1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu đa sạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố Hà Nội

117 915 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Dẫu rằng vùng núi chỉ chiếm phần nhỏ diện tích tự nhiên của Hà Nội mở rộng, nhưng đó lại là kho tàng tích lũy nhiều nguồn gen thực vật, động vật, vi sinh vật có giá trị kinh tế và bảo tồ

Trang 1

đại học quốc gia hà nội tr-ờng đại học khoa học tự nhiên

Trang 2

đại học quốc gia hà nội tr-ờng đại học khoa học tự nhiên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

1.1 Đa dạng sinh học (ĐDSH) 7

1.1.1 Khái niệm ĐDSH 7

1.1.2 Nội dung của ĐDSH 7

1.2 Công tác bảo tồn ĐDSH 11

1.2.1 Khái niệm bảo tồn ĐDSH 11

1.2.2.Thực trạng bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam 11

1.3 Tình hình nghiên cứu ĐDSH ở Hà Nội 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Đối tượng nghiên cứu 17

2.2 Địa điểm nghiên cứu 17

2.3 Thời gian nghiên cứu 17

2.4 Phương pháp nghiên cứu 17

2.4.1 Phương pháp luận 17

2.4.2 Phương pháp cụ thể 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

3.1 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội 21

3.1.1 Địa hình 21

3.1.2 Khí hậu 21

3.1.3 Thủy văn 21

3.1.4 Địa chất 21

3.1.5.Thổ nhưỡng 21

3.2 Hiện trạng ĐDSH của Thành phố Hà Nội 21

3.2.1 Đa dạng HST 22

3.2.2 RĐD Hương Sơn 40

3.2.3 VQG Ba Vì 51

Trang 4

3.2.3 HST HST Hồ Tây 62

3.2.4 HST Sông Hồng (Lưu vực chảy qua địa phận Hà Nội) 68

3.3 Nguyên nhân suy giảm ĐDSH và hiện trạng Bảo tồn ĐDSH ở Thành phố Hà Nội 77

3.3.1 Nguyên nhân suy giảm ĐDSH 77

3.3.2 Hiện trạng Bảo tồn ĐDSH ở Thành phố Hà Nội 79

3.4 Đề xuất các biện pháp bảo tồn ĐDSH ở Hà Nội 87

3.4.1.Đề xuất các biện pháp bảo tồn ĐDSH chung ở Hà Nội 87

3.4.2 Đề xuất biện pháp bảo tồn ĐDSH ở RĐD Hương Sơn, VQG Ba Vì 96

3.4.3 Đề xuất các biện pháp bảo tồn ĐDSH ở HST hồ Tây và HST sông Hồng 100

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

4.1 Kết luận 102

4.2 Kiến nghị 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐDSH:Đa dạng sinh học ĐVĐ: Động vật đáy HST: Hệ sinh thái RĐD: Rừng đặc dụng VQG: Vườn quốc gia

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Thành phần các họ côn trùng ở RĐD Hương Sơn 46

Hình 2: Thành phần các loài côn trùng ở RĐD Hương Sơn 46

Hình 3: Thành phần các họ côn trùng ở VQG Ba Vì 56

Hình 4: Thành phần các loài côn trùng ở VQG Ba Vì 56

Hình 5: Tỷ lệ % động vật nổi (Zooplankton) của Hồ Tây 65

Hình 6: Thành phần các loài cá hồ Tây 67

DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1: Sự phong phú thành phần loài sinh vật ở Việt Nam 8

Bảng 2 : Một số hệ sinh thái chính ở Việt Nam 10

Bảng 3: Thành phần động vật có xương sống ở RĐD Hương Sơn 41

Bảng 4: Các loài động vật có xương ưu tiên bảo tồn ở RĐD Hương Sơn 43

Bảng 5: Thành phần loài côn trùng tại RĐD Hương Sơn 45

Bảng 6: Các loài côn trùng quý hiếm có giá trị bảo tồn ở RĐD Hương Sơn 46

Bảng 7: Thành phần các loài thực vật ở RĐD Hương Sơn 48

Bảng 8: Danh sách các loài thực vật quý hiếm ở RĐD Hương Sơn 49

Bảng 9: Thành phần động vật có xương sống ở VQG Ba Vì 51

Trang 6

Bảng 10: Các họ động vật đa dạng ở Vườn Quốc gia Ba Vì 53

Bảng 11: Danh lục động vật có xương sống quý hiếm ở VQG Ba Vì 54

Bảng 12: Thành phần loài côn trùng ở VQG Ba Vì 55

Bảng 13: Thành phần các loài thực vật ở VQG Ba Vì 58

Bảng 14: Mật độ và sinh khối ĐVĐ hồ Tây 66

Bảng 15: Kết quả khai thác thuỷ sản ở hồ Tây trong vòng 6 năm (kg) 68

Bảng 16: Thành phần thực vật nổi sông Hồng (Hà Nội) 70

Bảng 17: Thành phần loài động vật nổi sông Hồng 72

Bảng 18: Thành phần ĐVĐ sông Hồng 72

Bảng 19: Thành phần các loài cá sông Hồng 76

Bảng 20: Danh lục các loài cá quý hiếm tại sông Hồng 77

Bảng 21: Diện tích rừng nguyên thủy và hiện tại 78

MỞ ĐẦU

Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2

, Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới Đặc điểm về

vị trí địa lý, khí hậu của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc

và Inđo-Malaysia Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới

ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000

tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997) Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên ĐDSH trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng

Trang 7

năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la (Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam-1995)

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm Nhiều HST và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần Có nhiều nguyên nhân mà loài người là một nguyên nhân tích cực làm biến đổi và đe dọa các hệ sinh thái tự nhiên Việc mất rừng, thu hẹp các hệ sinh thái nước có thể dẫn đến tuyệt chủng một số loài và giảm các biến dị di truyền của các loài khác thông qua việc làm mất và làm giảm kích thước quần thể trong khu vực Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực, Nông nghiệp Liên hợp quốc (1997) về tình trạng rừng thế giới trong vòng 15 năm từ 1980 đến 1995, thế giới đã mất đi

200 triệu ha rừng tự nhiên Trong giai đoạn 1990 – 1995 , diên tích rừng trên thế giới đã mất đi 56,3 triệu ha bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng Thực tế diện tích rừng mất đi 65,1 triệu ha ở các nước đang phát triển và chỉ tăng được 8,8 triệu ha ở các nước phát triển Diện tích rừng mất trung bình hàng năm la 13,03 triệu ha ở các nước đang phát triển, tương ứng 0,65% Tốc độ mất rừng lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhiệt đới (0,98% mỗi năm) và thấp nhất ở khu vực còn lại của châu Á – Thái Bình Dương Xu hướng mất rừng tự nhiên ở các nước đang phát triển là 13,7 triệu

ha mỗi năm, tuy đã thấp hơn thời kỳ trước nhưng cũng vẫn còn rất cao Việc mất hoặc giảm các hệ sinh thái tự nhiên đã gây họa cho chính con người, những trận lũ lụt triền miên diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới

Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ ĐDSH trên thế giới ngày càng trở nên cấp bách, chính là bảo vệ cuộc sống của con người

Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu thực tiễn bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới Từ lâu, chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH,

Trang 8

do vậy Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế về vấn đề này Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25/8/1998 về tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2005,

có hiệu lực chính thức từ ngày 1/7/2006; Luật ĐDSH được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực chính thức từ ngày 1/7/2009

Hà Nội thủ đô của nước Việt Nam không những giữ vị thế trung tâm chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế mà còn là nơi đang hiện hữu nhiều HST độc đáo tiềm ẩn nguồn tài nguyên sinh vật và ĐDSH phong phú mà ít có Thủ đô nào trên thế giới có được Hà Nội nằm trong khu vực nội chí tuyến ở vành đai vĩ độ thấp, là vùng chuyển tiếp giữa vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ nên Hà Nội không chỉ có các vùng đất ngập nước rộng lớn mà còn có cả các khu rừng nguyên sinh trên núi Ba Vì, với đỉnh Tản Viên cao 1.281m so với mặt nước biển, nằm bên cạnh dãy núi Hương Tích huyện Mỹ Đức và vùng gò đồi Sóc Sơn Dẫu rằng vùng núi chỉ chiếm phần nhỏ diện tích tự nhiên của Hà Nội mở rộng, nhưng đó lại là kho tàng tích lũy nhiều nguồn gen thực vật, động vật, vi sinh vật có giá trị kinh tế

và bảo tồn, là hành lang xanh cực kỳ quan trọng không những đối với cộng đồng sống, làm việc ở Thủ đô mà cả đối với khách vãng lai, khách du lịch nội địa và quốc tế

Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng ở Hà Nội như hiện nay, thì việc bảo tồn các loài động, thực vật là rất cần thiết và quan trọng Bảo tồn ĐDSH tại Hà Nội này không chỉ tạo cảnh quan cho môi trường đô thị mà còn duy trì

và phát triển các loài có nguy cơ tuyệt diệt, bên cạnh đó giáo dục cho người dân về vai trò của ĐDSH cũng như ý thức về bảo vệ các loài động, thực vật

và môi trường sống

Việc khảo sát, thu thập số liệu về tài nguyên ĐDSH tại một địa điểm,

để từ đó tìm ra biện pháp bảo tồn và phát triển hợp lý là một trong những việc làm thiết thực của công tác bảo tồn ĐDSH Chính vì vậy, từ việc suy nghĩ đến hành động để bảo tồn phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật

Trang 9

và ĐDSH ở Hà Nội là góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường cho một trung tâm đầu não về chính trị văn hoá, khoa học - kỹ thuật

và quốc phòng Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Tìm hiểu về Đa dạng Sinh

học và đề xuất các biện pháp bảo tồn Đa dạng Sinh học của thành phố

Hà Nội”

Đề tài gồm các mục tiêu chính sau:

• Điều tra và đánh giá mức độ ĐDSH của thành phố Hà Nội

• Đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH tại Hà Nội góp phần vào công tác bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm đang trong tình trạng bị tuyệt chủng, nhằm mục đích cân bằng sinh thái và phát triển bền vững

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đa dạng sinh học (ĐDSH)

1.1.1 Khái niệm ĐDSH

ĐDSH (biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh

vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các HST trên cạn, HST trong đại dương

và các HST thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó Thuật ngữ ĐDSH này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các HST khác nhau

Thuật ngữ “ĐDSH” được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và McManus vào năm 1980 Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm

có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật) Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “ĐDSH” này Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho rằng: “ĐDSH là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST”

1.1.2 Nội dung của ĐDSH

1.1.2.1 Đa dạng loài

Trang 10

Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó

Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau

ĐDSH toàn cầu thường được hiểu là số lượng các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được xác định; còn tổng số loài tồn tại trên trái đất vào khoảng 5 triệu đến gần 100 triệu Theo như ước tính của công tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên trái đất Nếu xét trên khái niệm số lượng loài đơn thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu bao gồm côn trùng và vi sinh vật

Bảng 1: Sự phong phú thành phần loài sinh vật ở Việt Nam

Nhóm sinh vật

Số loài đã được xác định ở Việt Nam (VN)

Số loài có trên thế giới (TG)

Tỷ lệ (%) giữa VN/TG

4 Động vật không xương sống ở nước (Aquaticinvertebrate)

Biển Khoảng 7.000 220.000 3,2%

5 Động vật không xương sống

ở đất (Soil invertebrate) Khoảng 1.000 30.000 3,3%

6 Giun sán ký sinh ở gia súc 161 1.600 10%

7 Côn trùng 7.750 250.000 3,1%

Trang 11

Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể

di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể

Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền

Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ chọn lọc Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen trong tập hợp gen Điều này cũng tương tự trong tiến hoá của quần thể Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: Nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo

Ước tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen không có đóng góp đối với toàn bộ đa dạng di truyền Đặc biệt, những gen kiểm soát quá trình sinh hóa cơ bản, được duy trì bền vững ở các đơn vị phân loại khác nhau và thường ít có biến dị, mặc dù những biến dị này nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính đa dạng của sinh vật Đối với các gen duy trì sự tồn tại của các gen khác cũng tương tự như vậy Hơn nữa, một số lớn các

Trang 12

biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú được quy định bởi một số lượng nhỏ các gen di truyền

Bảng 2 : Một số hệ sinh thái chính ở Việt Nam

Hệ sinh thái trên cạn

Rừng nguyên sinh ĐDSH giàu, hệ sinh thái bền vững

Rừng thứ sinh ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững Rừng nghèo kiệt ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững

Trảng cỏ ĐDSH nghèo, hệ sinh thái đơn giản

Rừng ngập mặn ĐDSH giàu, hệ sinh thái kém bền vững

Trảng cát ven biển ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững, nhạy cảm Núi đất ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững Núi đá ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững

Hệ sinh thái nông nghiệp ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững

Đô thị và khu công ngiệp ĐDSH rất nghèo, hệ sinh thái kém bền vững

Hệ sinh thái ở nước (đất ngập nước và biển)

Nước chảy (suối, sông) ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững

Hồ, mặt nước lớn ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững

Ao, mặt nước nhỏ ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm

Trang 13

Bán ngập nước ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm

Nước lợ, cửa sông ĐDSH giàu, hệ sinh thái nhiều biến động

Biển ven bờ ĐDSH giàu, hệ sinh thái nhiều biến động

Thuỷ vực ngầm, hang động ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005- chuyên đề ĐDSH)

1.2 Công tác bảo tồn ĐDSH

1.2.1 Khái niệm bảo tồn ĐDSH

Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc d anh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vâ ̣t di truyền

1.2.2.Thực trạng bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam

Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn ĐDSH khá sớm Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation)

1.2.2.1 Bảo tồn nội vi in- situ

Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện

tự nhiên Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp

Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng

Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam

Vườn quốc gia Cúc Phương là KBT đầu tiên được thành lập ở miền Bắc.Ở miền Nam, năm 1965, Phạm Hoàng Hộ và Phùng Trung Ngân đã đề

Trang 14

nghị và được chính phủ Sài Gòn quyết định thành lập 10 khu bảo vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu Đốc, Bảo Lộc, Rừng cấm săn bắn Đức Xuyên (Buôn

Ma Thuột), đảo Hoang Loan và Mũi Dinh Vùng núi cao có 3 khu: Chư Yang Sin (2405m), Đỉnh Lang Bian (2183m) và Bạch Mã-Hải Vân (1450m) Theo số liệu của IUCN (1974) miền Nam Việt Nam có 7 khu bảo tồn với diện tích 753.050 ha

Sau ngày thống nhất đất nước hệ thống các KBT được dần dần mở rộng, bổ sung và hoàn thiện cả về quy mô diện tích, và hệ thống quản lý bảo

vệ Hệ thống các KBT của Việt Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm :

- Các KBT rừng (khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quản lý 128 KBT (đã được Chính phủ công nhận)

- Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất 15 KBT

- Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất 68 KBT

- Các KBT đất ngập nước và trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhưng chưa

có quyết định phê duyệt chính thức

Ngoài các KBT, các hình thức bảo tồn dưới đây cũng đã được công nhận ở Việt Nam

- 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: khu Cần giờ (Tp Hồ Chí Minh), khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), khu Cát Bà (Tp Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang

- 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);

- 4 khu di sản thiên nhiên của Asean là 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên, (Lào Cai), Chư Mom Rây (Kon Tum) và Kon Ka Kinh (Gia Lai)

- 2 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và VQG Cát Tiên

1.2.2.2 Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) ở Việt Nam

Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các

bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt

Trang 15

giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng

Các khu rừng thực nghiệm

Trong hệ thống phân loại mới của nghiên cứu khoa học rừng thực nghiệm được xếp thành một hạng nằm trong hệ thống quản lý các KBT Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 đã xác định có 17 khu rừng thực nghiệm với diện tích 8.516 ha Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, Một số khu thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa, Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lạt), Vườn Bách Thảo Hà Nội

Vườn cây thuốc

Theo số liệu điều tra của Viện Dược liệu năm 2000, Việt Nam có tới 3.800 cây thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật (Lã Đình Mỡi, 2001) Các loài cây thuốc phân bổ khắp trên các vùng sinh thái ở Việt Nam Trong số đó, phần lớn các cây thuốc là mọc tự nhiên và khoảng 20% đã được gieo trồng

Từ năm 1988, công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc đã được triển khai Tuy vậy, trong số 848 loài cây thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài, dưới loài được bảo tồn trong các vùng và các cơ sở nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều vườn cây thuốc đã được thành lập, ngoài ra còn có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam và thuốc bắc

Dưới đây là một số vườn cây thuốc hiện có:

- Viện Dược liệu có trạm cây thuốc Sa Pa, sưu tập được 63 loài đang bảo

quản các cây thuốc ở độ cao 1.500 m

- Trạm cây thuốc Tam Đảo bảo quản 175 loài, ở độ cao 900m.Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài

- Vườn trường Đại học Dược Hà Nội - 134 loài

- Vườn Học Viện Quân Y - 95 loài

Trang 16

- Trung tâm Sâm Việt Nam bảo quản 6 loài Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo quản ngắn hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp

Trang 17

Ngân hàng giống

Việc lưu trữ nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ

và Viện Cây lương thực và Thực phẩm Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn

Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2005), đến nay, ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản tại kho hơn 14.300 giống của 115 loài, gồm 3 ngân hàng gen:

- Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt

- Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính

- Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn - sọ

Tại 19 cơ quan mạng lưới của hệ thống bảo tồn quỹ gen cây trồng đang bảo tồn 5000 giống của 50 loài cây trồng và 3.340 kiểu gen (Genotype), 200 tiêu bản hạt của cây cao su Đang xây dựng tập đoàn 300 kiểu gen, tư liệu hoá 2.000 kiểu gen cây cao su

1.3 Tình hình nghiên cứu ĐDSH ở Hà Nội

Từ nhiều năm nay, công tác nghiên cứu ĐDSH của thủ đô Hà Nội đã được một số cơ sở thực hiện Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn tản mạn, chưa hoàn chỉnh, nhiều tài liệu chưa đủ tin cậy Đặc biệt, việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về Bảo tồn ĐDSH ở Hà Nội có thể nói là mới bắt đầu và làm lẻ tẻ Trong thời gian qua, đã có thực hiện một số nghiên cứu về ĐDSH của Hà Nội, nhưng còn sơ sài và tập trung tại các HST cụ thể như vùng núi Sóc Sơn, Vườn Quốc gia Ba Vì, RĐD Hương Sơn, Hồ Tây, Sông Hồng, Đất ngập nước Thanh Trì…Các nghiên cứu này đã được nghiên cứu

từ rất lâu, các dẫn liệu khoa học chưa đầy đủ

Trong các nghiên cứu, khảo sát, lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng thủy sinh vật của loại hình thủy vực dạng hồ ở Hà Nội được thực hiện nhiều hơn

Trang 18

cả Cho tới nay, bước đầu đã tập hợp được khoảng 50 công trình nghiên cứu khoa học, các kết quả nghiên cứu liên quan đã có về môi trường nước và đặc điểm thủy sinh học các thủy vực ở hà nội mà hầu hết là các tài liệu chưa công bố của một số các đề tài hoặc là các luận án thạc sĩ, tiến sĩ Sinh học, Môi trường…

Trang 19

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu mức độ ĐDSH của Thành phố Hà Nội

và đề xuất một số biện pháp bảo tồn ĐDSH của Thành phố Hà Nội

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại 4 hệ sinh thái của Thành phố Hà Nội:

- VQG Ba Vì

- RĐD Hương Sơn

- HST Hồ Tây

- HST Sông Hồng

2.3 Thời gian nghiên cứu

Quá trình làm luận văn tốt nghiệp được tiến hành từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2011

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH cũng như nghiên cứu môi trường sinh thái là phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài, yếu tố môi trường và xã hội tác động đến sự tồn tại và phát triển của chúng

Đã có rất nhiều các công ước Quốc tế, các nghị định cũng như quy định về việc bảo tồn tài nguyên ĐDSH, nhưng công tác tìm kiếm, phát hiện các loài và tổng hợp số lượng các loài có phần hạn chế nên gây cản trở trong việc đề ra những giải pháp để bảo tồn và phát triển chúng Do đó, trên cơ sở khảo sát, tổng hợp số lượng các loài gắn với những điều kiện môi trường

Trang 20

sống và những đặc điểm các loài để từ đó đề ra giải pháp thích hợp nhằm mục đích bảo tồn và phát triển chúng

2.4.2 Phương pháp cụ thể

2.4.21 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

Tham khảo các tài liệu về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH học như: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 - Chuyên đề ĐDSH, sách, tạp chí về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH

Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm địa chất, chế độ thủy văn, hiện trạng ĐDSH của Thành phố Hà Nội dựa vào các nghiên cứu trước và Website có liên quan

Đề tài còn sử dụng Sách đỏ Việt Nam, Động vật chí, Thực vật chí để tra khảo tên khoa học các loài động thực vật và xem chúng đang ở trong tình trạng nguy cấp nào

Ngoài ra, đề tài cũng đã kế thừa các công trình nghiên cứu sẵn có để làm phong phú cho nội dung nghiên cứu

Tất cả các tài liệu thu thập được khi đi điều tra, khảo sát sẽ được xây dựng thành hệ thống dữ liệu của đề tài

2.4.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại VQG Ba Vì, RĐD Hương Sơn, hồ Tây, sông Hồng bao gồm việc quan sát, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn người dân để thu thập bổ sung các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài

2.4.2.3 Phương pháp phòng thí nghiệm

Phương pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm nhằm giải quyết những công việc mà ở ngoài thực địa chưa làm được, chủ yếu là phương pháp phân tích định tính để xác định tên khoa học của những loài thu được mẫu ngoài thực địa giúp cho việc lập danh sách thành phần loài

2.4.2.4 Định loại tên khoa học

- Định loại và phân tích mẫu thực vật:

Trang 21

+ Dựa vào “ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) và Bộ “Cây cỏ Việt Nam – 3 tập” (Phạm Hoàng Hộ, 1993,2000)

để xác định tên cây

+ Tên, họ khoa học của mẫu thực vật được kiểm tra lại theo cuốn

“Families and genus of vascular plants” của Brummitt (1992)

- Định loại và phân tích mẫu động vật

+ Định loại thú theo “Mamals of Thailand” của Lekagul et al, 1977;

“Bats of the Indian subcontinet” của Bate P., et al., 1997; “Bats of Vienam and Adjacent Territories An identification Manual” của Boissenko A.V., et al., 2003 Hệ thống phân loại thú theo Corbet G.B., et al., 1992.+ Định loại chim: Dựa vào tài liệu có hình vẽ màu của Craig Robson (2005) và sách

“Chim Việt Nam” của Nguyễn Cử và cs (2000) Hệ thống phân loại chim được sắp xếp theo T Inskipp et al, 1996 Tên phổ thông, tên khoa học theo

Võ Quý (1975,1981), Võ Quý và Nguyễn Cử (1999)

+ Định loại bò sát và ếch nhái theo “Herpetology of China” của Er- Mizhao et al, 2003; “A photographie Guide to Snake and Other Reptilies of Peninsular Malaysia, Singapore and Thailand” của Cox et al., 2002 và một

số tài liệu khác Hệ thống phân loại theo “Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam” (Nguyễn Văn Sáng và nnk, 2005)

+ Định loại côn trùng: Đặc điểm của lớp côn trùng là thành phần bộ, họ, giống, loài rất đa dạng và phong phú Vì vậy mẫu sau khi được xử lý phải đưa các chuyên gia sâu từng bộ, họ giám định tên Tài liệu định tên cũng rất phong phú nên xin nêu một số tài liệu chính định tên ở các bộ lớn như:

● Homoptera và Heteroptera: Distans W.L, 1902 – 1918: The Fauna of the Bristish India including Ceylon and Burma, Hsiao T.Y, 1978 – 81A Handbook for the Determination of the Chinese Hemiptera – Heteroptera…

● Coleoptera: Ochi T et al, 1997 Studies of the Family Scarabaeidac (Coleoptera); Paulian R., 1959 The Fauna of the Bristish India including Ceylon and Burma Vol I,…

● Hymenoptera: Wu Yanru, 2000 Fauna sinica Insecta Vol 20 –

Trang 22

2.4.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài dùng phần mềm máy tính Excel để tổng hợp số lượng thực vật, động vật tại Thành phố Hà Nội

Trang 23

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội

3.1.1 Địa hình

Hà Nội hiện nay khá đa dạng, thuộc lưu vực sông Hồng Địa hình đồng bằng chiếm 3/4, phần còn lại là đồi núi nằm ở phía Tây, Tây – Nam và phía Bắc Địa hình thấp đần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Phần diện tích đồi núi thuộc các huyện Sóc Sơn (bằng chân núi Tam Đảo), Ba Vì (núi Ba Vì), Quốc Oai, Mỹ Đức (vùng núi đá vôi chùa Hương)

3.1.2 Khí hậu

Hà Nội có các khí hậu đặc trưng của vùng Đồng bằng Sông Hồng có

2 mùa: mùa mưa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III Lượng mưa hàng năm vào khoảng 2000mm Nhiệt độ giao động theo mùa: mùa nóng (nhiệt độ cao nhất 420C) và mùa lạnh (nhiệt độ thấp nhất

200C), giao động ngày đêm về nhiệt độ 6 – 80

C

3.1.3 Thủy văn

Hà Nội có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Đà và rất nhiều các sông nhỏ là các sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch…có nhiều hồ đầm ở ven 2 sông lớn và ở các vùng trũng Để bảo đảm tưới tiêu cho nông nghiệp, Hà Nội đã cõ một hệ thống các đập nước, các kênh mương, trạm bơm khá hoàn chỉnh Ruộng lúa ở Hà Nội đại

3.2 Hiện trạng ĐDSH của Thành phố Hà Nội

Trang 24

3.2.1 Đa dạng HST

Đại bộ phận các nhà khoa học kinh tế, quy hoạch xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp … chỉ phân biệt Hà Nội có 4 kiểu HST: HST rừng, HST sông suối, HST ao hồ và HST nông nghiệp Phân biệt như vậy là quá đơn giản

