Với vai trò là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước của Thủ đô, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình hoạt động đã hình thành một khối lượng khá lớn tài liệu phản ánh toàn diện
Trang 1Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
- - -
Lê Thị Thu Hương
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu
trữ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Luận văn thạc sỹ khoa học lưu trữ học và tư liệu học
Trang 2Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
- - -
Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Đề tài:
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu
trữ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Chuyên ngành : Lưu trữ học và tư liệu học
Người hướng dẫn khoa học: PGS Vương đình quyền
Học viên: Lê Thị thu hương
Hà Nội - 2005
Trang 3M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục tiêu của đề tài 5
3 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
7 Nguồn tài liệu sử dụng để thực hiện luận văn 8
6 Bố cục của luận văn 9
1 Phần mở đầu 9
2 Phần nội dung: chia làm 3 chương 9
Hà Nội, tháng 12 năm 2004 10
Tác giảChương I 10
Chương I 11
Khái quát lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử 11
phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 11
1.1 Lịch sử đơn vị hình thành phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 11
1.1.1 Giới thiệu chung về Thủ đô Hà Nội 11
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ 1945-1994 18
Chủ tịch 26
Các Phó Chủ tịch 26
Chánh Văn phòng 26
Các Phó Văn phòng 26
1.1.3 Chế độ công tác văn thư của UBND thành phố Hà Nội 27
1.2 Lịch sử phông lưu trữ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 28
1.2.1 Giới hạn phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 28
1.2.2 Thành phần và nội dung tài liệu trong phông 32
Chương II 44
Thực trạng tài liệu phông lưu trữ 44
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1954 - 1994) 44
2.1 Thực trạng về chất lượng lập hồ sơ 44
2.1.1 Khái niệm về hồ sơ và những căn cứ chủ yếu để đánh giá chất lượng lập hồ sơ Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 44
2.2 Tình hình xác định giá trị hồ sơ tài liệu trong Phông 64
2.2.1 Khái quát cơ sở lý luận được vận dụng trong xác định giá trị tài liệuphông lưu trữ UBND thành phố Hà Nội 64
2.2.2 Nhận xét về việc xác định giá trị tài liệu của phông 69
2.3 phương án phân loại và hệ thống hoá hồ sơ 75
Trang 4Chương III 86
Các Giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ 86
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 86
3.1 Nội dung của tối ưu hóa tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 86
3.1.1 Khái niệm 86
3.2 Các giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 88
3.2.1 Đối với khối tài liệu đã được chỉnh lý (từ 1954 - 1994) 88
Kết luận 101
Phụ lục 103
Tài liệu tham khảo 107
Trang 5Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước Từ thế kỷ XI, nơi đây đã là kinh đô
của nhà nước phong kiến Việt Nam Năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ đã
được thành lập và Hà Nội được chọn đặt làm thủ đô Đó là niềm tự hào của người dân Hà Nội và cũng là niềm tự hào của đồng bào chiến sĩ cả nước
Với vai trò là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước của Thủ đô, Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình hoạt động đã hình thành một khối
lượng khá lớn tài liệu phản ánh toàn diện tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá
quốc phòng an ninh và các mặt khác của thủ đô Hà Nội từ khi được thành lập
cho đến nay Giá trị lịch sử và giá trị thực tiễn của khối tài liệu hình thành trong
quá trình hoạt động của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội là rất to lớn Đó là
nguồn sử liệu trực tiếp giúp các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử hoạt động của
Uỷ ban, giúp các nhà kinh tế, văn hóa, xã hội nghiên cứu quá trình phát triển của thủ đô Hà Nội Và đặc biệt chúng phục vụ trực tiếp cho các nhà quản lý trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình
Nhận thức được giá trị to lớn của khối tài liệu hình thành trong quá trình
hoạt động của mình, Uỷ ban nhân dân thành phố đã rất quan tâm đến việc tập
trung bảo quản và tổ chức sử dụng khối tài liệu này Cụ thể, UBND Thành phố
Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá các văn bản của các cơ quan quản
lý nhà nước về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ trên địa bản thủ đô; đầu tư kinh phí
cho chỉnh lý tài liệu nhằm tổ chức khoa học tài liệu, phục vụ tốt cho các yêu cầu bảo quản và nghiên cứu, sử dụng tài liệu
Trang 6Sau khi Điều lệ quy định chế độ chung về công văn giấy tờ ở các cơ quan được hình thành (kèm theo Nghị đinh 527-TTg ngày 2/11/1957 của Thủ tướng Chính phủ), Phòng Lưu trữ Uỷ ban hành chính (nay là Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội) đã được thành lập Khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố đã được tập trung bảo quản tại kho lưu trữ thuộc Phòng Lưu trữ Văn phòng Uỷ ban Các nghiệp vụ về lưu trữ, như: lập hồ sơ, phân loại, xác định giá trị tài liệu nhằm tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ đã được tiến hành Kết quả là tài liệu của Phông từ 1954 đến 2000 về cơ bản đã được tập trung bảo quản tại các kho trong trụ sở Uỷ ban nhân dân Thành phố Trong đó tài liệu từ năm 1954 đến 1995 đã được chỉnh lý, phục vụ cho công tác lãnh đạo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố
Tuy nhiên do công tác thu thập chưa được chú trọng thực hiện đúng chức năng, do sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác lưu trữ chưa
cụ thể, việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ như lập hồ sơ lưu trữ, hệ thống hóa
hồ sơ còn những hạn chế nhất định nên chất lượng hồ sơ đã chỉnh lý chưa đáp ứng yêu cầu của khoa học lưu trữ cũng như yêu cầu khai thác sử dụng tài liêu
Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Những hạn chế của hồ sơ tài liệu trong Phông được thể hiện ở những điểm sau:
+ Nhiều hồ sơ tài liệu chưa được thu thập, bổ sung hoàn chỉnh;
+ Công tác lập hồ sơ, xác định giá trị, hệ thống hoá hồ sơ còn nhiều điểm chưa khoa học, chưa hợp lý
Những hạn chế trên ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả tài liệu lưu trữ
Vì vậy, tối ưu hoá khối tài liệu này là một việc làm cấp thiết Mặt khác, tuy đã
có nhiều cố gắng trong tiến hành các nghiệp vụ lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ Thành phố chưa có điều kiện đánh giá một cách hệ thống và toàn diện quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, chỉ rõ những hạn chế, bất cập để khắc phục,
Trang 7nhằm thực hiện tốt hơn nghiệp vụ lưu trữ đối với khối tài liệu tiếp theo Do vậy, nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc chất lượng của khối tài liệu này là việc làm cần thiết
Theo giải thích của Từ điển Tiếng Việt Tối ưu là “tốt nhất, đem lại hiệu
quả tốt nhất” Như vậy tối ưu hoá hồ sơ tài liệu là làm cho các hồ sơ tài liệu trở nên đầy đủ, hoàn chỉnh và có chất lượng tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất
trong phục vụ khai thác, sử dụng thông tin lưu trữ cho hoạt động quản lý, cho nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, anh ninh
Để đánh giá chất lượng hồ sơ tài liệu đã được chỉnh lý của Phông lưu trữ
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tối
