2.Bàn về hình thức trình bày: Phát hiện những chỗ theo người viết là “không xác định, khó hiểu”Văn Hiến hoặc “chưa chuẩn kiến thức, mơ hồ, tối nghĩa”Tiến Dũng, Sách ngữ văn 11 có trên 2
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THƠ
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỚI – MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ
VÀ KIẾN NGHỊ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Nho Thìn
Hà Nội – 2010
Trang 2Môc lôc
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài: 1
2 Lịch sử vấn đề: 4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu: 9
6 Cấu trúc của luận văn: 9
7 Những đóng góp mới của luận văn: 9
CHƯƠNG I: CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA MỚI SO VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRƯỚC CẢI CÁCH 10
1 Về cấu trúc chương trình: 10
2 Nội dung: 17
3.Tiểu kết: 26
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC CHỌN BÀI HỌC Ở PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TRONG SÁCH MỚI SO VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRƯỚC CẢI CÁCH 28
1 Một số nguyên tắc và tiêu chí để đánh giá việc chọn tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông: 28
2 Đánh giá về việc chọn bài học: 31
2.1 Những văn bản văn học trung đại trong chương trình, sách giáo khoa lớp 10 31
2.2 Những văn bản văn học trung đại trong chương trình, sách giáo khoa lớp 11 49
3 Tiểu kết: 63
Trang 3CHƯƠNG III: SỰ ĐỔI MỚI CỦA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TRONG SÁCH GIÁO KHOA
MỚI SO VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRƯỚC CẢI CÁCH 65
1/ Về nội dung: 65
1.1 Nội dung kiến thức ở từng bài học được định hướng trong bốn phần của sách giáo khoa chuẩn: 65
1.2/ Nội dung kiến thức ở từng bài học được hướng dẫn trong sách giáo viên mới 73
2/ Về phương pháp 87
2.1/ Phương pháp dạy học thể hiện trong sách giáo khoa: 88
2.2/ Về phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học trong sách giáo viên 95
3 Tiểu kết: 97
Kết luận – Những nhận định chung và kiến nghị 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
1.1 “Văn học là nhân học” (M.Gorki), văn học vừa là một môn nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ, vừa là khoa học về con người, văn học giúp con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về tri thức, về kĩ năng mà còn phát triển về tâm hồn, nhân cách Đã từ lâu văn học trở thành môn học không thể thiếu trong bất kì loại hình trường phổ thông ở bất kì chế độ nào Nghĩa là vai trò, vị trí của nó đối với giáo dục con người đã được định vị một cách chắc chắn, không gì có thể thay thế được Nhưng dạy cái gì? và dạy như thế nào? là những câu hỏi không dễ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho tất cả mọi người, tất cả mọi thời
1.2 Tìm một hướng đi đúng đắn cho giáo dục ngày nay là nỗi niềm trăn trở của bao nhà nghiên cứu, bao nhà sư phạm, bao nhà quản lí… không phải chỉ ở nước ta mà ở tất cả các nước trên thế giới Bởi vì người trí thức nào bây giờ cũng ý thức được: “Dân tộc nào sớm đổi mới tư duy giáo dục, dân tộc
đó sẽ đi đầu trong công cuộc cạnh tranh ngày nay” “Giáo dục sẽ khơi dậy và tạo nên những tiềm năng vô cùng vô tận của con người” [26,10] Xã hội hiện đại, trước tình trạng xuống cấp đạo đức của tuổi trẻ nói chung, tuổi học đường nói riêng đã làm cho tất cả những con người có lương tri phải đau lòng, nhức nhối Hơn bao giờ như bây giờ người ta thấy sự cần thiết phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng Mấy năm nay ở Việt Nam, ta cũng nhận thấy căn bệnh đáng sợ nhất của thanh niên hiện đại là căn bệnh vô cảm Văn học trong nhà trường và chất lượng của nó có một vị trí không nhỏ trong việc hình thành nhân cách của tuổi trẻ, có những ưu thế nhất định trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của con người
Trong hệ thống giáo dục đa dạng hiện nay, giáo dục nhà trường ở vị trí nào? Dù đa dạng đến đâu thì giáo dục trong nhà trường vẫn được xác định là vấn đề trung tâm của chiến lược giáo dục ở mỗi quốc gia Bức xúc của giáo dục nhà trường vẫn là vấn đề người thầy, vấn đề chương trình và sách giáo
Trang 5khoa, phương pháp dạy học, vấn đề mục tiêu và chiến lược giáo dục… Nhưng
là những vấn đề được nhìn nhận và đánh giá theo một tư duy mới – không có
gì là bất di, bất dịch, không có gì là chuẩn mực tuyệt đối
1.3.Trong muôn vàn những vấn đề liên quan đến giáo dục, tôi chọn vấn
đề chương trình, sách giáo khoa Ngữ Văn THPT Bởi vì nó là một mắt xích quan trọng của giáo dục: “Chương trình là một vấn đề cực kì quan trọng trực tiếp liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng khác về nội dung, mục đích, phương pháp và đối tượng giáo dục Mà cũng không phải chỉ có những vấn đề thuộc phạm vi nhà trường mà thôi Không cực đoạn khi nói rằng xã hội phát triển như thế nào phần lớn là tùy thuộc vào nhà trường dạy cái gì và dạy như thế nào?” [24, 47]; Một bộ sách giáo khoa khoa học , chuẩn mực, hợp lí sẽ là
cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục Một lí do khác nữa khiến tôi chọn vấn
đề này còn vì sách Ngữ văn cải cách bậc trung học phổ thông mới đưa vào giảng dạy vài năm, nay lại có tin sẽ khởi động viết lại Với tư cách là người trực tiếp đứng lớp, giảng dạy sách đổi mới, chúng tôi có suy nghĩ, nhận thức riêng vừa là để rút kinh nghiệm cho bản thân, vừa tham gia đóng góp ý kiến cho các tác giả viết sách giáo khoa Luận văn vì thế không phải là nghiên cứu hàn lâm viện mà có tính thực tiễn, ứng dụng, xuất phát từ quan điểm của người làm nghề giảng dạy trực tiếp mà nêu lên những ý kiến cần thiết cho sự đổi mới
