Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, sự lớn mạnh của ngành khách sạn và các chính sách mở cửa hiện nay đã đăt ngành kinh doanh khách sạn vào cuộc cạnh tranh rất gay gắt, chịu rấ
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đât nước,ngành
du lịch có một vị trí quan trọng Song song với sự gia tăng của những lượt khách quốc tế và khách nội địa là sự bùng nổ trong hoạt động kinh doanh khách sạn
Năm 1950 thế giới mới chỉ có 25 triệu lượt khách du lịch, hiện nay đã lên đên 625 triệu lượt khách tăng gấp 25 lần và dự kiến vào năm 2012 con số này sẽ lên đến hơn 1 tỷ lượt khách
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, sự lớn mạnh của ngành khách sạn và các chính sách mở cửa hiện nay đã đăt ngành kinh doanh khách sạn vào cuộc cạnh tranh rất gay gắt, chịu rất nhiều sức ép từ nhiều phía.Với bất kỳ khách sạn nào muốn tồn tại và phát triển, bản thân các khách sạn và những nhà quản lý khách sạn đều phải tìm ra những phương hướng, giải pháp thích hợp để phát triển kinh doanh, làm tăng doanh thu và lợi nhuận.Tăng cường thúc đẩy các yếu tố để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.Xuất phát từ những vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tại khách sạn
Dạ Khúc em đã quyết định chọn đề tài luận văn: "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của khách sạn Dạ Khúc
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
khách sạn Dạ Khúc
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Dạ Khúc
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Bá Dư cùng tất cả mọi người tại khách sạn Dạ Khúc đã giúp đỡ em trong bài luận văn này.Thời gian thực tập tại khách sạn vẫn còn hạn chế nên bài luận văn của em vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô để giúp em hoàn thiện hơn bài luận văn của mình.
Trang 5CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
KHÁCH SẠN
1.1 Đặc điểm cơ bản trong kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh du lịch do đó nó cũng mang những đặc điểm chung của kinh doanh du lịch.Sản phẩm du lịch
do khách sạn sản xuất ra không thể lưu kho mà lại thường ở cách xa nơi khách hàng thường trú nên không thể mang đi tiêu thụ tại nơi khác mà chỉ có thể tiêu thụ chỗ đồng thời với nơi sản xuất ra chúng
Do đó, sản phẩm của kinh doanh khách sạn là vô hình bởi khách thường đến nơi chúng được bán và sản xuất ra các hàng hoá dịch vụ như phòng ngủ, đồ uống, các dịch vụ vui chơi giải trí…Song các dịch vụ này là vô hình và khá trừu tượng nên khách không thể kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi tiêu dùng
Đối với sản phẩm kinh doanh khách sạn có sự khác nhau giữa nó và sản phẩm vật chất là sự tham gia của người sự dụng.Một sản phẩm vật chất có thể được tạo ra mà không cần sự tham gia của khách hàng còn đối với sản phẩm khinh doanh khách sạn thì không thể tạo ra mà không cần sự tham gia của khách du lịch
Ngoài ra khách sạn còn có những điểm nổi bật riêng:
Dung lượng vốn lớn, tỷ trọng vốn cố định trên tổng số vốn lớn do
• Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cao
• Cơ sở vật chất, trang thiết bị đòi hỏi luôn phải hiện đại, sang trọng trên tiện nghi được duy trì, thường xuyên phải nâng cấp bảo trì nên chi phí cao
Trang 6• Hoạt động có tính thời vụ do đó đòi hỏi chi phí phục hồi, chi phí bảo quản và vận hành cho từng mùa vụ
• Phải sử dụng nhiều nhân công vì hoạt động chủ yếu là hoạt động dịch
vụ, lao động sông trong khách sạn chiếm tỉ trọng chính, có nhiều ngành nghề khác nhau
• Tính chất phục vụ trong khách sạn đòi hỏi liên tục trong mọi thời điểm nguyên tắc phục vụ la 24/24 trong một ngày, và hoạt động tất cả các ngày trong năm
• Đối tượng phục vụ của khách sạn là những khách với cơ cấu xã hội khác nhau ( dân tộc, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí xã hội…) Nhận thức phong tục tạp quán, lối sống khác nhau Do vậy đòi hỏi khách sạn phải thoả mãn nhu cầu của họ
Du lịch có tính mùa vụ của nó thì khách sạn cũng vậy.Tính mùa vụ của khách sạn không chỉ theo mùa mà nó phụ thuộc vào từng tháng, từng tuần, từng ngày, và từng giờ.Trong năm có thể tập trung khách váo những tháng du lịch hay cuối năm.Trong tuần có thể đâu tuần vắng khách cuối tuần lại đông Hay trong một ngày khách tập trung đông nhất trong khoabngr thời gian lúc trưa hay tối.Những lúc như vậy tất cả nhân viên khách sạn đều phải làm việc
số lượng lớn còn những lúc khác thì không cần nhiều nhân viên như vậy
1.2 Hiệu quả kinh doanh và các chỉ tiêu đách giá hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn
1.2.1 Khái quát về hiệu quả kinh doanh:
• Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm tổng hợp và có thể xem xét trên nhiều góc độ Thông thường hiệu quả kinh doanh được thể hiện theo hai khía cạnh: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
• Hiệu quả kinh tế: xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu dẫn đến tăng khả năng sinh lời và kiểm soát rủi ro
Trang 7• Hiệu quả xã hội: Tạo công ăn việc làm, tăng GDP, cải thiện môi trường môi sinh, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.2.2.Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Khái niệm hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm tổng hợp và có thể xem xét trên nhiều góc độ thông thường hiệu quả kinh doanh được thể hiện theo hai khía cạnh: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế; Xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu dẫn đến tăng khả năng sinh lời và kiểm soát rủi ro.Hiệu quả xã hội: Tạo công ăn việc làm, tăng GDP, cải thiện môi trường môi sinh, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến
bộ trong kinh doanh Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp không riêng ngành khách sạn, bao gồm việc nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động trong quá trình kinh doanh.Để đạt được hiệu quả kinh doanh nâng cao đòi hỏi phải có kế hoạch, chiến lược, chính sách đúng đắn trong quá trình quản lý, nắm bắt các cơ hội thị trường
- Muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích những biến động cua môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh của mình
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh với chi phí thấp nhất,
Trang 8lợi nhuận cao nhất Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở mức lợi nhuận trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá một cách chính xác, khoa học
về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp
1.2.3.1.Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Từ khái niệm đã về hiệu quả kinh doanh đã nêu trên, hiệu quả kinh doanh tổng hợp được xác định bằng công thức sau:
M
H
C
=
H: Hiệu quả kinh doanh
M: Kết quả kinh doanh, tổng doanh thu du lịch và lợi nhuận
C: Chi phí kinh doanh
Nếu H > 1: Kinh doanh có lãi
H = 1: Kinh doanh hòa vốn
H < 1 Kinh doanh lỗ vốn
Đây là chỉ tiêu hiệu quả cơ bản nhất phản ánh quan hệ giữa kết quả kinh doanh và chi phí bỏ ra chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì kết quả đạt được bao nhiêu
1.2.3.2 Chỉ tiêu lợi nhuận
Theo chỉ tiêu trên nếu H>1 thì kinh doanh có lãi, lợi nhuận trước thuế thu nhập (Ltt) được xác định bằng công thức:
n
n L
DT
LH
M
=
Và lợi nhuận sau thế thu nhập (Lst) được xác định bằng công thức:
Lst = M - C - TTN
Trang 9TTN : Thuế thu nhập
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế chỉ phản ánh số tuyệt đối tổng lợi nhuận, nhưng đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh giá chưa rõ nét Vì vậy để khắc phục vấn đề này người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay suất lợi nhuận trên doanh thu:
n
n L
Von
LH
V
=
Đây là chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh
1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp du lịch bao gồm hai loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định là vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp như: điểm du lịch, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở dịch vụ khác
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện ở chỉ tiêu thời gian hoàn trả vốn và sức sinh lời trên đồng vốn đầu tư Nếu trường hợp vốn đầu tư của chủ
sở hữu không đủ, phải vay vốn để đầu tư, cần phải xác định thời gian thu hồi vốn vay, cô ng thức xác định sau:
v
n
Vt
Trang 10Vốn lưu động là vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hàng ngày bao gồm:Vốn dự trữ nguyên liệu hàng hóa, vốn vật liệu rẻ tiền chóng hỏng, vốn bằng tiền, vốn thanh toán…
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động được xác định theo các chỉ tiêu:
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
st v
CD LD
LL
=
+
Lv: Mức lợi nhuận trên đồng vốn kinh doanh
Lv càng tăng, càng có hiệu quả theo các thời kỳ nếu doanh nghiệp cùng loại Lv càng lớn càng có hiệu quả
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.3.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng chi phí được xác định bằng công thức:
Trang 11n L
F'C: Tỷ suất chi phi phí trên doanh thu
LST/C: Lợi nhuận sau thuế trên đồng chi phí, nghĩa là một đồng chi phí bỏ
ra kể cả giá vốn tạo ra được bao nhiêu lãi
F'c càng giảm và LST/C càng tăng thì hiệu quả kinh tế càng cao
1.2.3.5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận sau thuế bình quân trên một nhân viên
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thường bao gồm các nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường kinh doanh