ưu hóa hồ sơ tài liệu của Phông, và từ đó rút kinh nghiệm cho việc tổ chức khoa học tài liệu Phông Lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội những giai đoạn tiếp theo, được sự gợi ý của thầy giáo hướng dẫn và sự khuyến khích của Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Hà Nội (nay là Văn phòng Uỷ ban
Nhân dân thành phố Hà Nội, chúng tôi đã chọn đề tài: " Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hoá hồ sơ tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn bộ khối tài liệu đã chỉnh lý và đang được bảo quản trong kho để đưa ra bức tranh chung về hồ sơ tài liệu phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (1954-1994)
- Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hoá (nâng cao chất lượng) các hồ sơ tài liệu hiện nay và trong tương lai của Phông lưu trữ Uỷ ban Nhân dân Thành phố
3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 8Khối tài liệu 1945 - 1953 của Phông hiện được bảo quản tại Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia III Hiện tại, Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội đang bảo
quản, quản lý 925,5m hồ sơ tài liệu thuộc Phông UBND Thành phố Hà Nội hình thành từ năm 1954 đến năm 1994 Từ khi thành lập, năm 1945, chính quyền thành phố Hà Nội đã chú ý tới việc bảo quản hồ sơ tài liệu hình thành trong quá
trình hoạt động Đến năm 1975, đất nước Việt Nam chấm dứt chiến tranh, thống nhất, ổn định và tập trung vào hoàn thiện bộ máy, phát triển kinh tế, xã hội Các
hồ sơ lưu trữ từ đây có điều kiện bảo quản, quản lý tốt hơn, phản ánh đầy đủ hơn quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội Các hồ sơ lưu trữ từ năm 1954 đến nay
là chứng tích chân thực về hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô ở tất
cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh
Đề tài chủ yếu nghiên cứu khối hồ sơ tài liệu từ năm 1954-1994, đặc biệt
tập trung đi sâu nghiên cứu các hồ sơ từ 1975-1994
Hiện nay, khối tài liệu được bảo quản trong kho gồm tài liệu được hình
thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội hợp thành tài liệu của chính quyền Thành phố Trong đề tài này, chúng tôi
xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ các hồ sơ lưu trữ của Uỷ ban nhân dân Thành phố, cơ quan hành pháp cao nhất của Thủ đô Hà Nội
Khối tài liệu này hiện nay thuộc lưu trữ cố định Năm 1998, Trung tâm lưu trữ thành phố Hà Nội được thành lập với chức năng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ trên địa bàn Thủ đô, vừa làm nhiệm vụ lưu trữ lịch sử vừa làm
nhiệm vụ lưu trữ hiện hành Công tác lưu trữ có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau
và được tiến hành tuân theo một quy trình cụ thể Quy trình lưu trữ cố định có
những điểm khác với quy trình của lưu trữ hiện hành Phạm vi của đề tài là nghiên cứu đánh giá đối với hồ sơ lưu trữ cố định, từ đó tạo cơ sở khoa học để
hoàn thiện Phông, đồng thời làm cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho Lưu trữ hiện hành của Uỷ ban thực hiện nghiệp vụ ngày càng khoa học và hợp lý hơn
Trang 94 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu những nội
dung sau:
- Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội
- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
từ ngày thành lập đến nay
- Lịch sử Phông Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Khảo sát- đánh giá tình hình tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ 1954 đến 1994
- Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hoá các tài liệu trong Phông
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, có nhiều sách, đề tài nghiên cứu đề cập đến công tác lưu trữ nói chung
- Về lý luận: chưa có đề tài nghiên cứu về lưu trữ cấp tỉnh, hiện chỉ có lý
luận chung về phương pháp tiến hành nghiệp vụ lưu trữ
- Đề tài khoa học và các bài viết: hiện có nhiều đề tài khoa học và các bài viết trên tạp chí của ngành Lưu trữ đề cập đến các nội dung nghiệp vụ của lưu
trữ cấp tỉnh như xác định giá trị tài liệu, nguồn tài liệu giao nộp, bổ sung tài liệu, phân loại tài liệu Riêng Văn phòngUỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có 02
đề tài cấp Thành phố có liên quan đó là:
+ "Nghiên cứu những luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp đề thực hiện chế độ giao nộp, khai thác tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà
Trang 10nước và nghiên cứu khoa học của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới";
+ "Xác định thời hạn bảo quản tài liệu phông Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội"
Hai công trình nghiên cứu này đã giúp Trung tâm lưu trữ Thành phố Hà
Nội thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình sau khi được thành lập (năm1998)
Ngoài ra, một số học viên cao học, sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội cũng lấy chủ đề tổ chức khoa học Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh - thành phố làm luận văn và khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, về tối ưu hóa phông lưu trữ nói chung và phông lưu trữ cấp tỉnh - thành phố nói riêng, đến nay chưa có đề tài nào đề cập đến
6 Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac-Lênin về nhận thức khoa học thể hiện ở chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Để nhận thức cụ thể và đánh giá tổng quát chất lượng hồ sơ lưu trữ Phông Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu trực tiếp gồm: điều tra, khảo sát; phân tích và tổng hợp; quy nạp và
diễn dịch; phương pháp hệ thống, thống kê; lịch sử và logic; so sánh
7 Nguồn tài liệu sử dụng để thực hiện luận văn
Để thực hiện các yêu cầu đặt ra của luận văn, chúng tôi đã nghiên cứu, sử dụng nguồn tài liệu cơ bản sau:
Trang 11- Tài liệu kinh điển: Triết học Mac-Lênin; Hồ Chí Minh toàn tập
- Các văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; Luật tổ chức UBND năm 1980; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994; 2003; Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001; các văn bản của Cục Lưu trữ Nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ tại các lưu trữ tỉnh, thành phố thuộc TW; các văn bản của UBNDThành phố chỉ đạo, hướng dẫn công tác lưu trữ trên địa bàn Thủ đô
- Các sách lý luận: Giáo trình "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ" do Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp phát hành, năm 1980; Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ - Sách của trường Đại học Lưu trữ Matxcơva, 1980 (bản
dịch)
- Hồ sơ tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có thời gian hình thành từ 1954 đến 1995 được bảo quản theo năm trên các giá trong kho lưu trữ đặt tại trụ sở Uỷ ban Thành phố Hà Nội
- Các quyển mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố
Một nguồn tài liệu khác là khối hồ sơ tài liệu từ 1995 đến 2000 hiện đang được tiến hành chỉnh lý lập hồ sơ
6 Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn chia thành 3 phần:
Trang 12Chương II:
thực trạng tài liệu Phông lưu trữ
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Chương III:
Các giải pháp nhằm tối ưu hoá phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
3 Phần kết luận
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tối ưu hóa một phông lưu trữ cấp tỉnh, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được góp ý của các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn đạt chất lượng tốt hơn
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp ở Trung tâm Lưu trữ thành phố Hà Nội, nơi tôi công tác,