Trong nhiều mảng vấn đề của sách giáo khoa, chúng tôi chọn mảng văn học trung đại để tìm hiểu vì: Văn học trung đại Việt nam (nền văn học tính từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) “là giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam, là giai đoạn hình thành các truyền thống lớn về tư tưởng
và nghệ thuật” (Trần Đình Sử) Văn học trung đại Việt Nam là tinh hoa, cốt
cách của dân tộc ta Đó là điểm kết tinh tư duy, trí tuệ của cha ông, là điểm lưu giữ tâm hồn tổ tiên người Việt, là nơi hội tụ linh hồn bản sắc nguồn cội… Nhưng chất lượng dạy học văn học trung đại trong các trường phổ thông hiện nay là rất đáng báo động Đa số là dạy và học một cách đối phó, chiếu lệ, học
Trang 6xong là quên luôn, thậm chí dạy xong cũng không còn ấn tượng gì Qua điều tra xã hội học một số trường trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa, kết quả cho thấy học sinh lớp 12 hầu như không còn nhớ gì về văn học trung đại đã học ở lớp
10 và 11, giáo viên dạy học khối 12 đã từng dạy qua lớp 10 và 11 cũng không còn nhớ nhiều về các tác phẩm văn học trung đại Ngay cả đối với những học sinh giỏi văn quốc gia mà mấy năm trở lại đây hầu như cũng ít ai còn hứng thú với nghệ thuật trung đại Theo PGS.TS.Trần Nho Thìn- người tham gia ra
đề và chấm thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2009-2010 vừa qua cho biết: Đại thể đề yêu cầu tùy chọn một tác phẩm trong chương trình để bàn luận, đánh giá, hầu như rất ít có người chọn đến những công trình nghệ thuật
là niềm tự hào muôn đời của người Việt như Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay “Bình Ngô đại cáo ” của Nguyễn Trãi… mà đa số chọn tác phẩm văn
học hiện đại Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên: Văn học trung đại là một địa hạt khó đối với giáo viên và học sinh phổ thông Việc tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại của người hiện đại đã xảy ra một sự lệch pha lớn giữa tầm đón đợi của tác phẩm và tầm chờ đợi của độc giả Đã khó lại không thiết thực- theo nghĩa thực dụng (Bộ giáo dục
và đào tạo không sử dụng phần văn học trung đại trong phạm vi thi tốt nghiệp và thi đại học) nên không tạo được sự chú ý, quan tâm thỏa đáng của người học, kể cả người dạy Một bộ sách giáo khoa mới do đó cần trước hết đổi mới trong phần biên soạn văn học trung đại, làm sao đem lại hứng thú học tập và hiệu quả học tập cho người học
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông mới- một số đánh giá và kiến nghị” để nhìn nhận lại và đánh giá toàn bộ việc lựa
chọn nội dung, sắp xếp cấu trúc chương trình, nội dung và cách giảng dạy các văn bản văn học trung đại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để việc giảng dạy văn học trung đại Việt Nam trong trường phổ thông đạt hiệu quả cao hơn Đồng thời, cũng mong đây là dịp tự nâng cao kiến thức về văn
Trang 7học trung đại để thấm nhuần hơn di sản văn hóa của cha ông và sức mạnh của
nó trong việc đặt nền móng cho người Việt Nam hiện đại xây dựng một quốc gia giàu đẹp, dân chủ, văn minh
2 Lịch sử vấn đề:
Bàn về giáo dục không một nhà sư phạm nào, một nhà quản lí hay một nhà nghiên cứu nào lại không nói đến chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy Từ khi giành được độc lập đến nay, giáo dục phổ thông Việt Nam đã trải qua “nhiều phen thay đổi sơn hà” bởi những đợt chỉnh
lí, đổi mới sách giáo khoa (Có thể kể đến các đợt cải cách năm 1956, 1976,
1990, 1999 và gần đây nhất là thập niên đầu thế kỉ XXI) Trước và sau mỗi lần cải cách, chỉnh lí lại có khá nhiều ý kiến đánh giá khác nhau xoay quanh những bộ SGK mới Do hạn chế về thời gian cũng như phạm vi của khóa luận này, chúng tôi chỉ chủ yếu khảo sát phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông mới là: sách Ngữ văn 10, 11 cả
bộ chuẩn và bộ nâng cao (Sách cải cách 2006- 2007) gọi quy ước là sách mới,
có đối chiếu với Sách văn học 10, 11 (sách chỉnh lí hợp nhất năm 1999- 2000) gọi quy ước là sách cũ
Thực tế phải ghi nhận đợt đổi mới sách giáo khoa THPT (Từ 2006- 2008) diễn ra khá toàn diện trong phạm vi cả nước, Nhà nước và Bộ giáo dục
đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng cho công cuộc đổi mới ấy, đã cố gắng phát huy tính dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân, của giáo viên và học sinh… Cho đến nay, bộ sách giáo khoa mới đã đi vào thời kì thực hiện được 4 năm, đã đem lại một số hiệu quả nhất định trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục Ngữ văn nói riêng, nhưng không phải không còn điểm này, điểm khác
Đến nay, đã có một số ý kiến đánh giá khác nhau về sách giáo khoa Ngữ văn cải cách được đăng tải ở trên các báo như Văn học tuổi trẻ, báo điện
tử, báo Văn nghệ… Đầu tiên phải kể đến tác giả Đinh Văn Hiến ở Thanh Hóa, người liên tục có nhiều bài báo đăng tải trên VietNamNet.Vn vào hai
năm 2008 và 2009 với các nhan đề bài viết: “Sách giáo khoa ngữ văn giống
Trang 8nhau nhưng chẳng giống ai”; “Sách giáo khoa Ngữ văn đã chỉnh sửa thêm
44 lỗi”; “Sách giáo khoa 11 nâng cao, nâng cao những sai lầm”… Sau đó là
các ý kiến phản hồi của các nhà làm sách: GS Đỗ Ngọc Thống, GS Trần Đình Sử, GS Phan Trọng Luận… Các tác giả khác như Tiến Dũng, Đặng Lưu, Vương Trí Nhàn, Hoàng Xuân Tuyền, Hồ Ngọc Đại… cũng tham gia nhận xét về sách giáo khoa và bàn về phương pháp dạy học văn trên báo Văn nghệ trẻ các số 19, 34, 39 … năm 2008
