Xuất các biện pháp bảo tồn ĐDSH ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đa sạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố Hà Nội (Trang 89)

3.4.1.Đề xuất các biện pháp bảo tồn ĐDSH chung ở Hà Nội

3.4.1.1 Thực hiện các chính sách pháp luật của UBND thành phố Hà Nội đối với bảo vệ ĐDSH:

Trong thành tựu bảo vệ - phát triển ĐDSH chung của cả nước sự đóng góp của Hà Nội. Đã từ lâu UBND thành phố, các cấp chính quyền các ban ngành, Sở NN&PTNN, Sở KHCN, Sở TN&MT, Chi cục kiểm lâm cũng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ các vườn, đồi cây ở các huyện nội ngoại thành, cấm săn bắn chim trong các Thành phố … đặc biệt có

một số chủ trương thiết thực nhằm bảo vệ các loài thực động vật quý hiếm trong đó có rùa Hồ Gươm. Các chủ trương chính sách của Thành phố đã có các tác dụng tích cực trong công tác bảo tồn ĐDSH ở Hà Nội. Tuy nhiên, cũng có nhiều điều bất cập cần được giải quyết tiếp tục như việc quản lý sử dụng trên một số địa bàn như hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, đồi Sóc Sơn … do nhiều cơ quan sử dụng và quản lý. Chưa có sự phối hợp đồng bộ nên cũng ảnh hưởng đến việc bảo tồn ĐDSH trên địa bàn.

Tóm lại, vai trò, chức năng ĐDSH ở Hà Nội và vùng phụ cận là rất có ý nghĩa, có tầm quan trọng đối với nhân dân và những cộng đồng trong nước và quốc tế sống và làm việc trên đất Hà Nội. Bảo vệ và phát triển bền vững ĐDSH trên địa bàn Hà Nội là nhiệm vụ chung của toàn thể những ai đang sinh sống và làm việc trên mảnh dất nghìn năm văn hiến này. Đây là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của mỗi người sống trong một môi trường xanh sạch, đẹp, văn minh với mối thân thiện giữa con người và thiên nhiên Hà Nội.

3.4.1.2. Xây dựng khung thể chế quản lý ĐDSH ở Hà Nội

Hoạt động bảo vệ ĐDSH vừa qua cho thấy một trong những tồn tại chính là thiếu sự điều hành có hiệu quả của một cơ quan chuyên ngành của Hà Nội trong lĩnh vực này. Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan chỉ phân công trách nhiệm cho từng mảng vấn đề thuộc lĩnh vực Đa dạng sinh học. Trong hoàn cảnh của Hà Nội, các cơ quan được phân công theo từng mảng này vừa không đủ lực thực hiện các nhiệm vụ của mình (thông thường đều yếu kém về tổ chức, thiếu nhân lực và đặc biệt không được bảo đảm kinh phí hoạt động), vừa không thể hoặc rất khó liên kết với các cơ quan khác.

Trong lĩnh vực ĐDSH hiện nay, 3 cơ quan chính được giao các nhiệm vụ khác nhau về bảo vệ ĐDSH là Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, việc phân định chức năng nhiệm vụ về quản lý ĐDSH giữa các cơ quan này vẫn còn nhiều chồng chéo. Vì vậy, việc đầu tiên là cần phân định đầy đủ, rõ

ràng nhiệm vụ bảo vệ ĐDSH cho 3 sở vừa nêu, đi kèm là bảo đảm về mặt tổ chức, nhân sự và tài chính.

3.4.1.3. Phát triển công tác bảo tồn

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều áp dụng hai biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH: Bảo tồn nguyên vị (In – situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex – situ). Hà Nội muốn bảo tồn ĐDSH cũng cần áp dụng cả hai biện pháp chung đó.