các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng Đặc biệt, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn Phó Giáo sư
- Nhà giáo Ưu tú Vương Đình Quyền trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
hướng dẫn và những người đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2004
Trang 13Chương I Khái quát lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
1.1 Lịch sử đơn vị hình thành phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
1.1.1 Giới thiệu chung về Thủ đô Hà Nội Cách mạng tháng 8 thành công, Hà Nội đã trở thành trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá của nước Việt Nam mới Từ ngày 2/9/1945 (ngày Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập) đến nay, Hà Nội là đầu não chính trị của cả
nước - nơi đặt trụ sở của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương - nay là Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương Chính điều này đã quy định tính gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh xây dựng bảo vệ Thủ đô Hà Nội thời kỳ 1945 - 1975 Thời kỳ này cũng khẳng định tinh
thần quyết chiến, bảo vệ nền độc lập, bảo vệ Thủ đô của nhân dân Hà Nội
Sau Cách mạng Tháng 8 , thành phố Hà Nội là nơi phải chịu hậu quả nặng
nề do chế độ thực dân, phong kiến để lại Vượt lên mọi khó khăn, thử thách, Hà Nội đã sục sôi khí thế cách mạng Sức mạnh của Hà Nội đã được tổng hợp, được nhân lên từ sự ra đời của chế độ mới, một chế độ mà ở đó thiết chế quyền lực
thực sự thuộc về nhân dân lao động, bao gồm: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản yêu nước, tư sản dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đảng Cộng
sản Đông Dương và của chính quyền cách mạng mới được lập ở Hà Nội
Trong quá trình tiến tới tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
đã tiến hành những công việc để dần xác lập một cách vững chắc quyền lực của nhân dân cả nước qua các tổ chức dân cử và tổ chức chính quyền
Ngày 22-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 63/SL về tổ chức các Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính các cấp ở vùng nông thôn Điều 1
Trang 14ghi rõ: “đặt hai cơ quan Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính để thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân do dân bầu ra thay mặt cho dân, Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân bầu ra và đó
là cơ quan hành chính”
Một tháng sau, ngày 21/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký ban hành
Sắc lệnh số 77/SL xác định quyền hạn, tổ chức, hoạt động của chính quyền các thành phố, thị xã, đặc biệt là đối với thành phố Hà Nội Điều 3 Sắc lệnh ghi rõ:
“Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các kỳ, mỗi thành phố đặt 3 cơ quan: Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính thành phố và Uỷ ban hành chính khu phố”
[19, 2] Tên gọi Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội chính thức được gọi sau
Sắc lệnh này
ở Hà Nội, hưởng ứng lời kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị vũ
trang có hình thức “Mở hũ gạo cứu đói” Nhân dân Hà Nội, theo sự tổ chức của chính quyền, ra sức tham gia phong trào xóa nạn mù chữ Quyền làm chủ của
nhân dân lao động Hà Nội đã được chính quyền cách mạng non trẻ khơi dậy qua việc củng cố thực lực cho đất nước để chống lại mọi âm mưu và hành động của bọn xâm lược và tay sai, tổ chức thắng lợi của Tổng tuyển cử ở Hà Nội
Thực dân Pháp và bọn tay sai tăng cường khiêu khích ở Hà Nội ý thức
làm chủ cũng như phong trào chính trị của quần chúng nhân dân Thủ đô Hà Nội
đã tạo ra sức mạnh của chế độ mới, bước đầu phá tan âm mưu gây chiến của địch, kéo dài thời gian hoà hoãn để quân dân ta chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài
Tháng 5/1946, Uỷ ban hành chính thành phố đã ra quyết định chia Hà Nội thành 17 khu phố nội thành (Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thăng Long, Đông Thành,
Trang 15Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu,
Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Bạch Mai, Vạn Thái, Đồng Nhân), 5
khu hành chính ngoại thành, gồm: Đại La, Đề Thám, Mê Linh, Lãng Bạc, Đống
Đa
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, “bắt đầu từ 20h30 ngày 19/12/1946, cả Hà Nội đứng lên kháng chiến” [26, 33] Với tinh thần quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, quân và dân Hà Nội đã
anh dũng chiến đấu, bao vây, giam chân địch 60 ngày trong thành phố (vượt mức kế hoạch), bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước rút
khỏi thành phố, lên Việt Bắc tiếp tục lãnh đạo kháng chiến Tháng 10 năm 1947,
Uỷ ban hành chính hợp nhất với Uỷ ban kháng chiến thành Uỷ ban kháng chiến hành chính Hà Nội
Trong suốt thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Hà Nội tiếp tục xây dựng và giữ gìn lực lượng cách mạng Uỷ ban
hành chính kháng chiến đã không ngừng hoạt động, lúc bí mật, lúc công khai, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chiến tranh du kích trên khắp các địa bàn thành phố; tiến hành các cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần phá tan âm mưu của địch tại sào huyệt của chúng ở Hà Nội; phối hợp với các chiến trường chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước Với tư thế của người dân một nước giành
độc lập, nhân dân Thủ đô đã đem hết sức mình, góp phần đưa kháng chiến đến
thắng lợi Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, lịch sử Thủ đô mở sang một trang mới
Ngày 17/9/1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết nghị thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Quân chính Hà Nội - cơ quan cao nhất của Hà Nội làm nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô Ngày 30/9/1954, các hiệp nghị về chuyển
giao Hà Nội dược hoàn tất Ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô, Hà Nội đã nhanh
Trang 16chóng ổn định tổ chức và hoạt động của các cơ quan, xí nghiệp công cộng, đã
giữ vững trật tự trị an, đảm bảo các dịch vụ công cộng và ổn định đời sống
Ngày 4/11/1954, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội Ngày 1/1/1955, nhân dân Hà Nội mít tinh tại Quảng
trường Ba Đình chào mừng Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ về lại Thủ đô
Đến giữa năm 1955, nội thành Hà Nội được chia làm 4 quận: Quận 1, Quận 2, Quận 3 và Quận 4 Mỗi quận có Ban cán sự hành chính phụ trách Dưới quận là 36 khu phố Dưới khu phố có Ban đại biểu dân phố, Ban bảo vệ dân phố
Cả hai tổ chức này đều do nhân dân bầu ra để tự quản Khu vực ngoại thành cũng được tổ chức lại Bốn quận trước đây: Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở,
Quỳnh Lôi, tất cả có 115 thôn, nay chia lại thành ba quận gọi là Quận 5, Quận 6
và Quận 7; khu vực Gia Lâm gọi là Quận 8, khu vực từ Chèm đến Khuyến Lương gọi là quận 9 (từ cuối năm 1954, thành phố đã tiếp nhận thêm khu phố
Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thuỵ của huyện Gia Lâm; đồng thời chuyển giao quận Văn Điển về Hà Đông)
Năm 1956, ngoại thành Hà Nội đã hoàn thành cải cách ruộng đất; nông nghiệp ngoại thành đã có bước phát triển mới Quan hệ thành thị và nông thôn
được xây dựng trên tinh thần đoàn kết, hỗ trợ
Ngày 20/7/1957, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký ban hành Sắc luật số 004/SL về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp Ngày 24/11/1957, cử tri Hà Nội nô nức tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố Đây thật sự là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô sau ngày giải phóng Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp
Năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Thủ đô đã căn bản hoàn thành thắng lợi Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, thành phố đã tiến
Trang 17hành cải tạo theo hình thức công tư hợp doanh 496 xí nghiệp, 421 cửa hàng, 134
hộ vận tải cơ giới [26, 70] Thành phố đã tổ chức được 1.718 cơ sở hợp tác tiểu
thủ công Nhiều ngành nghề sản xuất đã hoàn thành hợp tác toàn thể (HTX), như: kim khí, dệt vải, may, thủy tinh Trên 10.000 hộ tiểu thương đã được tổ
chức vào các tổ và cửa hàng, hợp tác ở khu vực ngoại thành đã có 277 hợp tác
xã được xây dựng[1, 70] Cùng với những thắng lợi trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, các phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn
đấu vượt mức kế hoạch Nhà nước ở tất cả các đơn vị sản xuất, đơn vị hành chính
sự nghiệp được đẩy mạnh
Thắng lợi của kế hoạch 3 năm 1958 - 1960 đã tạo nền tảng vững chắc để
Hà Nội cùng miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển mới, tạo đà và thế để Hà Nội tiếp tục vươn lên trở thành một thành phố gương mẫu, một trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá của cả nước
Do vị trí quan trọng của Thủ đô trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đấu tranh thống nhất nước nhà, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về quy hoạch
cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội Theo yêu cầu mở rộng Thủ đô, các tỉnh
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Đông và Hưng Yên chuyển giao về Hà Nội 65 xã, 6
thôn và hai thị trấn Hà Nội sau khi mở rộng (lần thứ nhất) về phía bắc giáp huyện Kim Anh (Vĩnh Phúc); nam giáp thị xã Hà Đông và những xã còn lại của
huyện Thanh Trì cũ (Hà Đông); đông giáp các xã còn lại của huyện Từ Sơn, huyên Tiên Du, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh); tây giáp huyện Yên Lãng (Vĩnh Phúc) và các xã còn lại của huyện Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Đông) Với địa thế trên, Hà Nội có 40 km dòng sông Hồng chảy từ tây bắc xuống đông
nam, chia thành phố làm hai phần, tả và hữu sông Hồng
Từ năm 1964, đế quốc Mỹ tăng cường các hoạt động chuẩn bị mở rộng
chiến tranh ra miền Bắc Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh phong trào thi đua “Mỗi người làm việc
Trang 18bằng hai, ra sức xây dựng, bảo vệ miền Bắc, ủng hộ nhân dân miền Nam chống
Mỹ cứu nước và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khoá III Ngày 26/4/1964, cuộc bầu cử Quốc hội khoá III thành công tốt đẹp, có sự góp sức của chính quyền và nhân dân Thủ đô
Trước những hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, ngày 25/7/1963, Hội đồng Chính phủ đã có Nghị định số 112/CP về tổ chức công tác phòng không nhân dân và Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 25-TTg ngày 2/4/1964 về việc thành lập Hội đồng phòng không nhân dân Thành phố Hà Nội Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Uỷ ban hành chính đã tích cực chỉ đạo, tổ chức mạng lưới phòng không nhân dân
Năm 1965, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế văn hoá Thủ đô Mặc dù có nhiều khó khăn và phải tích cực chủ động đối phó với
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhưng quân và dân Thủ đô phấn đấu đẩy mạnh phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước, thu được nhiều thành tích trong
sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
Thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh
phá hoại ở miền Bắc, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
và chuyển sang “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam Thủ đô Hà Nội cùng
các tỉnh, thành miền Bắc bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa
sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, tiếp tục chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam
Năm 1971 - năm đầu nhân dân Hà Nội thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ V
Đảng bộ thành phố Đại hội đã xác định phương hướng nhiệm vụ của thành phố trong thời kỳ tới: Trong bất cứ tình hình nào Hà Nội cũng phải chuyển mạnh mẽ vượt lên hàng đầu trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Trung ương đề
Trang 19ra Hà Nội quyết tâm đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, nêu cao cảnh giác,
sẵn sàng đập tan mọi bước phiêu lưu mới của đế quốc Mỹ nếu chúng liều lĩnh
quay lại đánh phá Thủ đô
Năm 1972 đế quốc Mỹ lại gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối
vối miền Bắc, chúng đã mở cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội và một số tỉnh
thành Từ năm 1973, sau khi Hiệp định Pari về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Việt Nam được ký kết, hoà bình được lập lại ở miền Bắc Uỷ ban hành
chính Thành phố đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác trật tự trị an, phát
động quần chúng kiên quyết đấu tranh chống bọn tội phạm
Năm 1979, Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện: “bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
tốt bảo vệ Tổ quốc, Thành phố cần đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống nhân
dân, đặc biệt cần tập trung giải quyết tốt vấn đề chế biến lương thực, cung cấp
rau và nước chấm; cấp nước về mùa hè; chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá, y
tế, giáo dục, thể dục, thể thao; chú ý công tác nhà trẻ, mẫu giáo, tổ chức vui chơi, giải trí cho thanh thiếu niên [12, 190]
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, khó khăn còn rất nhiều đối với Hà Nội Vận dụng và cụ thể hoá đường lối đổi mới
của Đảng, của Thành uỷ, UBND Thành phố đã có những quyết định chuyển hướng mạnh mọi hoạt động sản kinh tế xã hội của Thủ đô Năm 1987 giá trị sản
lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng đều tăng trên
10%, xây dựng cơ bản cũng đạt được nhiều thành quả, như: hoàn thành
36.900m2 nhà ở và công trình dịch vụ, xây xong 05 công trình thuỷ lợi; văn hoá, giáo dục, y tế, thể dụng thể thao được phát huy; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự vệ sinh công cộng có những bước tiến bộ rõ rệt
Từ 1995 đến nay, Thủ đô Hà Nội đã có những bước chuyển mình rõ rệt
Trang 20văn hoá, giáo dục, hạ tầng đô thị luôn phát triển; đời sống của nhân dân được cải thiện Hà Nội được UNESCO công nhận là “thành phố vì hòa bình”, được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Thủ đô anh hùng
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội từ 1945-1994
Uỷ ban nhân dân thành phố (trước đây là Uỷ ban hành chính thành phố)
đã được xây dựng, củng cố và trưởng thành trong bối cảnh mà đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng có nhiều sự kiện và biến động có ý nghĩa lịch sử như
đã trình bày ở phần trên Chính bối cảnh lịch sử đó đã tác động mạnh mẽ đến
quá trình hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố; đồng thời, hoạt động của
Uỷ ban nhân dân thành phố cùng với cả hệ thống chính trị của thành phố, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Thành uỷ Hà Nội, đã góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển của Thủ đô
Sau đây là khái quát về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân
dân thành phố Hà Nội trong quá trình hoạt động
Ngày 21/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 77/SL Điều 39 của Sắc lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội như sau:
- Thi hành mệnh lệnh của cấp trên và các quyết nghị của Hội đồng nhân
dân Thành phố
- Kiểm soát các Uỷ ban hành chính khu phố;
- Triệu tập Hội đồng nhân dân Thành phố;
- Điều khiển các viên chức thuộc ngạch Thành phố;
- Kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thừa hành chức vụ;
- Giải quyết các việc vặt trong phạm vi Thành phố;
Trang 21- Ra nghị định giữ vững trị an và vệ sinh trong Thành phố;
- Điều khiển đội cảnh binh lo liệu việc tuần phòng trị an;
- Ra lệnh điều động các lực lượng quân đội đóng trong Thành phố trong
trường hợp khẩn cấp bảo vệ đất nước, nhưng phải báo cáo lên Chính phủ ngay
Ngày31/12/1959 Hiến pháp mới (thay cho hiến pháp 1946) của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được Quốc hội thông qua Theo quy định ở các điều
87, 89, 90, 91, UBHC các cấp (trong đó có UBHC thành phố Hà Nội) có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- UBHC là cơ quan chấp hành của HĐND; là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương;
- Quản lý công tác hành chính (trên địa bàn Thủ đô); chấp hành nghị quyết của HĐND (thành phố Hà Nội) và nghị quyết, mệnh lệnh của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên;
- Ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những quyết định, chỉ thị
- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của HĐND
cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị
Trang 22quy định cụ thể hơn Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội khoá VIII đã thông
qua Hiến pháp mới nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước Về
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp quy định trong Hiến pháp 1992 được Luật và Pháp lệnh cụ thể
hoá Cụ thể ngày 5/7/1994 Luật số 35/LCTN về tổ chức Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) được ban hành Điều 43 của luật này quy định cụ thể
nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
trong thực hiện quản lý Nhà nước như sau [9]:
- Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo
dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát
thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác; quản lý nhà nước về đất đai và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá;
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân;
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội; quản lý hộ khẩu hộ tịch ở địa phương và chính sách đối với
các lực lượng vũ trang nhân dân, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài;
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và
Trang 23lợi ích hợp pháp của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả
và các tệ nạn xã hội khác;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ
viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của
Chính phủ;
- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách phố theo quy định của pháp
luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời các loại thuế và các khoản thu khác
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở
phạm vi quản lý đưa ra Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thông qua để trình
cấp trên xét (theo điều 44)
Uỷ ban nhân dân Thành phố thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau:
- Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân
sách hàng năm và quỹ dự trữ của Thành phố trình Hội đồng nhân dân;
- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế -
xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân;
- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở phạm vi Hà Nội
Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của Thành phố cho Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Trang 24Uỷ ban nhân dân và các thành viên Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
1) Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân Thành phố
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cùng với tập thể Uỷ
ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Thành phố và Chính phủ
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố phân công công tác cho Phó Chủ
tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội; người được phân công phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố
Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm cá nhân về
phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân Thành phố, Uỷ ban nhân dân
Thành phố và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố trước Hội đồng nhân dân Thành phố và
+ Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân Thành phố và Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện trong việc thực hiện
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố;
Trang 25+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân Thành phố (trừ các vấn đề quy định tại Điều 49 - Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi));
+ áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và kiên quyết đấu
tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ viên chức
Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương;
+ Tổ chức việc tiếp dân; xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của nhân dân theo quy định của pháp luật
- Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban nhân dân Thành phố
- Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp (các quận, huyện); điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp (các quận, huyện); phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp
bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên
chức Nhà nước theo sự phân cấp quản lý
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố và những văn bản sai trái của
Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện
- Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp Thành phố bãi bỏ
Ngày 7 tháng 4 năm 1988, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1521QĐ/UB về chế độ làm việc của thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố Quyết định này đã cụ thể hoá Luật Tổ chức HĐND và UBND tỉnh thành phố đối với nhiệm vụ của Thường trực UBND thành phố,
Trang 26Phó chủ tịch chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND Thành phố và thay mặt chủ tịch điều hành và giải quyết công việc thuộc các sở, ngành và lĩnh vực
công tác được phân công, đồng thời phụ trách cả các việc về quy hoạch và kế
hoạch, tổ chức bộ máy và cán bộ về khoa học kỹ thuật, về đối ngoại của các sở, ngành thuộc khối mình phụ trách Cụ thể:
- Chỉ đạo các sở, ngành trong khối được phân công và các sở, ngành có
liên quan, cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Thành uỷ thành các quyết định, chỉ thị của UBND Thành phố, sử dụng các ngành chuyên môn và tổng hợp của Thành phố có liên quan để phục vụ cho sự
chỉ đạo thu được hiệu quả
- Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngành mình phụ trách Nắm kế
hoạch và điều hành theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được HĐND và
UBND thông qua Căn cứ vào kế hoạch để lập chương trình công tác và chỉ đạo thực hiện chương trình đó Trực tiếp duyệt phân phối vật tư, tiền vốn và các điều kiện vật chất khác trong kế hoạch cho những ngành mình phụ trách Những vấn
đề ngoài phạm vi kế hoạch đã định, phải bàn bạc với đồng chí phó chủ tịch phụ trách kế hoạch
- Phó chủ tịch chỉ đạo toàn diện hoạt động của các sở, ngành thuộc khối
mình phụ trách, cả về khoa học kỹ thuật, duyệt cán bộ đi nước ngoài, chỉ đạo
