ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- - ---TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HÓA PHÔNG LƯU TRỮ ỦY BAN NHÂ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- - -
LÊ THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HÓA PHÔNG LƯU TRỮ ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU
HỌC
HÀ NỘI - 2005
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
-TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài:
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HÓA PHÔNG LƯU TRỮ ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS VƯƠNG ĐÌNH QUYỀN
Học viên: LÊ THỊ THU HƯƠNG
HÀ NỘI - 2005
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả
Lê Thị Thu Hương
Trang 4MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
HÀ NỘI - THỦ ĐÔ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ CỦA CẢ NƯỚC TỪ THẾ KỶ XI, NƠI ĐÂY ĐÃ LÀ KINH ĐÔ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM NĂM 1945, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ ĐÃ ĐƯỢC THÀNH LẬP VÀ HÀ NỘI ĐƯỢC CHỌN ĐẶT LÀM THỦ
ĐÔ ĐÓ LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI VÀ CŨNG LÀ
NIỀM TỰ HÀO CỦA ĐỒNG BÀO CHIẾN SĨ CẢ NƯỚC
VỚI VAI TRÕ LÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA THỦ ĐÔ, UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐÃ HÌNH THÀNH MỘT KHỐI LƯỢNG KHÁ LỚN TÀI LIỆU PHẢN ÁNH TOÀN DIỆN TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ QUỐC PHÕNG AN NINH VÀ CÁC MẶT KHÁC CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TỪ KHI ĐƯỢC THÀNH LẬP CHO ĐẾN NAY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA KHỐI TÀI LIỆU HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÀ RẤT TO LỚN ĐÓ LÀ NGUỒN
SỬ LIỆU TRỰC TIẾP GIÖP CÁC NHÀ SỬ HỌC NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH
SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN, GIÖP CÁC NHÀ KINH TẾ, VĂN HÓA,
XÃ HỘI NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀ ĐẶC BIỆT CHÖNG PHỤC VỤ TRỰC TIẾP CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA MÌNH
Trang 5Nhận thức được giá trị to lớn của khối tài liệu hình thành trong quá trình
hoạt động của mình, Uỷ ban nhân dân thành phố đã rất quan tâm đến việc
tập trung bảo quản và tổ chức sử dụng khối tài liệu này Cụ thể, UBND
Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá các văn bản của
các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ trên địa bản
thủ đô; đầu tư kinh phí cho chỉnh lý tài liệu nhằm tổ chức khoa học tài liệu, phục vụ tốt cho các yêu cầu bảo quản và nghiên cứu, sử dụng tài liệu
Sau khi Điều lệ quy định chế độ chung về công văn giấy tờ ở các cơ
quan được hình thành (kèm theo Nghị đinh 527-TTg ngày 2/11/1957 của Thủ tướng Chính phủ), Phòng Lưu trữ Uỷ ban hành chính (nay là Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội) đã được thành lập Khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố đã được tập trung bảo quản tại kho lưu trữ
thuộc Phòng Lưu trữ Văn phòng Uỷ ban Các nghiệp vụ về lưu trữ, như: lập
hồ sơ, phân loại, xác định giá trị tài liệu nhằm tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ đã được tiến hành Kết quả là tài liệu của Phông từ 1954 đến
2000 về cơ bản đã được tập trung bảo quản tại các kho trong trụ sở Uỷ ban
nhân dân Thành phố Trong đó tài liệu từ năm 1954 đến 1995 đã được chỉnh
lý, phục vụ cho công tác lãnh đạo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố
Tuy nhiên do công tác thu thập chưa được chú trọng thực hiện đúng chức
năng, do sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác lưu trữ
chưa cụ thể, việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ như lập hồ sơ lưu trữ,
hệ thống hóa hồ sơ còn những hạn chế nhất định nên chất lượng hồ sơ đã chỉnh lý chưa đáp ứng yêu cầu của khoa học lưu trữ cũng như yêu cầu khai thác sử dụng tài liêu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Những hạn chế của hồ sơ tài liệu trong Phông được thể hiện ở những điểm sau:
Trang 6+ Nhiều hồ sơ tài liệu chưa được thu thập, bổ sung hoàn chỉnh;
+ Công tác lập hồ sơ, xác định giá trị, hệ thống hoá hồ sơ còn nhiều điểm chưa khoa học, chưa hợp lý
