1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội

102 1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 706,5 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5 I. LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 5 1. Khỏi niệm. 5 2. Vai trũ của việc c

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

I LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1 Khái niệm 5

2 Vai trò của việc cạnh tranh trong doanh nghiệp 6

II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 8

1 Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó tới hoạt động doanh nghiệp 8

1.1 Khái niệm 8

1.2 Phân loại môi trường kinh doanh 9

1.3 Tác động môi trường kinh doanh đến hoạt động doanh nghiệp 9

2 Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế - Môi trương vĩ mô đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 9

2.1 Tác động của nền chính trị thế giới 9

2.2 Các quy định luật pháp, thông lệ quốc tế ảnh hưởng tới doanh nghiệp 10

2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế đến doanh nghiệp 11

2.4 Tác động của các yếu tố kĩ thuật công nghệ 11

2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội 12

3 TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 12

3.1 Ảnh hưởng các nhân tố kinh tế 12

3.2 Tác động các nhân tố luật pháp và quản lí nhà nước về kinh tế tới doanh nghiệp 13

3.3 Tác động nhân tố tiến bộ công nghệ trong nước đến hoạt động doanh nghiệp 14

Trang 2

3.4 Tác động của các nhân tố văn hóa, phong tục tập quán 15

3.5 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 15

4 TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG NGÀNH KINH TẾ TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 16

4.1 Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng 17

4.2 Áp lực cạnh tranh từ phía đối thủ tiềm ẩn chưa xuất hiện 17

4.3 Áp lực cạnh tranh từ phía nhà cung cấp 18

4.4 Áp lực cạnh tranh khi có sản phẩm thay thế 19

4.5 Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nội bộ ngành 19

5 TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 20

5.1 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 20

5.2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 21

5.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp 21

5.4 Tác động của hoạt động marketing trong doanh nghiệp 22

5.5 Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển 23

III TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 23

1 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành 23

2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 24

3 Hoạt động marketing phân phối của doanh nghiệp 25

4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh 26

5 Chất lượng sản phẩm dịch vụ so sánh với đối thủ cạnh tranh 26

6 Lợi thế so sánh 27

IV SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN 28

1 Khái niệm và đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn trong nền kinh tế 28

1.1 Khái niệm ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng 28

1.2 Đặc điểm ngành kinh doanh khách sạn 30

Trang 3

2 Vai trò ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng trong nền kinh tế 32

3 Thực trạng cạnh tranh của ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Việt Nam 35

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI 38

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI 38

1 Giới thiệu chung về công ty 38

1.1 Tên Doanh Nghiệp 38

1.2 Địa chỉ: Số 96 đường Tô Ngọc Vân phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội 38

1.3 Loại Hình Doanh Nghiệp: Doanh nghiệp TNHHNN một thành viên 38

1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty qua từng thời kì phát triển 39

2 Lịch sử phát triển của doanh nghiệp 39

3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHHNN một thành viên du lich công đoàn Hà Nội 45

4 Cơ sở vật chất của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội 46

II MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 48

1 Phương hướng chung 48

2 Mục tiêu ngắn hạn trong thời gian tới 50

III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI 51

1.Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế 51

2 Tác động của môi trường vĩ mô trong nước 52

2.1 Tác động từ nền kinh tế quốc dân 52

2.2 Tác động của yếu tố chính trị trong nước 54

2.3 Văn hóa xã hội trong nước 55

2.4 Các vấn đề môi trường 57

Trang 4

3 Tác động môi trường ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng đến khả năng cạnh tranh của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội

58

4 Tác động môi trường bên trong công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội 63

4.1 Cơ cấu tổ chức công ty 63

4.2 Nguồn nhân lực công ty 69

4.3 Tình hình tài chính kinh doanh của công ty 72

4.4 Tác động của hoạt động Marketing 75

IV ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI 76

1 Vị trí của công ty trong ngành kinh doanh khách sạn hiện nay 76

2 Đánh giá nguồn nhân lực công ty 76

3 Chất lượng hệ thống marketing phân phối của công ty 78

4 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây 79

5 Đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ 80

6 Đánh giá về lợi thế so sánh của công ty 81

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI 83

I GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 83

II GIẢI PHÁP VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ MARKETING CỦA CÔNG TY 85

III ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 87

IV GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DỊCH VỤ 88

V GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 89

KẾT LUẬN 92

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHKTQD: Đại học Kinh tế Quốc dân

TNHHNN: Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước

Th.S: Thạc sĩ

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của M.Porter 16Bảng 2.1 Tên gọi, chức năng công ty TNHHNN một thành viên du lịch côngđoàn Hà Nội qua các thời kì 39Bảng 2.2 Cơ cấu khách nghỉ theo quốc tịch tại công ty TNHHNN một thànhviên du lịch công đoàn Hà Nội từ 2005 đến 2007 59Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch tại công ty theo mục đích từ 2005 đến 2007 60Bảng 2.4 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty TNHHNN một thành viên du lịchcông đoàn Hà Nội 64Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tại công ty TNHHNN mộtthành viên du lịch công đoàn Hà Nội năm 2007 70Bảng 2.6 Cơ cấu và thành phần lao động của công ty TNHHNN một thànhviên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội 71Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005, 2006,2007 72Bảng 2.8 Đánh giá của khách hàng về nhân viên công ty TNHHNN mộtthành viên du lịch công đoàn Hà Nội 77

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kinh doanh du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử pháttriển của loài người Ngay từ thời kì chiếm hữu nô lệ và ngày càng phát triểntrở thành một ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của nhiều quốc gia vùnglãnh thổ trên thế giới Với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-văn hóa- xã hội rất thuận lợi, du lịch Việt Nam cũng đang rất phát triển theo

xu thế chung của nhân loại Một vẻ đẹp tiềm ẩn thu hút nhiều du khách trêntoàn thế giới đến tham quan tìm hiểu đất nước con người Việt Nam

Ngành dịch vụ và du lịch những năm trở lại đây đang chiếm tỉ trọng lớntrong toàn nền kinh tế Việt Nam Nền kinh tế càng phát triển, xã hội cànghiện đại kéo theo nhu cầu con người về hưởng thụ càng cao, thì ngành dịch vụngày càng được chú trọng đầu tư Trong những năm đầu của thế kỉ XXI trênthế giới đã xảy ra rất nhiều sự kiện đáng ghi nhớ ảnh hưởng mạnh mẽ đến Dulịch Việt Nam, cả thuận lợi cũng như khó khăn, thử thách Ngành du lịch ViệtNam cũng có thêm nhiều cơ hội phát triển khi mà Việt Nam đăng cai và tổchức thành công nhiều sự kiện lớn của thế giới như ASEM V, APEC 14 Điều

đó làm thay đổi hình ảnh Viêt Nam trong mắt du khách quốc tế Đặc biệt,trong năm 2007 với việc gia nhập thành công vào tổ chức thương mại thế giớiWTO, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng đạt gần 4triệu người

Trong sự phấn đấu để đạt được những kết quả đáng khâm phục này, bêncạnh sự nỗ lực của toàn ngành có sự đóng góp không nhỏ của các doanhnghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng Các cơ sở lưu trú tăng nhanh cả về sốlượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng được nâng cao và đa dạng hóađáp ứng nhu cầu của du khách Kinh doanh khách sạn đã đảm bảo hiệu quảkinh tế, chính trị, an ninh, an toàn xã hội, đóng góp đáng kể vào kết quả kinh

Trang 8

doanh của toàn ngành và ngân sách Nhà nước Môi trường kinh tế năng độngvới sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ đang tạo động lực mạnh mẽ cho cácdoanh nghiệp đã và đang tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này

Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giớicùng với chính sách mở trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiềuthành phần kinh tế đã đặt ngành kinh tế nói chung và ngành kinh doanh kháchsạn nhà hàng nói riêng trước sự cạnh tranh gay gắt

Lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Hà Nội tiếp tục có nhữngbước tiến dài trong nền kinh tế thị trường hội nhập, đặc biệt với sự ra đờihàng loạt các nhà hàng khách sạn nổi tiếng trên thế giới như Melia, Metropon,Deawoo, Sofetel… Sự xuất hiện của những “làn gió mới” này làm cho thịtrường kinh doanh khách sạn nhà hàng tại thủ đô không chỉ rất sôi động màcòn rất nóng bỏng khi nhu cầu du lịch của khách nước ngoài tại Hà Nội đang

có xu hướng tăng dần

Công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội tiền thân làdoanh nghiệp nhà nước trong thời kì bao cấp, hoạt động và chịu sự quản lícủa Liên đoàn lao động Việt Nam Trước đổi mới, công ty là một đơn vị cóđóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngành khách sạn và du lịch thủ đô Sauđổi mới, đặc biệt sau năm 1994 khi có quyết định thành lập công ty, công tyKhách sạn và du lịch Công đoàn đã có những hướng đi mới, phù hợp hơn với

sự thay đổi của nền kinh tế, vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệpnhà nước kinh doanh hiệu quả trong ngành Là một chủ thể trong nền kinh tếmở- “ thương trường là chiến trường”, công ty TNHHNN một thành viên dulịch công đoàn Hà Nội nhận thức được rằng môi trường kinh doanh càngthuận lợi bao nhiêu, càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư nướcngoài tham gia ngành thì càng đặt doanh nghiệp tiền thân là doanh nghiệpNhà Nước trước yêu cầu đổi mới bấy nhiêu Vấn đề về nâng cao năng lực

Trang 9

cạnh tranh không còn là vấn đề của cá nhân doanh nghiệp nào, nó trở thànhvấn đề trọng yếu quyết định tương lai của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là cácdoanh nghiệp quốc doanh từ thời bao cấp đã quen với sự “ đỡ đầu “ của NhàNước Doanh nghiệp quốc doanh trong thời kì mở cửa cho dù đã được cổphần hóa nhưng câu hỏi đặt ra vẫn là làm thế nào để tự đứng vững và bước đitrên đôi chân của mình, thoát khỏi lối tư duy kinh doanh kiểu cũ? Làm thếnào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm vượt lên các đốithủ cạnh tranh, tìm cho mình một thị phần khách hàng tiềm năng và vị trívững chắc trên thị trường kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Hà Nội.

Ý thức được điều này và xuất phát từ thực tế kinh doanh đặt ra đối vớicông ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội, sau thời gianthực tập tại công ty, cùng với sự chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn Th.S VũThị Tuyết Mai, trên cơ sở kết hợp với những kiến thức được học tại trường

ĐH Kinh Tế Quốc Dân em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao năng

lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội”

2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về khả năng cạnhtranh của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội, trên

cơ sở phân tích biện chứng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty trong ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng và dulịch lữ hành

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trên cơ sơ lí luận đã được học Từ đó áp dụng vàotrường hợp cụ thể tại công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn HàNội Bên cạnh đó là tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh , định hướngchiến lược, các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm đánh giá

Trang 10

về khả năng cạnh tranh, lấy đó là cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao sứccạnh tranh cho doanh nghiệp.

3 Mục tiêu nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc hệ thống hóa một số khái niệm vàcác vấn đề co liên quan đến năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp nóichung, đồng thời nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của công tyTNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội nói riêng nhằm đưa rađánh giá khách quan về khả năng cạnh tranh của công ty hiện nay , trên cơ sởđưa ra đánh giá những lợi thế và hạn chế, tìm ra nguyên nhân của tình trạngtrên, hướng tới kết quả cuối cùng là bộ giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nộitrong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp tổng hợp thu thập phân tích, đối chiếu, so sánh và hệthống tư liệu

- Phưong pháp khảo sát và điều tra thực tế

5 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp.

Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHHNN một

thành viên du lịch công đoàn Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của

công ty THHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội

Trang 11

Ngày nay, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới không chỉ thừa nhận cạnhtranh là môi trường và động lực của phát triển mà còn cho nó là một yếu tốlàm lành mạnh hóa các mối quan hệ kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập.

Có nhiều cách nhìn nhận về cạnh tranh, tuy nhiên quan điểm được coi là kháđầy đủ và bao quát như sau:

“Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển”.( Trích dẫn “ Cạnh tranh trong nền kinh tế mở” PGS.TS Vũ Văn Phúc)

Bên cạnh khái niệm về cạnh tranh, người ta xem xét tiếp đến thế nào lànăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Hiện nay doanh nghiệp muốn có một

vị trí vững chắc trên thị trường thì cần có một tiềm lực đủ mạnh để có thểcạnh tranh trên thị trường Tiềm lực đó chính là năng lực cạnh tranh của

Trang 12

doanh nghiệp.Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đếnrất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thốngnhất Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh pháttriển của đất nước trong từng thời kỳ Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cầnthể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần đượcthể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp Quan điểm bao quát vềcạnh tranh có thể được nhìn nhận như sau:

“Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là việc có được các lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành để duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường, đảm bảo một mức lợi nhuận ít nhất

là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp” (Trích dẫn “ Cạnh tranh trong nền kinh tế mở” PGS.TS Vũ Văn Phúc)

Năng lực cạnh tranh dưới góc độ doanh nghiệp thường được xem xéttrên các chỉ số quan trọng như lợi nhuận, doanh thu, và thị phần Năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp được chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong và bênngoài doanh nghiệp Trong nền kinh tế Việt Nam các doanh nghiệp cũng cần

có các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh song song cùng các chiếnlược kinh tế chung

2 Vai trò của việc cạnh tranh trong doanh nghiệp.

Như trên đã phân tích, khi nền kinh tế phát triển, yếu tố thị trường chiphối hoạt động của mọi doanh nghiệp Ưu thế của nền kinh tế mở là khôngthể phủ nhận bởi nó chính là tiền đề và cơ sở tạo ra cạnh tranh- động lực củasản xuất Cạnh tranh ngày nay không còn là phạm trù mới mẻ và ý nghĩa củacạnh tranh được xem xét trên các khía cạnh sau

Trước hết, ở tầm vĩ mô cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh mối quan hệcung- cầu cân đối Trong nền kinh tế đóng có bao cấp của Nhà Nước, cácdoanh nghiệp cung ứng sản phẩm theo chỉ tiêu pháp lênh, không bám sát vào

Trang 13

nhu cầu thị trường nên nền sản xuất không phát triển do sức mua kém Ngàynay, trong nền kinh tế hiện đại, dưới bàn tay điều chỉnh của thị trường, cạnhtranh trở thành cầu nối cho cung và cầu kinh tế gặp nhau Người sản xuất sẽtạo ra sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người tiêu dùng, sản phẩm dịch

vụ càng tiến dần đến mong muốn người tiêu dùng bao nhiêu thì sản phẩm ấycàng được yêu thích trên thị trường

Cạnh tranh còn đảm bảo việc phân bổ nguồn lực khan hiếm trong xã hộimột cách hiệu quả Muốn giành ưu thế trong cuộc đua trên thị trường, doanhnghiệp phải biết tạo lợi thế cạnh tranh cho mình Một trong những lợi thế đó

là về giá sản phẩm thấp hơn tương đối so với đối thủ Sử dụng tiết kiệmnguồn lực nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối

đa về chi phí từ đó đạt được lợi thế giá trong cạnh tranh

Tiếp đến, cạnh tranh thúc đẩy người sản xuất không ngừng nâng caonăng suất lao động và hiệu quả kinh tế bằng cách sáng tạo cũng như nỗ lực ápdụng khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động của mình Khoa học công nghệmới cũng tạo bước đột phá là lợi thế về sự khác biệt hóa trong sản phẩm củadoanh nghiệp

Ở tầm doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu về sức cạnh tranh cũng cóảnh hưởng tích cực như sau:

- Nghiên cứu năng lực cạnh canh nhằm xác định vị trí doanh nghiệptrong ngành cũng như điểm mạnh yếu về năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp so với các đối thủ ngang tầm

- Nghiên cứu năng lực cạnh tranh đòi hỏi xem xét cả các yếu tố tác độngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này cho phép doanh nghiệpnhận thức được cơ hội và thách thức trên con đường phát triển của mình Từ

đó có phương án khắc phục khó khăn, hạn chế yếu điểm và tận dụng điểmmạnh nhằm nắm bắt cơ hội để thành công

Trang 14

- Việc tìm hiểu và đánh giá thường xuyên về khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp cũng như tính cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ cung cấp củadoanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp về chiếnlược và các chỉ tiêu trong sản xuất cho phù hợp với thực tế doanh nghiệp.

II Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1 Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó tới hoạt động doanh nghiệp.

1.1 Khái niệm.

Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, các nhân tố bênngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và giántiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệptồn tại và phát triển Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào đềuphụ thuộc vào quá trình vận động của môi trường kinh doanh thường xuyênbiến động

Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn tác động theocác chiều hướng khác nhau đến hoạt động của doanh nghiệp Có hai loại nhân

tố, các nhân tố tích cực tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Những nhân tố này có thể là các nhân tố bên ngoài tạo ra các cơ hội,thời cơ kinh doanh hoặc có thể là các nhân tố bên trong , các ưu điểm, thếmạnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

Thứ hai, các nhân tố tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Những nhân tố này, có thể là nhân tố bên ngoàikhông thuận lợi, sự biến đổi của môi trường kinh doanh đe dọa hoạt động củadoanh nghiệp hoặc đó cũng có thể là các nhân tố bên trong, các yếu điểm của

Trang 15

doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong ngành Phân tích và dự báo môitrường kinh doanh là một khâu không thể thiếu giúp nhà quản trị đưa ra cácquyết định hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Phân loại môi trường kinh doanh.

Thứ nhất, nếu căn cứ vào phạm vi có thể phân môi trường kinh doanh

của doanh nghiệp thành môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân, môitrường cạnh tranh nội bộ ngành và môi trường bên trong doanh nghiệp

Thứ hai, nếu căn cứ vào lĩnh vực cụ thể có thể chia tổng thể môi trường

thành môi trường tự nhiên, môi trường chính trị- xã hội, môi trường kinh tế,

kĩ thuật công nghệ…

Thứ ba, nếu căn cứ vào ranh giới giữa doanh nghiệp và bên ngoài sẽ

phân thành môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp

1.3 Tác động môi trường kinh doanh đến hoạt động doanh nghiệp

Việc nghiên cứu tác động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệphoàn toàn phụ thuộc vào cách phân loại môi trường kinh doanh Thường taphân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trên cơ sở cách phân loại tổng thể môi trường kinhdoanh theo phạm vi

2 Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế - Môi trương vĩ mô đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trang 16

hình thành mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước lien minh đa phương và songphương ( lien minh châu Âu, khối ASIAN…), giải quyết các mâu thuẫn cơbản của thế giới và từng khu vực.

Các nhân tố này ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của mỗiquốc gia nói chung hay của các doanh nghiệp nước ta nói riêng Tuy nhiên xuhướng và mức độ tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của từngdoanh nghiệp lại không giống nhau, điều này phụ thuộc vào lĩnh vực màdoanh nghiệp đang hoạt động

Không chỉ có thay đổi chính trị trên thé giới, từng khu vực mà ngay cả

sự thay đổi thể chế chính trị của một nước cũng ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của nhiều doanh nghiệp ở các nước đang có hoạt động kinh doanhvới nước đó Sở dĩ như vậy vì mọi thay đổi về chính trị của một nước ít nhiềuđều dẫn đến các thay đổi trong quan hệ kinh tế với các nước khác

Bên cạnh đó, chiến tranh cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, mức độtác động của nó tùy thuộc vào quy mô và thời gian của cuộc chiến tranh.Chiến tranh luôn thuc đẩy phát triển các ngành phục vụ quân sự và kìm hãm

sự phát triển của các ngành kinh tế khác

2.2 Các quy định luật pháp, thông lệ quốc tế ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

Luật pháp mỗi quốc gia là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh củanước đó Các quy định pháp luật của mỗi nước tác động trực tiếp đế hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh ở thị trường củanước đó

Môi trường kinh doanh quốc tế và từng khu vực lại phụ thuộc nhiều vàoluật pháp và các thông lệ quốc tế Các thông lệ quốc tế này ảnh hưởng khôngnhỏ đối với các doanh nghệp xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biết trong bốicảnh toàn cầu, các nước tham gia vào sân chơi chung là thị trường rộng lớn

Trang 17

mang tầm châu lục.

2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế đến doanh nghiệp.

Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của cácdoanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóanền kinh tế thế giới

Thứ nhất, mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới. Mức độ thịnhvượng của nền kinh tế thế giới biểu hiện thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng vàphát triển GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân đầu ngưòihàng năm

Thứ hai, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới.

Do tính chất toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới nên mọi cuộc khủng hoảngkinh tế khu vực và thế giới đều có tính chất dây chuyền và ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Mức độ ảnh hưởng của nó phụthuộc vào quy mô, tính chất của từng cuộc khủng hoảng và đối tượng doanhnghiệp cụ thể

Thứ ba, thay dổi trong quan hệ buôn bán quốc tế.

Các thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạtđộng khác nhau, với nhiều mức khác nhau Những thay đổi này tác động trựctiếp hoặc gián tiếp đến nhiều ngành nhiều doanh nghiệp

2.4 Tác động của các yếu tố kĩ thuật công nghệ.

Kĩ thuật công nghệ tác động trực tiếp đến việc sử dụng các yếu tố đàuvào, năng suất, chất lượng, giá thành, nên là tác động mạnh mẽ đến khảnăng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp Xu thế phát triển kĩ thuật- công nghệhiện nay còn ảnh hưởng mang tính dây chuyền, sự thay đổi công nghệ nàykéo theo sự biến đổi của công nghệ khác, xuất hiện sản phẩm mới, vật liệumới, sản phẩm cũng như vật liệu thay thế, thói quen tiêu dùng Vì vậy sự

Trang 18

phát triển của nó có tác động không phải chỉ đến một doanh nghiệp, mà còntác động đến nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành khác nhau theo chiều hướngtích cực.

Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nhân tố kĩ thuật- công nghệ đóng vaitrò cực kì quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp Do

đó, các doanh nghiệp lớn phát triển mạnh nếu muốn có sức cạnh tranh cao sẽluôn phải là các doanh nghiệp có khả năng làm chủ sáng tạo khoa học kĩ thuật– công nghệ cao, đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển

2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội.

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng và xu thế toàn cầu hóa tạo raphản ứng giữ gìn bản sắc văn hóa của từng nước Bản sắc văn hóa dân tộcảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán trực tiếpvới nước mà họ quan hệ.Ngày nay, những ảnh hưởng này không chỉ ở hành vigiao tiếp, ứng ử mà điều rất quan trọng là văn hóa dân tộc tác động trực tiếpđến việc hình thành thị hiếu, thói quen tiêu dùng Điều này tác động trực tiếpnhất đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng

Mặt khác, văn hóa dân tộc còn tác động đến hành vi của các nhà kinhdoanh, chính trị, chuyên môn, của nước sở tại Điều này buộc các doanhnghiệp buôn bán với họ phải chấp nhận và thích nghi

3 Tác động của môi trường kinh tế quốc dân đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.1 Ảnh hưởng các nhân tố kinh tế.