Các nhà khoa học địa lý phân biệt Hà Nội có 4 dạng cảnh quan: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng phù sa sau đồi (độ cao khoảng 3m), và vùng đồng bằng phù sa chuẩn (ở độ cao 2 – 3m)

Các nhà khoa học Sinh thái phân biệt Hà Nội có 13 kiểu HST chính Định nghĩa các kiểu HST là định nghĩa chuẩn của HST (Ecosystem) Phân biệt các kiểu HST, các nhà khoa học này căn cứ vào các bản đồ địa lý tự nhiên Hà Nội và bản đồ vẽ qua ảnh vệ tinh Tác giả thực hiện công việc này

là Mai Đình Yên và Đoàn Hương Mai (2005) Các kiểu HST đó là:

- Hệ sinh thái cư dân đô thị/ thị trấn

- Hệ sinh thái cư dân nông thôn

- Hệ sinh thái ruộng lúa

- Hệ sinh thái vùng đồi gò cây bụi

- Hệ sinh thái đất bãi ven sông

- Hệ sinh thái sông

- Hệ sinh thái hồ

- Hệ sinh thái đất ngập nước (đầm)

- Hệ sinh thái đồng cỏ

- Hệ sinh thái hang động

- Hệ sinh thái đập nước

- Hệ sinh thái núi trung bình và cao có rừng thường xanh trên núi (Ba Vì) và rừng trên núi đá vôi (Chùa Hương)

Có thể đánh giá ĐDSH các HST của Hà Nội hiện nay là rất đa dạng và phong phú Nếu có thiếu chỉ là các HST ở vùng ven biển và biển

Trang 25

3.2.1.1 HST (cư dân) đô thị/ thị trấn (Urban human settlement Ecosystem)

HST đô thị/ thị trấn được xác định đó là các quận, thị xã, thị trấn, … nơi sinh sống của người dân mà hoạt động của họ gắn với đô thị/ thị trấn

HST đô thị/ thị trấn phân bố ở khắp Hà Nội, tập trung ở các quận nội thành Hà Nội, thị xã Sơn Tây, các thị trấn như các huyện lỵ, các khu công nghiệp …

HST đô thị/ thị trấn được xếp loại: nhân tạo, trên cạn là nơi cư trú, có sản xuất (công nghiệp, dịch vụ, thương mại …) Nội thành Hà Nội giữ vai trò Thủ đô tính đến nay tròn 1000 năm tuổi

HST đô thị/ thị trấn Hà Nội do được hình thành từ lâu, dân cư đông đúc là thành phố của nước đang phát triển (nghèo) nên các công viên, cây xanh ven đường, nghèo Các ao đầm hồ bị san lấp để lấy đất xây dựng nên diện tích đã bị thu hẹp rất nhiều Chất lượng môi trường suy thoái nhanh Các hồ, sông … bị ô nhiễm nặng Trong nội thành ô nhiễm không khí, tiếng

ồn Giao thông luôn luôn bị tắc nghẽn, nhà ở cư dân chật chội nhất là ở khu phố cổ, phố cũ, ven đô … vệ sinh môi trường kém, thường bị úng ngập vào mùa mưa

Giống như các HST đô thị khác, ĐDSH về thành phần loài của HST các quận nội thành, các thị trấn, khu công nghiệp nghèo về ĐDSH Các động vật, thực vật sinh sống ở HST đô thị có các đặc trưng riêng, được hoạt động chăm sóc của con người (chó, mèo, vật cảnh) hoặc gây hại cho con người (ruồi, muỗi, chuột, bọ …)

HST nội thành Hà Nội có nhiều loài có giá trị không dễ gặp ở các đô thị khác đó là các loài thực vật được trồng từ thời Pháp thuộc (Vườn bách thảo, khu chủ tịch phủ, dọc ven phố cổ) và các loài động vật đang nuôi ở vườn Bách thú Hà Nội

HST nội thành Hà Nội có một mạng lưới thủy văn gồm ao, hồ, sông, mương rất phong phú nên nội thành Hà Nội được gọi là thành phố sông hồ

Trang 26

ĐDSH về các loài hoang dã bản địa nghèo nàn, các loài gây hại, ký sinh trùng, mang mầm dịch bệnh nhiều Bệnh dịch cho người dân năm nào cũng xuất hiện

Ô nhiễm môi trường mỗi ngày một nghiêm trọng Hà Nội nội thành cần phải tập trung đầu tư các nguồn lực hết sức thì mới hy vọng có một đô thị xanh, sạch, đẹp bằng đô thị sinh thái

Cho đến nay các điều tra nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta các danh sách các loài sinh vật của HST này gồm:

- Danh sách các loài cây ở nội thành Hà Nội

- Danh sách các loài cây bóng mát ở nội thành Hà Nội

- Danh sách các loài cây ở vườn bách thảo Hà Nội

- Danh sách các loài cây chưa gặp ở vườn bách thảo Hà Nội

- Danh sách các loài động vật đang nuôi ở vườn thú Hà Nội

- Danh sách các loài bọ nhảy (Colllem bola) ở nội thành Hà Nội

Có thể tham khảo để biết thêm qua các tác giả sau đây:Vũ Văn Chuyên (1999), Trần Ninh (2005), Lê Đình Thủy (2005), Đặng Gia Tùng (2011), Nguyễn Trí Tiến (2007)

3.2.1.2 HST (cư dân) nông thôn (Rural human settlememt Ecosystem)

HST nông thôn được xác định đó là các thôn, xóm, làng, bản … nơi sinh sống của người dân mà hoạt động chính của họ gắn với sản xuất nông

nghiệp làng, nghề tiểu thủ công …

HST nông thôn phân bố ở khắp Hà Nội, bao quanh các đô thị, thị trấn có nghĩa là các quận nội thành, các thị trấn, khu công nghiệp, các huyện lỵ …

HST nông thôn được xếp loại là HST nhân tạo, trên cạn là nơi cư trú, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp; ít nhiều sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại … người dân sống ở HST nông thôn gắn bó chặt chẽ với người dân sống ở đô thị/ thị trấn HST nông thôn ở Hà Nội đại diện cho HST nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Các xã Đông Ngạc, Cư

Đà, Đường Lâm … là các xã rất chuẩn cho một xã của dân tộc kinh cổ xưa ở đồng bằng Sông Hồng

Trang 27

Chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, và sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội trong vài chục năm qua, bộ mặt HST nông thôn đã có nhiều thay đổi Nhà ở, vườn cây, ao cá, các xưởng thủ công, đường xá đi lại, cấp nước sinh hoạt, xử lý chất thải đã nhanh chóng thay đổi Nông thôn cũng đang đô thị hóa và cũng đã bắt đầu bằng nhiều môi trường các loại…

Giống như các HST nông thôn ở các nơi khác, HST nông thôn của Hà Nội có ĐDSH các loài động vật (các loài hoang dã) phong phú và đa dạng hơn ở đô thị/ thị trấn ĐDSH về các loài cây ở đây ngoài các loài hoang dã

có các loài cây con người trồng không chỉ nhằm mục đích sản xuất lương thực, thực phẩm mà còn phục vụ mục đích khác: Sinh vật cảnh, dược liệu, cây ăn quả, cây bóng mát, cây lấy củi, cây làm nhà …

HST nông thôn Hà Nội có nhiều loài cây con nuôi trồng phục vụ các yêu cầu khác nhau của con người rất có giá trị về kinh tế xã hội, là nguồn gen quí hiếm cần được bảo tồn Nền nông nghiệp truyền thống của người kinh (đại diện cho Việt Nam) chỉ còn thể hiện ở HST nông thôn ở đây:

ĐDSH các loài hoang dã đang bị suy thoái nhanh do các nơi ở tự nhiên đang bị thu hẹp nhanh, môi trường ô nhiễm, săn bắn vẫn chưa được kiểm soát

Để có một nông thôn “nước”, chúng ta cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa mới mong có một môi trường sống xanh sạch đẹp, sản xuất nông nghiệp bền vững

Các nghiên cứu điều tra về ĐDSH các loài ở HST nông thôn Hà Nội còn ít, chưa đầy đủ Chúng ta có các danh sách các loài sinh vật của HST nông thôn gồm:

- Danh sách các loài cây ăn quả trồng ở xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì)

- Danh sách các loài thực vật thủy sinh ở xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì)

- Danh sách các loài động vật thủy sinh ở xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì)

Có thể tham khảo để biết thêm qua các tác giả sau đây: Vũ Văn Chuyên (1999), Mai Đình Yên (2005), Lê Tuấn Anh (2007)

3 HST đồng ruộng (Field Ecosystem)

Trang 28

HST đồng ruộng được xác định đây là các diện tích đất đai được các nông dân trồng các cây lương thực thực phẩm và là các nơi nuôi các gia súc gia cầm thủy sản …

