3.1. Phân tích doanh thu:
3.1.1. Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty:
Các nguồn doanh thu chính của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn bao gồm:
Doanh thu từ sản phẩm đường và cồn của công ty cổ phần Lam Sơn (chiếm 86.65%), đóng góp 95.69% lợi nhuận.
Doanh thu từ phân bón của công ty CTCP Phân bón Lam Sơn (chiếm 8.05%) đóng góp 3.56% lợi nhuận.
Doanh thu từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi của Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng (chiếm 5.29%) đóng góp cho lợi nhuận 0.75% lợi nhuận. Trong đó, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành mía đường là hoạt động sản xuất kinh doanh chính và chủ yếu của LSS, chiếm khoảng 10%- 12%thị phần đường Việt Nam.
Nguồn doanh thu mà LSS có được từ các nhóm sản phẩm chính của công ty bao gồm đường luyện và sản phẩm cồn. Trong đó nhóm sản phẩm đường luyện chiếm khoảng 78% doanh thu, cồn 8.7% doanh thu, phân bón 8.05% doanh thu và các sản phẩm khác chiếm khoảng 5.29%(số liệu năm 2009).
Dưới đây là biểu đồ thể hiện các tỷ trọng doanh thu chính của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn:
3.1.2. Tính bền vững của doanh thu:
Như đã thấy trong các số liệu ở phần trên thì đường là sản phẩm chính của công ty, chiếm khoảng 78% tổng doanh thu. Dưới đây là phần so sánh doanh thu của công ty qua các năm.
Tăng trưởng doanh thu (ĐVT: 1,000,000 đ):
2006 2007 2008 2009 3 quý 2010 (điều chỉnh) Doanh thu thuần 835,863 951,893 1,131,768 1,099,578 974,511 Giá trị biến động tuyệt đối 116,029 179,874 -32,189 -125,067 % thay đổi 13.88% 22% Chỉ số doanh thu 114% 135% 132% 117%
Tăng trưởng doanh thu lũy kế 3 quý: (ĐVT: 1000đ)
2008 2009 2010
Doanh thu 925,424,373 814,723,911 893,301,970
Thay đổi giá trị tuyệt đối
Tình hình năm 2010: (ĐVT: 1000đ)
3 quý đầu năm Kế hoạch
Doanh thu 893,301 1,143,000
% hoàn thành kế hoạch 78%
Nhìn vào các biểu đồ doanh thu ta nhận thấy rằng doanh thu của LSS gần như biến động cùng xu hướng với sản lượng. Tuy nhiên năm 2008, tuy sản lượng có sụt giảm so với năm 2007 nhưng do giá đường trên Thế giới và Việt Nam tăng khá mạnh nên doanh thu của năm 2008 cao hơn các năm còn lại. Và với đà tăng giá liên tục của giá đường từ năm 2008 đến nay đã làm cho doanh thu của LSS vẫn giữ ở mức ổn định. Có những sự sụt giảm trong sản lượng của công ty các 1 vài năm gần đây là do nguồn nguyên liệu có sự bất ổn dưới tác động của tự nhiên, thời tiết như nắng hạn kéo dài hoặc rét đậm, mưa bão kéo dài, nên mặc dù công ty có diện tích vùng nguyên liệu lớn nhưng các yếu tố tự
nhiên là các rủi ro hệ thống, gần như không thể phòng ngừa, đã có tác động bất lợi đến sản lượng của công ty.
So sánh doanh thu 3 quý của năm 2010 với các năm 2008 và 2009, ta có cái nhìn khả quan cho doanh thu toàn năm 2010. Có thể nói được điều này là vì 3 tháng cuối năm nhu cầu đường trên thị trường thường tăng cao để phục vụ cho hoạt động sản xuất bánh mứt mùa tết nên nếu công ty vẫn duy trì được đà phát triển như 3 quý trước thì dự báo doanh thu của năm 2010 sẽ không thua kém năm 2008(năm có doanh thu cao nhất) nhiều.