3.4.1.3.1 Bảo tồn nguyên vị

Cần sớm có qui hoạch và xây khu đồi rừng Sóc Sơn thành khu bảo tồn ĐDSH, các HST, các loài sống hoang dã hoặc đang được nuôi trồng phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội. Đây là một địa bàn có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để trở thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần hay các ngày lễ, ngày hội của nhân dân thủ đô, của công nhân lao động, của giáo viên, học sinh các trường đại học, trung học phổ thông của Hà Nội và các vùng lân cận như: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Mê Linh, …. Thậm chí các khu công nghiệp Việt Trì – Phú Thọ … bởi vì đồi núi Sóc Sơn là dãy núi kéo dài của khối Tam Đào, với ngọn núi cao nhất là 308m là đỉnh núi với sự hiện diện ngôi đến Sóc Sơn – nơi Thánh Gióng thăng hoa cùng với ngựa sắt về trời. Đây là di tích lịch sử của Việt Nam, bao quanh ngôi đền lịch sử này có hệ thực vật tự nhiên phong phú, các cây trồng nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp. Ở đó là những khu đồi rừng tái sinh (rừng thứ sinh), xen với cây bụi như Sầm, Sim, Mua, Thâu Táu tạo thành thảm thực bì, tuy giá trị kinh tế không cao nhưng có giá trị chức năng sinh thái môi trường. Với quan điểm sinh thái tổng hợp: với thảm đồi rừng ven đô phân bố trên núi Sóc Sơn, mặc dù với diện tích chỉ hơn 6.000 ha nhưng nó có vai trò to lớn không những bảo vệ độ ẩm góp phần làm điều hòa khí hậu cho các vùng đất nông nghiệp và điều hòa có hiệu quả sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất với thảm thực vật.

Thực vậy, với các dãy rừng còn được ở Sóc Sơn cũng như thảm cây xanh trồng phần lớn trong các hộ gia đình tạo thành môi trường sinh sống

cho các loài vật. Chính nơi đây, trước kia đã từng hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên của nước ngoài bởi một số dạng thực vật động vật độc đáo ở HST ven đô như các loài dơi, sóc, và các loài thú nhỏ.

3.4.1.3.2. Bảo tồn chuyển vị

Cần tổ chức quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn và tăng cường đầu tư nguồn lực (tài chính, trí tuệ … ) để bảo vệ và phát triển các vườn động vật, vườn bách thảo, công viên cây xanh, các trang trại gia đình ở Hà Nội, có thể xem đây là các nơi bảo quản nguồn nguyên liệu di truyền đa dạng của tài nguyên thực vật và động vật. Từ những nguồn gen quý hiếm đã từng thích nghi Hệ sinh thái vùng đồng bằng Sông Hồng chúng ta có thể tổ chức bảo vệ để phát triển phục hồi nhân nuôi bán tự nhiên một số loài trong các trang trại ở Sóc Sơn, trong công viên để tạo ra sức sản xuất sinh học phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế và thăm quan du lịch của thủ đô. Theo nghị định 12 của thành ủy Hà Nội đến 2010 có nhấn mạnh việc tổ chức các trung tâm nghỉ dưỡng, giải trí, đặc biệt là khu du lịch sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân lao động thủ đô, là việc làm cần thiết đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân nội ngoại thành và các vùng lân cận. Thực ra, phải ý thức rằng năng suất sinh học ở mỗi một vùng quanh Hà Nội không chỉ đơn thuần là tạo nguồn lương thực, các nguồn protein từ gia súc, gia cầm, từ các động thực vật tự nhiên như chim, thú, bò sát, ếch nhái, côn trùng, các cây làm cảnh, nguyên vật liệu xây dựng … đồng thời còn phát triển tài nguyên rừng và tài nguyên du lịch hài hòa với điều kiện môi trường tự nhiên bảo đảm sức khỏe của cộng đồng

Xuất phát từ quan điểm sử dụng hợp lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của Hà Nội và vùng phụ cận, chúng tôi đề nghị phải nhanh chóng tổ chức triển khai các chương trình bảo vệ và phục hồi rừng ở Sóc Sơn cũng như tổ chức khoanh nuôi một số loài động vật hoang dã có ý nghĩa kinh tế như hươu sao, hoãng, gà rừng, đà điểu, đa đa, trăn, rắn, ba ba, tắc kè … dưới hình thức trang trại và hộ gia đình nhằm tạo ra các nơi cung cấp giống cho

các địa phương cũng như các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu du lịch sinh thái, cho giáo dục tìm hiểu thiên nhiên.