- Tình hình chính trị và thể chế quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng tác động
đến sự phát triển của ngành du lịch và hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Đất nước ổn định về chính trị và thể chế chính trị bảo vệ lợi ích của dân tộc, các thành phần và phát huy tinh thần sáng tạo trong sản xuất của mọi tầng lớp nhân dân sẽ thu hút khách an tâm đi du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh và đây là yếu
tố cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch
- Sự phát triển kinh tế: là nhân tố có tính quyết định đến đời sống nhân
dân Kinh tế phát triển, thu nhập của nhân dân tăng lên, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, nhu cầu du lịch tăng và thúc đẩy ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh
- Tài nguyên du lịch: vừa là tiền đề để hình thành và phát triển ngành du
lịch, vừa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch và nâng cao
Trang 12hiệu quả kinh tế của kinh doanh du lịch Các tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để thực hiện mục đích của chuyến
du ngoạn của khách du lịch Tài nguyên du lịch đa dạng, mục đích của chuyến
du ngoại của khách du lịch Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch
- Cơ sở hạ tầng xã hội: Là nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du
lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động du lịch Cơ sở hạ tầng xã hội tốt
và đảm bảo sẽ gây tâm lý an toàn cho khách và kích thích khách đi du ngoạn
- Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách: Là nhân tố ảnh hưởng đến
nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động du lịch và phát triển ngành du lịch Nhân tố này bao gồm cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu
tư vào ngành du lịch, chính sách khuyến khích khách nước ngoài vào Việt Nam, cơ chế quản lý xuất nhập cảnh, chính sách thuế… Môi trường pháp lý
có tác động đến phát triển ngành du lịch trên hai đối tượng: các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch
- Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hoạt động du lịch Cùng với tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong 20 năm đổi mới, phát triển nhanh hợp tác kinh tế thương mại, và hội nhập kinh tế thế giới, ngành du lịch phát triển nhanh chóng, các thành phần trong nước và nước ngoài đã đầu tư vào hoạt động du lịch, do đó loại hình doanh nghiệp du lịch ở nước ta tăng nhanh chóng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Các doanh nghiệp áp dụng nhiều thủ đoạn để cạnh tranh nhưng có thể phân ra hai loại thủ đoạn cạnh tranh hơp pháp và cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
Trang 131.2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch gồm:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng, các dịch vụ bổ sung Đây là cơ sở để sản xuất các sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch Hiệu quả kinh doanh du lịch cũng có nghĩa là trên cơ sở vật chất hiện có tạo ra nhiều sản phẩm du lịch với chất lượng ngày càng tốt hơn, cụ thể là hao phí vật chất kĩ thuật để tạo ra một đơn vị sản phẩm ít hơn Vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật càng văn minh, hiện tại sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch với chất lượng cao thu hút khách du lịch
Đội ngũ lao động làm việc ở các doanh nghiệp du lịch vừa có vai trò
quyết định, vừa là nhân tố quyết định đến phát triển ngành du lịch Nhân tố này bao gồm số lượng, cơ cấu đội ngũ lao động, trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của người lao động, cơ chế quản lý lao động của doanh nghiệp
Vì vậy để đội ngũ phát huy khả năng của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần chú trọng tuyển chọn đội ngũ lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý, chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động, đồng thời đổi mới cơ chế quản lý lao động bằng quản lý theo định mức lao động, và áp dụng hình thức trả lương khoán
và trả lương cho những người có thành tích tốt
Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp du lịch là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Những doanh nghiệp biết quản lý tốt, nắm vững nhu cầu thị trường và tâm lý đối tượng khách du lịch, sử dụng hợp lý các nguồn liệu, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo và quan tâm đến lợi ích của người lao động thì sẽ phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 14CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN DẠ KHÚC
2.1 Khái quát về khách sạn Dạ Khúc
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Khách sạn Dạ Khúc được thành lập 12 /09 /2007 Chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hoàng Xuân.