Ngoài ra, doanh thu 3 quý đầu năm 2010, công ty đã hoàn thành 78% chỉ tiêu đề ra của năm dù rằng năm 2010 là năm mà các hiệp định thuế quan bắt đầu có hiệu lực đã gây không ít khó khăn cho ngành mía đường trong nước ( thuế nhập khẩu đường chỉ còn 5%)
3.1.3. Mối quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho:
3.1.3.1. Mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu:
ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 835,863 951,893 1,131,768 1,099,578 893,301 Khoản phải thu 107,366 152,840 174,463 159,196 69,371 % so với doanh thu thuần 12.85% 16.06% 15.42% 14.48% 7.77% Vòng quay 7.79 6.23 6.49 6.91 12.88
khoản phải thu
So sánh với số liệu các công ty trong ngành tỷ số khoản phải thu/ doanh thu:
2006 2007 2008 2009 2010
LSS 12.85% 16.06% 15.42% 14.48% 7.77%
BHS 11.11% 20.00% 11.50% 20.30% 16.44%
SBT 6.00% 19.27% 26.59% 17.31% 25.27%
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ khoản phải thu/ doanh thu của LSS khá ổn định và có xu hướng giảm, trong khi công ty BHS và SBT lại biến động khá nhiều qua các năm và có xu hướng tăng. Ngoài ra, ta còn thấy được 1 sự tương quan cùng chiều ở một mức nhất định giữa các biến động trong doanh thu và khoản phải thu. Điều này cho thấy công ty đã duy trì được một chính sách tín dụng khá ổn định và đã nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản vì doanh thu của công ty trong các năm tuy có giảm nhưng vẫn giữ được mức cao hơn mức doanh thu năm 2006. Điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong các kế hoạch đầu tư của mình.
3.1.3.2. Doanh thu và hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho của LSS ổn định và cao hơn so với 2 công ty trong ngành là BHS và SBT, tuy vào cuối quý 3 năm 2010 vòng quay hàng tồn
kho giảm mạnh nhưng điều này không đáng lo ngại lắm vì hàng tồn kho tăng là do công ty tăng mua hàng hóa, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng cung cấp hàng hóa trong dịp cuối năm tết đến.
Hàng tồn kho 3 quý đầu năm 2010: 154,398
Hàng mua đang đi đường: 11,990
Nguyên liệu, vật liệu: 33,149
Công cụ, dụng cụ: 1,718
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 15,285
Thành phẩm: 91,652 Hàng hóa: 604 Đơn vị tính: triệu đồng. 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 835,863 951,893 1,131,768 1,099,578 893,301 Hàng tồn kho 142,068 103,290 118,578 124,490 154,398 % HTK so với DT 17.00% 10.85% 10.48% 11.32% 17.27% Vòng quay hàng tồn kho 5.88 9.22 9.54 8.83 5.79 2006 2007 2008 2009 2010 LSS 5.88 9.22 9.54 8.83 5.79 BHS 11.88 5.94 4.78 5.91 3.57 SBT 4.47 4.33 2.41 2.57 6.85
Nhận xét sơ bộ: Qua các đánh giá như ở trên về tình hình doanh thu, cơ cấu doanh thu, mối quan hệ giữa doanh thu và các yếu tố như hàng tồn kho và khoản phải thu ta thấy LSS có một mức doanh thu khá ổn định với các chính sách tín dụng và điều tiết hàng tồn kho khá tốt, luôn duy trì được ở mức tốt hơn các công ty trong ngành dù rằng công ty vẫn chịu các tác động không tốt của toàn ngành và của nền kinh tế vĩ mô.
