1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội

97 909 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 520,23 KB

Nội dung

Phần A : Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài Động kinh là một bệnh lý thần kinh mã số G40- theo Phân loại Bệnh tật Quốc tế, chất lượng cuộc sống của người bệnh phụ thuộc không những v

Trang 1

Bộ y tế

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ

Nghiên cứu dịch tễ học động kinh

và đề xuất một số giải pháp nhằm cảI thiện việc quản lý, điều trị bệnh

nhân tại thành phố hà nội

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Lê Quang Cường

Cơ quan ( Tổ chức) chủ trì đề tài: trường đại học y hà nội

6370

12/5/2007

Hà Nội - 2005

Trang 2

thành phố hà nội

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Lê Quang Cường

Cơ quan ( Tổ chức) chủ trì đề tài: trường đại học y hà nội Cấp quản lý: Bộ Y Tế

Thời gian thực hiện: từ tháng 06 năm 2001 đến tháng 11 năm 2005

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 150 triệu đồng

Trang 3

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ

1.Tên đề tài: “Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố Hà Nội”

2 Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Lê Quang Cường

3 Cơ quan ( Tổ chức) chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội

4 Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y Tế

5 Thư ký đề tài: Th.s Nguyễn Văn Hướng

6 Danh sách những thực hiện chính đề tài:

1 PGS.TS Lê Quang Cường – BMTK – Chủ nhiệm đề tài

Trang 4

- Th.s Phan Hồng Minh – Bệnh viện Bạch mai

3 TS Ngô Văn Toàn, Bộ môn Dịch tễ Trường đại học Y Hà Nội

4 GS Pierre Jallon, Đơn vị nghiên cứu Động kinh và điện não đồ Genève, Thụy Sỹ

5 Mười ba cán bộ Y tế địa phương: Cán bộ trạm Y tế địa phương, cộng tác viên dân số địa phương

6 Một bác sĩ nội trú, 2 sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội

7 Các đề tài nhánh của đề tài:

a Đề tài nhánh 1:

- Tên đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và thực trạng quản lý động kinh tại xã Phù linh,Sóc sơn, Hà Nội, năm 2003” Đề tài tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

- Chủ nhiệm đề tài: BS Nguyễn Văn Hướng

c Đề tài nhánh 2:

- Tên đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học động kinh ở một xã ngoại thành Hà Nội, năm 2003” Đề tài tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa Trường Đại học Y Hà Nội

- Người thực hiện: SV Y6 Nguyễn Thuỳ Linh

8 Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 06 năm 2001 đến tháng 11 năm

2005

Trang 6

Mục lục

Trang

Phần A : Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài

1 Kết quả nổi bật của đề tài

a Đóng góp mới của đề tài

b Kết quả cụ thể

c Hiệu quả về đào tạo

d Hiệu quả về kinh tế

e Hiệu quả về xã hội

f Các hiệu quả khác

2 áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội

3 Đánh giá thực hiện đề tài

a Tiến độ thực hiện đề tài

b Thực hiện mục tiêu nghiên cứu

c Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương

d Đánh giá việc sử dụng kinh phí

Trang 7

1.3 Các khái niệm trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh 7

1.5 Triệu chứng học của cơn động kinh 13 1.6 Một số dữ kiện dịch tễ học động kinh 17 1.7 Vấn đề về quản lý và điều trị bệnh nhân động kinh tại

cộng đồng

23

1.8 Một số đặc điểm về tự nhiên và xã hội tại xã Phù Linh,

Sóc Sơn, Hà Nội và phường Nhân Chính quận Thanh Xuân -

Hà Nội

24

II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

2.2.2 Mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

2.2.3 Chẩn đoán động kinh

2.2.4 Ghi điện não đồ

2.2.5 Xác định nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ

Phụ lục1: Bộ câu hỏi áp dụng cho nghiên cứu cộng đồng

Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân

Trang 8

Phần A : Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài

Động kinh là một bệnh lý thần kinh (mã số G40- theo Phân loại Bệnh tật Quốc tế), chất lượng cuộc sống của người bệnh phụ thuộc không những vào việc chẩn đoán chính xác các thể động kinh để chỉ định thuốc

đúng đắn mà còn phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ của người dân cũng như cộng đồng đối với loại bệnh lý này Trên thế giới, tuỳ theo từng nước, từng điều kiện kinh tế, văn hoá mà tỷ lệ hiện mắc động kinh không

giống nhau Nhìn chung, tỷ lệ này dao động xung quanh 5%o tại các

nước phát triển

ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử để lại, hiện tại động kinh đang thuộc chuyên ngành Tâm thần quản lý và phát thuốc Cho đến trước khi thực hiện đề tài này, mới chỉ có một nghiên cứu về dịch tễ học động kinh được thực hiện tại cộng đồng dân cư tỉnh Hà Tây Tuy nhiên, do việc thu thập

số liệu của nghiên cứu trên còn chủ yếu dựa trên hồ sơ hồi cứu nên có thể còn để sót các trường hợp bệnh nhân không đến khám Do vậy việc đặt vấn đề tiếp tục nghiên cứu dịch tễ học động kinh tại hai cộng đồng dân cư thuộc Hà Nội có đặc điểm địa lý khác nhau sẽ cung cấp được các thông tin bổ ích cho loại bệnh lý chưa được quan tâm đúng mức này

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đưa ra các thông tin cơ bản liên quan đến tỉ lệ hiện mắc

động kinh của hai cộng đồng thuộc địa bàn Hà Nội qua đó không những cho thấy mô hình động kinh ở khu vực nghiên cứu, thực trạng quản lý (ưu điểm và những điều cần điều chỉnh) giúp y tế địa phương có chính sách y tế phù hợp mà còn tạo điều kiện dự đoán thực trạng điều trị và quản lý động kinh tại cộng đồng Việt Nam nói chung

Bên cạnh nghiên cứu chính, chúng tôi còn thực hiện một nghiên cứu bổ xung về kiến thức và thái độ của cộng đồng đối với động kinh

Trang 9

hạn chế, qua đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị làm

ẳnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân này Với kết luận rút ra được từ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ khuyến cáo các nhà quản lý y tế cần có kế hoạch tuyên truyền để cộng đồng hiểu rõ hơn

về loại bệnh này qua đó nhằm hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của người bị động kinh

b Kết quả cụ thể

Qua nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và thực trạng quản lý động kinh tại hai xã/ phường thuộc thành phố Hà nội năm 2003, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Tỷ lệ hiện mắc động kinh giữa nam và nữ không có sự khác biệt

- Nhóm tuổi từ 11 đến 20 tuổi động kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, lứa tuổi

trên 50 có tỷ lệ mắc động kinh thấp nhất (3,4%o)

- Tỷ lệ mắc động kinh ở nhóm người mù chữ và cấp I cao gấp gần 10,4 lần so với ở nhóm người có trình độ cấp II, và cấp III trở lên

- Tuổi có tỷ lệ khởi phát động kinh cao nhất là từ 10 tuổi trở xuống

(21,8%o), giảm dần các lứa tuổi tiếp theo

- 81,3% là động kinh toàn thể (có 90% là động kinh cơn lớn), số còn lại là động kinh cục bộ

- Có 39,1% bệnh nhân động kinh tìm thấy yếu tố nguy cơ trong đó tiền sử co giật do sốt cao chiếm tỷ lệ cao nhất (22,9%)

Trang 10

1.2 Tỷ lệ mới mắc động kinh

- Tỷ lệ mới mắc: 2,9/100.000dân

- Tỷ lệ mới mắc ở nông thôn cao hơn ở thành thị

1.3 Thực trạng quản lý và điều trị động kinh

- Chỉ 48,3% bệnh nhân động kinh trong cộng đồng nghiên cứu được

điều trị

- Tỷ lệ bệnh nhân động kinh ở thành thị được điều trị cao hơn nông thôn

- 94,7% chủ yếu điều trị bằng phương pháp y học hiện đại, số còn lại

điều trị kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền

- Thuốc điều trị chủ yếu là nhóm bacbiturat 47%

- Nhóm thuốc Valproat được sử dụng ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn

c Hiệu quả về đào tạo

- Nghiên cứu đã giúp đào tạo được một thạc sĩ chuyên ngành Thần kinh và hai luận văn tốt nghiệp cho sinh viên Y6 đa khoa

- Các số liệu dịch tễ học đã đợc để sử dụng để giảng dạy trong chuyên đề Động kinh của Trường Đại học Y hà Nội (đã được trích dẫn trong chương dịch tễ học động kinh thuộc sách Động kinh-NXBYH 2005)

- Phần nghiên cứu về hiểu biết, thái độ của người dân về động kinh

đã được nhận đăng vào 1/2006 tại tạp chí chuyên ngành quốc tế (Epilepsy and Behavior)

d Hiệu quả về kinh tế và x∙ hội

- Nghiên cứu đã phát hiện được các trường hợp động kinh tại huyện Sóc Sơn và Quận Thanh Xuân và từ đó đã đề nghị các trạm Y tế xã và

Trang 11

loại thuốc hợp lý, tiết kiệm kinh phí cho người bệnh và nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh

- Trên cơ sở người bệnh được quản lý và điều trị, gia đình và người bệnh an tâm sản xuất ra của cải vật chất

- Nghiên cứu này cũng đóng góp một phần vào việc thực hiện quan

điểm y tế dự phòng của ngành y tế là phát hiện sớm và điều trị sớm và hợp lý

- Những đóng góp của nghiên cứu này sẽ góp phần tích cực vào việc giảm quá tải cho các bệnh viện do quản lý và điều trị bệnh nhân tại tuyến y tế xã/phường

E Các hiệu quả khác

- Đây là một nghiên cứu về dịch tễ học động kinh đầu tiên được thực hiện tại cộng đồng theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp 100%, cung cấp các thông tin về tỷ lệ hiện mắc và mới mắc động kinh và một số yếu tố ảnh hưởng Những thông tin này sẽ giúp cho các nhà lập kế hoạch xây dựng và thực hiện các can thiệp kịp thời nhằm mang lại sức khỏe cho người bệnh

