1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN

91 3,5K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 738,07 KB

Nội dung

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1133 QĐ/TTG ngày 23 tháng 12 năm 1999 của thủ tướng Chính phủ

Trang 1

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN

(LAM SON SUGAR JOINT STOCK CORPORATION)

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệpnhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1133 QĐ/TTG ngày 23tháng 12 năm 1999 của thủ tướng Chính phủ

Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 056673 do sở

Kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp ngày 23/12/1999, đăng ký thay đổi lần 5 ngày21/06/2007

Trụ sở chính:Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Trang 2

PHẦN 1: NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN

1.1 Tổng quan ngành mía đường:

1.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành đường:

Đường là một sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thànhphần không thể thay thế trong các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia

vị Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sảnxuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol -sản phẩm có thể được dùng để thay thế cho xăng

Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷthứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba,nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đườngthu được không cao Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường

từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu

Âu Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vàođầu những năm đầu cách mang công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranhthế giới I (1914 - 1918)

Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 150 triệu tấn vào năm

2009 và dự đoán đến hết năm 2010 sẽ tăng nhẹ trên mức này Các nước sản xuấtđường lớn trên thế giới là Brazil, Eu, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan chiếm 50%sản lượng và các nhà xuất khẩu đường chủ yếu là Brazil, Thái Lan, Australiachiếm hơn 50% xuất khẩu của thế giới

Trang 3

Top 10 nước sản xuất đường niên vụ 2009 - 2010

Top 10 nước xuất khẩu đường niên vụ 2009 – 2010

Nguồn:www.illovosugar.com

Nhu cầu tiêu thụ đường ở mỗi người cũng khá cao Theo số liệu thống kênăm 2008 cho thấy rằng ở Brazil một người tiêu thụ khoảng 61 kg/năm, người

Trang 4

Australia 58 kg/năm, người Mỹ tiêu thụ khoảng 29 kg đường/năm, , ngườiTrung Quốc 10 kg/năm, ở Việt Nam là 15 kg/năm, với mức tăng trưởng mỗinăm khoảng 2.7%/năm Như vậy, trung bình trên thế giới tiêu thụ khoảng 30 kg/người/năm.

Tiêu thụ đường tính trên đầu người 2009 - 2010 (đv: kg)

Nguồn:www.illovosugar.com

1.1.1.2 Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây:

Nhu cầu tiêu thụ đường bình quân tăng khoảng 2% trong những năm gần

đây Trong phiên giao dich ngày 05/01/2010 giá đường thế giới tiếp tục tăng do hoạt động bán trục lợi của các nhà kinh doanh và đồng đôla Mỹ giảm giá Tại

thị trường New York, giá đường thô giao tháng 3/2011 tăng 1,23 cent tươngđương 3,9% lên mức 33,11 cent/pound Trong phiên giao dịch đã có lúc giáđường lên mức 33,32 cent, mức cao nhất từ tháng 7/1098 Giá đường đã tăng23% trong năm nay Giá đường thô được dự báo sẽ lên mức 35 cent/poundtrong thời gian tới Bộ Nông nghiệp Mỹ mới đây dự báo sản lượng đường trong

vụ mùa bắt đầu ngày 01/10/2010 sẽ đạt 8,23 triệu tấn đường, thấp hơn so vớicon số 8,39 triệu tấn được dự báo vào tháng trước

Trang 5

Bên cạnh hoạt động bán trục lợi của các nhà kinh doanh và đồng USDyếu, giá đường tăng mạnh còn do các quỹ đầu tư tăng cường mua vào theo xuhướng tăng giá của dầu mỏ và thị trường hàng hoá nói chung, cùng với đó làtriển vọng nhập khẩu tăng của các nước tiêu thụ nhiều đường trên thế giới.Đông thời, nỗi lo về nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên thị trường đường, trongbối cảnh Braxin - nước sản xuất đường hàng đầu thế giới – đang phải đối mặtvới tình trạng mưa lớn gây thiệt hại nguồn nguyên liệu ngành đường Trong khi

đó, nhu cầu đường của châu Á dự kiến sẽ mạnh lên

Theo các nhà phân tích, Ấn Độ - nước tiêu thụ đường nhiều nhất thế giới,

đã từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu ròng về đường sau vụ míanguyên liệu thất bát Tổ chức Đường Quốc tế cho biết, tiêu thụ đường thế giới

sẽ vượt cung khoảng 7,2 triệu tấn trong niên vụ 2009/10 Inđônêxia cũng có kếhoạch mua 500.000 tấn đường trong năm 2010

Giá đường thô thế giới

Trang 6

1.1.2 Ngành mía đường tại Việt Nam:

Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dânchúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đườngtại Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rấtnon trẻ và khá lạc hậu Cho đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại ViệtNam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở thành ngành công nghiệp chủ lựccủa nền kinh tế

Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:

 Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng

 Đường vàng RS

 Đường xay (hay đường thô)

Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủyếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11đến tháng 4 năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lạitrong năm Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sảnphẩm khá cao

1.1.2.1 Năng lực sản xuất của ngành mía đường:

Ngành sản xuất mía đường không được Nhà Nước quan tâm đúng mức.Nếu như các ngành khác như: lúa, cao su, ngô, v.v… được Nhà Nước khuyếnkhích phát triển thì ngành mía đường hầu như không được hỗ trợ Việc trồngmía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng mía và các chủ doanh ngiệp sảnxuất mía Chính vì yếu tố này mà diện tích trồng mía không được ổn định vànăng suất mía chưa thực sự cao

Trang 7

Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích trồng mía và sản lượng mía không

ổn định Cụ thể vào năm 2008, diện tích trồng mía giảm so với năm 2007 là7.73% và sản lượng cũng giảm tương ứng là 7.19%, sản lượng năm 2009 giảmđến 12.36% so với năm 2007 Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong nướckhông được ổn định Việt Nam phải nhập khẩu đường gần 30% sản lượng tiêuthụ hàng năm, trong khi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa còn thấp,

do vậy giá đường trong nước bị tác động lớn bởi giá đường thế giới

Rủi ro nguyên vật liệu lớn, Ngành công nghiệp mía đường luôn trongtình trạng thiếu hụt nguyên liệu, nguyên nhân:

Trang 8

- Chưa chủ động được nguồn cung mía nguyên liệu Hầu hết các nhàmáy đều thu mua mía trong dân mà chưa có các vùng trồng riêng Do vậy,chất lượng mía và sản lượng đều chưa đáp ứng được;