3.2. Phân tích chi phí:
3.2.1. Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn bao gồm: Chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, bao bì; chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác…
2006 2007 2008 2009
Chi phí nhân viên 7,840,417 6,257,620 5,951,798 6,872,316
Chi phí vật liệu, bao bì 525,768 134,814 113,914 130,623
Chi phí dụng cụ, đồ dùng 0 595,139 441,153 105,411
Chi phí khấu hao TSCĐ 1,805,103 1,596,093 1,032,737 1,327,422
Chi phí dịch vụ mua ngoài 10,140,378 11,547,978 9,456,426 9,309,274
Chi phí bằng tiền khác 5,747,867 2,464,149 1,382,988 1,841,346
Tông chi phí bán hàng 26,059,534 22,595,794 18,379,015 19,586,392
Tông chi phí quản lí doanh
nghiệp 31,289,945 25,431,302 30,202,327 51,289,418
Doanh thu thuần 835,863,793 951,893,740
1,131,768,59 7 1,099,578,644 % chi phí bán hàng/ doanh thu 3.12% 2.37% 1.62% 1.78% % chi phí bán QLDN/ doanh thu 3.74% 2.67% 2.67% 4.66% Đơn vị tính: 1000 VND
Biến động trong từng khoản mục của chi phí bán hàng qua các năm có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, do vậy chi phí bán hàng cũng có xu hướng giảm dần qua các năm do công ty có những chính sách tiết kiệm, cắt giảm chi phí hợp lí. Dù chi phí được cắt giảm nhưng doanh thu thì lại có xu hướng tăng dần qua các năm điều này là do: 2006-2008: năng suất và sản lượng có xu hướng tăng dần; riêng năm 2008 sản lượng mía tăng vượt trội nhờ công ty áp dụng kĩ thuật canh tác mới; 2008-2009: giá đường tăng.
Trong năm 2009, nhờ tận dụng tốt các giải pháp kích cầu sản xuất, tiêu dùng và bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ ; thị trường, giá bán đường cũng có nhiều thuận lợi do thiếu hụt nguồn cung đường của Thế giới cũng như trong nước... đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó chi phí quản lí doanh nghiệp cũng ít biến động, riêng năm 2009 chi phí quản lí doanh nghiệp tăng cao hẳn do công ty thục hiện chính sách đổi mới bộ máy quản lí nhân sự.
Nhìn chung, các chi phí bán hàng và chi phí quản lí chiếm tỉ lệ nhỏ, và ổn định do đó ảnh hưởng không đáng kể đến doanh thu. Do đó, nếu muốn tăng doanh thu ở một mức độ nào đó thì mức độ tăng theo của chi phí sẽ tương đối thấp. Điều này có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh thu.
3.2.2. Chi phí nợ xấu:
2006 2007 2008 2009 3Q/2010
Khoản phải thu
dài hạn 3,146,799 1,748,332 4,542,760 7,295,267 9,599,602
Khoản phải thu ngắn hạn 107,366,77 4 152,840,835 174,463,134 159,196,539 290,052,58 2 Dự phòng giảm
giá khoản phải
thu 890,477 481,878 702,319 897,340 1,067,530
Tỉ lệ dự phòng/
Khoản phải thu 0.83% 0.32% 0.40% 0.56% 0.37%
Khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi biến động khá nhiều qua các năm. Nhìn chung tỉ lệ nợ phải thu khó đòi trên khoản phải thu tương đối ít biến động qua các năm, và tỉ lệ nợ khó đòi trên các khoảng phải thu khá thấp (dưới 1%), đặc biệt là so với mía đường Biên Hoà, công ty này có tỉ lệ nợ xấu khá cao và biến động bất thường. Điều này cho thấy mức độ các khoản khó đòi tương đối thấp so với các khoản phải thu gộp, vì vậy khả năng thu hồi các khoản phải thu tương đối cao. Do đó rủi ro thất thoát các khoản phải thu khá thấp. Công ty có thể mở rộng tín dụng thương mại để tăng doanh số, từ đó cải thiện doanh thu.
Trong quý III năm 2010, khoản phải thu đặc biệt là phải thu ngắn hạn có vẻ tăng cao hơn so với năm 2009 nhiều, do đó khoản dự phòng nợ khó đòi cũng tăng, tuy nhiên mức tỉ lệ nợ khó đòi khá thấp. Có vẻ như mức tín dụng của cong ty đang dần được nới lỏng.