- Các thông tin từ nghiên cứu này có thể được so sánh với các nghiên cứu khác của quốc tế, phục vụ cho mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu này đóng góp tích cực vào việc hợp tác nghiên cứu với nước ngoài về lĩnh vực động kinh cũng nh mở ra việc hợp tác tích cực giữa các nhà dịch tễ và lâm sàng

1 áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội

- Đây là đề tài dịch tễ học đầu tiên về động kinh nghên cứu theo phương pháp tiến cứu, nên sẽ là cơ sở quan trọng để cho các nghiên cứu tiếp theo thực hiện được thuận lợi

Trang 12

- Động kinh vẫn còn là một bệnh gây ra tâm lý bi quan cho người nhà cũng như chính bệnh nhân, làm cho bệnh nhân thiếu niềm tin trong cuộc sống, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của họ Nghiên cứu này đã giúp cho bệnh nhân cũng như gia

đình họ hiểu hơn về động kinh, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân hoà nhập tốt hơn với cộng đồng

- Trong thực tế, động kinh có thể gây tử vong đột ngột, do tai nạn như: ngạt nước, các tai nạn lao động và tử vong chưa rõ nguyên nhân Nghiên cứu này đã giúp cho bệnh nhân, gia đình và y tế cơ sở hiểu biết

được cách phòng bệnh cho bệnh nhân từ đó hạn chế được tỷ lệ tử vong

2 Đánh giá thực hiện đề tài

a Tiến độ thực hiện đề tài : Thực hiện đúng tiến độ nhưng việc viết báo cáo nghiệm thu còn chậm do tác giả phải đi công tác đột xuất

b Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu được thực hiện

đâỳ đủ

c Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Các sản phẩm

được tạo ra phù hợp với dự kiến của bản đề cương

d Đánh giá việc sử dụng kinh phí.:

- Quản lý khoa học công nghệ : Hợp lý

- Đề xuất liên quan đến đề tài : Cần nghiên cứu tiếp về can thiệp để đưa

ra một mô hình điều trị và quản lý bệnh nhân động kinh tại cộng đồng hợp lý hơn

Trang 13

Đặt vấn đề

Động kinh là loại bệnh lý mạn tính chiếm khoảng một phần tư trong

tổng số bệnh lý thần kinh [54, 64] Trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc động kinh dao

động từ 5/1000 dân đến 10/1000 dân [58] và tỷ lệ mới mắc từ 190/100.000dân/năm (ở những nước đang phát triển) đến 70/100.000dân/ năm (ở các nước phát triển) và thực sự đang là gánh nặng về kinh tế đối với gia

đình người bệnh và xã hội Thực trạng quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh trên thế giới cũng có sự khác nhau rõ rệt [35, 46] ở các nước phát triển, bệnh nhân động kinh được quản lý điều trị tốt hơn nhiều so với các nước đang phát triển và tỷ lệ bệnh nhân được điều trị ở thành thị cao hơn ở nông thôn Sở dĩ có

sự khác biệt này là do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, sự quan tâm, hiểu biết của người dân về động kinh [35, 38, 46]

Bên cạnh các thể động kinh chưa rõ căn nguyên, các nguyên nhân thường thấy gây động kinh là viêm não, chấn thương sọ não, u não, bệnh não chu sinh, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương, bệnh lý mạch máu não…

Về loại hình nghiên cứu, các nghiên cứu về đặc điểm động kinh dựa trên dữ liệu quản lý của bệnh viện có tính chọn lọc cao đối với các trường hợp

động kinh nặng, động kinh mạn tính và động kinh kháng thuốc Tuy vậy, loại nghiên cứu này lại không mang tính đại diện cho cộng đồng Trong khi đó, các nghiên cứu về dịch tễ học lại có thể cung cấp các dữ liệu toàn diện hơn về tình trạng động kinh tại cộng đồng, phản ánh nhu cầu khám, chữa bệnh và chất lượng chăm sóc sức khoẻ người bệnh, qua đó giúp cơ quan quản lý y tế

có cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị và dự phòng các yếu tố nguy cơ, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tái phát của động kinh

Tại Việt Nam, cho đến nay còn rất ít nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng

về động kinh đã được công bố Nguyễn Thuý Hường (2001) kết hợp nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu tại cộng đồng dân số tỉnh Hà Tây đã nhận thấy: Tỷ lệ

hiện mắc động kinh là 4,9%o, tỷ lệ mới mắc động kinh là 59,8/100.000

Trang 14

dân/năm và có xu hướng tăng dần theo năm Có 43% bệnh nhân động kinh tại tỉnh Hà Tây được điều trị, tỷ lệ bệnh nhân động kinh được điều trị ở thành phố, đồng bằng cao hơn ở miền núi [10] Đây là kết quả rất đáng trân trọng, nhưng do nghiên cứu chủ yếu là hồi cứu, nên các số liệu có thể chưa phản ánh

được đầy đủ đặc điểm động kinh tại cộng đồng Năm 2003, Vũ Minh Ngọc và cộng sự [13] nghiên cứu cụ thể hơn về dịch tễ động kinh tại một xã có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn và kết quả đã cho thấy tỷ lệ hiện mắc động kinh tại

cộng đồng này là 8,3%o trong đó chỉ có 16% được quản lý và điều trị động

kinh Một câu hỏi đặt ra là hiện có sự phân bố khác nhau giữa tỷ lệ hiện mắc

động kinh cũng như thực trạng quản lý loại bệnh này giữa cộng đồng dân cư thành phố và nông thôn Việt Nam hay không, chúng tôi tiến hành đề tài:

"Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố Hà Nội”

Địa điểm và thời gian nghiên cứu của chúng tôi là hai xã/phường thuộc thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2005

Mục tiêu nghiên cứu:

1 Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc, mới mắc của động kinh tại x∙ Phù Linh huyện Sóc Sơn và phường Nhân chính Quận Thanh Xuân thuộc thành phố Hà Nội

2 Phân tích các yếu tố nguy cơ: Đặc trưng về cá nhân, yếu tố x∙ hội, kinh

tế, văn hoá… của động kinh tại hai địa phương này

3 Mô tả thực trạng quản lý bệnh nhân động kinh tại hai địa phương này

4 Đề xuất giải pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng quản lý và điều trị động kinh

Trang 15

Chương i Tổng quan

1.1 Đối tượng nghiên cứu dịch tễ học động kinh

Trên thế giới, các nghiên cứu dịch tễ học động kinh được tiến hành trên

nhiều đối tượng, vùng địa lý khác nhau [39, 55, 56, 59, 60, 64] Các nghiên cứu về dịch tễ học động kinh ở các nước đang phát triển và một số nước phát triển thường được thực hiện trên toàn bộ một vùng dân cư với các đặc điểm dân tộc, kinh tế, xã hội, văn hoá và các lứa tuổi khác nhau Một số nghiên cứu dịch tễ học động kinh lại dựa theo tuổi và nhận thấy tỷ lệ động kinh tăng theo tuổi ở người già [45, 69] Thời gian tiến hành nghiên cứu dịch tễ học động kinh cũng tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu của từng tác giả Có tác giả giới hạn nghiên cứu trong một năm [55, 56] trong khi một số khác lại theo dõi hàng chục năm [55]

Hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học động kinh không sử dụng thuật toán

để tính cỡ mẫu Cỡ mẫu dường như phụ thuộc vào mục đích và khả năng thực thi của nghiên cứu, cỡ mẫu có thể dao động từ vài trăm người [34] cho tới vài trăm nghìn người [67] và dựa trên đối tượng trong quần thể nghiên cứu được cho là đủ lớn, người ta ước định tỷ lệ mắc bệnh cho cả quốc gia Hauser và Kurland [55] nghiên cứu 55.000 dân ở Rochester trên cơ sở một theo dõi dọc

và với dữ liệu thu được, các tác giả đã suy ra số bệnh nhân động kinh trên toàn nước Mỹ Cỡ mẫu trong các nghiên cứu dịch tễ học động kinh gần đây thường bao gồm toàn bộ số dân trong vùng nghiên cứu hoặc được chọn ngẫu nhiên

đơn, ngẫu nhiên phân tầng với đơn vị theo địa giới hành chính hoặc vùng địa

lý [26], [50], [66], [70], [72]

ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của các tác giả thường là toàn bộ

dân cư của cộng đồng nghiên cứu [10, 13]

Trang 16

1.2 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học động kinh

Cho đến nay, chủ yếu các nghiên cứu dịch tễ học động kinh trên thế

giới được thực hiện dựa trên phương pháp hồi cứu các bản ghi điện não, bệnh

án, đơn điều trị động kinh [10, 57, 60] Phương pháp này cho phép tiết kiệm

được nguồn nhân lực cũng như kinh phí nghiên cứu [67].Tuy nhiên, nhược

điểm của phương pháp này là bỏ sót bệnh nhân do không phải bệnh nhân nào

có cơn động kinh đầu tiên cũng đến khám và việc chẩn đoán xác định động kinh nếu không do bác sĩ chuyên khoa thực hiện cũng có thể lầm lẫn không ít trường hợp Do vậy, thực tế các số liệu thu được ở các nghiên cứu loại này chỉ phản ánh được một phần thông tin về dịch tễ học động kinh hay nói một cách khác, các nghiên cứu hồi cứu chỉ nêu được phần nổi của tảng băng trên đại dương mà thôi

Bên cạnh các nghiên cứu hồi cứu, có một số tác giả công bố các nghiên cứu tiến cứu (Hauser và Kurland 1975[56]; Tekle-Haimanot và cs 1988 [70];

Loiseau và CS 1990; Hauser 1991,1993 [55]; Trong các nghiên cứu này, công trình của Hauser và cộng sự tại Rochester được thiết kế một cách khoa học, hệ thống, chặt chẽ với thời gian dài nhất từ 1935 cho tới những năm của thập kỷ