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tínhquyết dịnh đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp Các nhân tố kinh

tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làtrạng thái phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng, ổn định hay suy thoái

Trang 19

Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến nềnkinh tế quốc dân theo hai hướng: một là tăng thu nhập của các tầng lớp dân cưdẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ, điều này dẫn đến

đa dạng hóa các loại cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu Thứ hai, khả năngtăng sản lượng và mặt hàng của nhiều daonh nghiệp đã làm tăng hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp này Điều này tạo khả năng tích lũy vốn nhiềuhơn, tăng cầu về đầu tư mở rộng kinh doanh làm cho môi trường kinh doanhhấp dẫn hơn Nếu nền kinh tế quốc dân ổn định, các hoạt động kinh doanhcũng giữ ở mức ổn định Khi nền kinh tế quốc dân rơi vào tình trạng suy thoái

nó sẽ tác động đến nền kinh tế quốc dân và hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp theo hướng ngược lại với trường hợp nền kinh tế quốc dân tăngtrưởng

Các nhân tố kinh tế quan trọng được nhắc tới ở đây là tỷ giá hối đoái, tỉ

lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp, chất lượng hoạt động ngân hàng…

3.2 Tác động các nhân tố luật pháp và quản lí nhà nước về kinh tế tới doanh nghiệp.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnhhoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lí Nhà Nước về kinh tế.Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điềukiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện chomọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, thiết lập mối quan hệ đúngđắn, bình đẳng giữa những người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọidoanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và ngườitiêu dùng Đièu này tác động tích cực đến mọi doanh nghiệp làm ăn chânchính và buộc doanh nghiệp phải kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp Nếungược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp Không những thế nó còn ảnh hưởng tiêu

Trang 20

cực đến môi trường sống, đời sống của người tiêu dung Đến lượt mình cácvấn đề này lại tác động tiêu cực trở lại đối với sản xuất.

Quản lí Nhà Nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt độngkinh doanh của từng daonh nghiệp Chất lượng hoạt động của các cơ quanquản lí Nhà Nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ côngquyền tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách sơ cấu

… sẽ tạo sự ưu tiên hay kĩm hãm sự phát triển của từng ngành , từng vùngkinh tế cụ thể do đó sẽ tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanhcủa các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định

3.3 Tác động nhân tố tiến bộ công nghệ trong nước đến hoạt động doanh nghiệp.

Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kĩ thuật công nghệcũng đóng vai trò ngày càng quan trọng mang tính chất quyết định đối vớikhả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanhchóng mọi lĩnh vực kĩ thuật công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt độngkinh doanh của mọi doanh nghiệp có liên quan Với trình độ khoa học kĩ thuậthiện tại ở nước ta hiệu quả của các hoạt động ứng dụng chuyển giao côngnghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động kinhdoanh của nhiều doanh nghiệp Nếu các doanh nghiệp nước ta muốn nhanhchóng vươn lên, tạo ra khả năng cạnh tranh để cáo thể đứng vững ngay trên “sân nhà” và vươn ra thị trường khu vực hay quốc tế sẽ không thể không chú ýđến nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu cad phát triển Không chỉ làchuyển giao, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà còn phải có khả năng sángtạo được kĩ thuật công nghệ tiên tiến

Kĩ thuật – công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh

Trang 21

nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo sự ổn định bền vữngtrong hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên cầnchú ý những xu thế ảnh hưởng của nó đối với các ngành, các doanh nghiệpkhác nhau là khác nhau nên phải phân tích tác động trực tiếp của nó đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành cụ thể nhất định.

3.4 Tác động của các nhân tố văn hóa, phong tục tập quán.

Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp song cũng rất sâu sắcđến hoạt dộng kinh doanh của các doanh nghiệp

Các vấn đề về phong tục tập quán lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tínngưỡng có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường Nhân tốnày tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt dộng của các doanh nghiệp dulịch và đến việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng truyền thống…Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trườngvăn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhám cũng như thái độ cư xử, ứng xử của cácnhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với các đối tác kinh doanh cũng như kháchhàng…

3.5 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực vầ tài nguyên thiên nhiên

có thể khai thác, các điều kiện về địa lí như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu

… ở trong nước cũng như từng khu vực

Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loạidoanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động có tính chất quyếtđịnh đến hoạt động của doanh nghiệp khai thác, điều kiện đát đai, thời tiết ,khí hậu … tác động trực tiếp đến các daonh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủyhải sản và từ đó tác động đến các doanh nghiệp công nghiệp chế biến; địahình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của

Trang 22

mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ ẩm, không khí tác động mạnh đến nhiều ngànhsản xuất, từ khâu thiết kế sản phẩm đến việc tạo ra các điều kiện cần thiết ởkhu vực sản xuất và đến công tác lưu kho.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhauđối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác độngtheo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực

4 Tác động của môi trường ngành kinh tế tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ta xem xét tac động môi trường cạnh tranh ngành đến doanh nghiệpthông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh đến doanh nghiệp của M.Porter

Bảng 1.1 Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của M.Porter.

(Nguồn: Giáo trình “Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp” NXB ĐHKTQD)

Trang 23

4.1 Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng.

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm dịch

vụ do doanh nghiệp cung cấp Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng khôngchỉ là các khách hàng hiện tại mà phải tính đến cả những khách hàng tiềm ẩn.Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp.Cầu về sản phẩm dịch vụ là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có tính quyếtđịnh đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong một thời kì nhấtđịnh, số cầu vừa tác động trực tiếp đến việc nghiên cứu quyết định cung củadoanh nghiệp, lại vừa tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp cùng ngành Thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụthể của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng vềgiá cả… đều tác động trực tiếp có tính quyết định đến việc thiết kế sản phẩmdịch vụ Doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu khách hàng sẽ giành đượcthắng lợi trong kinh doanh Ngược lại, doanh nghiệp nào không hoặc khôngchú ý đúng mức tới nhu cầu khách hàng ắt sẽ thất bại

Nhu cầu của khách hàng là một phạm trù không giới hạn, doanh nghiệpnào biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu của doanhnghiệp thì doanh nghiệp đó nắm chắc phần thắng trong kinh doanh Doanhnghiệp nào không chú ý đến điều này, trước sau cũng sẽ bị thất bại Nghĩa làdoanh nghiệp mang đến cho khách hàng những sản phẩm đáp ứng được sựmong đợi của họ (có khác biệt với sản phẩm cùng loại, nhiều tính năng ưuviệt hơn) chứ không phải những sản phẩm chỉ giải quyết được nhu cầu thôngthường

4.2 Áp lực cạnh tranh từ phía đối thủ tiềm ẩn chưa xuất hiện.

Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiệnhoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt

Trang 24

động Tác động của những doanh nghiệp này đối với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp

đó (quy mô, công nghệ chế tạo, nhân lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ…)

Sự xuất hiện của các đối thủ mới này còn làm thay đổi bức tranh về cạnhtranh ngành, dù làm thay đổi cục diện cạnh tranh kiểu nào thì sự xuất hiện củađối thủ tiềm ẩn cũng làm gia tăng mức cạnh tranh của ngành

Theo M.Porter, những nhân tố sau tác động đến quá trình tham gia vàothị trường của các đối thủ mới: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quảkinh tế của quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệthóa sản phẩm, yêu cầu về vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếpcận đường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lí vĩ mô

4.3 Áp lực cạnh tranh từ phía nhà cung cấp.

Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vàokhác nhau bao gồm cả người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vốn vàngười cung cấp lao động cho doanh nghiệp

Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng ở mức độkhác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường mang tínhchất cạnh tranh, cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền sẽ tác động ở mứckhác nhau đến hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng lao độngcủa từng doanh nghiệp Thị trường có hay không có sự điều tiết của NhàNước cũng như mức độ tính chất điều tiết có tác động trực tiếp đến hoạt độngmua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của doanh nghiệp Mặtkhác, tính chất ổn định hay không ổn định của thị trường cũng tác động trựctiếp theo các hướng khác nhau đến hoạt động mua sắm và dự trữ cũng nhưtuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp

Theo M.Porter, các nhân tố cụ thể dưới đây sẽ tác động trực tiếp và tạo

ra sức ép từ phía nhà cung cấp tới hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như

Trang 25

tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp: số lượng nhà cung cấp nhiều (ít),tính chất thay thế của các yếu tố đầu vào là khó (dễ) , tầm quan trọng các yếu

tố đầu vào cụ thddaafddoois với hoạt động của doanh nghiệp, khả năng củacác nhà cung cấp và vị trí quan trọng đến mức độ nào của doanh nghiệp đốivới nhà cung cấp

4.4 Áp lực cạnh tranh khi có sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đếnquá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Kĩ thuật công nghệ càng pháttriển sẽ càng tạo ra khả năng tăng số lượng sản phẩm thay thế Càng nhiềuloại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bấy nhiêu

Để giảm sức ép của các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp cần có các giảipháp cụ thể như: phải luôn chú ý đến khâu đầu tư đổi mới kĩ thuật công nghệ ,

có các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với cácsản phẩm thay thế, luôn chú ý đến các giải pháp khác biệt hoá sản phẩm cũngnhư trong từng giai đoạn phát triển cụ thể phải biết tìm và rút về phân đoạnthị trường hay thị trường “ngách” phù hợp Ngoài ra,còn phải kể đến sự pháttriển của hoạt động môi giới, tư vấn kinh doanh, sự phát triển của các phươngthức thương mại điện tử, hệ thống thông tin kinh tế - xã hội

4.5 Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nội bộ ngành.

Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanhnghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trường ( thịtrường bộ phận) với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo

ra cung sản phẩm (dịch vụ) trên thị trường Số lượng, quy mô, sức mạnh củatừng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh

Trang 26

nghiệp Tuy nhiên cần chú ý rằng mức độ ảnh hưởng của các đối thủ còn gắnvới thị trường bộ phận : thông thường chỉ các đối tượng ở cùng khu vực thịtrường bộ phận mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhau Phạm trùthị trường bộ phận rộng hay hẹp lại tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm(dịch vụ) và các điều kiện địa hình, giao thông, cơ sở hạ tầng

Theo M.Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranhgiữa các đối thủ: số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít? Mức độ tăngtrưởng của ngành là nhanh hay chậm? chi phí lưu kho hay chi phí cố định làcao hay thấp ? các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách để khác biệt hóa sảnphẩm hay chuyển hướng kinh doanh hay không? Năng lực sản xuất của cácđối thủ có tăng hay không? Nếu tăng thì ở mức độ nào ? tính chất đa dạng sảnxuất – kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? Mức độ kì vọngcủa các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh odanh của họ và sự tồn tại cácrào cản rời bỏ ngành

5 Tác động của môi trường bên trong đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

5.1 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau cómối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau , được chuyên môn hóa , được giaonhững trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằmthực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sángtạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo cân bằng giữa doanh nghiệp vớimôi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trongdoanh nghiệp Mặt khác, giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩmdịch vụ có quan hệ nhân quả … nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp Quản trị lao động có chất lượng nếu trước hết có cơ

Trang 27

cấu tổ chức bộ máy quản trị tốt Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng hai vấn

đề chính là luôn đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanhnghiệp trên cả hai mặt là hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của nó cũngnhư khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước những biến động của môitrường kinh doanh Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chú ý đánh giá tínhhiệu quả của cơ cấu tổ chức thông qua các chỉ tiêu: tốc độ ra quyết định, tínhkịp thời và độ chính xác của các quyết định…

5.2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp Toàn bộ lựclượng lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao độngnghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động kĩ thuật trực tiếp tham gia vào cácquá trình sản xuất tác động rất mạnh và mang tinh chất quyết định đến mọihoạt động cũng như sự thành bại của doanh nghiệp

Do vai trò ảnh hưởng có tính chất quyết định của nguồn nhân lực, doanhnghiệp cần luôn chú trọng trước hết đến đâm bảo số lượng, chất lượng và cơcấu của ba loại lao động : các nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị cấp trunggian và cấp thấp, đội ngũ lao động lành nghề Bên cạnh đó, doanh nghiệp phảiđảm bảo được các điều kiện vật chất- kĩ thuật cần thiết và tổ chức lao độngsao cho tạo động lực phát huy hết tiềm năng của đội ngũ lao động này

5.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanhtrong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Mọi hoạt động đầu tư, muasắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọithời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó

Khi đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn

đề chủ yếu như sau: cầu về vốn, hiệu quả huy động vốn, việc phân bổ vốn

Trang 28

( cơ cấu vốn) hiệu quả sử dụng vốn sản xuất – kinh doanh chung ở doanhnghiệp và từng bộ phận của nó, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thếcủa doanh nghiệp…

5.4 Tác động của hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Có thể hiểu marketing là quả trình kế hoạch hóa và thực hiện các ýtưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phốihàng hóa, dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của mọi

cá nhân và tổ chức

Nội dung cụ thể của hoạt động marketing phụ thuộc vào đặc điểm kinhtế- kĩ thuật của doanh nghiệp : doanh nghiệp sản xuất có hoạt động marketingkhác với hoạt động marketing của doanh nghiệp thương mại dịch vụ … Hoạtđộng marketing truyền thống- marketing với khách hàng thường tập trung vàochủng loại, sự khác biệt hóa và chất lượng sản phẩm, thị phần , giá cả , niềmtin của khách đối với sản phẩm, chi phí kinh doanh phân phối sản phẩm, hiệuquả của hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng… Bên cạnh đó, marketinghiện đại còn phát triển ra ngoài phạm vi của marketing truyền thống như baogồm cả marketing nội bộ , marketing với người cung cấp hàng…

Mục tiêu của marketing là thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn củakhách hàng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp , đảm bảo được cung cấpsản phẩm (dịch vụ) ổn định với chất lượng theo yêu cầu của sản xuất và giá cảphù hợp nhằm giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạtđược lợi nhuận cao trong dài hạn Như thế, ngay từ khi mới xuất hiện và chotới ngày nay hoạt động marketing luôn luôn và ngày càng đóng vai trò quantrọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp Hoạt động marketing củadoanh nghiệp càng có chất lượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu doanh nghiệpcàng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu

Trang 29

5.5 Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

Khả năng sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Khả năng sản xuất của doanh nghiệp thườn tậptrung chủ yếu vào các vấn đề năng lực sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ

kĩ thuật sản xuất, hình thức tổ chức quá trình sản xuất và đáp ứng cầu về sảnphẩm (dịch vụ) Đây là một trong các điều kiện không thể thiếu tạo ra lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm(dịch vụ) mới và khác biệt hóa sản phẩm ; sáng tạo, cải tiến và/ hoặc áp dụngcông nghệ, trang thiết bị kĩ thuật ; sáng tạo vật liệu mới… Khả năng nghiêncứu và phát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩmdịch vụ luôn phù hợp với cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ đổi mới cũng nhưkhác biệt hóa sản phẩm , sáng tạo và/ hoặc ứng dụng có hiệu quả công nghệ,trang bị kĩ thuật, sáng tạo vật liệu mới thay thế… Các vấn đề trên tác độngtrực tiếp và rất mạnh mẽ đến các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

III Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường chính là các tiêu chuẩn về nội lực bên trong của doanh nghiệp và sosánh với đối thủ cạnh tranh Bởi lẽ vấn đề về nội lực chính là vấn đề cốt lõiđầu tiên của việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, đó cũng là tiền đề choviệc hoạch định các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp trong ngành

1 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh đượcthể hiện thông qua thị phần và những lợi thế cạnh tranh đặc biệt của doanhnghiệp Thị phần càng lớn công ty càng đạt được lợi thế theo quy mô, và quan

Trang 30

trọng nhất là chiếm được sự tin tưởng và trung thành của khách hàng.

