Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều áp dụng hai biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững Đa dạng sinh học: Bảo tồn nguyên vị (In – situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex – situ). Hà Nội muốn bảo tồn ĐDSH cũng đã và đang áp dụng cả hai biện pháp chung đó.
3.3.2.1. Bảo tồn nguyên vị (In – situ)
Hình thức bảo tồn nguyên vị (In – situ) ở Thành phố Hà Nội đã được áp dụng từ lâu và có kết quả sau: Đã thành lập được nhiều khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ và duy trì tính ĐDSH, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có tại
Hà Nội là: VQG Ba Vì, RĐD Hương Sơn, Khu rừng thực nghiệm Đại học LN Hà Tây.
3.3.2.2. Bảo tồn chuyển vị (Ex – situ)
Rừng thực nghiệm điển hình ở Hà Nội là Vườn Bách Thảo Hà Nội. Vườn cây thuốc ở Hà Nội gồm: Vườn Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến thuốc Hà Nội (Thanh Trì)Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài, vườn trường Đại học Dược Hà Nội - 134 loài, vườn Học Viện Quân Y - 95 loài. Bảo tồn chuyển vị (Ex – situ) có các chương trình sau:
● Chương trình I: Nuôi nhốt động vật quý hiếm
Thành phố Hà Nội đã thành lập được trại nuôi thú quý hiếm (Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì) có các hoạt động cụ thể sau:
- Nuôi nhốt động vật trong các chuồng, lồng thiết kế phù hợp với môi trường sống tự nhiên của chúng, chẳng hạn như Hà Mã được nuôi trong chuồng có hồ nước phù hợp với môi trường sống của chúng, khỉ được nuôi ở các đảo có cây cao cho chúng leo trèo, các loài chim được nhốt trong chuồng có nhánh cây để chúng bay nhảy…
Hình 7: Chim được nhốt trong chuồng Hình 8: Khỉ được nuôi ở đảo nhân tạo có nhánh cây
- Tại Trại nuôi thú quý hiếm thuộc Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì có lợi thế là diện tích đất rộng nên nhiều loài được nuôi nhốt trong môi trường bán tự nhiên, vì vậy nhiều loài sinh sản và phát triển rất tốt. Đặc biệt là loài chim sinh sản tốt, bên cạnh đó có hươu, nai, dê được nuôi trong một vườn cỏ và có hồ nước tự nhiên nên số lượng ngày càng tăng.
- Có đội ngũ cán bộ chăm sóc động, thực vật có trình độ và kiến thức chuyên môn về bảo tồn ĐDSH với các công việc cụ thể như sau:
+ Chăm sóc động vật bằng cách cho chúng ăn uống đầy đủ và hợp vệ sinh, quy định giờ cho ăn đối với từng loài.
+ Vệ sinh chuồng trại, tắm rửa, định kỳ tiêm phòng cho động vật. + Vào đợt dịch cúm gia cầm thì tại đây đã có biện pháp để chống nhiễm
bệnh cho các loài như: giám sát đối với các loại chim cảnh, để chống tái dịch các loại chim được tăng cường sức đề kháng thông qua thức ăn, thuốc… Còn đối với những loài thú ăn thịt, không cho ăn lại thịt gà, thịt bò thì được mua từ nguồn thịt đã qua kiểm định.
Hình 9: Môi trường bán tự nhiên Hình 10: Cán bộ chăm sóc động vật + Treo các bảng cảnh cáo hoặc hướng dẫn cho mọi người thực hiện, nhằm tránh hiện tượng du khách chọc phá thú, cho thú ăn những thức ăn bên ngoài, đi vào những nơi mà thú có thể tấn công, nhằm bảo vệ các loài động vật.
Bên ngoài chuồng mỗi loài thú và mỗi loài thực vật đều có bảng tên, nêu đặc điểm và nêu lên tình trạng nguy cấp, bảng chữ rõ ràng, mọi người có thể đọc được và được treo ở những vị trí dễ nhìn nhất, với mục đích giới thiệu cho công chúng về các loài và có ý thức hơn trong việc bảo vệ các loài và môi trường sống.
Hình 11: Cọp Đông dương Hình 12: Cây lát hoa
(Parthera tigris corbetti) (Chukraasia tabularie)
- Kiểm tra và giám sát chuồng trại xem chúng có bị hư hỏng gì không, nếu bị gì thì nhân viên kịp thời sữa chữa, đảm bảo an toàn cho thú cũng như người tham quan.
- Đối với thực vật thì được tưới tiêu, tỉa cành và chăm bón. ● Chương trình II: Duy trì và phát triển bộ sưu tập động, thực vật
- Nhân giống thành công các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: Nghiên cứu khoa học và nhân giống các loài động vật thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng là một trong những mục tiêu quan trọng của tất cả các vườn thú vườn thực vật. Mục tiêu nhằm góp phần vào việc bảo tồn các loài, động vật sinh sản trong điều kiện nuôi có thể bổ sung cho các quần thể bị suy giảm ngoài tự nhiên hoặc sử dụng cho các chương trình trao đổi động vật, thực vật giữa các vườn thú, vườn thực vật.
Hình13: Vườn Lan Tại Công ty TNHH Hình 14: Các loài thuộc họ Lan được một thành viên đầu tư và phát triển nhân trong vườn Lan
Nông- Lâm nghiệp Sóc Sơn
- Nghiên cứu khoa học, đề xuất và thực hiện đề tài bảo tồn quỹ gen Hươu vàng Miến Điện, Nai đen Miến Điện tại Trại nuôi thú quý hiếm (Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì) nhằm nghiên cứu, tìm ra những giải pháp bảo tồn thích hợp cho từng loài.
● Chương trình IV: Cứu hộ động vật
- Thành phố Hà Nội đã thành lập trung tâm cứu hộ động vật có nhiệm vụ: Trung tâm cứu hộ có chức năng thu nhận tất cả các loài động vật hoang dã bị tịch thu từ những người săn bắn, buôn bán trái phép để chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ trong điều kiện nuôi nhốt hoặc nuôi bán tự nhiên sau đó thả chúng lại môi trường tự nhiên vốn là những nơi sinh cư của chúng, hoặc đưa chúng vào vườn thú Quốc gia như ở Sở thú và các nơi nuôi nhốt động vật hợp pháp. Ngoài ra, trạm cứu hộ là cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái động vật, xây dựng các quy trình nuôi nhốt hoặc bán tự nhiên các loài động vật hoang dã.
Hình 15: Trung tâm cứu hộ động vật Hình 16: Chương trình bảo tồn quỹ gen