90 của thế kỷ XX Các nghiên cứu tiến cứu đòi hỏi chi phí tốn kém nhưng các

số liệu lại có giá trị hơn do chủ động được các chỉ tiêu chẩn đoán và việc xác chẩn thường được các bác sĩ chuyên khoa (các nhà động kinh học hoặc thần kinh học) trực tiếp thực hiện Nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồng thường dựa trên các câu hỏi sàng lọc và do các điều tra viên không phải nhân viên y tế thực hiện Phương pháp này có thể phát hiện các cơn tăng trương lực - co giật

và các cơn động kinh triệu chứng điển hình, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là dễ bỏ sót các trường hợp không điển hình hoặc các thể có triệu chứng phức tạp Ngày nay, hai trong số các bộ câu hỏi sàng lọc hay được sử dụng (trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh) đó là bộ câu hỏi của Tổ chức Y

Trang 17

tế Thế giới hoặc phiên bản cải biên của Viện Thần kinh học nhiệt đới Limoge, Cộng hòa Pháp

Sau đây là một số phương pháp hay được sử dụng để nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học động kinh:

Phương pháp điều tra “gõ cửa từng nhà” (door to door)

Đây là phương pháp có hiệu quả cao trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh do hạn chế tối đa khả năng bỏ sót bệnh nhân và tính đại diện cho quần thể cao Phương pháp này đã và đang được áp dụng ở các nước đang phát

triển, nơi mà hệ thống quản lý lưu trữ hồ sơ kém hiệu quả Phương pháp “gõ

cửa từng nhà” bao gồm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn sàng tuyển: Phỏng vấn với bộ câu hỏi sàng tuyển nhằm phát hiện những đối tượng nghi mắc động kinh

+ Giai đoạn xác chẩn: Thăm khám chuyên khoa để chẩn đoán xác định ở những đối tượng nghi mắc động kinh sau giai đoạn sàng tuyển

Các điều tra viên sử dụng trong giai đoạn sàng tuyển thường là người địa phương công tác tại cộng đồng, sinh viên ngành y, thầy cô giáo, hiếm hơn là các cán bộ y tế công cộng Yêu cầu chung các nhân viên này là phải có trình

độ văn hoá tốt nghiệp phổ thông trung học và được tập huấn về phương pháp, cách khai thác ở cộng đồng về động kinh Giai đoạn xác chẩn do các bác sĩ chuyên khoa về động kinh hoặc thần kinh thực hiện.Trên thực tế, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà việc xắp xếp nhân lực có thể khác nhau

Bộ câu hỏi điều tra là phương tiện đóng vai trò quan trọng trong sàng tuyển đối tượng nghi mắc động kinh Một bộ câu hỏi đơn giản, thuận tiện trong nghiên cứu cộng đồng rất khó phản ánh được tất cả các triệu chứng động kinh Phần lớn các bộ câu hỏi hiện đang được sử dụng có độ nhạy (Se) cao từ 70% đến 100% và độ đặc hiệu (Sp) từ 48% đến 99,9% Trong quá trình điều tra, câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp người chủ gia đình hoặc trẻ em trên 15

Trang 18

tuổi Với lứa tuổi nhỏ hơn, thông tin được khai thác từ bố mẹ, thầy cô giáo và những người gần gũi nhất với đối tượng

Phương pháp dựa vào hồ sơ bệnh án

Phương pháp này được Baker [32] sử dụng sớm nhất ở châu Âu từ sau

Đại chiến thế giới thứ nhất và là phương pháp chiếm ưu thế trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh ở các nước phát triển, phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong những năm trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX Nguồn dữ liệu bệnh nhân được khai thác từ bệnh viện đa khoa, các bác sĩ đa khoa tư nhân và các phòng khám tư nhân Phương pháp này tốn ít kinh phí nhưng dễ bỏ sót bệnh nhân và có sai số lựa chọn do chỉ có thể thăm khám được những bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế nêu trên Các nước đang phát triển với hệ thống lưu trữ hồ sơ chưa hoàn thiện, việc áp dụng phương pháp nghiên cứu này sẽ còn khó khăn hơn

Phương pháp phối hợp

Phương pháp này được Brewis, Stanhope [67] áp dụng vào những năm

60 của thế kỷ XX để nghiên cứu động kinh ở vùng Carlisle (Anh) và quần đảo Mariana Vừa dựa vào số liệu các bệnh viện, các tác giả phối hợp tiến hành

điều tra “gõ cửa từng nhà” Phương pháp phối hợp này giúp so sánh được số liệu giữa phương pháp điều tra kiểu “gõ cửa từng nhà” và phương pháp dựa vào hồ sơ bệnh án

Phương pháp nghiên cứu dựa vào hệ thống đăng ký

Phương pháp này được Kurland [55] sử dụng lần đầu tiên vào năm 1935 tại Rochester, Minnesota (Hoa Kỳ) Đây là phương pháp được đánh giá là khoa học, đáng tin cậy trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh tại cộng đồng

ở các nước phát triển Chẩn đoán động kinh dựa vào số liệu từ các bệnh viện chính trong vùng nghiên cứu Việc thu thập dữ liệu toàn diện về bệnh nhân (như các thông tin về cá nhân, nguyên nhân động kinh, bệnh lý khác) thuận tiện và chính xác Dữ liệu được bổ sung bằng phỏng vấn điện thoại Thông tin

Trang 19

thu được qua phương pháp này phong phú, ngoại trừ khả năng bỏ sót một số thể động kinh do họ không đến khám bác sĩ, hoặc các bệnh nhân động kinh không muốn khám ở các bệnh viện này

Hai nghiên cứu dịch tễ học trong nước đã công bố cho đến nay sử dụng phối hợp hồi cứu và tiến cứu [10] hoặc đơn thuần tiến cứu trong phạm vi một xã [13]

1.3 Các khái niệm trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh

Do sự hiểu biết về động kinh khác nhau tùy từng nước, phương pháp

nghiên cứu không giống nhau tùy theo từng tác giả, các khái niệm về cơn

động kinh cấp tính triệu chứng và động kinh còn được áp dụng chưa đúng đắn,

điều đó dẫn đến các kết quả nghiên cứu dịch tễ học nhiều khi rất khác nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau Ngày nay, hai bảng phân loại theo cơn động kinh (1981) và phân loại theo hội chứng động kinh (1989) của Liên hội Chống

Động kinh Quốc tế (ILAE) được sử dụng nhiều nhất trong lâm sàng động kinh Để giúp các nghiên cứu có một phương pháp thống nhất cho phép so sánh các kết quả thu được với nhau, Liên hội Chống Động kinh Quốc tế đã

đưa ra một bản hướng dẫn (1993) bao gồm các khái niệm và định nghĩa cơ bản trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh

1.3.1.Cơn động kinh : Là “biểu hiện lâm sàng gây ra do của sự phóng điện

bất thường, kịch phát và quá mức của một nhóm tế bào thần kinh ở não” Các thay đổi này bao gồm biến đổi ý thức, vận động, cảm giác, tự động, hoặc tâm trí mà người bệnh hoặc những người xung quanh nhận cảm được Các rối loạn chức năng vỏ não này có thể cấp tính và thường tạm thời (trường hợp này nhiều khi chỉ là một cơn động kinh đơn độc)

Trang 20

kinh do kích thích (provoked seizure) hoặc không do kích thích (unprovoked

seizure)

- Các cơn động kinh do kích thích còn gọi là các cơn động kinh triệu

chứng cấp tính Các cơn này xảy ra liên quan mật thiết về thời gian với một tổn thương cấp tính, với một tình trạng rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm độc (nhiễm khuẩn, khối u, tai biến mạch não, chấn thương sọ não, chảy máu trong não, nhiễm độc cấp tính hoặc cai rượu) Thường đây là các cơn động kinh đơn

độc nhưng cũng có thể tái phát thậm chí chuyển thành trạng thái động kinh khi tình trạng bệnh lý cấp tính xảy ra

- Các cơn động kinh không do kích thích là các cơn động kinh không

thấy có sự tham gia của tổn thương cấp tính, rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm

độc Loại này được chia thành hai nhóm: 1/Cơn động kinh triệu chứng liên quan xa không do kích thích (Remote symptomatic unprovoked seizures): Cơn

động kinh xảy ra có liên quan đến một quá trình bệnh lý trước kia đã được xác

định rõ và quá trình này làm tăng nguy cơ các cơn động kinh Nhóm này có hai phân nhóm :

a/Liên quan đến các bệnh lý gây bệnh não ổn định (ví dụ: Nhiễm

khuẩn, chấn thương sọ não, hoặc tai biến mạch máu não xảy ra trước đó)

b/Liên quan đến bệnh lý tiến triển của hệ thần kinh trung ương (u não phân độ thấp, nhiễm khuẩn, nhiễm virus chậm, nhiễm HIV, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lý tự miễn, các bệnh chuyển hóa đã được xác định và các bệnh thoái hóa thần kinh)

2/Các cơn động kinh không do kích thích không rõ căn nguyên (Unprovoked seizures of unknown etiology): Là trường hợp động kinh không

tìm thấy gì bất thường trong tiền sử bệnh nhân

Cơn động kinh đơn độc: Là thuật ngữ dùng để nói lên tình trạng một

hay nhiều cơn động kinh xảy ra dưới 24 giờ Một số cơn động kinh xảy ra đơn

độc do bản chất của bệnh nhưng cũng có thể bị ức chế do thuốc kháng động

Trang 21

kinh Nếu không điều trị, cơn động kinh có thể tiếp tục xảy ra nhưng lúc này chưa được coi những bệnh nhân này là động kinh do họ mới chỉ có một cơn

động kinh

Cơn động kinh sơ sinh: Các cơn động kinh xảy ra trong vòng bốn tuần

đầu sau sinh

1.3.2 Động kinh: Là sự tái diễn từ hai cơn động kinh trở lên trên 24 giờ,

không phải do sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển hoá, ngừng thuốc hay rượu đột ngột gây nên

Động kinh hoạt động: Động kinh được coi là đang hoạt động khi bệnh

nhân có tiền sử động kinh và có ít nhất một cơn động kinh trong vòng năm năm tính đến thời điểm được xác chẩn, bất kể có điều trị thuốc kháng động kinh hay không (theo Liên hội Chống Động kinh Quốc tế) Khái niệm này có thể thay đổi tùy theo mục đích nghiên cứu, một số tác giả rút ngắn thời gian