Thực tế cho thấy, trong kinh doanh có những công ty khi đã chiếm vị thếcạnh tranh trên thị trường thường ngày càng vững mạnh và liên tục phát triển.Nguyên nhân là do những doanh nghiệp này không chỉ chiếm được thị phần

mà học còn có năng lực nghiên cứu và phát triển đặc biệt, tạo được uy tín chothương hiệu Do đó có thể thấy yếu tố về thị phần và phát triển marrketingcủng cố và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên vị thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp khẳngđịnh được tên tuổi của mình trên thị trường

2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định đếnmọi hoạt động sản xuất kinh doanh Con người là chủ thể bao trùm lên mọihoạt động của doanh nghiệp, yếu tố con người có tác động hai chiều đến mọiyếu tố khác trong sản xuất Nếu người lao động hoạt động có hiệu quả sẽ tácđộng tích cực đến cả quá trình tạo giá trị sản phẩm dịch vụ, ngược lại nếu độingũ lao động trình độ chuyên môn không cao, tinh thần làm việc kém sẽ tácđộng tiêu cực, giảm hiệu quả công việc Đội ngũ lao động là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố như sự sángtạo, năng suất lao động, tinh thần thái độ làm việc

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhà hàng, khối lượng lao động trựctiếp là rất lớn Lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, do vậy thái độ làmviệc, trình độ chuyên môn của nhân viên sẽ được khách hàng đánh gía và điềunày ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp cũng như uy tín của doanhnghiệp trên thị trường

Tiếp theo yếu tố con người là yếu tố cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp có cơ cấu tổ chức linh hoạt, đoàn kết vững mạnh và một nhàquản trị sáng suốt tài ba sẽ chèo lái con thuyền doanh nghiệp đến đích thànhcông Đánh giá về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp

Trang 31

được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu bởi cơ cấu tổ chức cho thấy quá trìnhvận hành của bộ máy doanh nghiệp, chính vì mối quan hệ nhân quả giữa nhânlực, quản trị nhân lực và chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nênkhi xem xét đánh giá về năng lực cạnh tranh người ta đi vào tiêu chí quantrọng nhất là về nhân lực và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

3 Hoạt động marketing phân phối của doanh nghiệp.

Các hoạt động xúc tiến về bán hàng là một trong những hoạt độngmarketing của doanh nghiệp Phân phối bán hàng từ lâu đã được coi là công

cụ cạnh tranh hữu hiệu, vì vậy có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp qua công cụ này

Thứ nhất là về khả năng đa dạng hóa các kênh phân phối của doanhnghiệp Các kênh phân phối của doanh nghiệp có được là do mối quan hệ vớicác nhà cung cấp và uy tín của doanh nghiệp với trên thị trường Việc lựachọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và ảnhhưởng tích cực đến việc tìm kiếm doanh thu của doanh nghiệp

Thứ hai về kênh phân phối chủ lực của doanh nghiệp được ví như xương

sống của hệ thống bán hàng, hệ thống phân phối này nhắm vào thị trườngmục tiêu và thực hiện vai trò nòng cốt trong việc xúc tiến đẩy mạnh các sảnphẩm dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường Nếu kênh phân phối chủ lựccủa doanh nghiệp mạnh, nó sẽ tạo đà cho việc mở rộng thị trường tiềm năng

và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cùng đẳng cấp

Thứ ba, phân phối bán hàng không chỉ dùng lại ở việc bán sản phẩm rathị trường mà còn bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau quá trìnhbán một cách hợp lí Hệ thống marketing của doanh nghiệp hoàn hảo hơn khidoanh nghiệp áp dụng hình thức sau phân phối này, chính các dịch vụ chămsóc nhà cung cấp và khách hàng sẽ giữ lại nguồn khách lớn, trung thành chodoanh nghiệp

Trang 32

Cuối cùng, marketing phân phối ở đây nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn còn

là khả năng liên kết với các đối tác trong ngành để hoàn thiện hơn hệ thốngsản phẩm dịch vụ của mình Các doanh nghiệp đều biết rằng họ có nhữngkhác biệt và những khác biệt đó tạo nên tính lợi thế cạnh tranh riêng, nếu biếthợp tác với nhau cùng chia sẻ khách hàng, các doanh nghiệp không chỉ giảmbớt các lực lượng cạnh tranh trong ngành mà còn nâng cao hơn sức cạnh tranhcủa mình

Từ những vấn đề trên cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của cácmarketing phân phối đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy có thểnói hệ thống phân phối chính là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá về nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay

4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tiêu chí quan trọng đánh giá khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Thường xem xét hiệu quả kinh doanh trênkhía cạnh doanh thu và lợi nhuận Doanh thu là chỉ tiêu không chỉ phản ánhmức độ cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ mà con cho thấy sự tăng trưởng haysuy giảm về năng lực doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu động có thể đem so sánhqua nhiều thời kì, cũng như giữa doanh nghiệp với các đối thủ cùng thứ bậc

để có đánh giá tổng quát, có chiều sâu về kết quả đạt được

5 Chất lượng sản phẩm dịch vụ so sánh với đối thủ cạnh tranh

Đối với tất cả các doanh nghiệp thì chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn làyếu tố trọng tâm để được nâng cao Mọi biện pháp của doanh nghiệp từ phíachất lượng nguồn nhân lực đến marketing hay huy động vốn đều nhằm mụcđích nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình Có thể thấy, sản phẩm

là bộ mặt của doanh nghiệp, đại diện cho thương hiệu Doanh nghiệp lớnmạnh hay không, thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sảnphẩm dịch vụ, bởi đó chính là điểm khởi đầu và kết thúc của doanh nghiệp

Trang 33

Người tiêu dùng và doanh nghiệp gặp nhau tại sản phẩm hay nói cách khácsản phẩm là mối liên hệ giữa cung cầu trên thị trường

Muốn sử dụng chiến lược cạnh tranh hiệu quả doanh nghiệp phải xácđịnh rõ thị trường mục tiêu của mình, nhu cầu của khách hàng với sản phẩmnhư thế nào? Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu lưạ chọn trình

độ sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng

Thực tế cho thấy, có nhiều loại sản phẩm cùng đáp ứng một nhu cầunhưng có nhưng sản phẩm tồn tại lâu dài trên thị trường và được khách hàng

ưa chuộng nhưng có những loại sản phẩm nhanh chóng biến mất Nguyênnhân là do chất lượng sản phẩm khác nhau Chất lượng sản phẩm là một chỉtiêu khó đo lường bởi nó phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng Tuy nhiên,khi theo đuổi chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thì doanhnghiệp phải cân nhắc với việc đánh đổi bằng chi phí Thông thường nhữngsản phẩm chất lượng cao phải có chi phí nguyên vật liệu đầu vào hoặc ứngdụng khoa học công nghệ cao hơn số với các sản phẩm cùng tính năng khác.Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố tính chu kì của sảnphẩm Mỗi sản phẩm thường có một chu kì sống bao gồm cả các giai đoạnhình thành, phát triển và lụi bại Do đó, doanh nghệp cần dựa vào đặc điểmnày để đưa ra những quyết định sang suốt nên hay không nên duy trì sảnphẩm cũ cũng như có kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường

6 Lợi thế so sánh.

Các doanh nghiệp khi mới gia nhập ngành thường vấp phải sự cạnh tranhgay gắt của các doanh nghiệp tiên phong trong ngành, bởi lẽ những doanhnghiệp dẫn đầu thị trường sau một thời gian hoạt động kinh doanh đã có đượcnhững lợi thế so sánh quý giá so với đối thủ Hai nội dung của lợi thế so sánh

ở đây là thương hiệu và sự khác biệt so với đối thủ

Trước hết, tạo lập thương hiệu có thể được xem như phương thức cạnh

Trang 34

tranh có hiệu quả nhất đối với bất cứ doanh nghiệp nào Thương hiệu là tàisản vô hình quý giá nhất của doanh nghiệp Để nhãn hiệu trở thành thươnghiệu đòi hỏi một quá trình phát triển lâu dài, thương hiệu đánh dấu nhữngthành công của doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường.