3.2.3. Chi phí tài chính: Chi phí TC 2006 2007 2008 2009 3Q/2 010 Vay ngắn hạn 89,682,660 107,654,401 103,667,13 0 83,515,668 38005 050 Vay dài hạn 178,903,84 1 93,854,619 72,920,251 22,165,644 20981 154 Tổng nợ vay 268,586,50 1 201,509,02 0 176,587,38 1 105,681,31 2 58986 204 Chi phí lãi vay 27,034,446 13,998,980 16,328,529 15,815,761
85550 71 5.96% 8.64% 11.21% 10.39 % Đơn vị tính: 1000 VND
(*): Lãi suất có hiệu lực bình quân được tính theo công thức sau:
Lãi suất có hiệu lực= Chi phí lãi vay/ [(Nợ vay năm nay+ Nợ vay năm trước)/2]
Lãi suất có hiệu lực bình quân có xu hướng ngày càng tăng mạnh những năm gần đây trong khi tổng vay ngắn hạn và dài hạn ngày càng giảm đáng kể do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận khả quan nên đã trả dần những khoản nợ vay. Mặt khác, công ty chủ động giữ lại một phần lợi nhuận để tăng vốn cổ phần nhằm tăng khả năng độc lập cao về tài chính
Tỉ trọng nợ và vốn chủ sở hữu trên tổng nguông vốn qua các năm
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 65,26 42,81 34,63 31,83 29,03 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 31,56 54,18 60,21 62,84 67,03 Đơn vị tính: %
Trong Quí III/2010, tổng nợ vay đã giảm đáng kể, bên cạnh đó với mức lãi suất khá biên động hiện nay, thì chi phí lãi có thể biến động nhiều.
Lãi suất có hiệu lực ngày càng tăng đó là do trong những năm gần đây đặc biêt là năm 2008, lãi suất tăng vọt do biến động của thị trường. Đặc biệt so với một số công ty đường khác như đường Biên Hoà (11.65% năm 2008) thì mức lãi suất này tường đối thấp.
3.2.4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi (25%) của công ty chỉ được áp dụng trong thời gian dự án đầu tư được hưởng ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2006 là năm cuối cùng Công ty được ưu đãi giảm thuế TNDN thì từ năm 2007-2009 công ty chuyển sang áp dụng thuế suất thuế TNDN hiện hành là 28% từ năm 2009 trở đi công ty sẽ được áp dụng mức thuế suất là 25%.
Tuy nhiên trong năm 2008, Công ty đã trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính số tiền trích lập là 80,3 tỷ đồng điều này đã làm cho lợi nhuận trước thuế giảm tương ứng 80,3 tỷ đồng, nhờ đó chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm dần.
2006 2007 2008 2009 3Q/2010
Chi phí thuế thu
nhập hiện hành 9,592,757 31,723,564 17,453,256 49,020,353 65,661,817 Chi phí thuế thu
nhập hoãn lại 189,759 2,732,108 -3,323,632 357,685 2,959,160
Lợi nhuân trước
thuế 72,810,936 116,507,429 93,698,225 211,981,556 266,437,85 0 Thuế suất có hiệu lực 13.44% 29.57% 15.08% 23.29% 25.75% Đơn vị tính: 1000 VND
Qua các năm, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, lợi nhuận trước thuế đều biến động không ngừng, là do mức thuế suất có hiệu lực dao động mạnh. Trong những năm tới, mức thuế suất dần được giảm dần (từ 28% xuống còn 25%), do đó lợi nhuận sau thuế có xu hướng ngày càng được cải thiện.
Trong 3 quí đầu 2010, lợi nhuân trước thuế tích luỹ đã tăng cao hơn so cuối năm trước, có khả năng lợi nhuận năm này sẽ vượt hơn năm trước, vì quí tới sẽ cần một lượng đường khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong Tết. Do đó, một phần thuế thu nhập tăng đáng kể phải nộp cho nhà nước.
Với những phân tích chi phí trên, ta nhận thấy doanh nghiệp có một số bất lợi về chi phí như chi phí tài chính tăng do gần đây lãi suất tăng vọt do biến động của thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty lại có những thuận lợi nhất định như: các chi phí bán hàng và chi phí quản lí chiếm tỉ lệ nhỏ, và ổn định; chi phí nợ xấu thấp do tỉ lệ nợ phải thu khó đòi trên khoản phải thu khá thấp và tương đối ít biến động qua các năm; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ngày cảm giảm do mức thuế suất dần được giảm dần (từ 28% xuống còn 25% sau năm 2009). Tóm lại, những thuận lợi vượt trội hơn bât lợi có thể là một dự báo tốt khả năng sinh lợi tốt trong tương lai của mía đường Lam Sơn.