đánh giá động kinh hoạt động là hai năm

Động kinh lui bệnh sau điều trị: Động kinh không có cơn năm năm

(theo một số tác giả là hai năm) trở lên kể từ khi được xác chẩn và điều trị

Động kinh lui bệnh không điều trị: Động kinh không có cơn từ năm

năm trở lên kể từ khi được xác chẩn và không điều trị thuốc kháng động kinh

Động kinh nguyên phát là một số hội chứng động kinh cục bộ hay toàn

bộ có triệu chứng lâm sàng đặc trưng và dấu hiệu điện não đồ đặc hiệu Chủ

yếu các hội chứng này gặp ở bệnh nhân không thấy có bất thường ở não Cơ chế của động kinh loại này là ngưỡng co giật của não giảm, có thể do di truyền, bất kể là có phát hiện được tiền sử gia đình có người bị động kinh hay không

Động kinh căn nguyên ẩn là động kinh cục bộ hay toàn bộ trong đó

không phát hiện thấy bất thường về tiền sử gia đình, các thăm khám lâm sàng

và cận lâm sàng cũng không tìm ra nguyên nhân có thể gây động kinh

Trang 22

Như vậy, chẩn đoán động kinh căn nguyên ẩn dựa vào các chỉ tiêu âm tính (không phát hiện được nguyên nhân) Ngược lại, động kinh triệu chứng hoặc nguyên phát lại được xác định dựa trên các chỉ tiêu dương tính (tìm thấy nguyên nhân hoặc đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể)

Trạng thái động kinh: Là hiện tưọng lặp lại của các cơn động kinh sau

một khoảng thời gian ngắn, trong cơn có biến đổi ý thức và/hoặc có các triệu chứng thần kinh nói lên tình trạng mệt mỏi tế bào thần kinh ở vỏ não do các

phóng điện trong cơn động kinh gây ra Đây là những hội chứng điện sinh lý, lâm sàng phản ánh mức độ nặng nhất của động kinh Trên thực hành lâm sàng, trạng thái động kinh là sự tái diễn của các cơn động kinh đơn độc kéo dài trên 30 phút hoặc các cơn động kinh xảy ra liên tục mà chức năng vỏ não không hồi phục trong một thời gian ít nhất 30 phút Một số tác giả gần đây với mục đích can thiếp điều trị sớm đã đề xuất khi một cơn động kinh kéo dài trên

5 phút cũng có thể coi là trạng thái động kinh nhưng quan niệm này chưa chính thức được chấp nhận

Co giật do sốt cao : Là cơn động kinh xẩy ra ở trẻ em trên một tháng

tuổi và dưới năm tuổi kèm theo sốt cao không do nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, tiền sử không có cơn động kinh ở thời kỳ sơ sinh, không có cơn

động kinh không do kích thích hay các cơn động kinh triệu chứng cấp tính trước đó

Các cơn không phải động kinh: Các biểu hiện lâm sàng không liên

quan đến hiện tượng phóng điện của một nhóm neuron vỏ não Các cơn này bao gồm rối loạn chức năng não như chóng mặt, ngất, động tác bất thường, các cơn tự động xảy ra ban đêm liên quan đến rối loạn giấc ngủ, quên toàn bộ thoảng qua, migrain, đái dầm, các cơn rối loạn hành vi đột ngột do căn nguyên tâm thần Tuy nhiên, các cơn như vậy có thể phối hợp với các cơn

động kinh thực sự

Trang 23

1.4 Phân loại động kinh

Phân loại động kinh có vai trò quan trọng không những trong thực hành lâm sàng thần kinh mà còn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu

động kinh trên toàn thế giới Hiện nay Liên hội chống động kinh quốc tế đ−a

ra hai cách phân loại động kinh [58] là:

- Phân loại động kinh theo cơn (1981)

- Phân loại động kinh theo hội chứng (1989)

- Các cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát: các cơn động kinh cục bộ

đơn giản tiến triển thành các cơn động kinh cục bộ phức tạp sau đó toàn bộ hoá thứ phát

Trang 24

3 Cơn không phân loại: là các cơn không biểu hiện như trên hoặc kết hợp

từ hai loại cơn trở lên

1.4.2 PHÂN LOạI QUốC Tế Về HộI CHứNG ĐộNG KINH (1989)

1 Động kinh và các hội chứng động kinh cục bộ

- Động kinh nguyên phát liên quan đến tuổi

+ Động kinh lành tính ở trẻ nhỏ có biểu hiện kịch phát ở vùng

Rolando

+ Động kinh nguyên phát khi đọc

- Động kinh triệu chứng

+ Hội chứng Kojewnikow hay động kinh cục bộ liên tục

+ Các loại động kinh ở thuỳ: thuỳ thái dương, thuỳ trán, thuỳ chẩm, thuỳ đỉnh

- Động kinh căn nguyên ẩn

Khi các căn nguyên còn chưa tìm ra người ta gọi là động kinh cục bộ căn nguyên ẩn

2 Động kinh và các hội chứng động kinh toàn bộ

- Động kinh nguyên phát liên quan đến tuổi( từ tuổi nhỏ đến lớn)

+ Cơn co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình

+ Cơn co giật sơ sinh lành tính

+ Động kinh rung giật cơ lành tính ở trẻ nhỏ

+ Động kinh cơn vắng ở trẻ nhỏ

+ Động kinh cơn vắng ở tuổi thiếu niên

+ Động kinh giật cơ ở tuổi thanh niên

+ Động kinh cơn lớn khi tỉnh giấc

Trang 25

+ Động kinh xuất hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt

+ Các loại động kinh khác có thể được xếp vào động kinh toàn bộ,

nguyên phát nhưng không nằm trong phần phân loại hội chứng này

- Động kinh căn nguyên ẩn hay động kinh triệu chứng đặc biệt

+ Các cơn co thắt tuổi thơ (hội chứng WEST)

+ Hội chứng Lennox-Gastaut

+ Động kinh với các cơn giật cơ đứng không vững

+ Động kinh với các cơn vắng giật cơ

- Động kinh triệu chứng

+ Động kinh không có căn nguyên đặc hiệu: bệnh não giật cơ sớm, bệnh não tuổi thơ sớm với các đợt dập tắt (hội chứng Ohtahara) và các cơn

khác

+ Các hội chứng đặc hiệu: Các căn nguyên chuyển hoá và thoái hoá

- Động kinh không xác định được đặc điểm cục bộ hay toàn bộ

+ Phối hợp với các cơn động kinh toàn bộ và cục bộ, đặc biệt là các cơn

sơ sinh, động kinh giật cơ nặng nề, động kinh với các nhọn - sóng liên tục

trong giấc ngủ chậm, động kinh kèm thất ngôn mắc phải (hội chứng Landau -

Kleffner)

+ Không có đặc điểm điển hình là cục bộ hay toàn bộ

- Các hội chứng đặc biệt

+ Các cơn động kinh xảy ra không thường xuyên, liên quan đến một số

tình trạng gây động kinh thoảng qua (co giật do sốt cao, cơn động kinh chỉ

xảy ra khi có yếu tố nhiễm độc hoặc chuyển hoá)

+ Các cơn động kinh đơn độc, trạng thái động kinh đơn độc

1.5 Triệu chứng học của cơn động kinh

1.5.1 Cơn toàn thể

+ Cơn vắng ý thức: Khởi đầu đột ngột, gián đoạn các hoạt động đang

làm, nhìn chằm chằm vô định có thể kèm theo đảo mắt ngắn Mất ý thức ngắn

Trang 26

khoảng vài giây đến nửa phút Phục hồi ý thức sau cơn nhanh, không nhớ các biểu hiện trong cơn Có thể đơn thuần hoặc kết hợp với: giật cơ nhẹ, mất trương lực, tăng trương lực, tự động, thần kinh thực vật Điện não đồ có phức hợp nhọn- sóng chậm 3 chu kỳ/giây đồng bộ và lan toả hai bán cầu Ngoài cơn, điện não thường bình thường hoặc có hoạt động kịch phát Điện não động kinh vắng ý thức không điển hình: trong cơn có thể có phức hợp nhọn - sóng chậm, hoạt động kịch phát nhanh, ngoài cơn điện não có biểu hiện bất thường không đặc hiệu

+ Cơn trương lực-co giật (cơn lớn): Khởi đầu không có tiền triệu, diễn

biến qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn co cứng (10-30 giây): mất ý thức ngay từ đầu Bệnh nhân đột ngột ngã kèm mất ý thức co cứng các cơ, các cơ duỗi cứng, các ngón tay gấp, đầu ưỡn, răng nghiến chặt Xảy ra các rối loạn thực vật nghiêm trọng,

có thể cắn phải lưỡi, tiểu dầm

- Giai đoạn co giật (30 giây đến 1 phút): Giật cơ hai bên đột ngột, các chi giật liên tiếp, thành nhịp

- Giai đoạn doãi mềm (kéo dài vài phút đến vài giờ): ý thức u ám,

lú lẫn hoặc ngủ sâu, giãn cơ hoàn toàn, thở sâu Bệnh nhân tỉnh dần nhưng không mô tả được biểu hiện trong cơn

Điện não trong cơn dưới dạng kịch phát, lan toả hai bán cầu ngay từ đầu với các hình thái nhọn, đa nhọn, phức hợp nhọn-sóng, đa nhọn-sóng Ngoài cơn, có thể thấy hình dạng kịch phát dưới dạng phức hợp đa nhọn - sóng hoặc nhọn - sóng

+ Cơn giật cơ: Động tác giật các nhóm cơ đột ngột, ngắn, xảy ra ở hai

bên với định khu và cường độ khác nhau Trong cơn không kèm theo rối loạn

ý thức Điện não đồ trong và ngoài cơn xuất hiện các hoạt động nhọn, đa nhọn

Trang 27

+ Cơn giật: Đặc trưng là các cơn giật tái phát, thường đối xứng hai

bên, tần số và cường độ rất khác nhau Điện não có hoạt động nhanh, sóng chậm hoặc nhọn sóng Ngoài cơn có thể thấy kịch phát dưới dạng nhọn hoặc