Cây lương thực được trồng chính là lúa, ngô, khoai, sắn … Cây thực phẩm là các loại đậu đỗ, lạc, cây rau Ruộng trồng lúa đại bộ phận là lúa nước Do hệ thống thủy lợi ở Hà Nội khá hoàn chỉnh nên ruộng lúa ở đây là lúa nước HST đồng ruộng ở Hà Nội chính là HST nông nghiệp hiểu theo định nghĩa chung

HST đồng ruộng phân bố ở khắp Hà Nội, liên quan chặt chẽ với HST

cư dân nông thôn HST cư dân nông thôn cùng với HST đồng ruộng tương ứng hình thành nên làng, bản, xã … với tên gọi hành chính tương ứng HST đồng ruộng Hà Nội chủ yếu là ruộng lúa nước nhưng ở các xã thuộc các huyện vùng đồi gò và miền núi ngoài ruộng lúa còn có các ruộng (nương) trên cạn

HST đồng ruộng được xếp loại nhân tạo, vừa có phần trên cạn vừa có phần ở dưới nước, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thuộc trồng trọt và chăn nuôi HST đồng ruộng có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước tự nhiên, hoặc cải tạo từ các vùng đồi gò …

Nền nông nghiệp của Việt Nam có từ lâu đời, các HST đồng ruộng ở Hà Nội được cư dân sống ở đây xây dựng từ lâu cùng với lịch sử nền văn minh lúa nước của đồng bằng Sông Hồng Hiện nay các HST này đang được điện khí hóa, cơ khí hóa, hóa học nhanh kèm với việc nhập các giống cây trồng và vật nuôi truyền thống bản địa đã bị thay thế và mất dần, nay còn rất ít

HST này do quản lý không tốt, qui hoạch kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ … nên môi trường các loại đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm Các sinh vật hoang dã rất có ích cho sự phát triển của HST nông nghiệp vừa

bị khai thác triệt để (chim, cá …), vừa bị ô nhiễm môi trường nên ĐDSH của chúng suy thoái rất nhanh không còn các loài có giá trị nữa

ĐDSH về các loài hoang dã bị suy thoái nghiêm trọng do chuyển đổi

từ HST tự nhiên sang HST nhân tạo từ bao đời nay và theo một định hướng

Trang 29

duy nhất là tiêu diệt hết các loài hoang dã và chỉ tập trung chăm sóc loài trồng nuôi

Định hướng sai lầm này cần được khắc phục Đã bắt đầu áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), sử dụng các loài thiên dịch trong phòng trừ sâu bệnh cây trồng

Việc lạm dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học … đã làm

ô nhiễm đất, độ phì giảm nhanh Ngay cả hoạt động tưới tiêu cũng chưa tốt làm lãng phí tài nguyên nước

Các điều tra nghiên cứu về ĐDSH các loài hoang dã không có nhiều, chủ yếu là các nghiên cứu về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản Chúng ta có các danh sách các loài sinh vật ở đây gồm:

- Các loài cỏ thường gặp ở ngoại thành Hà Nội

- Các loài cỏ họ Hòa thảo ở ngoại thành Hà Nội

- Danh sách các loài cá gặp ở xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì)

- Danh sách các loài động vật ở xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì)

Có thể tham khảo để biết thêm qua các tác giả sau đây: Vũ Văn Chuyên (1999) Đinh Quốc Sỹ (1962) Mai Đinh Yên (1995) Lưu Tham Mưu (2000) Phạm Quỳnh Mai , Vũ Quang Côn (2003) Nguyễn Đức Hiệp, Vũ Quang Côn (2007) Phạm Quỳnh Mai (2009) Huỳnh Thị Kim Hới (2001) Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Thị Thu Anh (2001)

3.2.1.4 HST gò đồi trung du (Midland hill Ecosystem)

HST gò đồi trung du được xác định đó là các vùng đồi gò chân núi Tam Đảo, chân núi Ba Vì và vùng núi Chùa Hương Đặc trưng của kiểu HST này phản ánh cảnh quan vùng trung du nơi có độ cao khoảng 50 – 100m, là nơi giáp ranh giữa vùng đồng bằng và miền núi Với đặc trưng của thảm thực vật tự nhiên gồm các cây bụi, gỗ tạp và cỏ dại nên có thể gọi đây là HST savan HST này ở những nơi đất trống có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoặc cây phủ đất trống sói mòn Tính chất tự nhiên hoang dã của chúng đang mất dần

Trang 30

HST gò đồi trung du ở Hà Nội chiếm diện tích không lớn phân bố ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức là chính

HST gò đồi trung du được xếp loại là bán nhân tạo, trên cạn có nhiệm vụ vừa sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và san lấn vừa phủ xanh đất trồng chống sói mòn và các dịch vụ khác như du lịch, giải trí … Xưa kia HST Này được phủ bởi rừng nhiệt đới thường xanh (cách đây khoảng 200 năm) do khai phá đã dần mất rừng và thêm thực vật đông dần là những loài thứ sinh ở dạng cây bụi, cây cỏ, cây gỗ tạp …

HST gò đồi trung du còn được gọi là HST Savan cây bụi, đây là HST rừng nhiệt đới vừa mới bị phá hỏng, nay đang tái sinh Diễn thế sinh thái này

là diễn thế sinh thái thứ sinh Do chặt phá liên tục ngay cả ở trạng thái cây bụi nên nhiều nơi chỉ còn cỏ dại, cây xim mua, hoặc đất trơ sỏi đá … Thực hiện chủ trương “phủ xanh đồi núi trọc” tại các nơi này ít nhiều đã được trồng cây phủ xanh như cây kio, cây thông, cây khuynh diệp Một số thuộc

tư nhân đã chuyển sang trồng cây ăn quả, cây gỗ, cây cảnh … Một số chuyển sang thành nơi tái định cư, các thôn xóm mới, nơi nghỉ cuối tuần …

ĐDSH các loài hoang dã ở đây đã bị suy thoái mạnh do mất rừng tự nhiên, hơn thế nữa công tác quản lý tài nguyên cũng rất kém, lại chịu áp lực dân số lớn nên HST này rất dễ chuyển sang HST cư dân nông thôn vùng gò đồi với vườn rừng và cây ăn quả

ĐDSH các loài hoang dã đã bị suy thoái nhanh do bị phá hủy rừng tự nhiên liên tục ở đây Sự tái sinh, phục hồi rừng chưa được bao nhiêu, nay đã bị sức ép về dân số nên đã gần như chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tư nhân

Do tích cực phủ xanh đất trống, chống xói mòn thời gian gần đây hiện tượng xói mòn đất đã giảm nhiều Sự phục hồi động vật hoang dã vẫn rất hạn chế

Cần đầu tư các nguồn lực nhiều hơn nữa, nhất là cần qui hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ ĐDSH tốt nhất cho kiểu HST này

Các điều tra nghiên cứu về ĐDSH các loài hoang dã ở đây tuy có thực hiện nhưng còn ít Đã có một số danh sách ĐDSH các loài sinh vật hoang dã được giới thiệu gồm:

Trang 31

- Danh sách các loài thực vật ở xã Minh Trí, Minh Phú huyện Sóc Sơn

- Danh sách các loài cá gặp nuôi ở xã Minh Trí, Minh Phú huyện Sóc Sơn

- Danh sách các loài ếch nhái, bò sát ở xã Minh Trí, Minh Phú huyện Sóc Sơn

- Danh sách các loài Chim ở xã Minh Trí, Minh Phú huyện Sóc Sơn

- Danh sách các loài Thú ở xã Minh Trí, Minh Phú huyện Sóc Sơn

Có thể tham khảo để biết thêm qua các báo cáo của các tác giả sau đây: Mai Đình Yên (1995), Mai Đình Yên (2005) Nguyễn Lân Hùng Sơn (2004)

3.2.1.5 HST đất bãi ngoài đê ven sông (Alluvial land Ecosystem along river)

HST đất bãi ngoài đê ven sông được xác định đó là các vùng đất bãi ven sông và sông giữa hai bờ đê HST Này khá đặc trưng cho vùng đồng bằng Sông Hồng do việc ngăn lũ của cư dân nơi đây Hà Nội có hai dòng sông lớn chảy qua là Sông Hồng và Sông Đà HST này chiếm diện tích đất bãi ngoài đê và các bãi nổi ở giữa dòng vào mùa cạn HST này hiện nay được cư dân ven sông khai thác như HST nông nghiệp và còn làm HST nơi

cư trú HST nông thôn

HST này chiếm một diện tích không nhỏ phân bố dọc 2 sông lớn (Đà, Hồng) và một mức độ nhất định là dọc ven sông Đáy