- Vùng nguyên liệu mía liên tục bị thu hẹp, người trồng mía dần chuyểnhướng chọn các cây cho giá trị kinh tế cao khác do chi phí trồng và thu hoạchmía khá cao; cộng với giá mía biến động thất thường đôi khi không đủ bù đắpđược tiền công thu hoạch, tạo tâm lý bấp bênh cho người trồng mía – đã cónhững vụ mùa người trồng mía chỉ bán nhỏ lẻ cho các cơ sở làm mật, đườngnhỏ lẻ thủ công thay vì bán cho nhà máy, do giá mía quá rẻ

- Năng suất mía thấp Năng suất mía trung bình trên thế giới hiện gần 70tấn/ha, trong khi đó, năng suất trung bình của Việt Nam chỉ đạt gần 58,6 tấn/ha(niên vụ 2010 đang chỉ đạt xấp xỉ 52 tấn/ha) với chất lượng còn kém hơn…

Theo số liệu thống kê thì tổng công suất chế biến mía chỉ là 175,750 tấn,nghĩa là công suất bình quân mỗi nhà máy đường của nước ta hiện nay chỉ là2,644 tấn mía cây/ngày Trong đó, nếu không kể 8 công ty lớn của Việt Namhiện nay, với tổng công suất 50 nghìn tấn mía cây/ngày thì tổng công suất của

32 nhà máy đường còn lại chỉ là 55.7 nghìn tấn mía cây/ngày và công suất bìnhquân của mỗi nhà máy thuộc nhóm này chỉ là 1,742 tấn mía cây/ngày Đây quảthực là một tình trạng đáng báo động đối với ngành mía đường Việt Nam Bởi

Trang 9

trên thế giới, quy mô được coi là tối thiểu để đạt được hiệu quả kinh tế của mộtnhà máy đường phải vào khoảng 6 - 7 nghìn tấn mía cây/ngày, như của nhóm 8công ty mía đường lớn nhất trong nước

Ngoài ra, ngành mía đường sản xuất có tính mùa vụ Thông thường cácnhà máy chỉ hoạt động 5 tháng/năm vào quý 1 và quý 4 hàng năm Số đườngcòn lại sẽ được lưu trữ trong kho để phục vụ cho nhu cầu cả năm Vì vậy, chiphí tồn kho của ngành rất lớn và hiệu quả hoạt động của các nhà máy khôngcao

Trang 10

1.1.2.2 Giá mía đường trong nước:

Giá đường trong nước lập kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2010, và tiếptục duy trì mức giá cao cho đến nay, với mức giá 19.200 – 19.500 đồng/kg loại

RS bán tại nhà máy Giá đường bán lẻ có lúc lên tới 25.000 VNĐ/kg, mứcgiá cao nhất từ trước đến nay Hiện, giá đường thế giới đang đi xuống khá mạnhtrong hai ngày cuối tuần vừa qua, nhưng giá đường bán lẻ trong nước vẫn tăng

Ngành mía đường trong nước đang bước vào vụ mùa, nhưng giá đườngvẫn duy trì xu hướng tăng Do:

- Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng của giá đường thế giới (tỷ lệnhập khẩu khá lớn, khoảng 30%), do diễn biến thời tiết bất lợi cho sản lượngmía ở các nước sản xuất chính

- Trong nước lượng đường tồn kho ở mức thấp nên giá đường trongnước liên tục tăng

- Giá thu mua mía nguyên liệu tăng cao, mức giá thu mua vào30/10/2010 là 1,15 triệu đồng/tấn mía – tăng 15% so với tuần trước đó

- Quý 4 là mùa sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo cho các dịp lễ của năm củaViệt Nam, do vậy nhu cầu sẽ tăng lên, góp phần làm cho giá đường có thể duytrì xu hướng tăng

1.1.2.3 Sự cạnh tranh trong ngành mía đường:

Ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nướctrong khu vực và trên thế giới, do giá thành sản xuất cao, một phần là do giámua nguyên liệu mía cao hơn các nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thờidây chuyền sản xuất mía nước ta vẫn còn lạc hậu so với các nước trên thế giới.Giá đường trên thế giới đang có xu hướng thấp hơn so với trong nước Một ví

dụ cụ thể, theo số liệu thống kê cho thấy vào tháng 2/2009, khi giá đường nhậpkhẩu của New York và London về VN chỉ khoảng 9.000 đồng/kg, thì ở ViệtNam, giá đã lên đến khoảng 13,000 - 14,000 đồng/kg Rõ ràng là chúng ta chưathể cạnh tranh nổi về giá cả trên thị trường quốc tế

Trang 11

Mặt khác, trong các năm gần đây, giá đường Việt Nam được bảo hộ bởithuế quan cao và hạn ngạch nhập khẩu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp trong nước.

Thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường 2008:

Mặt hàng Thông thường Ưu đãi CEPT

08

CEPT09

CEPT10

WTO

1.1.2.4 Triển vọng phát triển của ngành:

Hiện nay, tại nước ta, tổng nhu cầu đường toàn quốc niên vụ 2008 - 2009vào khoảng 1.3 - 1.4 triệu tấn, trong khi tổng sản lượng sản xuất năm nay cũngnhư tồn kho năm ngoái chỉ đạt khoảng hơn 1.15 triệu tấn Sản lượng đườngthiếu hụt làm tăng giá đường đột biến trong thời gian hiện nay Như vậy, ngànhmía đường Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển, dựa trên một số yếu tốsau:

- Giá đường đang diễn biến có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và tiêuthụ Và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì được mặt bằng giá cao, do sự thiếu hụtcủa nguồn cung trong khi cầu ngày càng tăng

- Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam có tốc độ tăngtrưởng khá cao Bình quân giai đoạn 1999 – 2009 tiêu dùng tăng khoảng 5,1%/năm Trong khi sản xuất đường trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70%nhu cầu, như vậy, tiềm năng từ thị trường nội địa vẫn còn rất lớn

Trang 12

- Quý 4/2010, tình hình ngành khá khả quan: giá được dự báo tiếp tụcduy trì mức giá hiện nay; sản lượng tiêu thụ khả năng tăng, do cung tăng vào vụmùa khai thác của ngành và cầu tăng do đúng vào dịp lễ tết của Việt Namlàm tăng lượng tiêu dùng bánh kẹo.