Tất cả các bài viết trên tuy chưa đi sâu vào văn học trung đại việt Nam trong sách giáo khoa cải cách nhưng ít nhiều, gần xa đều có chạm đến văn học và phương pháp dạy học văn ở bậc học THPT Các ý kiến có thể chụm lại
ở 3 điểm:
(1) Bàn về nội dung sách giáo khoa: Có nhiều ý kiến khác nhau,
người thì khen, người thì chê: Ông Đinh Văn Hiến nhận thấy trong bài
“Bạch Đằng giang phú” (SGK lớp 10) có sự không thống nhất ở một số chi tiết như quê của Trương Hán Siêu, Ngô Quyền bắt sống hay giết Lưu Hoằng Thao [12 ], Giới thiệu Trần Tế Xương (SGK 11), ông cho rằng viết Trần Tế Xương quê ở “tỉnh Nam Định cũ” là không ổn vì người ta chỉ viết
“cũ” khi địa danh ấy không còn tồn tại trên thực tế Trong bài viết về đoạn
trích “Lẽ ghét thương” (Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) ông
phê bình người viết SGK sai lầm khi viết: Trịnh Hâm, Bùi Kiệm là nho sĩ…Trên cơ sở đó ông Văn Hiến đi đến những nhận xét: “người làm sách
có nhiều sai sót, tùy tiện, cẩu thả” Công bằng mà nói những nhận xét của nhà giáo nghỉ hưu Đinh Văn Hiến là rất tỉ mỉ nhưng thiên về góp ý vụn vặt,
sa vào tiểu tiết , đánh giá về các thông tin nhỏ như ngày tháng năm sinh, quê quán hay cách hiểu một câu thơ chứ chưa bàn về “đại cục”, tức những vấn đề có tầm chiến lược như hoạch định chương trình, hệ thống trình bày, việc chọn tác phẩm, phương pháp giảng dạy, chưa kể tới thái độ đánh giá thiếu tính xây dựng mà lại mang tính chỉ trích, giễu cợt người làm sách nên hiệu quả đóng góp chưa nhiều
Trang 9Ông Hồ Ngọc Đại nhận xét nội dung “Tích hợp trong ngữ văn là vớ vẩn Đây là sự bắt chước mấy chị em bán nước gội đầu “hai trong một, ba trong một” Tôi cho tích hợp là hai chữ tệ hại nhất, đấy là cách phá hoại giáo dục phổ thông nhanh nhất.” Sự đánh giá rõ ràng là gay gắt và mang tính cực đoan Bởi vì người ta dễ nhận thấy: “Khuynh hướng tích hợp vừa cho phép rút ngắn được thời gian dạy học, vừa tăng cường được khối lượng và chất lượng thông tin của chương trình và sách giáo khoa phổ thông”(Phan Trọng Luận) Cũng khía cạnh này cô Nguyễn Thị Thúy Hồng trong bài viết : “Giảm tải chương trình Ngữ văn THPT không khó nếu giáo viên biết 10 nói 1” đã khẳng định: “Ưu điểm của sách cải cách là thể hiện được tinh thần tích hợp về
cả chiều ngang lẫn chiều dọc, chú ý đến tính khái quát, tính hệ thống của tiến trình và đặc trưng thể loại, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh qua các bài học chú trọng đến thực hành và hệ thống câu hỏi…” Các ý kiến
có thể đối lập nhau, chúng tôi cho rằng, tích hợp là quan trọng nhưng vấn đề
là “tích hợp” như thế nào để đạt hiệu quả mà vẫn không phá vỡ đặc trưng thẩm mĩ của tác phẩm văn chương, tránh tình trạng “tích hợp” một cách khiên cưỡng, gò ép như trường hợp nói “Nguyễn Trãi là người xưa của ta nay trong vấn đề bảo vệ môi trường”
Nội dung sách giáo khoa ngữ văn theo ông Tiến Dũng là “sách có nội dung nặng tính hàn lâm, lí thuyết, nhẹ thực hành, giao tiếp”
(2).Bàn về hình thức trình bày: Phát hiện những chỗ theo người viết là
“không xác định, khó hiểu”(Văn Hiến) hoặc “chưa chuẩn kiến thức, mơ hồ, tối nghĩa”(Tiến Dũng), Sách ngữ văn 11 có trên 20 câu sai ngữ pháp… Trên diễn đàn Hưng Yên 24h, tác giả Trần Hải Nam đã phủ nhận khá gay gắt : “Cả hai bộ sách giáo khoa cơ bản 10 và 11 đều hoàn toàn vứt bỏ tính hệ thống, tính chỉnh thể, tính khoa học, tính lịch sử của văn chương, qua đó gián tiếp thủ tiêu sức mạnh của tác phẩm trong thời đại.”
(3).Bàn về sách giáo khoa chất lượng cao và phương pháp dạy học văn: GS.Phan Trọng Luận nêu lên một quan niệm tiến bộ về sách giáo khoa:
Trang 10“Sách giáo khoa bây giờ không thể viết theo lối cũ Viết theo lối cũ là chỉ biết
có nội dung thông tin cần đạt mà không quan tâm đến cách học sinh đó nắm
dữ liệu như thế nào… chỉ chú trọng việc học sinh phải nắm và sử dụng thông tin mà coi nhẹ yêu cầu quan trọng nhất là sáng tạo thông tin Viết theo lối cũ
là chỉ chú trọng đến kiến thức sách vở mà không quan tâm đến những vấn đề cuộc sống mà học sinh đang sống hay sẽ sống Viết theo lối cũ là chỉ nhằm vào kiến thức mà coi nhẹ yêu cầu phát triển trí tuệ và nhân cách cho học sinh qua từng bài học” [118, 26] Cách khắc phục tình trạng viết sách giáo khoa như thế, theo GS là phải: “Tăng cường những tác giả chuyên sâu về khoa học
cơ bản, vừa am hiểu phổ thông Khắc phục bằng cách tận dụng tâm lực, công sức của tất cả các nhà sư phạm có kinh nghiệm vào việc biên soạn cũng như thẩm định.”[118, 26] Phải ghi nhận đây là một cái nhìn có tầm chiến lược song vẫn chỉ mang tính chất chung cho mọi bộ sách giáo khoa
Trần Đình Sử và Phan Trọng Luận tranh luận về cách giảng văn, phương pháp dạy học văn nhưng không đi chi tiết vào sách giáo khoa Cải cách, lại càng không đi cụ thể vào phần văn học trung đại Theo GS Trần Đình Sử là dạy học văn hiện nay cần phải trở lại với văn bản, chấm dứt tình trạng dùng thế bản thay cho văn bản như lâu nay trong các nhà trường…
Tóm lại, chương trình và sách giáo khoa là một vấn đề không mới nhưng phạm vi của khóa luận – văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT cải cách lại là vấn đề khá mới mẻ Cho đến nay, những tài liệu nghiên cứu, đánh giá hệ thống về văn học trung đại được chọn và việc sắp xếp, giảng dạy chúng trong các sách giáo khoa Ngữ Văn cải cách rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa có Vì thế, chúng tôi chủ yếu tự mày mò, tìm kiếm theo phương pháp riêng