Những hạn chế trên ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả tài liệu lưu trữ
Vì vậy, tối ưu hoá khối tài liệu này là một việc làm cấp thiết Mặt khác, tuy
đã có nhiều cố gắng trong tiến hành các nghiệp vụ lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ Thành phố chưa có điều kiện đánh giá một cách hệ thống và toàn diện quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, chỉ rõ những hạn chế, bất cập để khắc phục, nhằm thực hiện tốt hơn nghiệp vụ lưu trữ đối với khối tài liệu tiếp theo Do vậy, nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc chất lượng của khối tài liệu này là việc làm cần thiết
Theo giải thích của Từ điển Tiếng Việt Tối ưu là “tốt nhất, đem lại hiệu
quả tốt nhất” Như vậy tối ưu hoá hồ sơ tài liệu là làm cho các hồ sơ tài liệu trở nên đầy đủ, hoàn chỉnh và có chất lượng tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong phục vụ khai thác, sử dụng thông tin lưu trữ cho hoạt động quản lý,
cho nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, anh ninh
Để đánh giá chất lượng hồ sơ tài liệu đã được chỉnh lý của Phông lưu trữ
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa hồ sơ tài liệu của Phông, và từ đó rút kinh nghiệm cho việc
tổ chức khoa học tài liệu Phông Lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội những giai đoạn tiếp theo, được sự gợi ý của thầy giáo hướng dẫn và sự khuyến khích của Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Hà Nội (nay là Văn phòng Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chúng tôi đã
chọn đề tài: " Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hoá hồ sơ tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sỹ
của mình
Trang 72 Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn bộ khối tài liệu đã chỉnh lý và đang được bảo quản trong kho để đưa ra bức tranh chung về hồ sơ tài liệu phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (1954-1994)
- Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hoá (nâng cao chất lượng) các hồ sơ tài liệu hiện nay và trong tương lai của Phông lưu trữ Uỷ ban Nhân dân Thành phố
3 Phạm vi nghiên cứu
Khối tài liệu 1945 - 1953 của Phông hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hiện tại, Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội đang bảo quản, quản lý 925,5m hồ sơ tài liệu thuộc Phông UBND Thành phố Hà Nội hình thành từ năm 1954 đến năm 1994 Từ khi thành lập, năm 1945, chính quyền thành phố Hà Nội đã chú ý tới việc bảo quản hồ sơ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động Đến năm 1975, đất nước Việt Nam chấm dứt chiến tranh, thống nhất, ổn định và tập trung vào hoàn thiện bộ máy, phát triển kinh
tế, xã hội Các hồ sơ lưu trữ từ đây có điều kiện bảo quản, quản lý tốt hơn,
phản ánh đầy đủ hơn quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội Các hồ sơ lưu
trữ từ năm 1954 đến nay là chứng tích chân thực về hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô ở tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh
Đề tài chủ yếu nghiên cứu khối hồ sơ tài liệu từ năm 1954-1994, đặc biệt tập trung đi sâu nghiên cứu các hồ sơ từ 1975-1994
Hiện nay, khối tài liệu được bảo quản trong kho gồm tài liệu được hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố
Hà Nội hợp thành tài liệu của chính quyền Thành phố Trong đề tài này, chúng
Trang 8tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ các hồ sơ lưu trữ của Uỷ ban nhân dân Thành phố, cơ quan hành pháp cao nhất của Thủ đô Hà Nội
Khối tài liệu này hiện nay thuộc lưu trữ cố định Năm 1998, Trung tâm lưu trữ thành phố Hà Nội được thành lập với chức năng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ trên địa bàn Thủ đô, vừa làm nhiệm vụ lưu trữ lịch sử vừa làm nhiệm vụ lưu trữ hiện hành Công tác lưu trữ có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau
và được tiến hành tuân theo một quy trình cụ thể Quy trình lưu trữ cố định có những điểm khác với quy trình của lưu trữ hiện hành Phạm vi của đề tài là nghiên cứu đánh giá đối với hồ sơ lưu trữ cố định, từ đó tạo cơ sở khoa học để hoàn thiện Phông, đồng thời làm cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho Lưu trữ hiện hành của Uỷ ban thực hiện nghiệp vụ ngày càng khoa học và hợp lý hơn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu những nội dung sau:
- Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội
- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ ngày thành lập đến nay
- Lịch sử Phông Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Khảo sát- đánh giá tình hình tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ 1954 đến 1994
- Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hoá các tài liệu trong Phông
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 9Hiện nay, có nhiều sách, đề tài nghiên cứu đề cập đến công tác lưu trữ nói chung
- Về lý luận: chưa có đề tài nghiên cứu về lưu trữ cấp tỉnh, hiện chỉ có lý luận chung về phương pháp tiến hành nghiệp vụ lưu trữ
- Đề tài khoa học và các bài viết: hiện có nhiều đề tài khoa học và các bài viết trên tạp chí của ngành Lưu trữ đề cập đến các nội dung nghiệp vụ của lưu trữ cấp tỉnh như xác định giá trị tài liệu, nguồn tài liệu giao nộp, bổ sung tài liệu, phân loại tài liệu Riêng Văn phòngUỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có 02 đề tài cấp Thành phố có liên quan đó là:
+ "Nghiên cứu những luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp đề thực hiện chế độ giao nộp, khai thác tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và nghiên cứu khoa học của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới";
+ "Xác định thời hạn bảo quản tài liệu phông Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội"
Hai công trình nghiên cứu này đã giúp Trung tâm lưu trữ Thành phố Hà Nội thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình sau khi được thành lập (năm1998)
Ngoài ra, một số học viên cao học, sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội cũng lấy chủ đề tổ chức khoa học Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh - thành phố làm luận văn và khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, về tối ưu hóa phông lưu trữ nói chung và phông lưu trữ cấp tỉnh - thành phố nói riêng, đến nay chưa có đề tài nào đề cập đến
Trang 106 Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac-Lênin về nhận thức khoa học thể hiện ở chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Để nhận thức cụ thể và đánh giá tổng quát chất lượng hồ sơ lưu trữ Phông Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu trực tiếp gồm: điều tra, khảo sát; phân tích và tổng hợp; quy nạp
và diễn dịch; phương pháp hệ thống, thống kê; lịch sử và logic; so sánh
7 Nguồn tài liệu sử dụng để thực hiện luận văn
Để thực hiện các yêu cầu đặt ra của luận văn, chúng tôi đã nghiên
cứu, sử dụng nguồn tài liệu cơ bản sau:
- Tài liệu kinh điển: Triết học Mac-Lênin; Hồ Chí Minh toàn tập
- Các văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; Luật tổ chức UBND năm 1980; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994; 2003; Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001; các văn bản của Cục Lưu trữ Nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ tại các lưu trữ tỉnh, thành phố thuộc TW; các văn bản của UBNDThành phố chỉ đạo, hướng dẫn công tác lưu trữ trên địa bàn Thủ đô
- Các sách lý luận: Giáo trình "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ"
do Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp phát hành, năm 1980; Lý luận
và thực tiễn công tác lưu trữ - Sách của trường Đại học Lưu trữ Matxcơva,
1980 (bản dịch)
Trang 11- Hồ sơ tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có
thời gian hình thành từ 1954 đến 1995 được bảo quản theo năm trên các giá
trong kho lưu trữ đặt tại trụ sở Uỷ ban Thành phố Hà Nội
- Các quyển mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố
Một nguồn tài liệu khác là khối hồ sơ tài liệu từ 1995 đến 2000 hiện đang được tiến hành chỉnh lý lập hồ sơ
6 Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn chia thành 3 phần:
1 Phần mở đầu
2 Phần nội dung: chia làm 3 chương
Chương I:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH PHÔNG VÀ LỊCH SỬ PHÔNG LƯU TRỮ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chương II:
THỰC TRẠNG TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chương III:
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HOÁ PHÔNG LƯU TRỮ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3 Phần kết luận
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tối ưu hóa một phông lưu trữ
cấp tỉnh, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định
Trang 12Rất mong nhận được góp ý của các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn đạt chất lượng tốt hơn
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các đồng nghiệp ở Trung tâm Lưu trữ thành phố Hà Nội, nơi tôi công tác, các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng Đặc biệt, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn Phó
Giáo sư - Nhà giáo Ưu tú Vương Đình Quyền trong suốt quá trình thực hiện luận văn Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn và những người đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2004
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
1 Công văn số 152/CV-VP ngày 16/3/2001 của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội về thực hiện chế độ lập và giao nộp hồ sơ công việc của cán
bộ, công chức cơ quan
2 Công văn số 975/CV-VP ngày 30/5/1994 của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội về trách nhiệm lập hồ sơ, nộp tài liệu lưu trữ của cán bộ chuyên viên Văn phòng
3 Chỉ thị số 16/2003/CT-UB ngày 19/5/2003 của UBND thành phố Hà Nội
về việc tăng cường tổ chức, chỉ đạo, quản lý công tác lưu trữ
4 Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 23/5/1995 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác thu thập, chỉnh lý tài liệu lưu trữ
5 Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990
6 Cục Lưu trữ Nhà nước: Tài liệu hội nghị Serbica về đánh giá và loại hủy tài liệu Hà Nội, 1995
7 Cục Lưu trữ Nhà nước: Từ điển Lưu trữ Việt Nam Hà Nội, 1992
8 Hoàng Minh Cường, Nguyễn Đăng Khải : Về việc xây dựng phương án hệ thống hóa hồ sơ tài liệu phông UBND tỉnh Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số
4, 1993
9 Nguyễn Văn Hàm: Vai trò của môn học “Lịch sử và tổ chức các cơ quan
Nhà nước” đối với những cán bộ làm công tác lưu trữ Tạp chí Văn thư - Lưu trữ số 3 + 4, 1981
10 Vũ Dương Hoan chủ biên: Công tác lưu trữ Việt Nam Nxb KHXH Hà Nội, 1987
11 Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1998
12 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội những chặng đường lịch sử Nxb Hà Nội, 2004
Trang 1413 Nghiêm Kỳ Hồng: Mấy suy nghĩ định hướng hoàn thiện và đổi mới công tác lưu trữ hiện nay Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 2, 1996
14 Hà Văn Huề: Nên tổ chức lưu trữ cấp tỉnh như thế nào cho hợp lý Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4, 1995
15 Kỷ yếu Hội nghị khoa học về những vấn đề nghiệp vụ của các Trung tâm
lưu trữ cấp tỉnh Cục Lưu trữ Nhà nước, 2000
16 Kỷ yếu Hội nghị khoa học về kho lưu trữ cố định Cục Lưu trữ Nhà nước,
1997
17 Dương Văn Khảm: Vài nét về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực lưu trữ
Tổ chức Nhà nước, số 8, 2002
18 Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Tập I, Nxb Hà Nội, 2001
19 Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Tập II, Nxb Hà Nội, 2001
20 Luật tổ chức HĐND và UBND, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003
21 Văn Lưu: Bàn về nguyên tắc đánh giá Tạp chí Văn thư - Lưu trữ; số
2-1975
22 Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ - Trường Đại học Lưu trữ lịch sử Matxcơva, 1980 (bản dịch tiếng Việt)
23 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1954
24 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1955
25 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1956
26 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1957
27 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1958
28 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1959
29 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1960
30 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1961
31 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1962
32 Mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố năm 1963