TƯ CỦA CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
4.1. Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản):
Ở đây tỉ suất sinh lợi được đánh giá trên góc độ tổng nguồn vốn đầu tư hình thành nên tổng tài sản, hay nói cách khác, tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư chính là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Chỉ số ROA cho ta biết lợi nhuận nhận được là bao nhiêu khi đầu tư 1 đồng vào tài sản. Ta tính toán ROA để xác định khả năng sinh lợi của tổng tài sản của công ty đối với chủ sở hữu dựa vào công thức sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
ROA= TSSL trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản
Từ BCTC hợp nhất đã kiểm toán của Lasuco năm 2007, 2008, 2009 và BCTC 3 quý đầu năm 2010, ta tính toán được tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Lasuco như sau:
2007 2008 2009 3 quý đầu 2010 Kế hoạch 2010 ROA 9.20% 7.86 % 17.51% 19.08% 16.38%
TSSL trên doanh thu 9.19% 6.44 %
14.85% 22.81% 17.82%
Hiệu suất sử dụng TS 1.00 1.22 1.18 0.84 0.92
Xét giai đoạn từ năm 2007 đến hết quý 3 năm 2010, ta thấy ROA của Lasuco có xu hướng tăng, và tốc độ tăng ngày càng nhanh. Năm 2008, ROA của công ty có sự sụt giảm, nhưng đà tăng trưởng đã quay trở lại và tăng khá cao trong năm 2009 và trong 3 quý đầu năm 2010. Riêng trong 3 quý đầu năm 2010, ROA đã tăng rất nhanh và vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 2010 đến 2.7%.
Chúng ta sẽ đi vào phân tích cho từng giai đoạn, xem xét trong bối cảnh có những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chia tách tỉ số ROA thành hai thành phần là Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu và Hiệu
suất sử dụng tài sản để làm rõ vai trò của từng thành phần trong sự thay đổi của ROA qua các năm.
Giai đoạn 2007-2008: ROA của LASUCO có sự sụt giảm từ 9,2% xuống 7,86% chủ yếu là do có sự giảm sút trong tỉ suất sinh lợi trên doanh thu. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể được lý giải như sau:
Giá mía nguyên liệu lại tăng cao trong khi giá bán đường tinh luyện thành phẩm tăng lên không theo kịp với tốc độ tăng của nguyên liệu đã làm cho lợi nhuận giảm. Hơn nữa, do những bất ổn của nền kinh tế nói chung và của thị trường đường nói riêng, trong năm 2008 công ty đã phải tăng thu mua nguyên vật liệu để dự trữ trong ngắn hạn. Giá trị nguyên vật liệu tồn trữ trong kho đã tăng 50,4% so với năm 2007 (từ 25,9 tỷ năm 2007 lên 93,05 tỷ đồng năm 2008)
Giá trị thành phẩm tồn kho năm 2008 cũng tăng đáng kể so với năm 2007, từ 40,8 tỷ lên 58,97 tỷ đồng, tăng 44,5%
Cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo, giá hàng loạt cổ phiếu trong nước sụt giảm, dẫn đến việc công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đến hơn 22,2 tỷ đồng, gấp gần 14 lần mức trích lập dự phòng của năm 2007 (dự phòng giảm giá chứng khoán năm 2007 là khoảng 1,62 tỷ đồng). Một con số khác cũng rất đang lưu ý, đó là số tiền hơn 59 tỷ đồng dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn do công ty trích lập trên cơ sở mức độ tổn thất của vốn chủ sở hữu của Quỹ Đầu tư chứng khoán Con Hổ Việt Nam với số tiền hơn 8289 tỷ đồng (Thuyết minh BCTC, trang 18 BCTC hợp nhất Lasuco năm 2008 đã kiểm toán). Điều này đã làm tổng chi phí tài chính của công ty tăng rất cao, lên đến hơn 98,6 tỷ đồng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế cũng đã làm gia tăng chi phí lãi vay của công ty.
Năm 2009: Tỉ suất sinh lợi của công ty không những đã được phục hồi sau khủng hoảng mà còn tăng rất nhanh và mạnh với ROA= 17,51%, tăng gần 10% so với năm 2008. Có được sự tăng trưởng này, một phần la do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng, do có sự giảm giá nguyên liệu đầu vào cùng với việc tăng năng suất sản xuất, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm, mặc dù doanh thu không cao bằng năm 2008. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng có tác đến lợi nhuận sau thuế của công ty chính là sự tăng lên trong doanh
thu từ các hoạt động tài chính (tăng 44,4%) trong khi chi phí tài chính lại giảm hơn 6,5 lần. Lý giải điều này, theo thuyết minh BCTC hợp nhất của Lasuco 2009, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các tài khoản trong khoản mục Doanh thu từ các hoạt động tài chính của công ty đều tăng, đáng kể nhất là Lãi tiền gửi, Cổ tức, lợi nhuận được chia, Lãi thanh lý công ty con và Lãi bán hàng trả chậm. Mặt khác, do hoàn nhập 35,028 tỷ đồng từ dự phòng giảm giá các khoản đầu tư của năm 2008, chi phí tài chính năm 2009 của công ty đã giảm đáng kể.