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Mục đích: Với tư cách là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy văn học, trong đó có giảng dạy phần văn học trung đại ở trường trung học phổ thông, chúng tôi nghiên cứu về văn học trung đại Việt nam trong SGK mới, đi
Trang 11tìm những ưu điểm, nhược điểm về cấu trúc, nội dung và phương pháp giảng dạy của bộ phận văn học này trong sách cải cách hiện nay, chỉ ra những kế thừa, nhất là tính ưu việt của sự đổi mới đồng thời vạch rõ những điểm còn tồn tại của nó Từ đó thấy được sự vận động không ngừng trong việc nhận thức, tiếp nhận bộ phận văn học truyền thống của người hiện đại Những đánh giá khách quan trên cơ sở lí luận và thực tiễn là cơ sở đưa ra những kiến nghị với Bộ giáo dục, với các nhà làm sách nhằm xây dựng một chương trình hoàn thiện và hiệu quả hơn, xây dựng một bộ sách giáo khoa Ngữ văn khoa học hơn
- Nhiệm vụ:
+ So sánh cấu trúc và nội dung chương trình văn học trung đại Việt Nam trong SGK mới và sách cũ (Bộ sách cũ gần nhất)
+ Đánh giá về cấu trúc và nội dung chương trình ấy
+ Nhận định về sự đổi mới của nội dung và phương pháp dạy học + Kiến nghị với các nhà làm SGK và Bộ giáo dục
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các bài học thuộc phần văn học trung đại Việt Nam và cách thức sắp xếp, tổ chức, hướng dẫn dạy học chúng trong chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông mới, trong sách giáo viên, sách bài tập và các tài liệu tham khảo hiện nay Phần văn học trung đại Việt Nam trong chương trình và sách giáo khoa cũ (trước 2006) khi cần sẽ được dẫn để so sánh
Do sự hạn chế về thời gian và khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi
chỉ nghiên cứu các tư liệu tiêu biểu về văn học trung đại Việt Nam trong sách
giáo khoa từ năm 2000 trở lại đây, tức đối tượng trung tâm là văn học trung đại Việt Nam trong sách cải cách 2006- 2007, đối sánh với văn học trung đại Việt Nam trong sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết đề tài: Văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa cải cách – một số đánh giá và kiến nghị, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- So sánh văn học
- Phân tích văn học
- Điều tra xã hội học
Ngoài ra còn sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác như: Nghiên cứu loại hình văn học, nghiên cứu phương pháp dạy học văn…
6 Cấu trúc của luận văn:
Luận văn có cấu trúc như sau:
-Phần mở đầu
- Phần nội dung:
Chương I Cấu trúc và nội dung chương trình văn học trung đại Việt
nam trong sách giáo khoa mới so với sách giáo khoa trước cải cách
Chương II Đánh giá về việc chọn bài học ở phần văn học trung đại
trong sách giáo khoa mới so với sách giáo khoa trước cải cách
Chương III Sự đổi mới của nội dung và phương pháp dạy học ở phần
văn học trung đại trong sách giáo khoa mới so với sách giáo khoa trước cải cách
- Phần kết luận - những đánh giá chung và kiến nghị
7 Những đóng góp mới của luận văn:
- Đánh giá về cấu trúc và nội dung chương trình văn học trung đại Việt nam trong SGK mới
- Đánh giá về việc chọn các bài học thuộc chương trình văn học trung đại Việt nam trong SGK mới
-Đánh giá về nội dung và phương pháp dạy - học văn học trung đại Việt nam trong chương trình, SGK mới
- Trên cơ sở của sự đánh giá, đưa ra những kiến nghị quan trọng cho sự đổi mới (nếu có)
Trang 13CHƯƠNG I CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA MỚI
SO VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRƯỚC CẢI CÁCH
1 Về cấu trúc chương trình:
Cấu trúc là một khái niệm dùng để chỉ tổ chức nội tại và sự quan hệ qua lại giữa các yếu tố của tổ chức ấy (150 thuật ngữ văn học) Theo đó, cấu trúc chương trình văn học trung đại Việt nam trong sách giáo khoa cải cách được hiểu là sự sắp xếp các tác phẩm văn học theo một hệ thống nhất định mà chỉ cần thay đổi vị trí của một tác phẩm là tính hệ thống lập tức bị phá vỡ Để giáo viên và học sinh THPT có cái nhìn tổng thể và toàn diện về văn học trung đại, các nhà làm sách (kể cả chương trình cũ và mới) đều có ý thức xây dựng chương trình như một cấu trúc hoàn chỉnh Có điều theo quan điểm của mỗi nhóm tác giả, cấu trúc chương trình được tổ chức không hoàn toàn giống nhau
Trong sách văn học lớp 10 và 11 (chương trình cũ) nội dung kiến thức phần văn học trung đại được sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học Nhóm tác giả Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc, Trần Hữu Tá, Đặng thanh Lê, Nguyễn Đăng Mạnh…đã chia văn học trung đại thành 4 giai đoạn: Thế kỉ X- thế kỉ XV; Thế kỉ XVI – Nửa đầu thế kỉ XVIII; Nửa cuối thế kỉ XVIII- Nửa đầu thế
kỉ XIX; Cuối thế kỉ XIX, sắp xếp các tác giả, tác phẩm đưa vào chương trình
và sách giáo khoa lần lượt theo tiến trình lịch sử ấy Cấu trúc chương trình như vậy giúp người dạy và người học ý thức được tính chất vận động, phát triển của văn học dân tộc qua các giai đoạn lịch sử, nhưng lại chưa chú trọng một cách thỏa đáng đến bản chất văn học, đến những giá trị tự thân của các tác phẩm văn chương được đưa vào giảng dạy trong chương trình, dễ tạo ra sự nhầm tưởng đồng nhất giữa lịch sử văn chương với lịch sử dân tộc, nhất là không làm nổi bật đặc trưng thể loại của các tác phẩm trung đại Sách Ngữ văn cải cách có chia lại các giai đoạn văn học, cũng là 4 giai đoạn nhưng các mốc được đánh dấu khác trước: Thế kỉ X- hết thế kỉ XIV; Thế kỉ XV – hết thế kỉ