việc tiếp khách nước ngoài đến làm việc với sở, ngành thuộc khối mình phụ trách, làm công tác về tổ chức bộ máy và cán bộ thuộc các sở, ngành trong khối mình phụ trách
- Thông qua đề án sắp xếp bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ: lựa chọn giám đốc và phó giám đốc sở, ngành để Thường vụ Thành uỷ và Thường
trực UBND quyết định, xem xét, quyết định bổ nhiệm, đề bạt giám đốc xí nghiệp và công ty
2) Bộ máy giúp việc
Trang 27Giúp việc cho Lãnh đạo Uỷ ban là Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan trực tiếp phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành mọi mặt công tác của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Văn phòng này có chức năng tham mưu, tổng hợp, hậu cần phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý các lĩnh vực công tác của thành phố
Hà Nội Văn phòng có nhiệm vụ tổ chức thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin, đảm bảo phản ánh thường xuyên, kịp thời, chính xác tình hình các mặt công tác, các diễn biến, hoạt động kinh tế-xã hội của Thành phố, phục vụ có hiệu quả cho
sự lãnh đạo và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội làm việc theo chế độ thủ trưởng Văn phòng có các tổ chuyên viên (tổ thư ký) gồm: tổ Văn xã, tổ Kinh tế,
tổ Nội chính, tổ Nông nghiệp - Địa chính, tổ Xây dựng; và các phòng, trung tâm gồm: phòng Tổng hợp, phòng Hành chính - Tổ chức, phòng Quản trị - Tài vụ, Trung tâm Lưu trữ, Trung tâm Tin học, theo sơ đồ sau:
Trang 28Sơ đồ mô hình tổ chức cơ quan
Các Phó Văn phòng
Tổ
Xây dựng
Phòng
Quản trị Tài vụ
Phòng
Hành chính
Tổ chức
Tổ
Nội chính
Trang 291.1.3 Chế độ công tác văn thư của UBND thành phố Hà Nội
- Phân công soạn thảo văn bản: các tổ thư ký (nay là các tổ chuyên viên) trực tiếp giúp việc cho các đồng chí lãnh đạo Thành phố (Chủ tịch và
các phó chủ tịch) Nhiệm vụ chính của chuyên viên là phát hiện và đề xuất
các biện pháp xử lý các vấn đề cụ thể, giúp UBND Thành phố chỉ đạo, đôn
đốc các sở, ngành, quận, huyện thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, quyết
định của Nhà nước và Thành phố, đồng thời chịu trách nhiệm soạn thảo các
văn bản của UBND Thành phố và lãnh đạo Văn phòng theo chuyên môn phụ trách
- Ký ban hành văn bản: Chủ tịch và các phó chủ tịch thường trực ký
các văn bản pháp quy Các phó chủ tịch khác ký các văn bản thuộc lĩnh vực
mình phụ trách
- Quy trình xử lý văn bản đến: Văn bản đến được chuyển tất cả về Phòng Hành chính - Tổ chức để lấy dấu đến, số đến, phiếu xử lý văn bản (theo mẫu) Sau đó văn bản được chuyển đến Phòng Tổng hợp để xác định
nhiệm vụ giải quyết văn bản thuộc về ai (ghi trên phiếu giải quyết văn bản)
và được chuyển trở lại Phòng Hành chính - Tổ chức để chuyên viên vào phần mềm máy tính theo dõi Tiếp đó cán bộ Phòng Hành chính - Tổ chức
chuyển văn bản về các ô tủ (có ghi rõ tên của từng người) theo địa chỉ ghi
trên phiếu để chuyên viên xuống lấy về phòng mình xử lý tiếp
- Đối với văn bản đi: hiện nay có hai nguồn soạn thảo văn bản do Lãnh đạo Thành phố ban hành Thứ nhất: văn bản do chuyên viên trong cơ quan
văn phòng soạn thảo, thứ hai do các sở ngành soạn thảo Cả hai nguồn này
sau khi được lãnh đạo Uỷ ban ký, trở lại phòng Hành chính - Tổ chức lấy số, dấu văn bản và được vào phần mềm máy tính để theo dõi và tổng hợp Văn
bản phát hành được lưu bản gốc ở văn thư trước khi giao nộp vào lưu trữ
Trang 30Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội rất quan tâm đến công
tác công văn giấy tờ Cụ thể, ngày 8/5/1993 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 1890/QĐ-UB Quy định về công tác công văn giấy tờ Quy định gồm 15 điều về công tác ban hành, quản lý văn bản đi và đến
- Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ: cũng trong Quyết định số 1890/QĐ-UB ban hành ngày 8/5/1993 có quy định công tác lập hồ sơ và quản lý hồ sơ tài liệu Quy định nêu rõ: “Công văn, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu (kể cả thư viết tay
có liên quan đến công tác) do các đồng chí lãnh đạo, các chuyên viên quản
lý, sắp xếp trật tự, ngăn nắp, để tiện tra cứu, theo dõi, giải quyết, không để
thất lạc, mất mát, gây chậm trễ, bỏ sót việc, làm lộ bí mật, tạo điều kiện thu hồi đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết để đưa vào lưu trữ phục vụ cho nghiên cứu
khai thác Khi giải quyết xong công việc, chuyên viên phải bổ sung đầy đủ
hồ sơ và bảo quản, đến hạn nộp đầy đủ hồ sơ cho phòng Lưu trữ Chuyên
viên, cán bộ giúp việc chỉ được lưu giữ các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến công việc đang giải quyết, đang theo dõi Các hồ sơ các việc hoặc các vấn đề
đã giải quyết xong, chờ nộp lưu phải đựng vào cặp”[72,3] Tiếp đó, ngày 16/3/2001 Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành công văn số 152
CV/VP về việc thực hiện chế độ lập và giao nộp hồ sơ công việc của cán bộ, công chức cơ quan Công văn nêu rõ nhiệm vụ của phòng Hành chính - Tổ
chức, Phòng Tổng hợp - Kiểm tra, các chuyên viên Văn phòng, Trung tâm
Lưu trữ Thành phố trong việc lập và giao nộp hồ sơ về Trung tâm Lưu trữ để quản lý và bảo quản
1.2 Lịch sử phông lưu trữ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
1.2.1 Giới hạn phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Qua nghiên cứu về chức năng nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội từ ngày thành lập cho đến nay, đối chiếu với lý luận về phân loại và phân phông lưu trữ chúng tôi xác định:
Trang 31- UBND thành phố Hà Nội kể từ ngày thành lập (1945) cho đến nay đã hoạt động liên tục, dù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã nhiều lần thay
đổi tên gọi (Uỷ ban hành chính, Uỷ ban hành chính kháng chiến, Uỷ ban nhân dân); Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này về cơ bản không thay đổi:
cơ quan chấp hành của HĐND Thành phố, cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố; có chức năng quản lý toàn diện các mặt hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hoá của Thành phố
Do đó phông lưu trữ UBND thành phố Hà Nội bao gồm tài liệu hình
thành trong hoạt động của chính quyền thành phố từ năm 1945 cho đến nay
và là một phông mở Cần lưu ý, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Thành phố được thành lập và hoạt động trong các giai đoạn lịch sử vì có tổ
chức biên chế, tài khoản và con dấu riêng nên là những đơn vị hình thành
phông độc lập, tài liệu hình thành của những cơ quan này không thuộc phông lưu trữ UBND thành phố Hà Nội
Phụng lưu trữ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Thành phố bao gồm tài liệu có thời gian hỡnh thành từ
năm 1954 trở về sau Khối tài liệu từ năm 1945 đến năm 1953 của Phông hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Hiện tại hồ sơ tài liệu trong Phông đó được chỉnh lý để khai thác sử
dụng có thời gian hỡnh thành từ năm 1954 đến năm 1994 Hồ sơ tài liệu được hệ thống hóa theo phương án “Thời gian - Mặt hoạt động” Có nghĩa là mỗi năm một hệ thống số gồm tài liệu của 6 khối: 1.Quốc hội và Hội đồng
Nhân dân; 2 Tổng hợp; 3.Nội chính; 4 Kinh tế; 5.Văn xó; 6 Đô thị và Nhà đất
Thống kê số lượng hồ sơ tài liệu theo năm như sau:
Trang 32- Năm 1953: 6 hồ sơ - Năm 1974: 459 hồ sơ
- Năm 1954: 163 hồ sơ - Năm 1975: 452 hồ sơ
- Năm 1955: 247 hồ sơ - Năm 1976: 446 hồ sơ
- Năm 1956: 218 hồ sơ - Năm 1977: 607 hồ sơ
- Năm 1957: 558 hồ sơ - Năm 1978: 517 hồ sơ
- Năm 1958: 470 hồ sơ - Năm 1979: 465 hồ sơ
- Năm 1959: 336 hồ sơ - Năm 1980: 469 hồ sơ