HST đất bãi ngoài đê ven sông được xếp loại bán nhân tạo, trên cạn,

có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như HST đồng ruộng, làm nơi cư trú cho cư dân và một vài dịch vụ khác du lịch, giải trí

HST này bị biến động lớn tùy thuộc vào mực nước dòng chảy của sông Do việc phát triển hệ thống các đập lớn nhỏ ở lưu vực, HST này đã dần dần có tỉnh ổn định nhất định Hà Nội đang nghĩ đến hình thành một đê ngăn

lũ sau đê hiện nay Tuy vậy HST này vẫn chịu tác động rất mạnh của thủy văn lưu vực sông và hoạt động của các đập

HST đất bãi ngoài đê ven sông trên coi là HST nông nghiệp, các cây trồng và vật nuôi ở đây đều giống với HST nông nghiệp trong đê Sự sai khác là ở thảm thực vật, đặc biệt là thảm thực vật ở các đất bãi giữa sông hàng năm đều nổi với thời gian lâu năm tạm gọi là mùa cạn Thảm thực vật này chỉ tồn tại hàng năm sau đó lại bị chìm trong nước

Trang 32

ĐDSH các loài sinh vật hoang dã ở HST này rất đặc trưng không giống như HST nông nghiệp trong đê Theo tốc độ chống lũ, điều chỉnh mức nước của hoạt động của các đập lớn như chặn dòng ở lưu vực mà HST này đang chuyển đổi như HST cư dân nông thôn và HST đồng ruộng trong đê lân cận

ĐDSH ở HST đất bãi ngoài đê ven sông có nét đặc trưng riêng:

+ Đa dạng và phong phú hơn ở HST nông nghiệp trong đê

+ Đang có các biến động lớn, tính chất nhân tạo ngày càng cao, giao động lớn giữa mùa lũ và mùa cạn

+ Phụ thuộc rất chặt chẽ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

Hà Nội và hoạt động của các đập chắn ở lưu vực sông

Cần bảo vệ tốt nhất ĐDSH sinh vật hoang dã ở HST này Cần định hướng khai thác và sử dụng bền vững HST này

Các điều tra nghiên cứu về ĐDSH các loài hoang dã ở đây còn rất ít Hiện có hai danh sách gồm:

- Danh sách các loài thực vật mọc trên các cồn cát ven và giữa Sông Hồng

- Danh sách các loài chim vùng đất bãi ngoài đê xã Xuân Canh

Có thể tham khảo để hiểu thêm về HST này qua các báo cáo của các tác giả sau: Mai Đình Yên (2003)

3.2.1.6 Hệ sinh thái Sông (River Ecosystem)

HST sông được xác định đó là các sông lớn, nhỏ khác nhau, khác với các HST ao hồ đất ngập nước là nước chảy Ở Hà Nội có sự phân biệt rõ 2 loại HST sông: HST sông lớn đó là sông Hồng, sông Đà và HST sông nhỏ hơn mang tính chất kênh mương có dòng chảy, đó là các sông Đáy, Đuống,

Cà rồ, Tô lịch, Nhuệ, Tích, … ĐDSH ở 2 loại HST này khác hẳn nhau Loại trên là điển hình đại diện, ổn định còn loại dưới là không điển hình chịu ảnh hưởng rất lớn của hoạt động kinh tế xã hội tại chỗ

HST này hình thành một mạng lưới thủy văn phân bố rộng khắp ở Hà Nội HST sông được xếp loại tự nhiên và bán nhân tạo (các sông nhỏ) ở nước có nhiệm vụ rất đa dạng , rất quan trọng về kinh tế - xã hội cho Hà Nội

Trang 33

Nơi cư trú của ĐDSH các loài ở nước, giao thông thủy, vận tải nước, xử lý ô nhiễm, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất …

Như trên đã nói, HST này đang bị biến động lớn do hoạt động của các đập chắn ở lưu vực và đô thị hóa của các điểm cư dân dọc ven sông ĐDSH ở 2 HST sông lớn như sông Hồng và sông Đà còn đa dạng và phong phú, còn ĐDSH ở các HST sông nhỏ mang tính chất kênh mương suy thoái nghiêm trọng

Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH sông đều giống nhau gồm:

- Khai thác quá mức, sử dụng ngư cụ và phương pháp hủy diệt

- Ô nhiễm các loại hữu cơ, vô cơ, thuốc trừ sâu diệt cỏ, kim loại nặng

- Phá hủy nơi sống, thu hẹp nơi sống, chuyển đổi nơi sống …

- Chuyển đổi từ tự nhiên sang nhân tạo

Hai nhóm sông: sông lớn và sông nhỏ mang tính chất kênh mương các nguyên nhân trên không có tác động giống nhau

Đề tài nghiên cứu “Xác định dòng chảy môi trường cho HST sông Hồng đoạn qua Hà Nội” của tác giả Mai Đình Yên đã kết luận nguyên nhân chính hiện nay là dòng chảy môi trường, sau đó mới đến nguyên nhân khai thác và sau cùng mới là ô nhiễm

ĐDSH các loài Sinh vật thủy sinh ở HST 2 sông lớn còn khá đa dạng

và phong phú, không bị biến đổi nhiều, còn ở các HST các sông như có tính chất kênh mương thì suy thoái nghiêm trọng

Một số sông có thể đánh giá là ĐDSH đã bị hủy hoại ví dụ: Sông Tô Lịch, Sông Nhuệ, sông Tích, thượng nguồn sông Đáy, sông Cà rồ …

ĐDSH các loài sinh vật thủy sinh ở 2 sông lớn đoạn qua Hà Nội của sông Đà và sông Hồng còn khá đa dạng và phong phú

ĐDSH các sông lớn nhỏ ở Hà Nội đều bị suy thoái nghiêm trọng khác nhau Các sông nhỏ do ô nhiễm, 2 sông lớn do biến đổi dòng chảy Hiện chỉ còn khai thác ĐDSH tự nhiên (cá) ở 2 sông lớn còn giá trị khai thác ĐDSH

tự nhiên ở các sông con hầu như không có giá trị gì

Hết sức cấp thiết phải có các biện pháp để bảo vệ ĐDSH ở các HST sông của Hà Nội

Trang 34

Các điều tra nghiên cứu về ĐDSH các sinh vật thủy sinh hoang dã ở đây cũng chưa đủ và còn rời rạc, không cập nhật Hiện đã có danh sách các ĐDSH các loài sau:

- Danh sách các loài cá ở sông Hồng, sông Đà, sông Đuống đoạn qua

Hà Nội

- Danh sách các loài vị tảo ở sông Nhuệ

- Danh sách các loài cá ở sông Đáy

Có thể tham khảo để hiểu thêm về Hệ sinh thái này qua các báo cáo của các tác giả: Lê Hoàng Anh, Dương Đức Tiến (1997), Thái Bá Hồ (1964), Mai Đình Yên (2009), Nguyễn Vũ Thanh (2003), Nguyễn Kiên Sơn (2005)

3.2.1.7 HST hồ - ao (Lake Ecosystem)

HST hồ được xác định đó là các hồ nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau, có nguồn gốc tự nhiên như các vùng trũng ở đồng bằng, đoạn sông cụt HST hồ không có dòng chảy, xếp vào các vực nước tĩnh Hồ có kích thước nhỏ có nơi gội là “ao” Hồ được hình thành từ vùng trũng có nơi gọi là đầm

Hà Nội được xây dựng ở đồng bằng, có 2 sông lớn chảy qua nên đã có rất nhiều hồ đầm Hồ có kích thước lớn nhất hiện nay ở Hà Nội là hồ Tây (diện tích khoảng 500 ha) là một đoạn của Sông Hồng HST hồ nhận nước từ lưu vực hồ, và khi nước đồng chảy theo sông con chuyển nước đi ra sông lớn

và cuối cùng ra biển Nếu không có sông con đưa nước ra khỏi hồ thì hồ sẽ tràn bờ nếu nước đầy hoặc nếu không sẽ bị bốc hơi và cạn

HST hồ, HST các đập nước, HST các sông suối liên thông với nhau hình thành lên mạng lưới thủy văn Hà Nội có mạng lưới thủy văn khá hoàn chỉnh, chỉ xuất hiện ngập lụt mỗi lần mưa to

HST hồ được xếp loại tự nhiên, bán nhân tạo, ở nước, giữ nhiệm vụ rất

đa dạng và rất quan trọng về kinh tế- xã hội HST hồ đang bị biến động lớn không chỉ là chất lượng nước bị suy thoái mà là san lấp, cải tạo, tiêu thoát nước chuyển đổi mục đích

HST hồ ở Hà Nội có ĐDSH ở nước mang tính chất điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng cũng đang bị suy thoái nhanh do các nguyên nhân:

Trang 35

- Khai thác quá mức, sử dụng ngư cụ và phương pháp hủy diệt

- Ô nhiễm nước các loại

- Phá hủy nơi sống, thu hẹp nơi sống, chuyển đổi mục đích

Nếu không có kế hoạch bảo tồn các hồ và ĐDSH của các hồ thì với đà phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, ở Hà Nội sẽ nhanh chóng không còn

hồ tự nhiên

ĐDSH ở các hồ ở xa các đô thị, thị trấn, khu công nghiệp còn mang tính chất tự nhiên, còn ở các nơi đông dân, khu công nghiệp, đô thị chỉ còn là vực nước tích nước, chống úng ngập, hạn hán

ĐDSH các loài sinh vật ở các hồ cỡ lớn chưa bị tác động của con người rất đa dạng và phong phú Ý nghĩa kinh tế của ĐDSH ở đây rất lớn: chính là nguồn gen để phát triển các loài thủy sinh nuôi trồng mới

Rất tiếc ĐDSH các loài sinh vật ở đây bị suy thoái nhanh, nhiều hồ không còn giá trị gì về kinh tế - xã hội Nguyên nhân suy thoái đã nói ở trên Thêm vào đó, do hành động nhập nội các loài cá nuôi từ nước ngoài đã cạnh tranh thức ăn và nơi ở của các loài bản địa

Rất cấp thiết phải quy hoạch bảo tồn insitu một vài hồ còn mang tính chất tự nhiên và ex-situ một vài loài

Các điều tra nghiên cứu về ĐDSH ở đây chưa đầy đủ Có vài hồ điều tra nghiên cứu khá liên tục trong vài thập kỉ gần đây, ví dụ: Hồ Tây, Hồ Gươm của nội thành Hà Nội

Các danh sách, các loài thuộc các nhóm sinh vật của HST Hồ Tây gồm:

- Danh sách các loài thực vật nổi ở Hồ Tây

- Danh sách các loài thực vật cỡ lớn ở Hồ Tây

- Danh sách các loài động vật không xương sống ở Hồ Tây

- Danh sách các loài cá ở Hồ Tây

- Danh sách các loài bò sát - ếch nhái ở Hồ Tây

- Danh sách các loài chim ở Hồ Tây

Có thể tham khảo để hiểu thêm về vấn đề này qua các báo cáo của các tác giả sau: Mai Đình Yên (2005), Mai Đình Yên (1966)

Trang 36

3.2.1.8 HST đất ngập nước ( wetland ecosystem)

HST đất ngập nước được xác định đó là các vùng đất rất ẩm ướt (bão hòa nước) có lúc có nước, có lúc không có nước Đất ngập nước theo định nghĩa trên là các vùng đầm lầy, vùng trũng, hồ, sông, suối, vùng ven biển… Nước ở HST đất ngập nước là nước tĩnh, không có dòng chảy

Đất ngập nước ở Hà Nội không nhiều như các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nhưng cũng có khá nhiều cái điển hình: Đầm Long (Ba Vì), đầm Vân Trì (Đông Anh), đầm Yên Sở (Thanh Trì ) đầm bao quanh khu núi đá Chùa Hương (Mỹ Đức) … Do đặc điểm khí hậu ở Hà Nội có mùa mưa và mùa khô rõ rệt nên các HST này lúc nước đầy (mùa mưa), lúc nước cạn (mùa cạn)

HST đất ngập nước được xếp loại tự nhiên, vừa ở nước vừa ở cạn giữ vai trò “bảo vệ” mà lâu nay chúng ta thường bỏ qua Các đất ngập nước ở Hà Nội đang bị hoạt động con người cải tạo, chuyển đổi hoặc sang đất ở, hoặc sang ruộng lúa … chẳng bao lâu mất hết Ngược lại một số điểm cư dân do hoạt động thoát nước kém nên quanh năm ẩm ướt, mùa mưa ngập lụt theo định nghĩa trên lại là ngập nước

HST đất ngập nước ở Hà Nội mang tính chất điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng ĐDSH đất ngập nước rất đa dạng và phong phú Nếu so sánh với các hồ thì ĐDSH các loài cây thủy sinh, chim, thú, ếch nhái … phong phú hơn nhiều ĐDSH đất ngập nước cũng đang bị suy thoái nhanh, còn nhanh hơn cả HST hồ Nguyên nhân phá hủy nơi ở, chuyển đổi mục đích có lẽ là nguyên nhân chính vì hiện nay vẫn coi đất ngập nước là vùng đất hoang hóa không có sản xuất

Các HST đất ngập nước ở các “vùng sâu, vùng xa” miền núi, xa các

đô thị và cư dân, tính chất tự nhiên, nguyên thủy còn nhiều

ĐDSH các loài sinh vật ở các HST đất ngập nước rất đa dạng và phong phú đặc biệt là các loài thực vật thủy sinh Giá trị kinh tế xã hội của đất ngập nước không bằng của hồ nhưng giá trị môi trường, bảo vệ lại hơn hẳn các hồ

Trang 37

ĐDSH các loài sinh vật ở đây bị suy thoái nhanh có khi bị mất hẳn do đất ngập nước bị “khai hoang” chuyển đổi chức năng

Các điều tra nghiên cứu về ĐDSH đất ngập nước điển hình của Hà Nội còn ít Hiện nay đã biết đến danh sách các loài ĐDSH Đầm Long gồm:

- Danh sách các loài thực vật thủy sinh

- Danh sách các động vật không xương sống ở nước

cỏ ở các nước ôn đới (thảo nguyên), thảm thực vật ở đây là các cây cỏ không ở dạng diễn thế đỉnh cực mà chỉ một giai đoạn nhất định “cây cỏ”, nếu như không có quá trình can thiệp của con người như chăn thả, chặt các cây bụi, đốt đồng cỏ hàng năm vào mùa khô

HST đồng cỏ ở Hà Nội bao gồm vùng đồng cỏ Sóc Sơn, vùng đồng

cỏ Ba Vì và được xếp là khu đồng cỏ trung tâm của các tỉnh phía Bắc Vùng đồng cỏ Ba Vì được coi là vùng có diện tích lớn nhất Vùng đồng cỏ này từ thời Pháp thuộc đã xây dựng các đồn điền chăn nuôi bò sữa, và sau này có nông trường Ba Vì, trạm nghiên cứu đồng cỏ, trung tâm bò đực giống đặt ở đây Nhân đân các xã thuộc huyện Ba Vì, do có đồng cỏ tốt đã phát triển nghề nuôi bò sữa (xã Tản Lĩnh…) Các đồng cỏ nhân tạo trồng các cây cỏ nhập nội và chăm sóc như các hệ sinh thái nông nghiệp

HST đồng cỏ được xếp vừa là HST tự nhiên, vừa là HST nhân tạo, ở trên cạn Tính chất hoang dã tự nhiên của đồng cỏ sẽ mất dần và thay thế bởi các cây cỏ trồng, thu hoạch trong năm Hiện nay HST đồng cỏ đang bị đe dọa là chuyển đổi đất sử dụng hoặc là sân gonf hoặc là điểm dân cư

Trang 38

ĐDSH đồng cỏ tự nhiên đáng lưu ý là tập đoàn cây cỏ bản địa Nhiều loài rất có giá trị về phương diện làm thức ăn gia súc, nay bị quên lãng do không được bảo tồn mà thay thế bởi tập đoàn các cây cỏ nhập nội trồng

ĐDSH các nhóm động vật cũng rất phong phú và đa dạng đặc biệt là các loài côn trùng và các loài chim

HST đồng cỏ Hà Nội đặc biệt là HST đồng cỏ Ba Vì đang được ngành chăn nuôi bò sữa quan tâm xây dựng và bảo vệ

Các điều tra, nghiên cứu về HST đồng cỏ ở Hà Nội chỉ tập chung vào thảm thực vật tự nhiên là đồng cỏ và tập đoàn các cây cỏ nhập nội trồng ở đây

3.2.1.10 HST hang động (Cave Ecosystem)

HST hang động được xác định là HST được hình thành trong các hang động Đây là một kiểu HST rất chuyên biệt thường gặp ở các núi đá vôi (vùng Karst) Môi trường và ĐDSH trong các hang động không giống như các HST tự nhiên khác Đặc điểm chính về môi trường là nhiệt độ ít giao động, không có ánh sáng Về ĐDSH chỉ có một số nhóm động vật, thiếu bóng thực vật xanh

HST hang động gặp ở Hà Nội điển hình là vùng núi đá vôi Chùa Hương Hang động chính của vùng Chùa Hương rất đẹp nên đã được gọi cho cái tên “Nam thiên đệ nhất động” Cũng còn vài hang động nữa nổi tiếng ở Hà Nội Hang ở Chùa Thầy (hang Cắc cớ), ở chùa Trầm… Tuổi địa chất, đặc trưng cấu tạo, vị trí và hình dạng của hang động ở Hà Nội thuộc nhóm hang động hình thành của vùng núi đá vôi Chi nê (Hòa Bình), Hoa lư, Cúc Phương (Ninh Bình)