Trang 14XVII; Từ thế kỉ XVIII- Nửa đầu thế kỉ XIX; Cuối thế kỉ XIX Sự phân chia này được thể hiện trong bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [27, 104] Cấu trúc chương trình Ngữ văn cải cách, thực tế sắp xếp các tác phẩm văn học không tuân thủ nghiêm ngặt tiến trình lịch sử văn học này
Khắc phục tình trạng chưa chú ý được nhiều đến bản chất văn học của tác phẩm văn chương, chưa chú ý đến quá trình phát triển thể loại văn học trung đại Việt Nam của sách văn học cũ, nhóm tác giả làm sách Ngữ văn lớp
10 và 11 (Sách cải cách): Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Lã Nhâm Thìn, Trần Nho Thìn… đã xây dựng lại cấu trúc chương trình cho phù hợp hơn Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 10 THPT của Bộ giáo dục và đào tạo, 2006 giới thiệu “nhìn chung kiến thức trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới được trình bày theo hệ thống thể loại, kết hợp với tiến trình lịch sử văn học”[21, 49] “Sách giáo khoa Ngữ văn 10 vẫn phân kì lịch sử văn học nhưng trong từng giai đoạn, các tác phẩm được sắp theo cụm thể loại” [21, 50] Nếu tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này, sách cải cách sẽ có những ưu điểm nổi bật: vừa kế thừa được thành tựu của bộ sách cũ- giúp học sinh dễ nhận thấy tiến trình văn học sử, thấy được tiến trình vận động, biến đổi và phát triển của nền văn học trung đại Việt Nam, vừa khắc phục được hạn chế của bộ sách ấy như đã nói ở trên
Nhưng trên thực tế, phần văn học trung đại trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 và 11 chủ yếu được sắp xếp theo cụm thể loại Đây là điểm đổi mới đáng ghi nhận đầu tiên của cấu trúc chương trình văn học trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn cải cách Chương trình chủ yếu sắp xếp theo nhóm thể loại: Trữ tình (thơ, phú, ngâm khúc); Nghị luận (cáo, tựa, văn bia); Tự sự (Sử kí, truyện văn xuôi, truyện thơ Nôm) Đối với văn học trung đại nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng thì “thể loại là nhân vật chính, nhân vật số một của tiến trình văn học” [40, 9 ] Thể loại góp phần thể hiện tính quy phạm và chức năng văn bản, vị trí quan trọng của thể loại trong văn học trung đại còn được xem xét trên bình diện phong cách- phong
Trang 15cách thể loại Mỗi thể loại là một phong cách khá bền vững trong quá trình phát triển của văn học trung đại Cách trình bày theo nhóm thể loại này có mặt tích cực là đi vào bản chất văn học, phương diện hình thức thẩm mỹ được nhấn mạnh hơn trước, song lại có hạn chế là làm mờ nhạt tính chất vận động, thay đổi về nội dung tư tưởng, quan niệm văn học trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, ít nhất là không giúp học sinh có được ý niệm về tính chất vận động này Bởi vì người biên soạn trong khi sắp xếp các văn bản văn học theo cụm thể loại đã chưa chú ý nhiều đến tiêu chí tiến trình lịch sử văn học Chẳng hạn trong chương trình Ngữ văn lớp 10 sách cơ bản, một tác phẩm thơ
trữ tình của Nguyễn Trãi, bài “Bảo kính cảnh giới 43” được sắp xếp dạy- học
ở tuần thứ 13, nhưng tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của ông lại được xếp dạy- học ở tuần 19, 20 của chương trình Hoặc bài thơ “Độc Tiểu Thanh Kí” của Nguyễn Du được dạy- học ở tuần 14, nhưng tác phẩm Truyện Kiều lại xếp
ở tuần thứ 28,29,30 của chương trình… Trong hai bộ sách nâng cao, tình trạng sắp xếp không theo thứ tự tiến trình lịch sử văn học cũng diễn ra tương
tự Nhiều trường hợp sắp xếp học văn bản văn học trước rồi mới học tác giả sau như trường hợp của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến… Làm như vậy là tính hệ thống tiến trình lịch sử bị phá vỡ, thứ tự thời gian bị đảo lộn, khiến cho giáo viên cảm thấy lúng túng vì không tránh khỏi lặp lại kiến thức và củng cố kiến thức lịch sử văn học cho học sinh
Chẳng hạn dạy bài “Bảo kính cảnh giới số 43” giáo viên đã phải giúp học sinh
nắm những kiến thức về tác gia Nguyễn Trãi, không hiểu được con người Nguyễn Trãi, không nắm được hoàn cảnh ra đời của tập “Quốc âm thi tập” các em khó có thể hiểu được tinh thần, cảm xúc chính xác của bài thơ này- đằng sau tiếng thở dài lặng lẽ, kín đáo là sức sống của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết với khát vọng hiến dâng cho lí tưởng nhân nghĩa mà tác giả hằng theo đuổi Để làm được điều này, giáo viên và học sinh
sẽ còn lại rất ít thời gian cho việc tiếp cận văn bản Hơn nữa, đến đầu học kì
II, chương trình có một tiết dành cho học tác gia Nguyễn Trãi, lúc đó lại phải
Trang 16nói lại thì vừa mất thời gian, vừa gây sự nhàm chán… Còn nhiều trường hợp khác cũng rơi vào tình trạng tương tự
Nguyên nhân dẫn đến sự bất hợp lí trên theo chúng tôi chủ yếu là do một tác giả có thể thành công ở nhiều thể loại, phải đảm bảo tính hệ thống thể loại thì tất yếu một tác giả phải bị “xé lẻ” ra thành nhiều phần, nghĩa là tính lịch sử bị phá vỡ Như Nguyễn Trãi vừa thành công ở thể thơ Nôm Đường Luật, vừa thành công ở thơ chữ Hán, phú chữ Hán, lại đặc biệt thành công ở thể văn chính luận ( thể Cáo) Nguyễn Du vừa thành công ở các thể thơ trữ tình chữ Hán, vừa đặc biệt xuất sắc trong thể truyện thơ Nôm… Bộ giáo dục,
có lẽ cho rằng tác phẩm nào cũng quan trọng, bỏ tác phẩm nào cũng thấy không ổn nên đành chọn cả, chọn cả thì sẽ bất ổn trong việc sắp xếp như đã nói, hơn nữa sự ôm đồm này cũng dẫn đến chuyện quá tải của chương trình sách giáo khoa mới mà nhiều người đã và đang phàn nàn
