Xuất biện pháp bảo tồn ĐDSH ở RĐD Hương Sơn, VQG Ba Vì

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đa sạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố Hà Nội (Trang 98)

3.4.2.1. Nâng cao đời sống cho nhân dân

Đây là giải pháp hàng đầu cần được quan tâm. Bởi vì nếu người dân hàng ngày phải đối mặt với việc phải lo kiếm sống thì không có cách nào khác , họ phải tận dụng mọi điều kiện để có thể có được củi để đun, gạo để ăn, quần áo để mặc và mọi thứ chi phí khác.

Nếu các cấp chính quyền tạo được công ăn việc làm, đầu tư cho khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là tận dụng các nguồn thu về dịch vụ trong dịp lễ hội, thì chắc chắn tác động tiêu cực đến thảm thực vật, đến đa dạng sinh học, đến các hệ sinh thái sẽ giảm. Điều này đã được thực tế chứng minh vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, rừng ở Hương Sơn đã phải lên tiếng kêu cứu. Nguy cơ vùng đất Phật “Nam thiên đệ nhất động” không còn rừng là khó tránh khỏi nếu các cấp chính quyền không vào cuộc, người dân phải hàng ngày đối mặt với cái đói, cái nghèo. Rất may sự đổi mới của đất nước đã mang đến cho Hương Sơn, Ba Vì nhiều cơ hội tưởng chừng như không bao giờ có.

Nếu trước đây người dân Hương Sơn, Ba Vì phải hàng ngày vào rừng kiếm củi đun là điều đương nhiên, thì ngày nay hầu như không còn. Nhiều dạng nhiên liệu đã thay thế củi. Nhưng quan trọng hơn là người dân đã có tiền để mua các loại nhiên liệu khác, sử dụng vừa thuận lợi, văn minh vừa khỏi phải vào rừng lấy củi, khó khăn vất vả lại ảnh hưởng đến môi trường.

Mặc dù rừng là nhân tố hết sức quan trọng, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn khách du lịch, nhưng không phải ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người dân đều ý thức được phải bảo vệ ĐDSH, bảo vệ các HST.

Như đã trình bày ở trên, vào thời điểm đất nước khó khăn, tình trạng rừng bị xâm hại đã diễn ra không chỉ Hương Sơn, Ba Vì mà ở bất kỳ đâu có rừng. Khi tình trạng đói nghèo đã bị đẩy lùi, áp lực tiêu cực đến rừng ngày càng giảm, nhưng không có nghĩa là rừng hoàn toàn không còn bị xâm hại. Có thể không còn hiện tượng vào rừng lấy củi, lấy gỗ nhưng khả năng người dân khai thác các lâm sản khác như cây thuốc, cây cảnh, săn bắn, buôn bán trái phép động vật quý hiếm..v..v..cũng chưa chấm dứt hoàn toàn. Vì vậy cần phải tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức để người dân nhận rõ trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH.

- Tuyên truyền đến từng hộ gia dình trong khu vực về quy chế quản lý RĐD Hương Sơn, các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã (Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng, Nghị định 32/2006/ NĐCP của Chính phủ,…). Tuyên truyền yêu cầu các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, không săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã.

- Tổ chức các đợt thi tìm hiểu thiên nhiên và pháp luật bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã, phát các tờ rơi cho người dân địa phương và du khách nhằm nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi người dân đang sinh sống cũng như du khách đến tham quan, du lịch tại đây.

Như đã trình bày, ở RĐD Hương Sơn hiện có 20 loài thực vật có trong Sách đỏ và Nghị định 32 của chính phủ. Tuy nhiên, không phải mọi người dân đều biết đây là các loài cây quý hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ. Vì vậy, cần phổ biến rộng rãi đến trước hết mọi người dân ở Hương Sơn, Ba Vì biết và có ý thức bảo vệ. Sau đó cũng nên giới thiệu rộng rãi với du khách, giúp họ biết thêm một nguồn tài nguyên quý giá của cả nước mà RĐD Hương Sơn và VQG Ba Vì đang sở hữu. Việc làm này một mặt làm tăng thêm tính hấp dẫn của khu di tích Hương Sơn, mặt khác cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ ĐDSH, bảo vệ các loài quý hiếm cho mọi

người. Kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy, việc in các tờ rơi có ảnh của 20 loài thực vật quý hiếm kèm theo một số thông tin như tên khoa học, tên Việt Nam, mức độ quý hiếm..v..v.. sau đó phân phát đến tay người dân là một trong những hình thức tuyên truyền, giáo dục hiệu quả.

Một cách khác cũng đã dược áp dụng ở nhiều nơi, đó là làm các biển có ghi tên khoa học, tên Việt Nam, mức độ quý hiếm sau đó gắn vào cây cần bảo vệ. Hình thức này vừa mang tính phổ biến tuyên truyền giáo dục, nhưng cũng là hình thức mang tính pháp lý nếu ai cố tình vi phạm.

Một khi người dân đã nhận thức được rằng bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình thì chắc chắn hiệu quả của công tác bảo vệ rừng sẽ cao hơn rất nhiều.

3.4.2.3. Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ rừng.

Cùng với hai giải pháp đã nêu trên, việc thực thi nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước là rất cần thiết. RĐD Hương Sơn, VQG Ba Vì có những cây gỗ quý giá trị kinh tế cao, những loại cây cảnh đẹp, quý hiếm như: Sưa, Lan kim tuyến, Lan một lá. Ban quản lý RĐD Hương Sơn, VQG Ba Vì cần tăng cường hơn nữa các hoạt động tuần tra kiểm soát rừng nhằm sớm phát hiện để ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm như săn bắt động vật rừng, đánh bắt cá, thu hái lâm sản, khai thác gỗ quý. Cần phải sử dụng luật pháp để xử lý nghiêm những kẻ cố tình vi phạm. Tất nhiên, bên cạnh các biện pháp nghiêm khắc, cần quan tâm đến công tác giáo dục, phòng ngừa để hạn chế tình trạng do thiếu hiểu biết hoặc không cố ý.

3.4.2.4. Nâng cao năng lực quản lý cho Ban quản lý

Cần bổ sung thêm cán bộ kiểm lâm, các trang thiết bị tuần tra, kiểm soát và tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ Ban quản lý của VQG Ba Vì, RDD Hương Sơn.

Xây dựng quy chế phối hợp quản lý giữa RĐD Hương Sơn, VQG Ba Vì với các cơ quan tổ chức hiện đang tham gia quản lý, sử dụng tài nguyên của Hương Sơn để không gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn nguồn tài nguyên động vật hoang dã ở hại khu vực này. Ban quản lý RĐD Hương Sơn đóng

vai trò quan trọng trong các hoạt động quản lý bảo tồn tài nguyên ĐDSH của RĐD Hương Sơn.

3.4.2.5. Phục hồi sinh cảnh và động vật hoang dã

Để phục hồi thảm thực vật và tạo điều kiện cho sự phục hồi của các loài động vật rừng, cần hạn chế tối đa hoặc đình chỉ việc canh tác nông nghiệp tại các thung sâu trong rừng. Điều này sẽ giảm thiểu đáng kể lưu lượng người hàng ngày vào rừng gây nhiễu loạn môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

Cần quy hoạch lại các HST đất ngập nước theo hướng phục hồi ĐDSH và hướng du lịch sinh thái. Trước hết cần ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản, phục hồi các HST đất ngập nước để thu hút các loài động vật, đặc biệt là các loài chim nước đến sinh sống, phục hồi các quần thể bò sát, ếch nhái, cá… nhằm góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ở hai khu vực này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đa sạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố Hà Nội (Trang 98)