Với thảm thực vật ở Sóc Sơn các công viên vườn bách thảo, các vườn gia đình trong các xã, phường cùng với cảnh quan trong các hồ tự nhiên và nhân tạo là thắng cảnh đẹp, hài hòa giữa các đai rừng xung quanh các hồ ở Sóc Sơn cũng như với hàng nghìn ha diện tích mặt nước của các hồ khác trong nội thành như Hồ Tây, Quảng Bá, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thiền Quang, hoặc các hồ ở phía nam Hà Nội, ở Thanh Trì … Đó không chỉ là nơi có phong cảnh đẹp, có khí hậu mát mẻ trong lành mà còn là nơi chứa đựng một tiềm năng sản xuất sinh học cao, là nơi chứa đựng tài nguyên thủy sinh vật có chu trình khép kín trong vòng tuần hoàn chu chuyển vật chất của Hệ sinh thái, có khả năng tạo thành nhiều sản phẩm có giá trị. Bên cạnh các loài thực, động vật dưới nước ở đây còn có cả một tập đoàn chim nước khá phong phú như: Các loài chim trú đông bắt đầu bay đến từ tháng 11 dương lịch đến giữa tháng 3 dương lịch nhằm tránh cái giá lạnh ở phương bắc rồi lại bay đi nhưng cũng có một loài chim làm tổ sinh sản. Bao gồm các loài mòng Két, Le te, Ngỗng trời, Vịt trời … với số lượng không nhỏ. Đây là một tài nguyên rất quý nếu chúng ta có biện pháp bảo vệ tính toán được số lượng cụ thể làm cơ sở cho việc sử dụng chúng một cách bền vững. Ngoài ra, cũng cần quan tâm bảo vệ một số các vườn chim của một xã vùng ven đô. Đây có thể là một trong những điểm tổ chức du lịch quan sát các loài chim bay về làm tổ sinh sản tại đây, các loài chim sống ở các bụi cây, dãy rừng quanh đồng ruộng, làng xóm, khu phố là đội quân hàng ngày cần mẫn giúp ta tiêu diệt những loài côn trùng có hại cho sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.

Rõ ràng rằng ĐDSH có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đời sống và bảo vệ môi trường ở Thủ đô. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị cần sớm có chính sách thích đáng cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học ở Hà Nội.

- Bảo vệ nguyên vẹn cảnh quan và ĐDSH trong các hồ ở thủ đô – đặc biệt ưu tiên bảo vệ tôn tạo hồ Hoàn Kiếm – Hồ đang có sự hiện diện loài rùa (Rafetus sp) mang truyền thuyết lịch sử của đất Thăng Long.

- Nhanh chóng phủ xanh vùng đồi trọc ở Sóc Sơn bằng tập đoàn cây bản địa tạo vành đai xanh quanh thủ đô Hà Nội. Tăng cường bảo vệ các cây cổ thụ ở vườn bách thảo và trên các đường phố.

- Đa dạng hóa các cây trồng trong các Vườn gia đình và các khu công viên xung quanh các hồ, ao hoặc giữa các nhà cao tầng nâng diện tích cây xanh trong Thành phố lên đạt 10 – 15 m2/ đầu người như các nước tiên tiến. Đó cũng là môi trường sống thích hợp cho các quần thể Chim, Bướm quý hiếm ở Hà Nội.

- Tổ chức chăm sóc bảo vệ thật tốt các thảm cây xanh trên các đường phố quanh các ao hồ đền chùa, các công sở ở Hà Nội cũng là biện pháp cần ưu tiên đầu tư. Hà Nội hiện có tập đoàn cây con với nhiều loài khác nhau, chỉ tính quanh Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm đã có 214 loài cây bóng mát, cây cảnh trong đó 129 loài cây gỗ, 52 loài cây thảo 15 loài dây leo. Nhiều cây to trên đường phố như cây sao ven đường phố Lò Đúc. Toàn bộ diện tích 6.650 ha đất trồng rừng ở Hà Nội đã được phủ xanh, toàn Thành phố có 13 triệu cây xanh, cây bóng mát, đưa độ che phủ lên gần 6%. Những dãy cây bằng lăng, phượng, cây trứng cá, cây vàng anh mùa ra hoa tăng thêm vẻ đẹp trên các đường phố, nhiều loài cây là các loài quý hiếm cần được bảo vệ, có trong sách đỏ Việt Nam như lát hoa, sao, sến, vàng tâm, chò chỉ … được trồng từ xưa ở hai vườn bách thảo và Phủ Chủ Tịch.