Về tính hệ thống của tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam, giới nghiên cứu văn học sử của nước ta cũng có nhiều điểm không thống nhất Có người dựa vào các tiêu chí của bản thân văn học (ngôn ngữ văn học, loại hình tác giả, tiến trình thể loại, phong cách lớn…), có người lại khái quát tiến trình lịch sử văn học dân tộc dựa vào những tiêu chí ngoài văn học (Khung lịch sử
xã hội, lịch sử chính trị, lịch sử tư tưởng…) Nhưng cả hai cách làm này đều
có chỗ chưa hợp lí: hoặc là sa vào tình trạng đơn giản hóa, không thấy được mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện lịch sử xã hội với văn học nghệ thuật Hoặc là rơi vào tình trạng đồng nhất lịch sử xã hội với lịch sử văn học, không thấy được tính độc lập tương đối của văn học Chúng tôi đồng ý với quan điểm của PGS.TS Trần Nho Thìn, nhìn tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam theo một quy luật vận động mà tính đến cả hai phương diện: khách quan và chủ quan “Cụ thể là chú ý đến không chỉ là hoàn cảnh lịch sử xã hội như là đối tượng phản ánh mà còn chú ý đến cả quan niệm về văn học, các quan niệm văn hóa, chính trị, đạo đức… của các tác giả văn học” [52,70 ]
Theo đó tác giả của công trình Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
Trang 17văn hóa cho rằng: Văn học trung đại Việt Nam nên chia làm hai giai đoạn lấy
cái mốc Lê Trung Hưng (Theo Phạm Đình Hổ) Điều quan trọng nhất là PGS.TS.Trần Nho Thìn đã nhấn mạnh cơ sở khoa học để phân chia giai đoạn văn học (khác với Phạm Đình Hổ) là: “Giai đoạn I (Trước Lê Trung Hưng) tương ứng với thời kì xây dựng và bảo vệ nhà nước phong kiến độc lập, gắn với nhiều chiến công vang dội trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, nhà nước phong kiến đóng vai trò tích cực trong lịch sử, quan niệm văn học về căn bản là quan niệm có tính chất chính thống, đề cao chữ “chí” được đúc kết trong mệnh đề “văn dĩ tải đạo” và “thi dĩ ngôn chí”… nhưng xu thế lịch sử là dần dần từ bỏ quan niệm chính thống để tìm về các quan niệm văn chương nghệ thuật Sang giai đoạn II (Sau Lê trung Hưng), chế độ phong kiến Việt Nam đã bộc lộ sự khủng hoảng, suy thoái, quan niệm văn học về cơ bản là đề cao chữ “tình” Do đó hình tượng trung tâm trong văn học giai đoạn
I là mẫu hình thánh nhân, còn giai đoạn sau hình tượng con người trần tục chiếm ưu thế, xuất hiện hình ảnh người phụ nữ đặc biệt- hình ảnh các ca nhi,
kĩ nữ… Văn học trước Lê Trung Hưng là văn học trí thức bác học, văn học sau Lê trung Hưng đã có những nét dân chủ hóa, bình dân hóa” [52, 78], giai đoạn II có sự xuất hiện một số thể loại mới: ngâm khúc, hát nói, truyện thơ
để tương ứng với nhân vật mới của thời đại văn học mới Tác giả của công trình này cũng lưu ý “Giữa giai đoạn I và II có một giai đoạn giao thời… trong giai đoạn giao thời có sự chồng chéo các hiện văn học không thuần nhất Có hiện tượng thuộc về giai đoạn trước, có hiện tượng báo trước những nét lớn của giai đoạn sau… Giai đoạn giao thời này có thể và trên thực tế kéo dài từ cuối thế kỉ XVI qua suốt thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII.” [52, 79]
Vấn đề hệ thống thể loại của văn học trung đại Việt Nam (kể cả Trung Quốc) “là một hiện tượng rất bề bộn và cách phân loại cũng rất bề bộn”[40, 96] GS.Trần Đình Sử đã thống kê ở Trung Quốc, có 46 cách phân loại văn học trung đại từ Thượng Thư cho đến cuối đời Thanh Ở Việt Nam bảng phân loại văn học trung đại cũng không kém phần đa dạng Bắt đầu từ bảng phân
Trang 18loại của Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử”, Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, sau đó là hàng loạt các tác giả như Trần Văn
Giáp, Phan Kế Bính, Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, N.I.Niculin tham gia phân loại văn học trung đại Việt Nam Nhưng nhìn chung “bức tranh hệ thống thể loại văn học trung đại việt Nam đầy mâu thuẫn” [40, 101] Tính chất mâu thuẫn, không thống nhất trong việc phân chia thể loại văn học trung đại Việt nam có thể có rất nhiều nguyên nhân, sau đây là những nguyên nhân cơ bản: (1) Hầu hết các thể loại văn học trung đại, ít thể loại nào mang được tính chất thuần túy văn học (chỉ có truyện thơ, ngâm khúc có tính văn học thuần túy) (2) Trong khi đó lại không có thể loại nào là không thể đạt tới chất văn học (3)Chất văn học của nó không nằm khít trong quy phạm thể loại mà nằm trong xu thế siêu việt của các quy phạm ấy (4) Có hiện tượng tác động qua lại, giao thoa giữa thể loại này và thể loại khác… Cho đến nay một hệ thống phân loại văn học trung đại hợp lí, hoàn bị, được giới nghiên cứu thống nhất vẫn chưa có Đây là một vấn đề khó khăn cho soạn giả sách giáo khoa và do
đó cũng là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận, tìm hiểu bộ phận văn học trung đại trong chương trình Thêm một sự khó khăn nữa là mỗi một cụm thể loại có một đặc trưng thi pháp riêng, việc nắm vững được đặc trưng thi pháp của chúng là chìa khóa để mở vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Kiến thức này lại được giới thiệu trong chương trình hết sức sơ lược nên giáo viên nhiều khi còn lúng túng trong việc tiếp cận tác phẩm, chưa thực
sự thấu hiểu cặn kẽ giá trị to lớn của các tác phẩm văn học trung đại được đưa vào chương trình
Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo cho rằng, phần các văn bản tác phẩm văn học trung đại được sắp xếp theo 3 cụm thể loại: Trữ tình (thơ, phú, ngâm khúc); Nghị luận (cáo, tựa, văn bia); Tự sự (Sử kí, truyện văn xuôi, truyện thơ Nôm) [21, 49] Chúng tôi nghĩ, chia văn học trung đại Việt Nam thành 3 cụm thể loại cơ bản như trên chưa ổn vì: Văn tế sẽ xếp ở cụm nào? Truyện thơ Nôm vừa có chất tự sự