Cạnh tranh về thương hiệu tạo ra sự trung thành của khách hàng, thươnghiệu không chỉ giữ chân các khách hàng truyền thống lâu năm cho doanhnghiệp mà còn thu hút được những khách hàng mới gia nhập vào nhóm kháchhàng mục tiêu của doanh nghiệp Chính vì thế thương hiệu chính là công cụcạnh tranh hữu hiệu mà doanh nghiệp cần biết khai thác sử dụng

Yếu tố thứ hai trong lợi thế cạnh tranh là sự khác biệt, theo M.Porter thìnâng cao sự khác biệt là một trong những cách hữu hiệu nhất để nâng caonăng lực cạnh tranh mà một doanh nghiệp có thể tiến hành Mục tiêu của sựkhác biệt là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra được những dịch

vụ độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của họ hơn hẳn đối thủcạnh tranh Việc trước tiên doanh nghiệp phải làm là tìm hiểu về khách hàngmục tiêu và sản phẩm mong muốn của khách hàng, có như vậy mới tạo được

sự khác biệt trên cơ sở những lợi thế doanh nghiệp đã sẵn có

Nói tóm lại, lợi thế cạnh tranh là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá vềnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nó cho phép doanh nghiệp khai thácđiểm mạnh của mình tối đa để bứt phá vượt lên so với đối thủ cùng đẳng cấp

IV Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động kinh doanh khách sạn.

1 Khái niệm và đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn trong nền kinh tế.

1.1 Khái niệm ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng.

Trong nghiên cứu bản chất của kinh doanh khách sạn, việc hiểu rõ nội

Trang 35

dung của kinh doanh khách sạn là cần thiết và quan trọng.Hiểu rõ nội dung vềkinh doanh khách sạn sẽ tạo cơ sở để tổ chức kinh doanh khách sạn đúnghướng Mặt khác sẽ kết hợp yếu tố con người và cơ sở vật chất kí thuật hợp línhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dung (du khách) Muốntìm hiểu về vai trò kinh doanh khách sạn trong nền kinh tế cần xem xét sự rađời hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn.

Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là kinh doanh dịch vụ đảm bảo chỗngủ qua đêm cho khách có trả tiền, nhưng cùng với sự gia tăng về nhu cầucủa du khách mà ngành kinh doanh khách sạn hiện nay được hiểu theo nghĩarộng hơn Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhucầu nghỉ ngơi, ăn uống cho du khách Nền kinh tế ngày càng phát triển, đờisống ngày càng được cải thiện tốt hơn, con người có điều kiện chăm lo đếnđời sống tinh thần hơn, số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh, các doanhnghiệp trong ngành đứng trước yêu càu đa dạng hóa sản phẩm, vì vậy ngoàihai hoạt động chính nêu trên, các khách sạn nhà hàng phát triển thêm các hoạtđộng vui chơi, giải trí…

Tiếp đến, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cung cấpkhông chỉ những mặt hàng do mình đảm nhiệm, mà còn bán những sản phẩmdịch vụ khác trong nền kinh tế quốc dân như: nông nghiệp, công nghiệp, bưuchính viễn thông, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận chuyển, điện nước… Nhưvây, kinh doanh khách sạn nhà hàng không chỉ cung cấp cho khách các dịch

vụ của mình mà còn là trung gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho cácngành khác

Trong kinh doanh khách sạn, hai quá trình sản xuất và tiêu thụ thường điliền với nhau Đa số các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn phải trả tiền trựctiếp, nhưng một số dịch vụ không phải trả tiền trực tiếp làm tăng mức độ thỏamãn của khách, và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trương

Trang 36

như dịch vụ cung cấp thông tin, chăm sóc khách hàng…

Như vậy, khái niệm về ngành kinh doanh khách sạn ngày càng được mởrộng cùng với những dịch vụ mà ngành này cung cấp Trên phương diệnchung nhất có thể đưa ra khái niệm của hoạt động kinh doanh khách sạn nhưsau:

“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của họ tại địa điểm du lịch vì mục địch

có lãi.” (Trích dẫn từ giáo trình “Quản trị du lịch khách sạn” NXB ĐHKTQD)

1.2 Đặc điểm ngành kinh doanh khách sạn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng vào tài nguyên du lịchtại điểm đến du lịch Tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố mà kinhdoanh khách sạn nào cũng phải quan tâm khi tiến hành xây dựng khách sạn.Tài nguyên du lịch sẽ tạo ra những nét đặc trưng cho mỗi khách sạn nhà hàng,

là lợi thế thu hút khách du lịch đến với khách sạn Tài nguyên du lịch khôngchỉ tạo khung cảnh, môi trường kinh doanh mà còn chi phối tổ chức, thể loại,thứ hạng, quy mô hiệu quả kinh doanh của khách sạn Cơ sở kinh doanh củakhách sạn ở mỗi thời điểm phụ thuộc vào sức chứa và sức hấp dẫn của tàinguyên, loại khách sạn phụ thuộc vào loại tài nguyên Tuy nhiên hoạt độngkinh doanh khách sạn cũng tác động trở lại đối với tài nguyên du lịch Nếukhi tiến hành thiết kế xây dựng khách sạn mà không phù hợp với tài nguyên

du lịch thì sẽ đánh mất sự hài hòa của chúng và giá trị tài nguyên theo đó mà

bị giảm sút

- Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và đầu tư

cơ bản tương đối cao Đặc điểm này xuất phát từ tính cao cấp và đồng bộ của

Trang 37

nhu cầu du lịch Có thể lí giải điều này như sau, trong thời gian đi du lịchngoài nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung cho cuộc sống tại khách sạn, dukhách có những nhu cầu vui chơi giải trí khác cao hơn mức thông thường.Nên để đáp ứng các nhu cầu cao cấp này thì khách sạn cần phải xây dựng hệthống đồng bộ các công trình, cơ sở phục vụ có trang thiết bị chất lượng cao,

do đó khách sạn cần một số vốn đầu tư không nhỏ trong thời điểm đầu khibước vào kinh doanh

- Hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng đòi hỏi một đội ngũ laođộng trực tiếp khá lớn Điều này xuất phát từ chính tính chất hoạt động kinhdoanh của các khách sạn nhà hàng, đó là phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơigiải trí của khách hàng Trong thời gian nghỉ tại khách sạn, du khách bỏ chiphí để được hưởng thụ các dịch vụ mà khách sạn đem lại, các công việc trước

và sau quá trình tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đó, các nhân viên của khách sạnphải đảm đương Do đó, khối lượng khách của khách sạn trong khoảng nàođồng nghĩa số lượng nhân viên lao động trực tiếp của khách sạn cũng phảiđảm bảo trong khoảng tương ứng với một tỷ lệ nhất định của nhân viên /khách sao cho chất lượng phục vụ là tốt nhất

- Hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động mang tính chu kì kinhdoanh

Nhịp độ hoạt động của khách sạn là một vấn đề gây tranh cãi trong việcđiều hành khách sạn Khách sạn luôn biểu hiện đặc tính tuần hoàn, điều nàyảnh hưởng đến hoạt động của khách sạn cũng như việc quản lí nó Nhu cầunghỉ tại khách sạn của khách thay đổi theo từng ngày, từng thời vụ, tùy thuộcvào từng loại hình khách sạn và thị trường khách hàng mà doanh nghiệpnhắm vào

Các khách sạn sang trọng phục vụ thương gia có tỉ lệ chiếm phòng caovào những ngày trong tuần và vắng vào những ngày cuối tuần Trong khi loại

Trang 38

khách sạn nghỉ mát phục vụ khách đi du lịch thường thay đổi theo mùa

- Hoạt động của khách sạn chịu tác động của một số các quy luật Mỗikhách sạn khi xây dựng thường chịu sự chi phối của các tài nguyên du lịchhay các yếu tố khách quan như khí hậu, tính thời vụ Bên cạnh đó kinhdoanh khách sạn chịu ảnh hưởng bởi một số quy luật sinh lí của con người : aicũng có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi và vui chơi tại những thưòi điểm nhấtđịnh Nhu cầu về ăn, ngủ là đại lượng khó thay đổi về lượng, do vậy một nhàkinh doanh khách sạn nhà hàng tài ba phải biết cách làm thế nào phát triểncác loại hình dịch vụ khác để đáp ứng những nhu cầu cao hơn của khách hàngnhằm tối đa hóa lợi nhuận

Kinh doanh khách sạn nhà hàng là hình thức kinh doanh mang tính cạnhtranh rất lớn, do đó công việc quản lí khách sạn là rất quan trọng và quyếtđịnh sự thành công của hoạt động kinh doanh Khả năng thành công của cácdoanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố,một trong những yếu tố đó là khâu phân tích, dự báo nhu cầu thị trường vàcác vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2 Vai trò ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng trong nền kinh tế.

