với số lượng các ngày lễ tết như ở trên thì số ngày nghỉ của người dân Nhật Bản trong các dịp này cũng tương đối lớn, tuy nhiên nó lại rải rác vào các tháng trong năm chứ không kéo dài liên tục vì thế nên vào những ngày này họ thường ít khi đi du lịch mà dành thời gian cho gia đình.
• Các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội
Có thể nói, Nhật Bản là một trong số ít các dân tộc vẫn giữ được nét truyền thống trong văn hóa xã hội ngay cả khi họ được coi là một quốc gia tân tiến, tiếp thu văn hóa phương tây khá nhanh.
Vào thời xưa, Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới, nhưng từ thời kỳ Samurai người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Cho đến nay, suy nghĩ này vẫn còn ẩn chứa trong đa phần suy nghĩ của người dân Nhật Bản. Người đàn ông Nhật thường gọi vợ mình là người dại dột (foolish wife-gusai), theo lối tư duy cũ, người phụ nữ vẫn bị áp đặt là người của gia đình còn người đàn ông được coi là người của xã hội, đa phần người phụ nữ sẽ ở nhà làm các công việc nội trợ, gia đình còn người đàn ông ra ngoài kiếm sống và mang hiết tiền lương về cho vợ. Một điều khá thú vị là nếu như khi đại gia đình người Nhật đi du lịch thì người vợ lại là người nắm phần lớn các quyết định.
Cho đến nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội nhất là trong tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niệm phân biệt giới tính và suy nghĩ cổ hủ, bảo thủ.
• Những điều kiêng kị đối với người Nhật
Theo ước tính, một năm người Nhật sử dụng khoảng 13 tỷ đôi đũa gấp 110 lần dân số nước này, trong đó đến 90% là loại đũa dùng một lần – một con số đáng kinh ngạc – vì thế không lấy làm lạ khi ở Nhật có một ngày gọi là ngày tết đũa – vào mùng 4 tháng 8 hàng năm. Không những thế, người Nhật còn có những quy định chặt chẽ khi dùng đũa buộc mọi người phải tuân thủ một cách tự giác:
- Không dùng đầu lưỡi để liếm đũa,
- Không lắc, ngoáy, khua đũa trên bàn ăn,
- Không dùng đũa gắp kẹp hai, ba miếng thức ăn cùng lúc, - Không dùng răng cắn, gặm đũa,
- Không dùng đũa cắm lên thức ăn và gắp thức ăn vào bát người cùng ăn, - Không dùng đũa gạt bát đĩa, giấy ăn và các vật dụng ăn uống khác, - Không đặt đũa lên trên bát đĩa,
- Không dùng đũa cào bới thức ăn.
Ngoài ra, người Nhật còn có một số điều kiêng kị khác như:
- Người Nhật rất sợ con số 4 vì họ quan niệm đó là con số không may mắn vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ “shi” – “sự chết chóc”. Thay vào đó họ lại thích các con số lẻ như 3, 5 ,7 chọn phòng số le, ghế số lẻ, hoa và quà theo số lẻ……
- Giường ngủ không được đặt về hướng Bắc vì đó là hướng đặt người chết - Khi đi thăm người ốm dứt khoát không được tặng trà, hoa hoặc những cây có chậu vì họ cho rằng đó là điều không tốt, trà được coi là lễ vật người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái nên không được tùy tiện cho, biếu
- Không nên tặng mùi khăn mùi xoa cho bạn bè vì nó thể hiện sự kết thúc của một mối quan hệ.
2.1.2.3 Hành vi giao tiếp
• Thói quen trong giao tiếp
- Trang phục: người Nhật phán đoán nhân cách một người qua biểu hiện về trang phục của họ vì thế một người ăn mặc chỉnh tề sẽ được coi là người có tư chất. Ngược lại, người để tóc tai rối bù, râu ria bờm xờm, quần áo xộc xệch….. sẽ bị xem là người thiếu tư cách.
- Chào hỏi: người Nhật thường chào hỏi nhau bằng cách cúi chào, kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn đó là người dưới bao giờ cũng phải chào người trên trước. Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
- Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa…, hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
- Nụ cười: dân tộc Nhật là dân tộc cười, nụ cười Nhật có nhiều ý nghĩa, họ cười không chỉ trong hoàn cảnh vui vẻ và thanh thản mà ngay cả trong hoàn cảnh nặng nề đau đớn.
- Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
- Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.
- Đúng giờ: người Nhật rất chú trọng đến thời gian và luôn luôn đúng giờ vì đối với họ đến muộn bị coi là khiếm nhã, dễ gây mất lòng tin với người khác. Trong trường hợp đến muộn phải có lien lạc trước.
• Những điều cần lưu ý khi giao tiếp với khách du lịch là người Nhật - Quần áo phải sạch sẽ, gọn gàng, có phù hiệu tên công ty rõ ràng, không nên quá rườm rà bắt mắt. Nữ giới nên tránh dùng các đồ trang sức sặc sỡ, trang điểm một cách nhẹ nhàng vừa phải, không sơn móng tay màu sang chói.
- Tóc nên để gọn gàng, không che mắt, khuôn mặt luôn tươi cười thể hiện sự thân thiện.
- Khi chào hỏi luôn ở tư thế nghiêm thể hiện thành ý và sự tôn trọng đối với người được chào, cúi chào 15o trong trường hợp giản đơn, cúi chào 30o
trong trường hợp kính trọng, 45o trong trường hợp thật kính trọng và 90o trong trường hợp tạ lỗi. Với người Nhật, càng cúi đầu thấp bao nhiêu càng thể hiện sự tôn trọng bấy nhiêu.
- Nên sử dụng tiếng Nhật trong khi giao tiếp với khách du lịch là người Nhật.
- Khi trao danh thiếp cần đưa trực tiếp bằng tay phải ở độ cao ngang ngực khách; khi nhận phải đứng dậy, đọc tên khách và thể hiện thái độ trân trọng đúng mực. Nếu là lần đầu và khách cũng có ý định trao thiệp thì nên nhận trước trao sau. Chú ý đọc kĩ các thong in trên card một lượt thật cẩn thận, không coi card như một đồ vật để chơi trên tay vì như vậy thể hiện sự không tôn trọng.
- Trong giao tiếp với người Nhật phải luôn thận trọng trong lời lẽ, cử chỉ và cách xưng hô. Phải hết sức chú ý trong câu nói của người Nhật, vì Nhật