Trang 19vừa có chất trữ tình Các đoạn trích trong truyện thơ Nôm (Truyện Kiều) rõ ràng chất trữ tình đậm hơn là chất tự sự, đành rằng tác phẩm là truyện kể bằng thơ nhưng học sinh tiếp cận với đoạn trích mang tính trữ tình là chủ yếu, giáo viên sẽ lúng túng khi xử lí vấn đề giới thiệu là tự sự nhưng khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu lại bám sát đặc trưng của thể loại trữ tình Tuy phải chấp nhận thực tế: Cách chia nào đối với thể loại văn học trung đại cũng chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cần cố gắng để hệ thống được chọn có thể cho phép giới thiệu toàn diện nhất các thể loại văn bản văn học với diện mạo và đặc điểm của chúng Chúng tôi nhận thấy hệ thống thể loại được trình bày trong
sách Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam của GS.Trần Đình Sử
bao quát hơn, hợp lí hơn Ở đó, GS.Trần Đình Sử đã chia các văn bản văn học trung đại Việt Nam thành bốn hệ thống:
- Các thể thơ trữ tình + Thơ tự tình Hán và Nôm + Ngâm khúc
+ Hát nói
- Phú và Các thể loại văn trung đại + Thể phú Hán và Nôm
+ Chiếu, cáo, sách, dụ, hịch + Tấu, nghị, biểu, khải, sớ, đối sách + Thư, luận, biện thuyết
+ Văn tế, điếu văn; Bi, minh, chí + Tự, bạt
+ Truyện, trạng + Kí, tạp kí, kí sự
Trang 20- Diễn ca lịch sử và truyện thơ Nôm + Truyện diễn ca lịch sử
+ Truyện thơ Nôm
Thiết nghĩ, khi xây dựng cấu trúc chương trình, các soạn giả sách giáo khoa chú trọng đến hệ thống thể loại một cách toàn diện, bao quát như vậy, có thể cung cấp một ít đặc trưng thi pháp của từng cụm thể loại trước khi đưa các tác phẩm thuộc thể loại ấy vào chương trình Kết hợp với tiến trình lịch sử như đã trình bày phần trên Trường hợp những tác giả thành công ở nhiều thể loại nên cân nhắc chọn một thể loại tiêu biểu nhất mà không ai có thể thay thế được để dạy học Chẳng hạn, để giảng Nguyễn Trãi phải chọn giảng “Đại cáo bình Ngô”, giảng Nguyễn Du nhất thiết phải chọn giảng Truyện Kiều… Còn
các tác phẩm thuộc thể loại khác nên dũng cảm lược bớt đi, giáo viên có thể chọn giảng thêm ở các chuyên đề tự chọn…
Đóng góp quan trọng tiếp theo của cấu trúc chương trình, sách giáo khoa phần văn học trung đại là đã đưa vào chương trình một số văn bản mới
chưa có trong sách cũ: văn nghị luận (Tựa Trích diễm thi tập, Chiếu cầu hiền, xin lập khoa luật ), văn chép sử (các đoạn trích trong “Đại Việt sử kí” và
hiện tượng mang tính nguyên hợp của văn học trung đại vốn chủ yếu mang chức năng ngoài văn học nhưng do đặc trưng của loại hình văn học trung đại
và tài năng, cảm xúc của người viết mà nó có thêm chức năng thẩm mĩ Sự lựa chọn này chứng tỏ những nhà làm chương trình cải cách đã chú ý đến tính chất nguyên hợp, tính chất văn -sử- triết bất phân, một tính chất hết sức quan trọng của văn học trung đại
2 Nội dung:
Nội dung chương trình và sách giáo khoa phần văn học trung đại là nội dung tri thức về thời kì văn học này, tri thức về tác giả, tác phẩm văn học trung đại được lựa chọn và giới thiệu: chọn bao nhiêu bài, tác giả và tác phẩm (so với trước, thêm, bớt ) , lượng thời gian và kiến thức (so sánh với trước)
Trang 21Ngoài bài khái quát văn học trung đại và bài ôn tập văn học trung đại Việt Nam trong sách nào cũng có Sù ®iÒu chØnh của sách cải cách được thể hiện qua các bảng so sánh sau đây:
BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN HỌC 10 (CHƯƠNG TRÌNH CŨ) VÀ TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI)
7 Nỗi nhớ nhung sầu
muộn của người chinh phụ
1 Thuật hoài (Phạm Ngũ
Lão)
2 Bảo kính cảnh giới (Nguyễn Trãi)
3 Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
4 Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
5 Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu)
6 Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
7 Tựa trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)
8 Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô Sĩ Liên)
9 Chuyện chức Phán sự
I Văn bản học chính thức
1 Thuật hoài (Phạm Ngũ
Lão)
2 Nỗi lòng (Cảm hoài- Đặng Dung)
3 Bảo kính cảnh giới (Nguyễn Trãi)
4 Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
5 Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
6 Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu)
7 Thư dụ Vương Thông lần nữa (Trích Quân trung
Trang 2210.Trao duyên (Trích
Truyện Kiều )
11 Những nỗi lòng tê tái
(Trích Truyện Kiều)
12.Thúc Sinh từ biệt Thúy
Kiều (Trích Truyện Kiều)
10 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh Phụ ngâm)
11 Truyện Kiều (Nguyễn Du)
12 Trao duyên (Trích Truyện Kiều )
13 Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều- ND)
10 Thái phó Tô Hiến Thành (trích Đại việt sử lược)
11 Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô sĩ Liên)
12 Chuyện chức Phán sự
ở đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
13 Tình cảnh lẻ của người chinh phụ (Trích Chinh Phụ ngâm- Đặng Trần Côn)
14 Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâm khúc- Nguyễn Gia Thiều)
15.Truyện Kiều (Nguyễn Du)
16.Trao duyên (Trích Truyện Kiều- ND)
17 Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều- ND)
18 Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều- ND)
II Bài học về tác gia văn học
1 Nguyễn Trãi
2 Nguyễn Du
Trang 23III Văn bản đọc thêm:
1.Ngôn hoài (Không Lộ
9 Chuyện cái chùa hoang
ở Đông triều (Nguyễn Dữ)
10 Trông bốn bề (Trích
Chinh Phụ ngâm)
11 Nỗi thất vọng của
người cung nữ (Cung oán
ngâm khúc - Nguyễn Gia