1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (LSS):

1.2.1 Sơ lược về công ty:

1.2.1.1 Lịch sử hình thành:

Công ty cổ phần Mía đường Lam sơn tiền thân là Nhà máy đường LamSơn thành lập năm 1980 Năm 1999 Công ty hoạt động theo mô hình cổphần.Trụ sở chính của Công ty với diện tích 46 ha được đặt tại Thị trấn LamSơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Ngày 09/01/2008 Công ty đã niêm yếttại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS,vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần

800 tỷ đồng Công ty có vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sởhữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấnmía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam Đội ngũcán bộ, công nhân lao động trên một nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghềchiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao

1.2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty:

 Công nghiệp đường, cồn, nha, nước uống có cồn và không có cồn

 Chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc

 Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cungứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm

 Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su,giấy bao bì carton, kinh doanh thươngmại, khách sạn, ăn uống; Xuất nhậpkhẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư,phụtùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh

 Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê

 Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn)

Trang 13

 Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp

 Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt

 Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị

 Dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp

 Bằng khen của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tặngdoanh nghiệp có nhiều giải pháp sáng tạo mang lại hiệu quả cao năm2005

 Giải thưởng chất lượng Vàng Việt Nam năm 1997

 Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2005

 02 Giải thưởng Quốc tế chất lượng toàn cầu GQM năm 2001, 2002

 03 Giải thưởng Ngôi sao vàng Quốc tế BID năm 2001, 2002, 2008

 Cúp Kim cương kỷ nguyên chất lượng Quốc tế QC100, năm 2003

 Liên tục được bình chọn công nhận hàng Việt Nam Chất lượng cao

 Chứng nhận xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008

1.2.1.4 Cơ cấu tổ chức và vốn điều lệ của công ty:

Trang 14

Sơ đồ tổ chức công ty:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 5 thành viên, đứng đầu là chủ tịchhội đồng quản trị: ông Lê Văn Tam Các thành viên trong hội đồng quản trị củacông ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinhdoanh sản xuất, đều tốt nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác nhưbách khoa, công nghiệp Họ đều có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quátrình phát triển của công ty Ngoài ra, công ty còn có: ban giám đốc, kế toántrưởng và ban kiểm soát công ty, đảm bảo một bộ máy hoạt động minh bạch vàhiệu quả cao

Trang 15

Vốn điều lệ công ty:

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn là300.000.000.000 đồng với tổng số cổ phần là 30.000.000 cổ phần

Cơ cấu vốn cổ đông (năm 2008)

Cá nhân trong nước Pháp nhân nước ngoài

Cá nhân nước ngoài

Cổ phiếu quỹ

Trang 16

1.2.1.5 Định hướng phát triển:

Năm 2010 với Lasuco là một dấu mốc quan trọng, phải tạo ra bước

bứtphá mới, tạo lập thế đứng vững chắc cho bước tăng trưởng với chất lượng vàhiệu quả cao hơn trong thời kỳ 2011-2020

Mục tiêu chiến lược là: Chất lượng - Hiệu quả Mang lại lợi ích và giá trị gia tăng cho Cổ đông, nhà đầu tư,người trồng mía, người lao động trong doanh nghiệp, có trách nhiệm cao với cộng đồng

Công ty có các chiến lược phát triển như sau:

 Tiếp tục đầu tư phát triển vùng nguyên liệu một cách vững chắc bằngcon đường thâm canh, tăng năng suất và chất lượng mía, với chủ trương

“Làm mới lại cây mía và hạt đường Lam Sơn”

 Tăng nhanh năng lực tài chính, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất

 Nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng, kiểm soát và bảo vệ môi trường

 Tiếp tục nâng cao hiệu quả Dự án tái cấu trúc bộ máy tổ chức quản lýnhân sự gắn với cơ chế thu nhập tiền lương

1.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh:

1.2.2.1 Các dòng sản phầm chính của công ty:

Hoạt động kinh doanh chính của LSS là sản xuất đường bao gồmđườngRS, RE, đường vàng và sản xuất cồn từ sản phẩm phụ mật rỉ trong quátrình ép mía Đường chiếm khoảng 78% trong cơ cấu doanh thu của công ty,cồn chiếm 16% và 6% còn lại là từ những hoạt động khác (cung cấp giống cây

và sữa tiệt trùng)

Đường tinh luyện Lam Sơn sử dụng công nghệ làm sạch bằng phương

pháp Cabonat hóa, sử dụng công nghệ trao đổi Ion, có độ tinh khiết cao,chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ

Đường kính trắng Lam Sơn sử dụng công nghệ lắng nổi trong quá trình

làm sạch, loại được tất cả các tạp chất và cho một loại mật chè tinh cungcấp cho quá trình nấu đường, với hệ thống nấu đường tự động cho ra một

Trang 17

loại sản phẩm đạt chất lượng cao, sản phẩm chủ yếu được sử dụng hàngngày làm thức uống.

Đường vàng tinh khiết Lam Sơn có mùi thơm đặc trưng của đường mía

mà chỉ có ở vùng mía Lam Sơn, phần lớn sản phẩm được dùng làmnguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm khác như: sản xuất bánh kẹo, đồuống, …

Sản phẩm cồn tinh chế dùng để xuất khẩu, dùng để làm nguyên liệu

xăng pha cồn có nguồn gốc từ thiên nhiên, Chất lượng sản phẩm đượcsản xuất theo tiêu chuẩn EU, Mỹ… Sản phẩm được xuất khẩu sang thịtrường Thụy Sỹ, Pháp, Mỹ … để làm ra một số loại rượu cao cấp

Sản phẩm CO2 là sản phẩm phụ tận thu từ quá trình lên men của sản

xuất cồn, qua hệ thống thu hồi và làm lạnh được sản phẩm CO2 băng, sảnphẩm được cung cấp cho các nghành chế biến thực phẩm, công nghiệp cơkhí, tàu thủy …

1.2.2.2 Vị thế công ty trong ngành:

Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã được thành lập 30 năm, có thểnói là một trong những công ty được thành lập sớm nhất ở Việt Nam Với cơcấu sản phẩm đa dạng và hệ thống đại lý trải dài khắp nước, Lasuco được đánhgiá là Công ty sản xuất đường lớn nhất Việt nam với sản lượng sản xuất chiếmđến 10% thị phần đường trong nước Vì vậy, sản phẩm đường Lam Sơn đã trởthành thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam và các doanhnghiệp trong và ngoài nước

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Lasuco là sản xuất đường vàcồn Lasuco hiện có 02 nhà máy sản xuất đường với tổng công suất thiết kế là7.000 tấn mía cây/ngày đứng thứ 3 trong cả nước về công suất thiết kế nhưng lại

là công ty có sản lượng mía và sản lượng đường lớn nhất cả nước Đồng thờicông ty luôn có sẵn nguồn nguyên liệu và cung cấp cho thị trường những sảnphẩm chất lượng cao, nhiều năm liền được bình chọn là doanh nghiệp vữngmạnh và được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Do

Trang 18

đó, cỏ thể nói Công ty CP mía đường Lam Sơn là một thương hiệu mạnh trongngành mía đường Việt Nam.