- Điều không kém phần quan trọng là tuyên truyền, nâng cao ý thức cho nhân dân, kể cả khách du lịch trong nước và quốc tế và bảo tồn ĐDSH ở Hà Nội.

- Tiến hành thực hiện công tác giám sát chim dư cư, đây là công tác nghiên cứu khoa học đơn thuần nhưng đặc biệt có ý nghĩa khi hiện nay đang có khă năng đại dịch cúm gia cầm mà các loài chim di cư là vật mang mầm bệnh và có khả năng phát tán bệnh.

3.4.1.4 Quy hoạch và sử dụng hợp lý phát triển tài nguyên sinh vật

Ở Hà Nội, cuộc sống của một bộ phận nhân dân, đặc biệt các vùng nông thôn ngoại thành vẫn còn phụ thuộc trực tiếp vào nguồn TNTN trong đó có ĐDSH. Cho đến nay, các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm sản và dược liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống và phát triển ở nông thôn. Vì vậy, việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên bên ngoài các khu bảo tồn có ảnh hướng trực tiếp tới ĐDSH cũng như tới sinh kế ở nông thôn. Điều quan trọng là phải có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ gắn bó giữa các yếu tố xã hội với tài nguyên sinh vật làm nền tảng góp phần vào việc sử dụng bền vững ĐDSH. Muốn vậy, cần xây dựng các cơ sở pháp lý và các cơ chế chính sách thích hợp có khả năng thực hiện về bảo tồn tài nguyên sinh vật. Đặc biệt cần quy định mức độ, giới hạn khai thác bền vững các sản phẩm ĐDSH và có sự điều chỉnh kịp thời để đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu hiện nay mà không gây tác hại xấu đối với các nhu cầu thế hệ mai sau.

- Cần thiết phải thực hiện một chương trình quy hoạch toàn diện cho du lịch sinh thái (du lịch bền vững) nhằm góp phần bảo tồn ĐDSH và nâng cao đời sống cộng đồng.

+ Điều tra đánh giá tiềm năng và quy hoạch mạng lưới du lịch sinh thái, du lịch bền vững ở Hà Nội

+ Đề xuất và thực hiện giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với môi trường.

+ Thực hiện thí điểm các hoạt động du lịch sinh thái ở một số khu vực trong Hà Nội và phụ cận.

+ Xây dựng chương trình tổng hợp phát triển du lịch bền vững của Hà Nội.

- Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác không bền vững đối với tài nguyên sinh vật trên cạn và ở nước.

+ Loại bỏ triệt để việc sử dụng các phương thức khai thác tài nguyên sinh vật mang tính hủy diệt.

+ Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về việc quản lý và buôn bán các loài động thực vật hoang dã.

- Cần khẩn trương tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật lạ vào Hà Nội.

+ Điều tra và xác định các loài sinh vật lạ xâm lấn vào Hà Nội và xây dựng kế hoạch ngăn chặn sự phát triển của chúng.

+ Kiểm soát nghiêm ngặt sự xuất hiện của sinh vật lạ xâm lấn.

+ Thiết lập cơ chế phòng ngừa, đối phó và xử lý các sự cố do sinh vật lạ xâm lấn gây ra.

- Công nghệ sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội loài người. Sản phẩm của công nghệ sinh học hiện đại đã được ứng dụng rộng rãi trong y học nông nghiệp, bảo vệ môi trường. Bên cạnh những ưu điểm đã được thừa nhận, các sản phẩm này cũng chứa đựng các rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe con người, ĐDSH và môi trường. Vì vậy, cần tăng cường quản lý an toàn sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng.

+ Điều tra tình hình quản lý và sử dụng các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng.

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế trao đổi thông tin về an toàn sinh học.

+ Bảo đảm các điều kiện cần thiết tiếp nhận việc chuyển giao và vận hành an toàn công nghệ sinh học, nhất là công nghệ sinh học hiện đại.

3.4.1.5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn ĐDSH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đa sạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố Hà Nội (Trang 89)