- Năm 1960: 378 hồ sơ - Năm 1981: 486 hồ sơ
- Năm 1961: 493 hồ sơ - Năm 1982: 385 hồ sơ
- Năm 1962: 489 hồ sơ - Năm 1983: 385 hồ sơ
- Năm 1963: 579 hồ sơ - Năm 1984: 320 hồ sơ
- Năm 1964: 700 hồ sơ - Năm 1985: 397 hồ sơ
- Năm 1965: 669 hồ sơ - Năm 1986: 667 hồ sơ
- Năm 1966: 722 hồ sơ - Năm 1987: 399 hồ sơ
- Năm 1967: 965 hồ sơ - Năm 1988: 416 hồ sơ
- Năm 1968: 702 hồ sơ - Năm 1989: 815 hồ sơ
- Năm 1969: 700 hồ sơ - Năm 1990: 773 hồ sơ
- Năm 1970: 716 hồ sơ - Năm 1991: 1649 hồ sơ
- Năm 1971: 498 hồ sơ - Năm 1992: 1804 hồ sơ
- Năm 1972: 418 hồ sơ - Năm 1993: 3165 hồ sơ
- Năm 1973: 332 hồ sơ - Năm 1994: 2411 hồ sơ
Thống kê số lượng này được thực hiện trực tiếp từ các kho lưu trữ đặt tại Văn phũng Ủy ban Tuy nhiờn, số lượng hồ sơ của Phông phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trũ của những người trực tiếp chỉnh lý tài liệu Qua nghiờn cứu, chỳng tụi được biết, tài liệu của Phông đó qua nhiều đợt chỉnh lý Sau mỗi đợt chỉnh lý tài liệu, những người trực tiếp thực hiện chỉnh
lý lập hồ sơ lưu trữ sẽ loại ra khỏi Phông những tài liệu đó hết giỏ trị Năm
1998, Văn phũng Ủy ban nhõn dõn Thành phố thực hiện đề tài khoa học về xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ Sau đề tài này, cán bộ thực
Trang 33liệu Trước đó, việc định thời hạn bảo quản cho hồ sơ chỉ dựa vào trực giác
của cán bộ chỉnh lý
Tỡm hiểu Phụng lưu trữ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chúng tôi nhận thấy rằng, ngoài hệ thống hồ sơ tài liệu được chỉnh lý phục vụ khai thỏc cũn một hệ thống cụng văn lưu được sắp xếp theo ký hiệu văn bản, thời gian ban hành văn bản, loại hỡnh văn bản và tác giả văn bản Cụ thể là: Văn
bản được xếp theo năm Trong mỗi năm, văn bản được tách ra hai hệ thống
là văn bản do Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành và văn bản do Văn phũng HDND và UBND Thành phố ban hành Trong mỗi hệ thống văn bản
được xếp theo tên gọi: Quyết định, Thông báo, Chỉ thị, Công văn Tổng hợp trên sơ đồ như sau:
Nguồn của hệ thống văn bản này là các tài liệu từ phũng Hành chớnh,
nơi đóng dấu và phát hành văn bản Nếu chỉ xét riêng văn bản do Ủy ban Nhân dân thành phố và Văn phũng Ủy ban ban hành thỡ hệ thống này là đầy
CV lưu
UBND Thành phố
Trang 34đủ nhất Tra tỡm những văn bản khi đó cú số và ký hiệu thỡ hệ thống này sẽ cung cấp rất nhanh chúng Nhược điểm của hệ thống cụng văn lưu này là không thể cung cấp một hoặc một tập hợp các văn bản về một vấn đề, một
vụ việc cụ thể khi muốn tỡm hiểu quỏ trỡnh giải quyết vụ việc đó
Hồ sơ tài liệu trong Phông đã qua các đợt chỉnh lý sau:
Lần thứ nhất: Vào năm 1970, tài liệu từ năm 1954 đến 1970 được phân loại, hệ thống hóa và đưa vào bảo quản khai thác sử dụng Đợt chỉnh lý này đã lập được 5.665 hồ sơ
Lần thứ hai: Vào năm 1990, tài liệu từ năm 1971 đến năm 1990 Đợt
chỉnh lý này đã lập được 8.790 hồ sơ
Lần thứ ba: Vào năm 1996, tài liệu từ năm 1991 đến 1994 Đợt chỉnh
lý này đã lập được 4.520 hồ sơ
Lần thứ tư: Vào năm 1998, chỉnh lý bổ sung tài liệu từ năm 1954 đến
1994 Đợt chỉnh lý này đã bổ xung vào Phông 18.975 hồ sơ và lập thêm 12.976 hồ sơ mới
Lần thứ năm: Vào năm 2002-2003, chỉnh lý tài liệu từ năm 1995 đến
2000 Đợt làm này đến nay chưa hoàn chỉnh Vì vậy, hồ sơ tài liệu của những năm này chúng tôi không có điều kiện khảo sát và nghiên cứu nhiều
1.2.2 Thành phần và nội dung tài liệu trong phông
Tài liệu tổng hợp
Khối tài liệu này bao gồm: Tài liệu về chủ trương, kế hoạch và kết
quả thực hiện các mặt hoạt động, các nhiệm vụ công tác của thành phố
Hà Nội, như: chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, quốc
phòng, an ninh; các chương trình công tác của Thành phố; các chỉ tiêu kế
hoạch Thành phố giao cho các quận, huyện; các phương hướng, nhiệm vụ,
Trang 35mục tiêu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm Chính phủ giao cho Thành
phố; các báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước của Thành phố; và các báo cáo thực hiện kế hoạch của các quận, huyện Ngoài ra còn
có nhóm tài liệu về thống kê, ngoại vụ, thi đua-khen thưởng
Tài liệu về thống kê gồm thống kê tổng hợp tình hình kinh tế-xã hội,
đời sống của nhân dân; thống kê về thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh
tế-xã hội; thống kê từng mặt hoạt động của Thành phố, trong đó có hoạt động
điều tra xã hội học về dân số, giới tính, trình độ văn hoá, lao động, việc làm
Tài liệu về ngoại vụ gồm các văn bản về hợp tác văn hoá, kinh tế,
khoa học giữa Thành phố Hà Nội với các thành phố khác trên thế giới; về
quản lý hoạt động các đoàn của Thành phố đến các nước và các đoàn các
nước đến làm việc với Thành phố; về quản lý hoạt động Việt kiều, quản lý
các cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội và các cơ quan đại diện của Hà
Nội tại nước ngoài
Tài liệu về thi đua khen thưởng bao gồm các văn bản liên quan đến
việc khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân ở thành phố; tài liệu về phong
tặng các danh hiệu cao quý của Nhà nước (bà mẹ Việt Nam anh hùng, Nhà
giáo Nhân dân), tặng huân, huy chương kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp
và xét tặng các giải thưởng thi đua khác
Tài liệu về công tác nội chính:
Nội dung của nhóm tài liệu này phản ánh việc xây dựng chính quyền, bảo vệ chính quyền và trật tự an ninh chính trị xã hội, tài liệu về tôn giáo
Nhóm tài liệu về xầy dựng chính quyền gồm tài liệu về bầu cử Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp; tài liệu về phân vạch điều chỉnh địa giới hành chính và quản lý mốc, chỉ giới và bản đồ địa giới hành chính; đặt tên, đường phố, quảng trường và các công trình công cộng; về các đơn vị hành chính, sự
Trang 36nghiệp; về cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố Ngoài ra còn có tài
liệu về tổ chức và cán bộ
Tài liệu về tổ chức bao gồm: thành lập, giải thể, sáp nhập và các quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp và cơ quan quản lý hành chính nhà nước; thành lập, giải thể, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước; thu hồi giấy phép hoạt động, thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các tổ chức kinh tế trong nước đặt chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn Thành phố; tài liệu về thành lập hội, tổ chức phi chính phủ
Tài liệu về cán bộ bao gồm: kế hoạch, phân bổ biên chế hành chính
sự nghiệp; quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương; đào tạo
và đào tạo lại đội ngũ viên chức nhà nước, chính sách cán bộ, kỷ luật cán bộ, điều động thuyên chuyển, đề bạt cán bộ
Tài liệu về bảo vệ chính quyền, gồm: tài liệu về xây dựng các lực
lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo và hoạt động của các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, xây
dựng các lực lượng dự bị động viên; chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang tại địa phương; công tác nghĩa vụ quân
sự, phòng chống bạo loạn và chiến tranh xâm lược, chính sách hậu phương
quân đội
Tài liệu về trật tự an ninh chính trị xã hội gồm tài liệu về công tác
bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ kinh tế, bảo mật phòng gian, quản lý hộ khẩu, phòng chống, giáo dục, cải tạo đối với tội phạm, các tệ nạn xã hội, công tác đặc xá đối với phạm nhân
đang thụ hình, theo dõi hoạt động của các đảng phái, quản lý việc vận chuyển, sử dụng vũ khí, phòng chống vũ khí sinh học, hoá học, chất nổ, chất
dễ cháy, chất phóng xạ, chất nổ, quản lý vượt biên trái phép, an toàn giao