1.2.2.3 Triển vọng kinh doanh trong tương lai:

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đường vẫn được xem là mặt hàng thiếtyếu, do vậy trong chiến lược phát triển, công ty cổ phần mía đường Lam Sơnluôn hướng đến tính bền vững của các dự án:

 Tập trung cao phát triển nguyên liệu mía thâm canh, tăng năng suất tậptrung triển khai dự án làm mới lại cây mía bắt đầu từ vụ ép 2009/2010 vàchính sách đầu tư phát triển mía vụ 2010/2011

 Tiếp tục triển khai dự án “Làm mới lại cây mía hạt đường Lam Sơn” và

dự án “Tưới nước nhỏ giọt công nghệ cao etafim”

 Tăng tài sản tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa thiết yếu có tính thời đại– năng lượng tái tạo (Biodiezel)

Công ty TNHH Nagajura Công ty mía đường Việt Nam - Đài Loan

Công ty CP mía đường Lam Sơn Công ty liên doanh Nghệ An - Anh Công ty CP đường Biên Hòa

Trang 19

 Đầu tư thiết bị công nghệ mới, mở rộng nâng công suất Nhà máy đường 2lên 7.500 TCD.

 Đầu tư bổ sung thiết bị, công nghệ hồ hóa tinh bột cho nhà máy Cồn đểgiải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu mật rỉ, nâng cao hiệu quả thiết bị hiện

có, tăng doanh thu

Ngoài ra để tạo thế bền vững cho sự phát triển kinh doanh và khai thác lợithế địa lý, công ty còn thực hiện một số dự án sau:

 Hiện nay, LSS hợp tác với PVOil, Công ty cổ phần Zarubezhnef thuộctập đoàn dầu khí của Nga và Tổng công ty công nghệ sinh học của Nga(KBT) thành lập Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Việt Nam để xâydựng nhà máy Bio - butanol tại Thanh Hoá, công suất 100,000 tấnbutanol/năm Dự kiến năm 2011 nhà máy sẽ đi vào hoạt động và mang lạilợi nhuận lớn cho LSS

 Đầu tư vào nhà máy rượu vodka với công suất 10 triệu lít/ năm, dự kiếnthi công vào 2010 và hoàn thành 2011 với tổng vốn đầu tư là 10 triệuUSD

 Đầu tư vào khách sạn đa năng Lam Sơn 4 sao ở Sầm Sơn với tổng giá trị

60 tỷ đồng Dự kiến, dự án sẽ được triển khai vào dịp khai trương mùa

du lịch Sầm Sơn 2011 Chủ tịch HĐQT LSS cho biết, mỗi năm, kháchsạn đa năng Sầm Sơn sẽ mang lại khoản doanh thu vài trăm tỷ đồng

 Năm 2010 LSS có kế hoạch nâng vốn điều lệ từ 300 lên 400 - 450 tỷđồng bằng việc chia thưởng và huy động vốn cho các dự án bằng việcphát hành thêm

Trang 20

 Sản phẩm đường tinh luyện của LSS đạt tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ vànhững khách hàng lớn đòi hỏi tính nghiêm ngặt về chất lượng như: Coca-Cola, Pepsico, Vinamilk,… Đường kính trắng có lợi thế từ những năm

1990 và đường vàng có mùi thơm đặc trưng chỉ có ở vùng mía Lam Sơn

 Sản phẩm cồn có chất lượng cao dùng để xuất khẩu, và làm nguyên liệuxăng pha cồn có nguồn gốc từ thiên nhiên Cồn được sản xuất theo tiêuchuẩn EU, Mỹ… và được xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ, Pháp, Mỹ

… để sản xuất các loại rượu cao cấp

1.2.3.1.2.Quan hệ với khách hàng:

Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và các đối tác kinhdoanh với phương châm “Thỏa mãn mọi nhu cầu chính đang của khách hàng,bảo đảm hài hòa các mối quan hệ lợi ích”

1.2.3.1.3.Nghiên cứu phát triển – Đổi mới công nghệ:

 Doanh nghiệp đang từng bước đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, mở rộnglĩnh vực, địa bàn và ngành nghề kinh doanh Đầu tư thiết bị và công nghệmới, nâng công suất các nhà máy hiện có, tăng nhanh sản lượng Đường –Cồn – Điện – Nhiên liệu sinh học (Bio Diezel)

 Đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của nghành mía đườngViệt Nam triển khai và áp dụng “Hệ thống Công nghệ cao tưới nước nhỏgiọt cho cây mía” Dự án này bắt đầu thực hiện hiện từ năm 2008 đếnnăm 2013 trên diện tích ổn định hằng năm là 3.000 ha mía Vụ mía năm2008-2009, năng suất đã tăng hai lần so với trước, tạo điều kiện ngườitrồng có lãi cao, lâu bền

1.2.3.1.4.Hình ảnh thương hiệu:

Văn hóa doanh nghiệp được chú trọng bảo vệ và phát huy Thương hiệuLASUCO nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam và đang từng bướckhẳng định vị thế để trở thành tập đoàn kinh tế Công - Nông nghiệp - Dịch vụ -Thương mại hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam

Trang 21

1.2.3.2 Điểm yếu:

1.2.3.2.1 Sản phẩm:

Các chủng loại sản phẩm còn hạn chế, chưa phong phú và đa dạng Chưa

có các dòng sản phẩm đường chuyên biệt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau củakhách hàng Mẫu mã, bao bì, hình thức đóng gói còn đơn giản so với sản phẩmcủa các đối thủ cạnh tranh cùng ngành

1.2.3.2.2.Bộ máy quản lý nhân sự:

Đã được soát xét nhưng vẫn chưa đáp ứng yếu cầu đổi mới và phát triển,lực lượng trực tiếp làm công tác nguyên liệu còn thiếu nguồn nhân lực bổsung thay thế chưa chuẩn bị kịp

1.2.3.2.3 Các dự án đầu tư XDCB đã được triển khai, nhưng tiến độ

còn chậm ảnh hưởng xấu đến dòng tiền của công ty:

 Dự án đầu tư XD Trung tâm văn hoá thể thao Lam Sơn tiến độ thi côngchậm

 Dự án Mở rộng công suất nhà máy đường 2: đã cơ bản xác định nângcông suất từ 4.000TCD lên 7.500TCD, đang tập trung chuẩn bị dự án

để xem xét triển khai

 Một số dự án mới như sản xuất Butanol sinh học, sản xuất Rượu Vodkađang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án khả thi

Trang 22

 Dự án trồng cây Jatropha tạm đình hoãn lại; Dự án đầu tư Trường Caođẳng nghề Lam Kinh một số nhiệm vụ trọng tâm như lập dự án khả thi,phương án nhân sự, kế hoạch chương trình vẫn chưa triển khai cũngphải tạm dừng lại.