• Tên bằng tiếng nước ngoài: Serenade company limited
• Địa chỉ: 58 Hàng Đào - Hoàn kiếm - Hà Nội
• Email: info@serenadehotel.com.vn
• Website: Serenadehotel.com.vn
• Nằm trên phố Hàng Đào, trung tâm buôn bán lâu đời sầm uất nhất
trong khu phố cổ Hà Nội Khách sạn Dạ Khúc một khách sạn 3 sao với kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách phố cổ Hà Nội, chỉ cách Hồ Gươm - viên ngọc của Hà Nội vài bước chân là điểm đến lý tưởng của bạn
Lưu trú tại khách sạn Dạ Khúc, Quý khách có thể tự mình dạo chơi khám phá, tìm hiểu cuộc sống thường nhật của người dân 36 phố phường Hà Nội và chỉ cần 2 phút đi bộ đến nhà hát múa rối Thăng Long thưởng thức một hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của Việt Nam
Khác hẳn với sự náo nhiệt đông đúc của khu phố đi bộ, chợ đêm bên ngoài, Quý khách thực sự ngỡ ngàng trước không gian ấm cúng, tràn ngập thiên nhiên với cây xanh, nước chảy, cá bơi dưới ánh sáng lung linh huyền ảo, giúp Quý khách hoàn toàn thư giãn
Trang 15“Da Khuc hotel điểm nhấn trong lòng phố cổ”
Phòng
Phòng nghỉ của khách sạn được thiết kế ấn tượng đặc biệt sang trọng với trang thiết bị hiện đại, tiện nghi với các loại phòng: Deluxe, Junior, City view, Serenade Suite sẽ làm hài lòng Quý khách Thật tuyệt vời hơn nữa khi Quý khách được hưởng dịch vụ hoàn hảo, sự phục vụ tận tình chu đáo, thân thiện
từ các nhân viên chuyên nghiệp của khách sạn
Trang thiết bị dịch vụ tiện nghi, hiện đại đầy đủ như tiêu chuẩn của khách sạn 5 sao: hệ thống điều hoà trung tâm, truyền hình vệ tinh, điện thoại IDD, đường truyền internet tốc độ cao, két an toàn trong phòng, mini bar, bình đun nước tự động, hoa quả tươi đặt phòng, 02 chai nước miễn phí, phòng tắm đứng
hệ thống vòi massage hiện đại, máy sấy tóc, áo choàng tắm, cân sức khỏe…
Quầy Bar cạnh nhà hàng lộng lẫy, cảnh hồ cây xanh quyến rũ khiến những đồ uống được pha chế đặc biệt trở nên hấp dẫn hơn
Mở cửa từ: 06h00 – 22h00
Vị trí
Nằm ở trung tâm thương mại và Du lịch của Hà Nội Khách sạn cách Hồ Hoàn Kiếm 50m, cách nhà hát múa rối nước Thăng Long 200m và đặc biệt nằm giữa 36 phố phường cổ kính Hà Nội
Trang 162.1.2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn Dạ Khúc
Trải qua một thời gian hình thành và phát triển, khách sạn hiện nay không chỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đơn thuần mà còn mở rộng kinh doanh các lĩnh vực khác như: lữ hành, vận chuyển, dịch vụ giải trí… để
có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách và phù hợp với xu thế phát triển du lịch hiện nay Cụ thể là:
- Kinh doanh lưu trú:
Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và đem lại doanh thu cao nhất cho Khách sạn Khách sạn hiện có 178 trong đó phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao: 8 phòng, phòng VIP: 133 phòng, còn lại là những phòng nhìn ra vườn cây Với