HST hang động được xếp vào nhóm các HST tự nhiên, trên cạn và có thể ở cả nước (hang động ngầm có nước) HST hang động hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng làm nơi tham quan du lịch, nơi tâm linh thờ cúng HST hang động ở Hà Nội cũng đang bị suy thoái nhanh do khai thác bừa bái các “cột đá, vú đá” (stalagmite, stalactite) để làm cảnh

Trang 39

ĐDSH các hang động rất chuyên biệt, không có thực vật xanh, động vật có vài nhóm: Côn trùng, nhện, dơi…Một vài loài chim ăn thịt, thú… dùng hang động làm nơi cư trú, nơi trốn tránh kẻ thù, qua đêm…

HST hang động ở Hà Nội vẫn chưa được kiểm kê đầy đủ nhưng các hang động chính đều đã biết Các hang động này đều đã được các chính quyền địa phương bảo vệ, nhưng mục tiêu bảo vệ không đầy đủ, và bảo vệ cũng chưa tốt (không giữ ở trạng thái nguyên thủy)

Các điều tra, nghiên cứu về HST hang động ở Hà Nội chưa có nhiều

Về ĐDSH mới có nghiên cứu về hệ dơi

11 HST đất ngập nước (Dam reservoir Ecosystem)

HST đất ngập nước được xác định là HST được hình thành khi xây dựng một đập chặn dòng ngang sông suối Vực nước hình thành trên đập là HST đập nước HST đập nước có nguồn gốc từ các sông suối khi xây dựng đập Mục đích xây đập rất khác nhau, phổ biến ở Hà Nội là theo yêu cầu thủy lợi: tưới tiêu, cũng có thể là yêu cầu phát điện…

HST đập nước ở Hà Nội đều là các đập nước vừa và nhỏ do địa hình ở

Hà Nội chủ yếu là đồng Bằng, chỉ có khoảng 1/5 là thuộc trung du Số lượng các HST đập nước khoảng trên 10 cái Những HST quan trọng có diện tích khoảng 1000 ha có: Suối Hai, Đồng mô Ngải sơn, Quan sơn

HST đập nước được xếp vào nhóm các HST vừa tự nhiên, vừa nhân tạo, ở nước có nhiệm vụ kinh tế- xã hội cụ thể Được hình thành ngay tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, đô thị…tất cả các HST đập nước đang có xu hướng phát triển thành các khu vui chơi, giả trí, du lịch…

ĐDSH HST đập nước có nguồn gốc từ ĐDSH HST sông suối bị chặn dòng, nay bị biến đổi chế độ thủy văn, mở rộng diện tích ngập nước chỉ có dòng chảy chậm, vực nước sâu hơn lúc còn là sông suối Chính các yếu tố thủy văn này đã tác động đến ĐDSH các loài sinh vật thủy sinh đang vốn sống ở các sông suối ở đây Xu thế là càng lâu thì ĐDSH càng gần ĐDSH của các hồ xung quanh

Trang 40

Do chức năng của HST đập nước phục vụ thủy lợi, sản xuất điện mà

cơ quan quản lý HST đập nước là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Công thương

Các điều tra nghiên cứu về HST các đập nước của Hà Nội chưa đầy

đủ Nghiên cứu gần đây là của Phan Văn Mạch, Lê Hùng Anh ở trong đập Đồng mô Trong báo cáo có giới thiệu các danh sách ĐDSH sau: Danh sách các loài vi tảo (thực vật nổi), danh sách các loài động vật nổi, danh sách các loài động vật đáy, danh sách các loài cá

Trong số các HST đập nước ở Hà Nội, riêng đập Đồng mô chương trình nghiên cứu rùa châu Á đã phát hiện loài rùa mai mềm cực kỳ quý hiếm trên thế giới là loài Giải thượng hải Rafetus swinhoi

3.2.1.12 HST suối (Stream Ecosystem)

HST suối được xác định là HST được hình thành ở suối chảy ra từ vùng cao Hà Nội có ba vùng được coi là vùng núi có suối: Sóc Sơn, Ba Vì,

Mỹ Đức Các suối này đều ngắn, dòng chảy nhanh chậm khác nhau Vào mùa khô nhiều suối không có nước do rừng tại lưu vực bị tàn phá

HST suối ở Hà Nội số lượng ít Suối đại diện chẩy từ núi đá vôi điển hình là các suối của vùng Chùa Hương Suối đại diện chảy từ vùng núi đất điển hình là các suối của vùng núi Ba Vì, vùng chân của núi Tam Đảo Nếu chảy từ vùng núi cao trên các suối đã hình thành nhiều thác

HST suối được xếp vào nhóm các HST tự nhiên ở nước Nhiệm vụ kinh tế xã hội của các suối ở Hà Nội rất lớn vì ở những vùng này thường xây dựng các khu du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng…

HST suối có một số đặc trưng riêng khác với HST sông mà nó chảy tới Chất lượng nước rất tốt Các thủy sinh vật thích nghi với điều kiện nước chảy mạnh, lạnh

HST suối cũng như HST sông là HST tự nhiên Hiện vẫn chưa có ngành chuyên môn nào quản lý suối Suối chảy qua địa phận hành chính nào thì địa phận hành chính đó quản lý

Các điều tra, nghiên cứu về HST suối của Hà Nội chưa đầy đủ Có hai công trình điều tra nghiên cứu về ĐDSH ở suối của Hà Nội Nguyễn Khắc

Ngày đăng: 31/03/2015, 16:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên, 1994. Danh mục các loài thú (Mammalia) Việt Nam. NXB “KH&KT” Hà Nội, 168 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: KH&KT
Nhà XB: NXB “KH&KT” Hà Nội
1. Lê Hoàng Anh, 1998. Chất lượng nước sông Nhuệ và mối liên quan với quần xã thực vật nổi (Phytoplankton). Luận án thạc sỹ khoa Sinh Học, trường Đại học KHTN, Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
2. Nguyễn Việt Anh và nnk. 2000. Đánh giá diễn biến chất lượng nước Hồ Tây qua các năm. Báo cáo Hội thảo KH Dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây Khác
3. Hồ Thế Ân, Thái Bá Hồ, Dương Tuấn, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Hoan, 1971. Đặc trưng sinh học của cá cháy (Hilsa reevesii Richardson) trên hệ thống sông Hồng. Điều tra nguồn lợi thủy sản nước ngọt. Tuyển tập tập I. NXB KH – Kt Hà Nội, 1971: 99 – 115 Khác
4. Thái Trần Bái, 2002, Động vật không xương sống. NXB GD, 2002 Khác
5. Nguyễn Văn Bảo và Ngô Sỹ Vân, 2001. Cá nước ngọt Việt Nam, tập I. Họ cá chép (Cyprinidae). NXB. Nông nghiệp, 622 tr Khác
6. Bộ KHCN& MT, 1995. Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về Môi trường. Tập I: Chất lượng nước Khác
7. Bộ KHCN& MT, 1997. Tư liệu Vùng đồng bằng Sông Hồng. Nhà XBKH & KT Hà Nội Khác
8. Bộ KHCN và MT, 2000. Sách Đỏ Việt Nam. Phần Động vật . NXB KH và KT Hà Nội Khác
9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010 Khác
10. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế Khác
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt nam, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Khác
12. Công ty Đầu tƣ khai thác hồ Tây, 1996. Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra năng lực phát triển và định hướng khai thác tổng hợp vùng nước hồ Tây Khác
13. Lê Trọng Cúc, Nguyễn Hữu Dụng, Đặng Thị Sy và nnk, 1997. Báo cáo kết quả điều tra thủy hóa và thủy sinh vật hồ tây và hồ Trúc Bạch.Tài liệu trường Đại học KHTN, Đại học QG Hà Nội 35tr Khác
14. Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps, 2000. Chim Việt Nam. Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
15. Dương Ngọc Cường, Lê Hùng Anh, Phan Văn Mạch, 2004. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Gươm phục vụ cho đề án nạo vét hồ Gươm. Tài liệu Viện STTNSV Khác
16. Phạm Ngọc Đăng và nnk, 1993. Ô nhiễm môi trường và các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội. Hội thảo KHQG về nghiên cứu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” 117- 129 Khác
17. Hồ Thanh Hải và nnk, 2000. Các nguồn dinh dưỡng ngoại lai từ vùng lưu vực đến hồ Tây. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 446 – 455 Khác
18. Hồ Thanh Hải, Nguyễn Khắc Đỗ và nnk., 2001. Chất lượng môi trường nước hồ Tây. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 437- 445 Khác
19. Nguyễn Văn Hảo, 2001; 2005. cá nước ngọt Việt Nam, tập 1, 2, 3. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w