1.2.3.3 Cơ hội:

 Thị trường tiêu thụ đường được đánh giá còn nhiều tiềm năng do tổngnguồn cung đường trong cả nước mới chỉ đáp ứng được hơn 70% nhu cầuthị trường

 Doanh thu có xu hướng tăng trưởng ổn định, lợi nhuận gộp được cảithiện Doanh thu năm 2008 vẫn thể hiện tăng trưởng, bất chấp khủnghoảng kinh tế toàn cầu Đáng lưu ý, mặc dù trong năm 2009, doanh thu

có giảm sút do sản lượng mía giảm, nhưng lợi nhuận gộp vẫn tăng lên 9%nhờ ứng dụng được kỹ thuật giúp tiết kiệm chi phí giá vốn

 Bước đầu thành công trong việc tái cấu trúc LSS đã thực hiện chươngtrình tái cấu trúc trong năm 2009, giúp chi phí giảm rõ rệt và kết quả kinhdoanh trong 6T/2010 được cải thiện đáng kể

1.2.3.4 Thách thức:

 Áp lực cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu: Kết thúc niên vụ míađường 2009 - 2010, ngành đường Việt Nam chỉ sản xuất được trên889,000 tấn đường So với cùng kỳ năm trước, lượng đường sản xuất đãgiảm khoảng 19,800 tấn Trong khi đó, đường nhập khẩu đang có giá rẻhơn khoảng 2,000-3,000đ/kg, tạo nên áp lực cạnh tranh cao cho cácdoanh nghiệp trong nước

 Các biện pháp bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước đang dần đượcChính phủ dỡ bỏ: Theo lộ trình hội nhập AFTA thuế suất nhập khẩuđường sẽ giảm dần từ 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010 Với việcgia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là

Trang 23

25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu tronghạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm và tiến tới xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩuđối với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài (Tính đến cuối tháng 7/2010,Việt Nam đã cấp hạn ngạch nhập khẩu tới 350.000 tấn đường các loại).

Do đó, ngành mía đường Việt Nam có thể tiếp tục gặp nhiều thách thức

để duy trì lợi thế cạnh tranh

 Tình trạng nhập lậu đường: các cơ quan chức năng ước lượng có đến 100tấn đường nhập lậu tuồn về mỗi ngày ở các tỉnh giáp biên giớiCampuchia Đường lậu không chỉ chiếm 50% thị phần tiêu thụ ở 13 tỉnhthành đồng bằng sông Cửu Long, mà còn đáp ứng một phần không nhỏcho thị trường TP.HCM

 Ngành mía đường Việt Nam chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạnhán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm ở các vùng trung du vàmiền núi, nông dân và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa đượcđầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông…Hạn hán trong những thángđầu năm 2010 đã gây ảnh hưởng xấu đến năng suất cũng như sản lượngthu hoạch, và mùa vụ sản xuất có thể bị trễ khoảng 1 tháng, ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 24

PHẦN 2: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN2.1 Dòng tiền hoạt động qua các kỳ:

2006 đến 2009 luôn biến đổi ngược chiều nhau Đây là một điều khá đặc biệt ởLSS

Trang 25

Năm 2007: Lợi nhuận trước thuế tăng, công ty sản xuất kinh doanh tốt Dòngtiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh, chủ yếu là do giảm hàng tồnkho ( giảm 71.524 triệu đồng ) và tăng khoản phải trả ( tăng khoảng 73 tỷ).

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư giảm mạnh, do giai đoạn này bên cạnh việcbán thanh lý tài sản cố định và thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của các đơn

vị khác, thì công ty lại chi cho vay và mua các công cụ nợ khác và chi đầu tưgóp vốn vào đơn vị khác, làm cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm

Dòng tiền tài trợ âm, do thu từ phát hành cổ phiếu, lãi vay và tiền vaythêm giảm nhiều hơn so với số giảm trong chi ra để trả nợ gốc vay

Năm 2008: Lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2007 Mía vụ

2008-2009 có hiệu quả thấp, năng suất, sản lượng mía giảm Nguyên nhân là do năm

2008 thời thiết rét đậm, rét hại, mưa dầm kéo dài, bị ảnh hưởng của cơn bão số

5 Đồng thời giá cả phân bón, lương thực và lãi suất ngân hàng tăng cao đã ảnhhưởng đến việc chăm sóc mía của bà con

Năm 2008 là năm sụt giảm của thị trường chứng khoán Trong năm 2008công ty đã trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính là 80,3 tỷđồng Khoản trích lập dự phòng này đã làm suy giảm lợi nhuận của công ty năm2008

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm trong khi dòng tiền từhoạt động đầu tư tăng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ giảm mạnh,làm cho dòng tiền thuần rất âm Dòng tiền kinh doanh âm do tăng thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp và tăng chi khác từ hoạt động kinh doanh Dòng tiềnhoạt động đầu tư tăng chủ yếu do công ty giảm đầu tư vào công cụ nợ, thu lãicho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia tăng nhưng không đáng kể, do đó cũngkhông đánh giá được chất lượng hoạt động đầu tư dựa vào sư thay đổi dòng tiềnnày

Trang 26

Dòng tiền từ hoạt động tài chính rất âm do năm 2008 công ty không pháthành thêm cổ phiếu mới (năm 2007 thu 51.148.000.000VND từ phát hành cổphiếu và nhận vốn góp), trong lúc đó lại dùng lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổđông.

Năm 2009: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh,

550%, do lợi nhuận trước thuế tăng và công ty giảm các khoản phải thu, công tythu được tiền từ chính sách tín dụng năm trước Điều này cho thấy hoạt độngnăm 2009 của công ty rất tốt, cải thiện được dòng tiền thuần từ xu hướng giảmliên tiếp 2006-2008,gần bằng 0 năm 2007 và âm trong năm 2008 sang dòng tiềndương mạnh, cao hơn cả dòng thuần năm 2006 ban đầu

Dòng tiền hoạt động đầu tư giảm do công ty tiếp tục chi mua công cụ nợ,thu hồi được tiền cho vay nhưng lại giảm chi đầu tư góp vốn vào các đơn vịkhác Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ tăng lên gần bằng lại giá trịnăm 2007 do công ty tăng khoản vay, đồng thời giảm chi trả cổ tức

Cơ cấu dòng tiền qua các năm

Lưu chuyển tiền thuần 2006

Hoạt động SXKD Hoạt động đầu tư Hoạt động tài trợ 0

50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000

Lưu chuyển tiền thuần 2009

Hoạt động SXKD Hoạt động đầu tư Hoạt động tài trợ

-120,000,000 -100,000,000 -80,000,000 -60,000,000 -40,000,000 -20,000,000 0 20,000,000 40,000,000

Lưu chuyển tiền thuần 2008

Trang 27

Nhìn vào các biểu đồ trên ta thấy được cơ cấu dòng tiền, các hoạt độngsản xuất kinh doanh, đầu tư, tài trợ đóng góp vào dòng tiền thuần như thế nào.