đa nhọn

+ Cơn tăng trương lực: Co cứng cơ từ vài giây đến một phút, đi kèm

với rối loạn ý thức hoặc rối loạn thực vật Có thể co cứng theo trục dọc: co cơ

cổ, phần đầu -lưng chi lan tới thắt lưng hoặc có thể tăng trương lực toàn bộ lan tới tận các chi Cơn có thể kèm theo quay mắt quay đầu Điện não có nhịp 9-

10 chu kỳ trên một giây tăng nhanh về biên độ và tần số Ngoài cơn, điện não bất thường so với lứa tuổi, có thể là hoạt động kịch phát dưới dạng nhọn, sóng chậm

+ Cơn mất trương lực: Giảm hoặc mất trương lực đột ngột Cơn ngắn

gây hiện tượng gục đầu vào thân Có thể mất trương lực các cơ chi hoặc thân thể làm bệnh nhân ngã Điện não trong cơn thấy nhiều nhọn-sóng hoặc nhịp nhanh Ngoài cơn có thể thấy biểu hiện bằng nhiều nhọn và sóng chậm

1.5.2 Cơn động kinh cục bộ

+ Động kinh cục bộ đơn giản: Không kèm theo rối loạn ý thức, trên

điện não có thể thấy hình ảnh kịch phát khu trú một vùng của não

- Động kinh cục bộ đơn giản với triệu chứng vận động: Hành trình Jackson (cơn Bravais – Jackson: BJ) khởi đầu ở một đoạn chi co cứng, co giật, sau đó lan tiếp đến các phần khác của chi có thể nửa người

- Cơn không có hành trình Jackson: Co giật ở một phần cơ thể không lan

- Cơn quay: Quay mắt, quay đầu về một bên có thể gây xoay người

- Cơn rối loạn về ngôn ngữ: Biểu hiện nhắc lại âm tiết hoặc cụm

từ không chủ ý hoặc mất ngôn ngữ

Trang 28

- Cơn thực vật: Nôn, xanh tái, ra mồ hôi, dựng lông, giãn đồng tử, rối loạn vận mạch với cảm giác cơ thể hoặc giác quan

- Cơn rối loạn cảm giác cơ thể: Cảm giác tê cứng, như kim châm, kiến bò, như có luồng điện có thể khu trú hoặc lan toả theo hành trình Jackson

- Cơn giác quan: Cơn thị giác (tia sáng, điểm sáng, ấn điểm, bán manh, mù, ánh sáng lờ mờ), cơn thính giác (ảo thanh đơn giản), cơn khứu giác (ngửi thấy mùi kỳ lạ thường là mùi khó chịu ), cơn vị giác (vị đắng, chua, có khi là vị mặn, có thể phức tạp hơn như là vị kim loại), cơn chóng mặt (cảm giác ngã xuống, bồng bềnh, chóng mặt như say sóng say ô tô )

- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm trí: Cơn rối loạn trí nhớ và nhận thức (bệnh nhân có cảm giác đã thấy, đã sống với cảnh xa lạ (déjà vu) hoặc chưa bao giờ sống, chưa bao giờ thấy với cảnh vật quen (jamais vu) hoặc có trạng thái mộng mị, ý tưởng ép buộc hoặc có thể tái hiện nhanh từng đoạn quá khứ) Cơn cục bộ với triệu chứng cảm xúc (thường gặp

là cảm xúc sợ hãi, lo âu, khó chịu hoặc có cảm giác khủng khiếp Có thể có cảm giác dễ chịu, cảm giác đói khát) Cơn với biểu hiện ảo tưởng hoặc ảo giác có cấu trúc sự vật (biến đổi hình dạng: to ra hoặc thu nhỏ, lùi gần hoặc

ra xa, có thể rối loạn nhận thức kích thước hoặc cân nặng của chi thể, cảm giác di chuyển thân thể Các hoang tưởng có cấu trúc dưới hình thức thị giác (một cảnh), thính giác

+ Động kinh cục bộ phức tạp: điện não với kịch phát một bên hoặc hai

bên, lan toả hoặc khu trú vùng thái dương hoặc vùng trán - thái dương Ngoài cơn, thường khu trú không đồng bộ một bên hoặc hai bên ở vùng thái dương hoặc trán Lâm sàng có các biểu hiện:

- Rối loạn ý thức: bệnh nhân đột ngột mất đáp ứng với môi trường xung quanh, ý thức u ám, mất chỉ huy với tư duy và hoạt động Bệnh nhân có thể thực hiện và đáp ứng đúng về vận động hay ngôn ngữ nhưng

Trang 29

không đáp ứng thích hợp với môi trường và bị rối loạn định hướng về thời gian hay bản thân

- Động tác tự động: tự động vùng miệng (nhai, nuốt, chặc lưỡi, liếm ), tự động dáng điệu đơn thuần (sờ soạng, gãi, cầm vật), tự động dáng

điệu phức tạp (cài cúc áo, cởi cúc áo, di chuyển hay sắp xếp đồ đạc ), tự động lang thang có thể sau cơn hoặc trong cơn, tự động lời nói (tiếng kêu hoặc nhắc lại từ, nhắc lại đoạn câu định hình ở cùng một bệnh nhân)

- Các triệu chứng tâm trí: Trạng thái đã sống, đã thấy, trạng thái mộng

- Các loại ảo giác, rối loạn thực vật và cảm xúc

- Tiền triệu: Có thể có tiền triệu thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác

1.5.3 Cơn không phân loại

Là các động kinh không có biểu hiện như trên hoặc kết hợp từ hai loại trên trở lên

1.6 Một số dữ kiện dịch tễ học động kinh

1.6.1 Tỷ lệ mới mắc động kinh (incidence)

Là trường hợp mới mắc động kinh trong cộng đồng (trong một khoảng thời gian) thường tính theo 100.000 dân/năm

Ước tính tỷ lệ mới mắc động kinh hàng năm trên thế giới dao động từ 11 đến 143/100.000 dân/năm, trung bình 20 đến 70/100.000 dân/năm [67] Tỷ lệ này ở các nước đang phát triển cao hơn ở các nước phát triển và ở nông thôn cao hơn thành thị và liên quan đến các đặc điểm địa lý khác nhau Hai nghiên cứu của các tác giả Pháp về tỷ lệ mới mắc được thực hiện tại Girondl và Genève đều cho

tỷ số mới mắc tương đương 69 và 69,4 [57] Nghiên cứu ở Rochester đưa ra chỉ

số hiện mắc là 72,9 [56], ở Na uy chỉ số này là 11/100.000 dân/năm [55], trong khi đó tại Ecuador con số này tăng rất cao (122 ở thành thị và 190 ở vùng nông

Trang 30

thôn) [65] Tỷ lệ mới mắc cao nhất ở lứa tuổi dưới 10, giảm dần các lứa tuổi tiếp theo và tăng lên ở lứa tuổi trên 60 tuổi được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu [55], [67], [70] Theo Keranen nghiên cứu hồi cứu ở Phần Lan thấy tỷ lệ mới mắc ở nam nhiều hơn ở nữ Pièrre Jallon nghiên cứu tỷ lệ mới mắc tại Pháp 1997-1998 thấy nhóm từ 0 đến 4 tuổi có tỷ lệ mới mắc cao nhất (38,7/100.000 dân) và tỷ lệ này thấp nhất là nhóm từ 30 đến 44 tuổi (3,9/100.00 dân) [54]

ở Việt Nam, cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu tiến cứu nào về tỷ lệ mới mắc động kinh được công bố Trong nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu tại cộng đồng tỉnh Hà Tây trong ba năm (1996-1998), Nguyễn Thuý Hường

ước tính trung bình tỷ lệ mỗi năm dao động từ 17/100.000 dân đến 57/100.000 dân/năm, trung bình 31,6 đến 9,8/100.000 dân/năm.Tỷ lệ mới mắc cao nhất gặp ở nhóm tuổi 10 tuổi (177/100.000 dân) và giảm dần ở các nhóm tuổi tiếp theo, tỷ lệ này thấp hơn ở thành thị và cao ở vùng núi, nông thôn [10]

1.6.2 Tỷ lệ hiện mắc động kinh (prevalence)

Là tỷ lệ giữa số bệnh nhân động kinh và dân số trong thời gian xác

định, thường tính theo tỷ lệ phần nghìn Trên thế giới tỷ lệ hiện mắc khác

nhau giữa các nghiên cứu với khoảng cách biệt khá lớn từ 1,5%o đến 31%o Tại các nước công nghiệp chỉ số này là 3,5 đến 10,7%o [55,56] và ở nhiều

nước đang phát triển các con số này cũng không có gì khác biệt với các nước công nghiệp Tuy nhiên, một số nước Châu Phi và Châu Mỹ, chỉ số này lại

tăng đáng ngạc nhiên như ở Liberia, tỷ lệ này lên đến 31- 32%o[31], [15]

Trong nghiên cứu của Rwiza ở 11 xã của Tanzania, tỷ lệ mới mắc động kinh

dao động từ 5,1%o đến 37%o [25] Pièrre Jallon nghiên cứu ở châu Mỹ la tinh

đã đưa ra tỷ lệ hiện mắc nhiều vùng khác nhau dao động từ 3,7 %o ở Argentina đến 57%o ở Panama [52] Các phương pháp hồi cứu số liệu vùng

Vercisate, Venchiano, Este-Motagnana (Italia) cho thấy tỷ lệ này từ 3,95%o

đến 5,94%o [34], [65] Nghiên cứu của Goodridge và cộng sự chứng minh

Trang 31

trong việc tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ hiện mắc động kinh giữa các nghiên cứu [52] Một số tác giả thấy có sự khác biệt tỷ lệ hiện mắc động kinh giữa nam và nữ Theo nghiên cứu của các tác giả ấn độ [37], Pakistan [30] và Anh, nam giới mắc động kinh nhiều hơn nữ Ngược lại, trong nghiên cứu của Osuntokun nữ lại mắc nhiều hơn nam [64] Các tác giả Reggio [66] và Graff [53] không thấy sự khác biệt giữa nam và nữ Hầu hết các tác giả thừa nhận tỷ lệ hiện mắc