Kinh doanh khách sạn nhà hàng là một bộ phận thuộc lĩnh vực kinh tếdịch vụ Trước đây, quan niệm về dịch vụ còn rất hạn hẹp, dịch vụ chỉ baogồm những hoạt động kinh tế thỏa mãn nhu cầu bổ sung cho cuộc sống, hayngười ta quan niệm dịch vụ là hoạt động phụ Ngày nay, khoa học kĩ thuậtphát triển nhanh chóng, sản xuất phát triển với tốc độ cao thúc đẩy mạnh mẽquá trình phân công lao động xã hội, những nhu cầu phục vụ cuộc sống vănminh của con người cũng tăng lên nhanh chóng Từ đó, hoạt động dịch vụtách thành hoạt động riêng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh

tế hiện đại Dịch vụ là ngành kinh tế nối liền sản xuất với tiêu dùng, nhà hàngkhách sạn tạo ra bao nhiêu giá trị thì đồng thời cũng tiêu thụ ngay trong qúa

Trang 39

trình tạo ra giá trị đó Bên cạnh đó nó cũng là một ngành kinh tế nối liền sảnxuất với sản xuất,nối liền khoa học kĩ thuật phát triển và đời sống con ngườilàm xã hội loài người ngày càng văn minh hơn.

Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ trọng ngành du lịch- một bộ phận của dịch

vụ đóng góp trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên, ngành du lịch trong

đó có kinh doanh khách sạn nhà hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trongđời sống kinh tế xã hội Cũng như những ngành kinh tế khác, ngành kinhdoanh khách sạn cũng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra sản phẩm xã hội, ngànhkinh doanh khách sạn nhà hàng cũng sử dụng lao động sống và lao động vậthóa trong quá trình sản xuất kinh doanh Tuy vậy cũng có những điểm khác

so với những ngành kinh tế khác, như sản xuất và tiêu dùng trong ngành kinhdoanh khách sạn là cùng một thời điểm, sản xuất không phải lưu kho

Kinh doanh khách sạn nhà hàng tác động đến đời sống kinh tế xã hộichung của đất nước Phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng miềntrong nước thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn vì thế gópphần làm tăng GDP của các vùng miền và của cả nước

Kinh doanh khách sạn cũng tạo cơ hội phát triển cho các ngành khác vìhàng ngày khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn các mặt hàng của các ngànhnhư công nghiệp nhẹ, nông thủy hải sản, bưu chính viễn thông, ngân hàng,thủ công mĩ nghệ…

Giống như các ngành kinh tế khác kinh doanh khách sạn góp phầnthu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước cho nền kinh tế, huy độngnguồn tiên nhàn rỗi và giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làmcho người dân

Bên cạnh những đóng góp cho sự phát triển cho nền kinh tế nói chungthì ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng phát triển còn tác động tích cực đếnngành du lịch tại nước ta Bởi lẽ kinh doanh khách sạn và du lịch là hai ngành

Trang 40

có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau Kinh doanh khách sạn làmột trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện những hoạtđộng chính của ngành Kinh doanh khách sạn nhà hàng mang một ý nghĩa xãhội to lớn.

Kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và khôi phục khả năng lao độngcủa người lao động thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian

đi du lịch ngoài nơi cư trú

Ngoài ra, kinh doanh khách sạn còn tạo nơi giao lưu, gặp gỡ vui chơigiải trí theo xu hướng thưởng thức ẩm thực và không gian mới lạ tại nhà hàngkhách sạn

Địa phương nào có tiềm năng du lịch hay chú trọng đầu tư cho du lịchphát triển thì chắc chắn phải có hệ thống khách sạn nhà hàng đủ tiêu chuẩnchất lượng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách Ngành kinh doanhkhách sạn nhà hàng muốn phát triển tốt phải dựa vào điều kiện và tiềm năngkhai thác ngành du lịch,ngược lại đến lượt mình khi ngành kinh doanh kháchsạn nhà hàng phát triển rộng rãi sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ, thu hút khách du lịchtới thưởng thức và khám phá nét đẹp tiềm ẩn của đất nước Nói cách khác,kinh doanh khách sạn nhà hàng được ví như “thầy phù thủy” biến những nétvăn hóa, ẩm thực truyền thống trở thành đặc sản của mỗi vùng miền trong mắt

du khách Từ đó, vai trò của ngành kinh doanh “ăn nghỉ, vui chơi” này vượt

ra khỏi vai trò đóng góp về mặt kinh tế trong thu nhập quốc dân, kinh doanhkhách sạn nhà hàng với chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi quảng bá hìnhảnh về du lịch đất nước và con người Việt Nam với bạn bè trên thế giới

Như vậy, có thể nói ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Việt Namđang phát triển khá sôi động theo xu hướng chung của thời đại, nhưng vẫnkhông bỏ qua những nét truyền thống về văn hóa, bản sắc dân tộc và giao tiếpứng xử của người Việt Sự phát triển của ngành kinh doanh tuy không phải là

Ngày đăng: 04/12/2012, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Vũ Văn Phúc. “Cạnh tranh trong nền kinh tế mở ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh trong nền kinh tế mở
2. Giáo trình “ Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp ”. NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Nhà XB: NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân
3. Giáo trình “ Quản trị du lịch khách sạn ”. NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị du lịch khách sạn
Nhà XB: NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân
5. Bài viết “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kì hội nhập” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kì hội nhập
4. Các tài liệu riêng của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội do phòng hành chính và phòng kinh doanh cung cấp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của M.Porter. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 1.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của M.Porter (Trang 24)
Bảng 1.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của M.Porter. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 1.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của M.Porter (Trang 24)
Bảng 2.1 Tên gọi, chức năng công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội qua các thời kì. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.1 Tên gọi, chức năng công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội qua các thời kì (Trang 47)
Bảng 2.1 Tên gọi, chức năng công ty TNHHNN một thành viên du lịch  công đoàn Hà Nội qua các thời kì. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.1 Tên gọi, chức năng công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội qua các thời kì (Trang 47)
Bảng 2.2 Cơ cấu khách nghỉ theo quốc tịch tại công ty TNHHNN một  thành viên du lịch công đoàn Hà Nội từ 2005 đến 2007 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.2 Cơ cấu khách nghỉ theo quốc tịch tại công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội từ 2005 đến 2007 (Trang 67)
Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch tại công ty theo mục đích từ 2005 đến 2007. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch tại công ty theo mục đích từ 2005 đến 2007 (Trang 68)
Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch tại công ty theo mục đích  từ 2005 đến 2007. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch tại công ty theo mục đích từ 2005 đến 2007 (Trang 68)
Bảng 2.4 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.4 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội (Trang 72)
Bảng 2.4 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.4 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội (Trang 72)
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tại công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội năm 2007 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tại công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội năm 2007 (Trang 78)
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tại công ty  TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội năm 2007 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tại công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội năm 2007 (Trang 78)
Bảng 2.6 Cơ cấu và thành phần lao động của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.6 Cơ cấu và thành phần lao động của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 79)
Bảng 2.6 Cơ cấu và thành phần lao động của công ty TNHHNN một  thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.6 Cơ cấu và thành phần lao động của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 79)
4.3. Tình hình tài chính kinh doanh của công ty - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
4.3. Tình hình tài chính kinh doanh của công ty (Trang 80)
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty  trong 3 năm 2005, 2006, 2007 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007 (Trang 80)
Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh: - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
heo bảng báo cáo kết quả kinh doanh: (Trang 81)
Bảng 2.8 Đánh giá của khách hàng về nhân viên công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.8 Đánh giá của khách hàng về nhân viên công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội (Trang 85)
Bảng 2.8  Đánh giá của khách hàng về nhân viên công ty TNHHNN một  thành viên du lịch công đoàn Hà Nội - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội
Bảng 2.8 Đánh giá của khách hàng về nhân viên công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w