Ta có thể thấy là cơ cấu dòng tiền của LSS có sự biến đổi mạnh qua các năm.Điều này cho thấy công ty cần quan tâm hơn đến tính ổn định của dòng tiền vàtính ổn định của từng dòng tiền hoạt động để đảm bảo khả năng thanh toán tiềnmặt

Dòng tiền thuần năm 2006 chủ yếu từ hoạt động tài trợ

Sang các năm 2007, 2008, 2009 dòng tiền của công ty phần lớn có nguồngốc từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2007, cơ cấu dòng tiền thuần do hoạt động kinh doanh và hoạt độngđầu tư chiếm phần lớn Công ty sản xuất kinh doanh tốt, dòng tiền từ hoạt độngsản xuất kinh doanh tăng mạnh, chủ yếu là do giảm hàng tồn kho ( giảm 71,5 tỷđồng ) và tăng khoản phải trả ( tăng khoảng 73 tỷ) Dòng tiền từ hoạt động đầu

tư giảm mạnh và âm, do số tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ và chi đầu

tư góp vốn vào đơn vị khác lớn hơn số thu từ việc bán thanh lý tài sản cố định

và thu cho vay, bán lại công cụ nợ khác Cơ cấu dòng tiền như trong năm 2007

là khá hợp lý, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và nhu cầu đầu tư chocông ty trong giai đoạn tăng trưởng như hiện tại khá lớn Tuy nhiên để đánh giá

nó có thực sự tốt hay không thì phải căn cứ vào hiệu quả do hoạt động đầu tưmang lại

Năm 2008, hoạt động tài trợ chiếm phần rất lớn trong cơ cấu dòng tiền vàlàm cho dòng tiền âm mạnh, do công ty không phát hành thêm cổ phiếu mới màlại tiến hành chi trả cổ tức cho cổ đông Hoạt động sản xuất kinh doanh xấu đi

và nhu cầu đầu tư giảm, do năm 2008 chứng kiến sự đi xuống của toàn nền kinhtế

Trang 28

Năm 2009 dòng tiền rất dương Dòng tiền phần rất lớn xuất phát từ hoạtđộng kinh doanh do lợi nhuận công ty tăng và công ty thu hồi được nợ, giảmcác khoản phải thu Công ty chi đầu tư và giảm chi trả cổ tức, tăng khoản vay,tuy nhiên ảnh hưởng không lớn đến tổng dòng tiền thuần.

So sánh biến thiên dòng tiền hoạt động 3 quý đầu năm 2009 và 3 quý đầu năm 2010

(Số liệu lấy từ BCTC hợp nhất đã được soát xét cho kỳ hoạt động 01/01/2009đến 30/09/2009 và BCTC hợp nhất cho kỳ 01/01/2010 đến 30/09/2010)

Dòng tiền của LSS 3 quý đầu 2009 và 3 quý đầu 2010

Đơn vị: ngàn đồng

Trang 29

3 quý đầu 2009 3 quý đầu 2010

-100,000,000

-50,000,000

0 50,000,000

Về hoạt động đầu tư: Dòng tiền đầu tư đổi chiều và dương 3 quý đầu

2009 công ty đầu tư vào tài sản cố định và chi cho vay, mua công cụ nợ 3 quýđầu 2010 công ty tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định và góp vốn, giảm hẳn chicho vay mua công cụ nợ, đồng thời thu hồi được vốn đầu tư rất nhiều: thu hồicho vay, bán lại công cụ nợ, thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đồng thờithu lãi cho vay, cổ tức

Trang 30

Về dòng tiền tài trợ: Dòng tiền tài trợ đổi chiều sang âm là do công ty tiếptục tăng vay và chi trả nợ gốc vay như 3 quý đầu năm 2009, tuy nhiên 3 quý đầu

2010 công ty tiến hành chi trả cổ tức cho cổ đông rất nhiều, hơn 50 tỷ đồng

2.2 Dòng tiền thô:

Ta tính toán dòng tiền thô của công ty, bằng lợi nhuận sau thuế cộng cácchi phí không phát sinh bằng tiền mặt quan trọng, ở đây ta lấy lợi nhuận sauthuế cộng với khấu hao

Đơn vị: ngàn đồng

Dòng tiền thô của công ty tốt, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty

đã tạo ra lợi nhuận cho công ty Khấu hao hàng năm cũng đóng góp phần khálớn vào dòng tiền thô Dòng tiền thô có xu hướng giảm qua các năm 2006-2008

do khấu hao giảm Khấu hao giảm không phải do công ty thay đổi chính sáchkhấu hao, tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựatrên thời gian sử dụng ước tính Khấu hao giảm là do tài sản cố định có xuhướng giảm qua các năm Do đó dòng tiền thô giảm nhưng không phản ánh một

Trang 31

sự xấu đi của dòng tiền Qua năm 2009 khấu hao giữ không đổi, dòng tiền thôtăng do có sự tăng mạnh trong lợi nhuận sau thuế, cho thấy hiện tại công ty códuy trì tiền mặt rất tốt

Ba quý đầu 2010 hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt thể hiện qua sự tănglên của lợi nhuận sau thuế, chi phí khấu hao về cơ bản không đổi Dòng tiền thôtăng lên đáng kể

2.3 Phân tích dòng tiền từ các hoạt động:

2.3.1 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:

tiền thuần từ HĐKD

419.39% -71.98% 530.86%Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có sự biến đổi mạnh trong năm

2007, đến năm 2008 thì lại giảm lại gần bằng năm 2006 Dòng tiền đột biếntrong năm 2007 là do công ty giảm mạnh lượng hàng tồn kho Trong năm này

3 quý đầu 2009 3 quý đầu 2010 0

Trang 32

công ty tăng các khoản phải thu, hàm ý một chính sách tín dụng nới lỏng hoặc

do công ty chưa thu được tiền, tuy nhiên lại tăng được các khoản phải trả so vớinăm 2006 do công ty nhận được ưu đãi tín dụng từ nhà cung cấp, điều nàykhông ảnh hưởng mạnh đến dòng tiền