động kinh cao ở lứa tuổi dưới 20 và giảm dần ở lứa tuổi sau 20 và có hướng tăng lên ở lứa tuổi sau 60 [29], [31], [37], [65] Tekle-Haimanot [70] lại thấy

tỷ lệ mắc động kinh lại giảm ở tuổi già

Tỷ lệ hiện mắc động kinh khác nhau các chủng tộc, tác giả Osuntokun [64], Ellenberg [67] thấy rằng tỷ lệ hiện mắc động kinh ở người da màu cao hơn người da trắng

Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc ở tỉnh Hà Tây là 4,6%o nếu chỉ tính động

kinh hoạt động, 4,9%o nếu tính tất cả động kinh hoạt động và động kinh lui bệnh Tỷ lệ này cao nhất ở lứa tuổi dưới 10 và giảm dần theo tuổi, sau đó tăng lại ở nhóm tuổi trên 50 tuổi [10]

1.6.3 Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân động kinh

Số bệnh nhân tử vong trên thực tế cao hơn nhiều so với số bệnh nhân dự

đoán Tỷ lệ tử vong chuẩn dao động từ 3,8 đến 7,8% (với độ tin cậy 95%, khoảng tin cậy từ 3,3% đến 7,6%)[38], trong đó tử vong do trạng thái động kinh có thể chiếm tới 40%, do tai nạn hậu quả của cơn động kinh là 5% [70]

Tỷ lệ tử vong đột ngột ở bệnh nhân động kinh so với cộng đồng chiếm 0,35%o

đến 0,54%o gặp nhiều ở người lớn và nam giới [46], [71] Động kinh do các bệnh thần kinh bẩm sinh có tỷ lệ tử vong cao hơn động kinh do bệnh lý não mắc phải và động kinh lành tính [55]

1.6.4 Tỷ lệ các thể lâm sàng của động kinh

- Loại cơn động kinh: đa số các nghiên cứu dịch tễ học động kinh cộng

đồng xác định loại cơn động kinh chủ yếu dựa vào mô tả lâm sàng[55],

Trang 32

Placencia [65] và đưa ra các tỷ lệ khá thống nhất về các loại cơn động kinh Theo Attia-Romdhan (1993) ở Tunisi, tỷ lệ động kinh toàn thể chiếm từ 24%

đến 90% trong các loại cơn động kinh [29] Trong động kinh toàn thể, động kinh cơn lớn hay gặp nhất, chiếm tới 81% trong số động kinh toàn thể nguyên phát và 86,1% nếu tính cả toàn thể hóa thứ phát [70] Tỷ lệ động kinh cơn lớn

ở các nước đang phát triển cao hơn ở các nước phát triển, ở nghiên cứu cộng

đồng cao hơn ở nghiên cứu bệnh viện [15] Tỷ lệ động kinh vắng ý thức dao

động trong khoảng 0,8%o đến 11%o trong tổng số bệnh nhân động kinh trong nghiên cứu của Aziz tại cộng đồng người châu Âu[30] Tỷ lệ động kinh cục

bộ dao động từ 3% đến 72% trong số bệnh nhân động kinh [29] [54] Động kinh cục bộ phức tạp chiếm 14,8% trong nghiên cứu của Riwza [66] Tỷ lệ

động kinh cục bộ toàn thể hoá thứ phát lên tới 22,4% trong nghiên cứu của Aziz [30] Động kinh không phân loại thường không khác nhau trong các nghiên cứu ở cộng đồng và dao động trong khoảng từ 1,2% đến 20% trong tổng số bệnh nhân động kinh [29, 55, 70] Theo Tekle-Haimanot [70], Berg [35] tỷ lệ động kinh toàn thể gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn Jallon và cộng

sự thấy tỷ lệ động kinh cơn lớn chiếm 33,1%, đứng hàng thứ hai là động kinh cục bộ phức tạp 26,7%, tỷ lệ thấp nhất là cơn rung giật cơ 0,6%[57]

ở Việt Nam, Nguyễn Thuý Hường gặp động kinh toàn thể cơn lớn chiếm 84,5%, động kinh vắng ý thức 6,8% Động kinh cục bộ tác giả gặp là 21,5% trong đó cục bộ đơn giản chiếm 75% trên tổng số bệnh nhân động kinh cục

bộ, động kinh không phân loại là 3,7% trên tổng số bệnh nhân động kinh [10], tuổi mắc động kinh cao nhất là dưới 10 tuổi (57,5%) sau đó giảm dần và thấp nhất trên 69 tuổi.Tại cộng đồng xã Xuân lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh,

Vũ Minh Ngọc (2004) thấy tỷ lệ động kinh cơn lớn chiếm đến 96,2%, cơn cục

bộ chiếm 13,6%, động kinh không phân loại chiếm 6,1%[59]

- Tuổi khởi phát động kinh: là thời điểm bệnh nhân có cơn động kinh đầu

tiên hoặc lần đầu tiên được chẩn đoán mắc động kinh [55] Nhiều nghiên cứu

Trang 33

cho thấy đỉnh cao tuổi khởi phát động kinh ở lứa tuổi dưới 20, giảm dần và ổn

định ở lứa tuổi tiếp theo và gia tăng ở lứa tuổi trên 50 [55]

1.6.5 Nguyên nhân động kinh

Các nghiên cứu dịch tễ học động kinh thường không có điều kiện sử dụng các phương tiện hiện đại để xác định nguyên nhân, hầu hết các tác giả dựa vào tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân để xác định nguyên nhân Trong

“Hướng dẫn nghiên cứu dịch tễ học động kinh” Liên hội Quốc tế Chống Động kinh đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định nguyên nhân động kinh dựa trên hồi cứu lâm sàng các bệnh lý có khả năng làm tăng nguy cơ động kinh Trong các nghiên cứu dịch tễ học đã được công bố, ba phần tư bệnh nhân

động kinh không phát hiện được nguyên nhân ở các nước đang phát triển số bệnh nhân động kinh không tìm thấy nguyên nhân dao động khoảng 60 đến 86% [59] Tại cộng đồng tỉnh Hà Tây,Nguyễn Thuý Hường thấy 60,7% bệnh nhân động kinh không xác định được nguyên nhân [10]

Nguyên nhân nhiễm khuẩn thần kinh ở các nước đang phát triển cao hơn

ở các nước phát triển [59] Tekle-Haimanot thấy có mối liên quan giữa bệnh

lý thời kỳ chu sinh (ngạt, chuyển dạ chậm, các dụng cụ lấy thai forcep, giác hút) với động kinh [70] Bại não và động kinh có mối liên quan chặt chẽ với nhau Nếu có chậm phát triển tâm trí, nguy cơ mắc động kinh sẽ vào khoảng 20% đến 30% Nếu chỉ có bại não thì nguy cơ mắc động kinh là 18% nhưng nếu kết hợp cả hai yếu tố này, nguy cơ mắc động kinh sẽ tăng từ 50% đến 90% [59, 70]

Huang [57] Verity [71] Hauser [56] đã chứng minh co giật do sốt cao có khả năng tiến triển thành động kinh Trong khi phân tích nguy cơ gây động kinh, John và cộng sự nhận thấy viêm não vi rút làm tăng nguy cơ gây động kinh lên gấp 16 lần, viêm màng não do vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc động kinh lên 5 lần Ngược lại, viêm màng não vi rút không làm tăng nguy cơ động kinh và khoảng 4% chấn thương sọ não có nguy cơ gây động kinh [60] Một

Trang 34

số tác giả thấy rượu [34], bệnh hệ thống cũng là nguy cơ gây động kinh [57] Kaiser [5], Debrutto [45], Garcia [51] còn nhận định một số bệnh dịch địa phương như bệnh giun chỉ, ấu trùng sán lợn ở não có vai trò làm tăng thêm tỷ

lệ mắc động kinh

1.6.6.Tiến triển của động kinh

Đánh giá tiến triển tự nhiên của động kinh là một trong những đóng góp quan trọng của nghiên cứu dịch tễ học động kinh, đặc biệt là nghiên cứu tại cộng đồng Việc phát hiện ra một tỷ lệ nhất định bệnh nhân lui bệnh không cần điều trị đã cung cấp nhiều thông tin để nghiên cứu cơ chế sinh bệnh của

động kinh [39], [54], [193] Elwis [49] khi nghiên cứu động kinh toàn thể cơn lớn đã thấy khoảng 29% bệnh nhân không tái phát cơn Phát hiện này làm thay đổi quan điểm cho rằng “một khi bị động kinh thì mãi mãi sẽ là động

kinh” và cũng làm thay đổi chiến lược điều trị của loại bệnh lý này

1.6.7 Điện n∙o đồ trong động kinh

Vai trò của điện não đồ trong nghiên cứu lâm sàng động kinh được đánh giá cao, đặc biệt để chẩn đoán phân biệt với cơn không phải là động kinh Vì vậy, việc sử dụng điện não đồ góp phần vào chẩn đoán xác định động kinh trong nghiên cứu cộng đồng cũng như trong lâm sàng là cần thiết Theo Placencia [65] nếu ghi điện não đồ, tỷ lệ chẩn đoán nhầm động kinh toàn thể hoá thứ phát với cơn động kinh co cứng- co giật tiên phát sẽ giảm đi rất nhiều Mặc dù điện não là một tiêu chuẩn giúp phân loại và chẩn đoán động kinh nhưng trong nghiên cứu dịch tễ học tiêu chuẩn chính vẫn là lâm sàng bởi vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy biểu hiện bất thường trên điện não đồ chỉ thấy ở khoảng 50-60% bản ghi đầu tiên ở bệnh nhân động kinh [64], [71] Chính vì vậy, các nghiên cứu cộng đồng hiện nay không coi điện não là bắt buộc trong thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu dịch tễ dựa vào hệ thống đăng ký của Hauser

và Kurland [55] được đánh giá có phương pháp khoa học, chặt chẽ nhất từ trước đến nay cũng không sử dụng điện não đồ trong chẩn đoán Các tác giả