hệ thống trang thiết bị khá đầy đủ và đồng bộ, Khách sạn hứa hẹn sẽ phục vụ chu đáo cho cả các doanh nhân và các khách du lịch thuần uý
- Kinh doanh ăn uống
Khách sạn không chỉ phục vụ nhu cầu ăn uống cho các khách nghỉ tại khách sạn mà cả khách bên ngoài có nhu cầu như: hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, sinh nhật, khách lẻ…
- Kinh doanh các dịch vụ khác: Các dịch vụ này giúp đóng góp vào
doanh thu của khách sạn và đáp ứng nhu cầu bổ sung của khách hàng Các lĩnh vực này gồm có:
+ Kinh doanh lữ hành: Công thi thiết kế, tổ chức và bán các tour du lịch trọn gói trong nước và quốc tế theo yêu cầu của khách
+ Kinh doanh vận chuyển: Khách sạn tổ chức vận chuyển khách của khách sạn và cho các tổ chức, cá nhân thuê phương tiện
+ Ngoài ra, khách sạn còn kinh doanh thêm các dịch vụ khác như: dịch
vụ sauna - massage, Beautyful Salon, bể bơi, tennis, cho thuê địa điểm, tổ chức hội nghị, hội thảo, kinh doanh các dịch vụ văn hoá, thể thao, giải trí…
Trang 172.1.3 Các nguồn lực của khách sạn Dạ Khúc
2.1.3.1 Sự phát triển nguồn nhân lực
Do phạm vi kinh doanh của khách sạn tương đối ổn định nên số lượng lao động qua các năm ít biến động Theo số liệu thống kê của khách sạn hiện tai như sau:
Bảng 2.1 Tình hình cơ cấu lao động
(Nguồn cung cấp số liệu: Khách sạn Dạ Khúc)
Với cơ cấu trình độ của đội ngũ lao động trên là khá tốt điều này thể hiện
sự quan tâm của khách sạn đối với đội ngũ lao động
2.1.3.2 Sự phát triển vốn kinh doanh
Như chúng ta đều biết vốn kinh doanh của khách sạn chủ yếu là vốn cố định, còn vốn lưu động chiếm tỷ trọng không đáng kể, khách sạn Dạ Khúc được đầu tư xây dựng năm 2007 Qua quá trình tồn tại và phát triển khách sạn không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, vài năm gần đây khách sạn có đầu
tư thay thế một số trang thiết bị phục vụ khách, nhưng vốn không đáng kể Vì vậy tổng số vốn kinh doanh của khách sạn ít biện động
Trang 182.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Khách sạn Dạ Khúc
Cơ cấu này hiện được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta Thể hiện được nguyên tắc một lãnh đạo trong quản lý, đồng thời các đơn vị chức năng giúp lãnh đạo soạn hảo các quyết địnhquản lý thuộc chức năng của mình nhưng không có quyền ra các quyết định quản lý (Xem hình 1)
Cơ cấu này thường được áp dụng trong việc thiết kế bộ máy của các công
ty du lịch và các khách sạn với quy mô lớn như khách sạn Sofitel, khách sạn Hilton hà nội …Một trong những vấn đề quan trọng khi xây dựng cơ cấu tổ
chức của khách sạn là việc xây dựng quy chế hoạt động
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Khách sạn Dạ Khúc
GIÁM ĐỐC
Bộ phận
LƯU TRÚ
Bộ phận
LỄ TÂN
Bộ phận
BUỒN
G PHÒNG
Bộ phận
BẢO VỆ
Phòng Nhân sự
Phòng
Kế toán
Phòng Kinhdoan h
Phòng Marketing