Sang năm 2008 lợi nhuận trước thuế giảm do trong năm nay công ty chịuảnh hưởng từ sự đi xuống của nền kinh tế nói chung cũng như những bất lợitrong điều kiện thời tiết, rét đậm rét hại và cơn bão số 5 ảnh hưởng đến cây mía.Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế giảm không nhiều Lưu chuyển tiền thuần từhoạt động kinh doanh giảm mạnh do công ty tăng lượng hàng tồn kho trở lại và

số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tăng

Năm 2009 dòng tiền thuần được cải thiện và rất tốt Lưu chuyển tiềnthuần tăng do lợi nhuận trước thuế tăng mạnh, công ty đẩy mạnh chính sách thutiền làm giảm khoản phải thu Công ty giảm hàng tồn kho trở lại

2009

3 quý đầu 2010

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 109,961,940 77,962,112Thay đổi trong lưu chuyển tiền thuần từ

ty đang tốt thì có lẽ điều khoản tín dụng cũng không có lý do gì mà bị thắt chặt)

Trang 33

Lưu chuyển tiền thuần giảm nhưng lợi nhuận tăng nên không phản ánh một sựxấu đi trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cho thấy công ty đã thanh toán bớtnhững khoản nợ và nghĩa vụ, đây là một điều tốt Tuy nhiên công ty cũng cầnquan tâm đến lưu chuyển tiền thuần nếu nó giảm thấp quá

So sánh thu nhập ròng và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Tương quan giữa thu nhập ròng và dòng tiền thuần từ hoạt động kinhdoanh năm 2006 và 2008 khá giống nhau Trong hai năm này thu nhập sau thuếcủa công ty lớn hơn nhiều so với dòng tiền thuần Năm 2006 là do công ty giảmcác khoản phải trả và tăng hàng tồn kho Năm 2008 là do tăng hàng tồn kho vàtăng nộp thuế và tăng chi khác từ hoạt động kinh doanh Có sự chênh lệch khálớn trong hai năm này giữa thu nhập sau thuế và dòng tiền thuần từ kinh doanh,điều này phản ánh chất lượng thu nhập trong hai năm 2006 và 2008 không thực

sự tốt, thu nhập nhiều nhưng không giữ được lượng tiền mặt lớn để đảm bảokhả năng chi trả tiền mặt

Trang 35

3 quý đầu năm 2010 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm,trong lợi nhuận trước thuế lại cao hơn nhiều so với 3 quý đầu 2009, tăng 50%;làm cho khoảng cách giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền thuần từ kinh doanh mởrộng đáng kể Điều này là do công ty tăng các khoản phải thu, tăng hàng tồnkho, giảm các khoản phải trả đồng thời khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đãnộp tăng Điều này cho thấy công ty đang mở rộng chính sách tín dụng, dùng lợinhuận trả bớt các khoản nợ phải trả ( hoặc có thể nhà cung cấp thắt chặt tíndụng, công ty mất bớt những ưu đãi tín dụng từ nhà cung cấp, tuy nhiên trườnghợp này ít xảy ra hơn vì tình hình kinh doanh công ty đang tốt thì có lẽ điềukhoản tín dụng cũng không có lý do gì mà bị thắt chặt) Lưu chuyển tiền thuầngiảm nhưng lợi nhuận tăng nên không phản ánh một sự xấu đi trong hoạt độngkinh doanh, đồng thời cho thấy công ty đã thanh toán bớt những khoản nợ vànghĩa vụ, đây là một điều tốt Tuy nhiên công ty cũng cần quan tâm đến lưuchuyển tiền thuần nếu nó giảm thấp quá, đồng thời phải quan tâm đến chấtlượng của thu nhập khi mà thu nhập nhiều nhưng tiền mặt lại ít.

2.3.2 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:

Trang 36

Đơn vị: ngàn đồng

Năm 2006 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương do bên cạnhviệc chi đầu tư tài sản cố định và chi cho vay, mua các công cụ nợ, công ty cónguồn thu từ thu hồi cho vay và bán các công cụ nợ của đơn vị khác

Năm 2007 dòng tiền từ đầu tư âm mạnh do công ty chi cho vay, mua cáccông cụ nợ đồng thời chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác So với năm 2006,công ty đầu tư thêm vào trái phiếu chứng khoán ngắn hạn (19,4 tỷ đồng), tăngcho vay dài hạn thêm gần 10 tỷ đồng, làm khoản cho vay dài hạn lên đến 11,1 tỷđồng, trong đó chủ yếu là khoản vay của Công ty Cổ phần giấy Lam Sơn Đồngthời công ty tăng mạnh đầu tư góp vốn thêm 130 tỷ đồng vào Công ty cổ phầnđịa ốc Sài Gòn Thương tín ( 46,07% tổng vốn đầu tư 2007), Chứng chỉ quỹ đầu

tư Vietnam Tiger Fund (18,35%), Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông(14,01%), Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (10,71%), Công ty cổ phần míađường Sơn La (6,81%) và một số công ty khác như Công ty cổ phần thực phẩmcông nghệ TPHCM, Công ty cổ phần vận tải Lam Sơn…Dòng chi đầu tư chủyếu là chi đầu tư tài chính, do đó phản ánh phần nào rủi ro của công ty

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Trang 37

Năm 2008 công ty giảm chi cho vay và giảm đầu tư vào công cụ nợ, đồngthời giảm chi đầu tư góp vốn Công ty tăng đầu tư vào trái phiếu nhưng giảmmạnh tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống đồng thời trích lập dự phòng giảm giáchứng khoán.

Năm 2009 dòng tiền đầu tư thuần âm mạnh trở lại do năm 2009 thị trường tàichính dần phục hồi, công ty tăng đầu tư vào các công cụ tài chính ( tăng từ23,376 tỷ lên 48,9 tỷ) đồng thời tăng đầu tư vào tài sản cố định Dòng tiền thu

từ các công cụ tài chính cũng giảm ( 77,6 tỷ năm 2008 còn 18,65 tỷ năm 2009)

Ba quý đầu năm 2010 dòng tiền đầu tư rất dương so với dòng tiền đầu tư

âm của 3 quý đầu năm 2009 Dòng đầu tư dương không phải vì công ty không

có dự án đầu tư Trong ba quý năm 2010, công ty đang tiến hành các dự án:

 Hệ thống tưới ngầm (Netafim-Israel)

 Khu VH-TT LS

 Trường cao đẳng nghề Nam Kinh

 Dự án làm mới cây mía hạt đường Lam Sơn

2.3.3 Dòng tiền từ hoạt động tài trợ:

Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS biến động rất phức tạp Năm 2006dòng tài trợ thuần dương do công ty nhận được khoản vay lớn và nhận vốn gópbằng tiền của cổ đông 118,75 tỷ ( Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đãkiểm toán 2007- mục V25_Bảng đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu)

Trang 38

Năm 2007 dòng thu từ nhận vốn góp và vay giảm, công ty nhận được51,148 tỷ vốn góp bằng tiền Đồng thời công ty chi trả nợ gốc vay, làm chodòng tiền tài trợ âm Trong năm 2007 công ty tiến hành chi trả cổ tức bằng cổphiếu 33,326 tỷ và chi trả bằng tiền 10,028 tỷ đồng.