Trang 37thông và công tác cứu hoả phòng cháy và chữa cháy;tài liệu hoạt động của
toà án nhân dân thành phố Hà Nội, công tác xét xử các vụ án điểm, ngăn chặn tội phạm, phần tử nguy hiểm; tài liệu về hoạt động thanh tra thành phố
Hà Nội; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, công tác tư pháp, bào chữa, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác thi hành án, cho nhận con nuôi và kết hôn với người nước ngoài
Tài liệu về công tác tôn giáo gồm: tài liệu về xây dựng, tổ chức thực
hiện các chương trình, dự án đối với đồng bào có đạo; thực hiện chính sách tôn giáo, lập hội, mở trường lớp tôn giáo; về quyền tự do tín ngưỡng, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trước pháp luật; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao trình độ dân trí của đồng bào có đạo; tài liệu về tiếp nhận
viện trợ của giáo hội từ nước ngoài, cử người tham gia, dự lễ hội của giáo
hội quốc tế, quản lý các tôn giáo: thiên chúa giáo, tin lành, phật giáo, cao đài, hoà hảo, hồi giáo
Tài liệu về hoạt động kinh tế
Nhóm tài liệu này phản ánh sự chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố và kết quả thực hiện các mặt tài chính-ngân sách, kiểm toán, đầu tư, ngân hàng, kho bạc, doanh nghiệp, thuế, vật giá, chứng khoán, thương mại, du lịch, hải quan, kinh tế đối ngoại, lương thực, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, khí tượng thuỷ văn, kinh tế mới, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp của Thành phố Hà Nội
Tài liệu về tài chính-ngân sách gồm các tài liệu về quản lý, chỉ đạo
điều hành ngân sách Thành phố, như: phê duyệt dự toán, tổng dự toán ngân sách Thành phố, thu, chi ngân sách, phân bổ ngân sách, kết dư ngân sách,
điều chỉnh ngân sách, quyết toán ngân sách, tỷ lệ điều tiết; quản lý tài chính
và phân cấp quản lý tài chính ngân sách, các chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi tài sản (đất, nhà, hiện vật), bồi thường thiệt hại do thiên tai
Trang 38hoặc hoả hoạn; tài liệu về thành lập các quỹ và quản lý các quỹ tài chính nhà nước thuộc phạm vi Hà Nội (quỹ phòng chống ma tuý, quỹ hỗ trợ tài năng
trẻ; tài liệu về quản lý tài sản công, kiểm tra, thanh tra tài chính, và tài liệu
về tiếp nhận và kế hoạch sử dụng hàng viện trợ
Tài liệu về đầu tư gồm các chính sách quản lý đầu tư, xây dựng của
Nhà nước (các hướng dẫn nghiệp vụ về kế hoạch đầu tư, thẩm định, đấu thầu, quản lý vốn dùng cho đầu tư phát triển); các chính sách của Hà Nội về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn; các chính sách chung về quản lý vốn
đầu tư, phân phối hạn mức (vốn cấp phát, vốn tín dụng ưu đãi, vốn sự nghiệp, vốn tạm ứng Kho bạc nhà nước cho ngân sách Thành phố); thẩm tra kinh tế, kỹ thuật các dự án có sử dụng vốn, chọn thầu, xét thầu các công trình lớn của Thành phố, các dự án đầu tư đối với các công trình xây dựng
(quyết định đầu tư, giới thiệu địa điểm, quyết định cấp phát, kinh phí thực
hiện, giải phóng mặt bằng), các dự án về giáo dục, y tế, văn hoá, về công nghiệp
Tài liệu về ngân hàng gồm bảo lãnh vay vốn, cho vay, quản lý các
ngân hàng thương mại cổ phần (các chi nhánh đặt tại Hà Nội); tài liệu về thanh toán công nợ, thu nợ, xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ; tài liệu về xây dựng
kế hoạch và các chế độ đối với công tác tín dụng, hoạt động kiểm tra, thanh
tra ngân hành, quản lý về mở tài khoản của các đơn vị và các nhân; tài liệu
về công tác tiết kiệm và kỳ phiếu ngân hàng
Tài liệu về kho bạc, gồm các văn bản về quản lý kho bạc Hà Nội, về
xử phạt hành chính
Tài liệu về vật giá, gồm có các nhóm tài liệu của Nhà nước về quản lý
giá, giá cả thị trường khu vực Hà Nội, giá và khung giá đối với các mặt hàng được sản xuất tại các công ty của Hà Nội, các xử lý vi phạm về giá
Trang 39Tài liệu về thuế, gồm các nhóm tài liệu về quản lý các loại thuế (thuế
nông nghiệp, thuế nhà, thuế đất, thuế môn bài, thuế dich vụ, thuế xuất nhập
khẩu, thuế giá trị gia tăng ), về quản lý phí và lệ phí (phí giao thông, phí
giáo dục ), quản lý các khoản phụ thu, chống thất thu thuế, tài liệu về miễn giảm thuế, hoàn trả thuế và xử lý vi phạm thuế
Tài liệu về thị trường chứng khoán, gồm: xây dựng, tổ chức thị
trường chúng khoán, quản lý hoạt động thị trường chứng khoán
Tài liệu về thương mại, gồm các nhóm tài liệu về tổ chức mạng lưới
thương mại, quản lý kinh doanh các mặt hàng, quản lý thị trường, xử lý gian lận thương mại, quản lý hội trợ và triển lãm thương mại, giám định hàng hoá
và quản lý các lò giết mổ
Tài liệu về dịch vụ và du lịch, gồm các nhóm tài liệu về quản lý
ngành kinh doanh du lịch, xây dựng phát triển cơ sở du lịch, quản lý nhà nghỉ, khách sạn, quản lý tuyến phố ẩm thực
Tài liệu về lương thực, gồm các nhóm tài liệu quản lý các doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh lương thực, quản lý hoạt động kinh doanh lương thực, dự trữ lương thực , kiểm tra lương thực, điều chuyển lương thực, quản lý mạng lưới kho tàng lương thực
Tài liệu về nông nghiệp, gồm các nhóm tài liệu về quản lý HTX nông
nghiệp theo luật, sản xuất nông nghiệp, xây dựng chính sách, quản lý thực
vật, dich vụ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông, nông thôn (chủ trương chính sách xây dựng nông thôn mới, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong
nông thôn), chương trình công ghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Tài liệu về lâm nghiệp, gồm các nhóm tài liệu về khuyến lâm, quản lý
bảo vệ rừng, trồng rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, xử lý vi phạm quản lý bảo vệ rừng, công tác kiểm lâm, công tác cứu hộ động vật hoang dã
Trang 40Tài liệu về thuỷ lợi, gồm các nhóm tài liệu về quy hoạch thuỷ lợi,
quản lý các công ty khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, quản lý và
bảo vệ hệ thống đê điều và các công trình phòng chống bão lụt, quản lý vật
tư dự trữ phòng chống lụt bão, xử lý sự cố đê điều, dòng chảy, xử lý vi phạm
đê điều
Tài liệu về thuỷ sản, gồm các nhóm tài liệu về phát triển nuôi trồng
thuỷ sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, công tác khuyến ngư
Tài liệu về khí tượng thuỷ văn, gồm các nhóm tài liệu về công tác
khí tượng như quản lý các đài, các trạm quan sát, dự báo thời tiết, thuỷ văn
Tài liệu về doanh nghiệp gồm các nhóm tài liệu về quản lý, sắp xếp
doanh nghiệp (chuyển nhượng, thanh lý tài sản doanh nghiệp nhà nước, cấp phát, bổ sung vốn, huy động vốn cho doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp,
cổ phần hoá doanh nghiệp, bán, cho thuê, khoán doanh nghiệp, doanh nghiệp công ích ), phá sản doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp, cải tiến quản lý doanh nghiệp, nhà máy, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh (quản lý doanh nghiệp tư nhân, doanhnghiệp theo luật công ty, quản lý doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài)
Tài liệu về công nghiệp, gồm các nhóm tài liệu về quy hoạch, xây
dựng, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của Thành phố, khu công nghiệp vừa và nhỏ của các quận, huyện; công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng, điện (như thiết kế xây dựng mạng
lưới điện, an toàn mạng lưới điện, quản lý sử dụng kinh doanh điện, quy hoạch, cải tạo, phát triển lưới điện, điện khí hoá, hệ thống tải điện, xử lý vi phạm điện, hành lang lưới điện); tài liệu về công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ, quản lý bảo vệ, kiểm tra việc khai thác
tài nguyên khoáng sản