Trang 35

cho rằng một bản ghi điện não bình thường không loại trừ được chẩn đoán

động kinh và ngược lại bản ghi điện não có hoạt động kịch phát kiểu động kinh mà vắng triệu chứng lâm sàng cũng không được chẩn đoán xác định

động kinh Sander và Shorvon [67] cho rằng tiêu chuẩn điện não áp dụng theo phân loại 1981 dùng để nghiên cứu cộng đồng chưa thoả đáng và đó là nguồn gốc của nhầm lẫn Bệnh nhân động kinh có bản ghi điện não bình thường trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh chiếm từ 38 đến 57% [64], [71]

1.7 Quản lý và điều trị bệnh nhân động kinh tại cộng đồng

1.7.1 Thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân động kinh tại cộng đồng

Động kinh được coi là bệnh lý mạn tính, do vậy vấn đề điều trị động kinh chủ yếu là điều trị ngoại trú ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước

đang phát triển, bệnh nhân động kinh vẫn phải chịu sự kỳ thị của xã hội Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ bệnh nhân động kinh được phát hiện và

điều trị [39] Theo điều tra cộng đồng, tỷ lệ bệnh nhân động kinh được điều trị tại các nước đang phát triển dao động trung bình khoảng 5,6% đến 48% [30] Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Aziz [31] phát hiện 70% bệnh nhân động kinh chưa bao giờ

được điều trị và số bệnh nhân được điều trị tại cộng đồng chủ yếu là động kinh cơn lớn, động kinh ở thành phố được điều trị cao hơn nông thôn Feksi ở Kenya [50] thấy tỷ lệ bệnh nhân động kinh chưa được điều trị lên tới 74%

ở Việt Nam, tại cộng đồng tỉnh Hà Tây, tỷ lệ bệnh nhân động kinh tại cộng đồng được điều trị là 43% trong đó tập trung chủ yếu ở vùng thành thị và

đồng bằng [10]

Số bệnh nhân được chăm sóc và điều trị tại các nước phát triển, vấn đề quản lý và điều trị động kinh có khả quan hơn Theo Carpay [41] và Goodridge [52], số bệnh nhân không điều trị chỉ chiếm 17% đến 21% Việc

điều trị liên quan trực tiếp đến liệu bệnh nhân có đi khám bệnh hay không Theo Zielinski [42] một phần tư bệnh nhân động kinh tại Vacsava (Ba lan) không bao giờ đến khám bác sĩ, số liệu này tương ứng với một phần ba bệnh

Trang 36

nhân động kinh tại thành phố này không bao giờ được điều trị Tỷ lệ trẻ em mắc động kinh không đến khám bác sỹ chiếm 14% ở Nhật Bản và 20% ở Newcatstle (Anh) [67] Nhiều tác giả cũng đã đề cập đến các yếu tố xã hội cản trở việc điều trị của người bệnh như giá thuốc, tính bất hợp lý trong dịch

vụ y tế, nhận thức hạn chế của cộng đồng đối với động kinh [65] [70]

1.7.2 Thuốc điều trị động kinh trong cộng đồng

Để việc điều trị động kinh có hiệu quả, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điều trị động kinh ở ả Rập Xê út [25] nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nữ tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc nhiều hơn nam và 41,2% không uống thuốc thường xuyên Việc bỏ thuốc thường do bệnh nhân tự tiến hành và tỷ lệ đến khám lại rất ít

Giá thành của điều trị cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tuân thủ

điều trị Đây là một trong những áp lực, gánh nặng cho cá nhân và gia đình Theo John (1999) khi điều trị phối hợp thuốc, giá thành điều trị tăng gấp hai

đến ba lần [60] Đối với bệnh nhân nặng điều trị kéo dài, gánh nặng điều trị gấp ba mươi lần so với bệnh nhân động kinh lui bệnh sau lần điều trị đầu tiên [30]

1.8 Một số đặc điểm về tự nhiên và xã hội tại xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Hà Nội

1.5.1.Sóc Sơn là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, nằm ở phía Bắc ngoại thành có tổng diện tích là 313 km2, có đường quốc lộ chạy qua, gần sân bay quốc tế Nội Bài Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp Thái Nguyên, phía Nam giáp huyện Đông Anh- Hà Nội.Huyện gồm 25 xã và 1 thị trấn với tổng số dân 244.354 người, có tỷ lệ gia tăng dân số 2000 là 1,6% Thu nhập bình quân đầu người là 2.361.000

đồng/người/ năm Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (90% dân số dựa vào nông nghiệp).(Theo Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn năm 2000)

Một vài nét về Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn:

Trang 37

Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn gồm: Một bệnh viện huyện, các đội y tế

dự phòng và hai phòng khám khu vực Trung tâm quản lý 26 trạm y tế gồm

173 cán bộ y tế trong đó có 30 bác sĩ, 75 y sĩ,32 y tá 25 dược tá đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong huyện Chương trình cấp phát thuốc chống động kinh miễn phí được triển khai thực hiện tại các xã thông qua quản

lý ở Trung tâm y tế huyện Xã Phù linh huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội là một xã trung du, tổng số dân là 7.852 người, xã có sáu thôn: Vệ Linh, Xuân

Đoài, Phù Mã, Đạc Đức, Cộng Hoà, Thanh Lại Về phân bố dân cư: trong tổng số dân là 7852 dân thì có 3827 nam chiếm 48,75%, nữ có 4023 chiếm 51,25% Lứa tuổi dưới 10 chiếm 14,28%, 10-18 tuổi chiếm 23,75%, nhiều nhất là độ tuổi trong tuổi lao động từ 19-49 tuổi 59,45% Về nghề nghiệp chủ yếu ở đây là làm nông nghiệp Đây là xã có dân cư sống tương đối ổn định, có tất cả 6 thôn, trong đó thôn ở xa nhất cách trung tâm xã khoảng 3km, giao thông đi lại khá thuận lợi Tổng diện tích của xã là 6km2 Về điều kiện văn hoá xã hội, đây là một xã thuộc diện nghèo, có đến 65% số hộ gia đình được xếp loại kinh tế nghèo Hệ thống y tế cơ sở tuyến xã có bốn cán bộ y tế chính thức và đội ngũ cộng tác viên dân số tới từng thôn Tất cả các chương trình y

tế đều được trạm y tế triển khai thực hiện, thông qua trung tâm y tế của huyện

1.5.2 Nhân chính là một phường nằm ở gần trung tâm thành phố Hà nội, dân số 15.009 người chủ yếu là làm nông nghiệp và buôn bán, điều kiện kinh tế ở đây có khá giả hơn xã phù linh Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao Một trung tâm y tế quận Thanh xuân, các đội y tế dự phòng và hai phòng khám khu vực Trung tâm quản lý 18 trạm y tế gồm 160 cán bộ y tế trong đó

có 60 bác sĩ, 63 y sĩ,105 y tá 50 dược tá đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong Quận Phường có 6 đội Chương trình cấp phát thuốc chống

động kinh miễn phí được triển khai thực hiện tại các phường thông qua quản

lý ở Trung tâm y tế quận (số liệu năm 2002)

Trang 38

Chương II

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Xã Phù Linh huyện Sóc Sơn là một xã thuộc thành phố Hà Nội nhưng

dân số chủ yếu là làm nông nghiệp về địa lý dân số ở đây là vùng trung du Phường Nhân chính quận Thanh xuân Hà nội, dân số chủ yếu là cán bộ công chức và buôn bán, tỷ lệ nông dân ở đây rất thấp, dân số ổn định ít biến động

Về địa lý ở đây là vùng gần trung tâm thành phố Hà Nội

Hệ thống y tế cơ sở tuyến xã của xã Phù Linh có 4 cán bộ y tế chính thức và đội ngũ cộng tác viên dân số tới từng thôn Đội ngũ y tế cơ sở ở phường Nhân Chính có 10 cán bộ Tất cả các chương trình y tế đều được trạm

y tế triển khai thực hiện Chương trình cấp phát thuốc chống động kinh miễn phí được triển khai thực hiện tại các xã/phường thông qua quản lý ở Trung tâm

y tế huyện

Đối tượng của nghiên cứu này là toàn bộ cộng đồng dân cư đang sinh sống ở xã Phù Linh huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội và phường Nhân chính quận Thanh xuân Hà nội, có hộ khẩu thường trú tại đây

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng nghiên cứu cắt ngang tiến cứu nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc của động kinh (bao gồm cơn động kinh và động kinh), thực trạng quản lý và điều trị động kinh tại một thời điểm nhất định ở tại hai địa phương này Nghiên cứu được tiến hành qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1(sàng tuyển): sàng tuyển các đối tượng nghi mắc động kinh tại

cộng đồng nghiên cứu do bác sĩ chuyên khoa thần kinh, sinh viên y khoa, và

Trang 39

- Tập huấn về triệu chứng học cơn động kinh và phương pháp phát hiện các đối tượng nghi mắc động kinh cho các thành viên của đội điều tra thông qua bài giảng và băng hình Bộ câu hỏi điều tra do Tổ chức Y tế Thế giới thiết

kế, được Viện Thần kinh Nhiệt đới Limoges Pháp cải biên dành cho các nước

đang phát triển (đã được áp dụng tại châu Phi)

- Phổ biến biểu mẫu, mục đích, nội dung, phương pháp điều tra

- Hướng dẫn điều tra dân số cơ bản hiện có của xã theo biểu mẫu

- Điều tra thử để đánh giá khả năng áp dụng của bộ câu hỏi trên 30 bệnh nhân

- Điều tra theo phương pháp "gõ cửa từng nhà" (door- to- door) theo bộ câu hỏi đã được kiểm chứng Đội điều tra gồm bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nội trú, cao học chuyên ngành thần kinh, các sinh viên Y6 đã có kinh nghiệm

điều tra tại cộng đồng, và đã được tập huấn kỹ về động kinh Cộng tác viên dân số của y tế cơ sở đóng vai trò người dẫn đường Quy trình điều tra phải

đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc dưới đây:

+ Khi đến điều tra từng nhà, tất cả các thành viên trong gia đình (nếu trên 15 tuổi) đều được phỏng vấn trực tiếp, đối với trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, thông tin sẽ được lấy thông qua bố mẹ, ông bà hoặc những người thân

+ Sử dụng phương pháp tái bắt giữ (capture recapture) bằng cách sử dụng các nguồn thông tin khác như ở trường học, trạm y tế, trung tâm y tế và bệnh viện tâm thần tỉnh Cụ thể : ở trường học nguồn thông tin sẽ được hỏi qua thầy cô giáo, bạn bè để phát hiện các đối tượng có cơn động kinh xuất hiện ở lớp ở trạm y tế, trung tâm y tế và bệnh viên tâm thần tỉnh, danh sách bệnh nhân động kinh sẽ được lấy từ các hồ sơ bệnh án quản lý động kinh Các số liệu thu thập từ các nguồn thông tin trên sẽ được tập hợp lại đối chiếu

để đưa ra số liệu sàng tuyển Hạn chế ở mức thấp nhất việc bỏ sót bệnh nhân

+ Giai đoạn 2: Chẩn đoán xác định và phân loại cơn động kinh dựa trên

kết hợp giữa lâm sàng và điện não đồ Cụ thể:

Trang 40

- Chẩn đoán xác định động kinh: khám lâm sàng tất cả các đối tượng nghi ngờ mắc động kinh qua giai đoạn sàng tuyển theo mẫu bệnh án thống nhất Việc thăm khám được tiến hành tại trạm y tế của xã do hai bác sĩ bộ môn Thần kinh trường Đại học Y Hà Nội đảm nhiệm, trong đó mỗi bệnh nhân

sẽ được cả hai bác sĩ khám một cách độc lập, sau đó tập hợp và đưa ra kết luận:

+ Chẩn đoán xác định bệnh nhân động kinh khi đồng thời cả hai bác sĩ khám khẳng định bệnh nhân bị động kinh

+ Đối với trường hợp chỉ một trong hai bác sĩ khẳng định là động kinh thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ thứ ba khám lại, nếu bác sĩ này kết luận là động kinh thì đưa đến chẩn đoán định động kinh Ngược lại, nếu bác sĩ này không nghĩ đến thì cần đối chiếu với điện não đồ để đưa ra kết quả cuối cùng

Ghi điện não đồ cho các bệnh nhân được xác định động kinh và nghi ngờ động kinh

Phân loại động kinh dựa vào bảng phân loại 1981 của Liên hội Quốc tế

Chống Động kinh

2.2.2 Mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

Công thức tính cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu ngang Với mục

đích so sánh tỷ lệ và mối liên quan giữa động kinh và một số yếu tố nguy cơ tại một xã nông thôn và trung du thuộc địa bàn Hà nội, công thức tính cỡ mẫu mô tả so sánh được áp dụng như sau:

2

2 ) 2 1 ( ( 1 1 2 2 )

d

Q P Q P Z

N: cỡ mẫu cả hai vùng nghiên cứu

Z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96)

Ngày đăng: 02/05/2014, 05:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lê Quang C−ờng và cộng sự (2003), “Nghiên cứu về nhận thức về bệnh động kinh tại phường Nhân chính,Thanh xuân, Hà nội năm 2003”, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề Thần kinh học - Hội nghị khoa học Thần kinh lần thứ IV Hội Thần kinh học Việt Nam, Tr.125 - 131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về nhận thức về bệnh động kinh tại phường Nhân chính,Thanh xuân, Hà nội năm 2003
Tác giả: Lê Quang C−ờng và cộng sự
Năm: 2003
1. Vũ Quang Bích (1994), chẩn đoán và điều trị các loại động kinh và co giật, NXB Y học, Hà Nội Khác
2. Lê Quang Cường và Jallon (2003), Điện não đồ lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, Tr.160 - 180 Khác
4. Cao Tiến Đức, Lê Đức Hinh (1994), Lâm sàng, điện não ở 35 bệnh nhân động kinh, Y học thực hành, 3, Tr.61- 65 Khác
5. Heinzlef, Dịch giả Nguyễn Văn Đăng và Lê Quang C−ờng (1994), Động kinh, Chẩn đoán và xử trí các hội chứng và bệnh thần kinh th−ờng gặp, NXB Yhọc, Tr. 265-315 Khác
6. Lương Thuý Hiền (1986), Một số nhận xét trên 40 trường hợp động kinh cục bộ vận động ở người lớn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú,Đại học Y Hà nội Khác
7. Lê Đức Hinh (1990), Đánh giá sự phát triển bằng Test Denver, Trung tâm N. T, Hà nội Khác
8. Lê Đức Hinh (1996), Đặng Thế Chân (1996), Tử vong do tai biến mạch máu não tại bệnh viện Bạch Mai, Kỉ yếu công trình khoa học thần kinh, Tr. 94-100 Khác
9. Lê Đức Hinh (1996), sử dụng Test denver với trẻ em Việt Nam. Kỉ yếu công trình khoa học thần kinh, Tr.158-63 Khác
10. Nguyễn Thuý Hường (2001), Dịch tễ học động kinh tại tỉnh Hà Tây Việt Nam.Luận án Tiến sỹ học viện quân y, Tr.52-114 Khác
12. Nguyễn Phương Mỹ (1992), Điện não đồ lâm sàng, Trường Đại học Y khoa Hà nội Khác
13. Vũ Minh Ngọc (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ động kinh ở xã Xuân lai thuộc khu vực có lưu hành sán dây lợn, Tr 72 Khác
14. Nguyễn Xuân Thản (1994), Động kinh, Lâm sàng thần kinh dùng cho cao học và sau đại học, Học viện Quân Y, Tr.279-95 Khác
15. Lê Văn Thành (1990), Động kinh, Bệnh học thần kinh, NXB Y học, Tr.177-88 Khác
17. D−ơng Minh Thu, Hà Thị Lãm, Nguyễn Ch−ơng và cộng sự (1999), Một vài đặc điểm lâm sàng động kinh ở Việt Nam, hội nghị khoa học thần kinh lần 2, tr. 91-2, NXB Y học Khác
18. Lý Anh Tuấn (1994),Tìm hiểu về phân loại động kinh, Thông tin y học chuyên ngành tâm thần, 3, tr. 3-12. NXB Y học Khác
19. Trần Trọng Thuỷ(1993), Trắc nghiệm khoa học phát triển, khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Y học Khác
20. D−ơng Minh Thu, Hà Thị Lãm, Nguyễn Ch−ơng, và cộng sự (1999), Một vài đặc điểm lâm sàng động kinh ở việt nam, hội nghị khoa học thần kinh lần 2, tr. 91-2. NXB Y học Khác
21.Trần Trọng Thuỷ (1993), Trắc nghiệm khoa học phát triển, khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB giáo dục, Tr. 96 - 102 Khác
22. Ngô Quang Trúc, D−ơng Ngọc Viện, và cộng sự (1999), nhận 4 xét về bệnh độgn kinh điều trị ngoại trú tại tỉnh Thái Nguyên, Chuyên đề thần kinh học, 1(3), Tr. 32-34 Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2.Tỷ lệ hiện mắc động kinh theo giới - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.2. Tỷ lệ hiện mắc động kinh theo giới (Trang 44)
Bảng 3.1. Tỷ  lệ hiện mắc kỳ của hai quần thể nghiên cứu - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.1. Tỷ lệ hiện mắc kỳ của hai quần thể nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ các loại cơn động kinh - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ các loại cơn động kinh (Trang 46)
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ các yếu tố nguy cơ - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ các yếu tố nguy cơ (Trang 49)
Bảng 3.6.Tỷ lệ hiện mắc động kinh theo nghề nghiệp - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.6. Tỷ lệ hiện mắc động kinh theo nghề nghiệp (Trang 50)
Bảng 3.7. Liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc động kinh và trình độ học vấn - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.7. Liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc động kinh và trình độ học vấn (Trang 51)
Bảng 3.8. Tỉ lệ động kinh hoạt động và không hoạt động theo giới - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.8. Tỉ lệ động kinh hoạt động và không hoạt động theo giới (Trang 52)
Bảng 3.10.Tỷ lệ  điện não đồ bất thường - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.10. Tỷ lệ điện não đồ bất thường (Trang 53)
Bảng 3.9. Tỷ lệ mới mắc động kinh (trên 100.000dân/năm). - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.9. Tỷ lệ mới mắc động kinh (trên 100.000dân/năm) (Trang 53)
Bảng 3.12: Thực trạng điều trị động kinh tại cộng đồng theo lứa tuổi - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.12 Thực trạng điều trị động kinh tại cộng đồng theo lứa tuổi (Trang 54)
Bảng 3.11. Thực trạng Điều trị bệnh nhân động kinh ở cộng đồng - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.11. Thực trạng Điều trị bệnh nhân động kinh ở cộng đồng (Trang 54)
Bảng 3.14  Tỷ lệ các thể động kinh đ−ợc quản lý điêù trị tại cộng đồng - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.14 Tỷ lệ các thể động kinh đ−ợc quản lý điêù trị tại cộng đồng (Trang 56)
Bảng 3.15 Liên quan giữa nghề nghiệp với tỷ lệ bệnh nhân đ−ợc điều trị - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.15 Liên quan giữa nghề nghiệp với tỷ lệ bệnh nhân đ−ợc điều trị (Trang 57)
Bảng 3.17. Tỷ lệ các ph−ơng pháp điều trị đ−ợc sử dụng - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.17. Tỷ lệ các ph−ơng pháp điều trị đ−ợc sử dụng (Trang 58)
Bảng 3.18. Tỷ lệ các thuốc điều trị - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Bảng 3.18. Tỷ lệ các thuốc điều trị (Trang 59)
Sơ đồ tỷ lệ hiện mắc động kinh theo tuổi ở - Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại thành phố hà nội
Sơ đồ t ỷ lệ hiện mắc động kinh theo tuổi ở (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w