100,000,000

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ tài trợ

Lưu chuyển tiền thuần từ

HĐ tài trợ

Trang 39

tiền chi ra trong năm 2008) Nghị quyết Đại Hội cổ đông thường niên năm 2008họp ngày 26 tháng 04 năm 2008 đã thống nhất quyết nghị việc chi trả cổ tứcnăm 2007 bằngtiền mặt với tỷ lệ chi trả cổ tức 20%/vốn cổ phần (2.000 đồng/cổphiếu) Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông và số tiền cổ tức đã chiacho các cổ đông là 57,41 tỷ đồng Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị số691/NQ/ĐLS-HĐQT ngày 14/11/2008 công ty đã chia cổ tức năm 2008 bằngtiến mặt với tỷ lệ 15% mệnhgiá (1.500 đồng/cổ phiếu) Công ty đã thực hiện chitrảcổ tức năm 2008 và tiền cổ tức đã chia cho các cổ đồng là 44,26 tỷ đồng

Năm 2009 dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng do khoản vay nhận đượctăng và giảm chi trả cổ tức, công ty tiếp tục chi trả nợ gốc vay 3 quý đầu năm

2009 dòng tài trợ dương do lúc này công ty chưa chi trả cổ tức nhiều, cổ tức chủyếu được chi trả vào cuối năm

Sang 3 quý đầu năm 2010, dòng tiền thuần từ tài trợ lại âm trở lại gầnnhư mẫu hình của năm 2008 Điều này do khoản vay nhận được trong năm 2010giảm và công ty tăng chi trả cổ tức Trong 3 quý đầu 2010 công ty nhận được189,17 tỷ đồng tiền vay ( so với 313,27 tỷ của năm 2009) và tiến hành chi trả50,698 tỷ đồng cổ tức ( so với cả năm 2009 chỉ chi trả 23,39 tỷ đồng cổ tức)

Như vậy qua phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS, ta có thểnhận thấy dòng tiền thuần tài trợ của LSS chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động

đi vay và hoạt động chi trả cổ tức Dòng tiền chi trả nợ gốc vay gần như khôngbiến động nhiều Do đó ta có thể nói rằng chính sách đi vay và chính sách cổ tứccủa LSS là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền hoạt động tài trợ Tanhận thấy là năm nào công ty tăng đi vay thì năm đó công ty cũng giảm khoảnchi trả cổ tức Điều này khá hợp lý vì một công ty không nên dùng khoản vay đểchi trả cổ tức, cổ tức chỉ nên được chi trả hcông ty có lợi nhuận và cổ tức lấy từlợi nhuận, không dùng nguồn tài trợ bên ngoài, trừ trường hợp bất khả kháng

Trang 40

công ty đi vay để chi trả cổ tức nhằm duy trì mức cổ tức, tránh tạo tín hiệu xấucho cổ đông.

Với tình hình kinh doanh khá tốt trong các năm qua của LSS thì việc tănggiảm khoản vay, theo quan điểm người phân tích, là xuất phát từ chiến lược củacông ty, chứ không phải do ràng buộc của nhà cung cấp tín dụng

Khoản vay ngắn hạn và dài hạn qua các năm khá lớn, cho thấy công ty sửdụng nguồn tài trợ bên ngoài khá nhiều

Biểu đồ sau cho thấy chiến lược đi vay và chi trả cổ tức của công ty:

Ngày đăng: 03/04/2013, 09:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

giảm được xem như bằng khi tính tỷ số này. Ta có bảng các giá trị cho LSS như sau - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
gi ảm được xem như bằng khi tính tỷ số này. Ta có bảng các giá trị cho LSS như sau (Trang 34)
PHẦN 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI (Trang 36)
Chúng ta có thể nhìn rõ hơn về khả năng sinh lợi của công ty qua bảng so sánh các chỉ số giữa LSS, BHS, SBT năm 2009 - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
h úng ta có thể nhìn rõ hơn về khả năng sinh lợi của công ty qua bảng so sánh các chỉ số giữa LSS, BHS, SBT năm 2009 (Trang 59)
Dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh từ năm 2006 đến 2009, ta tính được các tỷ số sau: - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
a trên bảng báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh từ năm 2006 đến 2009, ta tính được các tỷ số sau: (Trang 60)
5.2. Dự phóng Bảng Cân Đối Kế Toán: - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
5.2. Dự phóng Bảng Cân Đối Kế Toán: (Trang 64)
Bảng cân đối kế toán của LSS của các năm trong giai đoạn 2006-2009 - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Bảng c ân đối kế toán của LSS của các năm trong giai đoạn 2006-2009 (Trang 64)
Dựa vào các số liệu trên của bảng cân đối ta sẽ tính được các tỷ số cần thiết cho việc dự phóng bảng cân đối - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
a vào các số liệu trên của bảng cân đối ta sẽ tính được các tỷ số cần thiết cho việc dự phóng bảng cân đối (Trang 66)
khoản phải thu đã ước tính trước đó với doanh thu dự phóng trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
kho ản phải thu đã ước tính trước đó với doanh thu dự phóng trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh (Trang 68)
Bảng báo cáo thu nhập và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ta thu  được thuế TNDN phải nộp.dùng thuế TNDN nhân cho 1.5 ta thu được  thuế phải nộp. - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Bảng b áo cáo thu nhập và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ta thu được thuế TNDN phải nộp.dùng thuế TNDN nhân cho 1.5 ta thu được thuế phải nộp (Trang 68)
Từ các bước trên ta thu được bảng Cân Đối kế toán dự phóng như sau: - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
c ác bước trên ta thu được bảng Cân Đối kế toán dự phóng như sau: (Trang 69)
Có thể tóm gọn dự phóng dòng tiền của doanh nghiệp trong bảng sau: - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
th ể tóm gọn dự phóng dòng tiền của doanh nghiệp trong bảng sau: (Trang 72)
Từ dự phóng bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đọng kinh doanh, ta có thể tính ra dòng FCFE như sau: - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
d ự phóng bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đọng kinh doanh, ta có thể tính ra dòng FCFE như sau: (Trang 75)
6.3. Định giá bằng mô hình thu nhập còn lại: - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
6.3. Định giá bằng mô hình thu nhập còn lại: (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w