Thiều)
thực tế cũng có 2 tiết học
về hai tác gia: Nguyễn
Trãi và Nguyễn Du III Văn bản đọc thêm:
1 Vận nước (Sư Pháp Thuận)
2 Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác Thiền sư)
3 Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
4 Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)
5 Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô sĩ Liên)
6 Thề nguyền (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
III Văn bản đọc thêm:
1 Vận nước (Sư Pháp Thuận)
2 Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác Thiền sư)
3 Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
4 Nhà nho vui cảnh nghèo (trích Hàn nho phong vị phú- NguyễnCôngTrứ)
5 Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)
6 Phẩm bình nhân vật lịch
sử (Lê Văn Hưu)
7 Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô sĩ Liên)
8.Thề nguyền (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
9 Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa (Trích Phạm Tải- Ngọc Hoa)
Trang 24- §äc thªm 6 v¨n b¶n v¨n häc
Tæng céng:
- Häc chÝnh thøc 18 v¨n
b¶n v¨n häc; hai bài về tác giả văn học
- §äc thªm 9 v¨n b¶n v¨n häc
BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN HỌC 11 (CHƯƠNG TRÌNH CŨ) VÀ TRONG SÁCH
GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI)
SGKv¨n häc 11(sách
cũ)
SGK Ng÷ v¨n 11 (Chuẩn)
SGK Ngữ văn 11(Nâng cao)
1 Vào phủ chúa Trịnh
(Trích Thượng Kinh kí sự- Lê Hữu Trác)
2 Tự tình (bài II)- Hồ Xuân Hương
3 Câu cá mùa thu
I Văn bản học chính thức:
1 Vào phủ chúa Trịnh
(Trích Thượng Kinh kí sự- Lê Hữu Trác)
2 Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
Trang 258 Chùm thơ thu: Thu
điếu, thu vịnh, thu ẩm
5.Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) 6.Sa hành đoản ca (Cao
Bá Quát)
7 Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
8 Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
9 Chiếu cầu hiền (Ngô thì Nhậm)
II Bài học về tác gia văn học
Không có một bài học riêng nhưng thực tế có nửa tiết học về tác gia Nguyễn Đình Chiểu
3 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
4 Tự tình (bài II)- Hồ Xuân Hương
9 Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
10 Chiếu cầu hiền (Ngô thì Nhậm)
II Bài học về tác gia văn học
1 Nguyễn Đình Chiểu
2 Nguyễn Khuyến
Trang 261 Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
2 Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
3 Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
4 Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
5 Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều- Nguyễn Trường Tộ)
III Văn bản đọc thêm:
1 Cha tôi (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục- Đặng Huy Trứ)
2 Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
3 Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
4 Vịnh khoa thi Hương(Trần Tế Xương)
5 Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
6 Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều- Nguyễn Trường Tộ)
7 Đổng Mẫu (Trích tuồng Sơn Hậu)
- §äc thªm 5 v¨n b¶n v¨n häc
Tæng céng:
- Häc chÝnh thøc 10 v¨n
b¶n v¨n häc; hai bµi häc riªng vÒ t¸c gi¶ v¨n häc
- §äc thªm 7 v¨n b¶n v¨n häc
Từ bảng so sánh trên ta dễ nhận thấy:
- Số lượng văn bản văn học ở sách giáo khoa cải cách có giảm so với trước nhất là các văn bản thuộc thể loại trữ tình Tuy vậy, nội dung tri thức
Trang 27đọc- hiểu giảm khụng đỏng kể, vẫn cũn khỏ nặng Nhiều tỏc phẩm sử dụng
trong dạy học chớnh thức ở chương trỡnh cũ, nay cắt bỏ như: Tụng giỏ hoàn kinh sư ( Trần Quang Khải), Dục Thỳy Sơn (Nguyễn Trói), Mời trầu (Hồ Xuõn Hương), Thỳc Sinh từ biệt Thỳy Kiều (Trớch Truyện Kiều- Nguyễn Du), Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thỏi), Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái), Xúc cảnh (Trích ngư tiều y thuật vấn
đáp của Nguyễn Đình Chiểu), Mồng hai tết viếng cụ Kớ (Trần Tế Xương), Thu vịnh, thu ẩm (Nguyễn Khuyến); Cỏc văn bản sử dụng trong đọc thờm của
chương trỡnh cũ, nay cắt bỏ gần hết Việc lược bỏ này cú lẽ khụng nhằm mục đớch giảm tải chương trỡnh mà nhằm cõn đối lại cỏc văn bản thuộc những thể loại khỏc nhau trong chương trỡnh, giỳp người học hỡnh dung bao quỏt hơn về diện mạo của văn học trung đại nước nhà Bởi vỡ trong khi cắt bỏ một số văn bản văn học thuộc chương trỡnh, sỏch giỏo khoa cũ, đó đưa thờm khỏ nhiều văn bản văn học trung đại mới vào chương trỡnh, sỏch giỏo khoa cải cỏch, mà dung lượng kiến thức trong cỏc văn bản mới cũn nặng hơn dung lượng kiến thức ở cỏc văn bản vừa bị loại bỏ
So với sỏch giỏo khoa văn học 10 (cũ), sỏch Ngữ văn 10 (chuẩn) đưa mới vào tổng số 12 văn bản văn học ( kể cả văn bản học chớnh thức và văn
bản đọc thờm): Vận nước (Sư Phỏp Thuận), Cỏo bệnh, bảo mọi người (Sư Món Giỏc), Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn), Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiờm), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trớch Đại Việt sử kớ toàn thư- Ngụ Sĩ Liờn), Thỏi Sư Trần Thủ Độ (Trớch Đại Việt sử kớ toàn thư- Ngụ Sĩ Liờn), Chuyện chức Phỏn sự đền Tản Viờn (Trớch Truyền kỡ mạn lục – Nguyễn Dữ), Tựa Trớch diễm thi tập (Hoàng Đức Lương), Hiền tài là nguyờn khớ quốc gia (Thõn Nhõn Trung), Tỡnh cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trớch Chinh phụ ngõm- Đặng Trần Cụn, Đoàn Thị Điểm dịch), Cỏc trớch đoạn trong Truyện Kiều- Nguyễn Du: Nỗi thương mỡnh, Chớ khớ anh hựng, Thề nguyền
Sỏch Ngữ văn 10 (nõng cao), ngoài việc đưa thờm cỏc văn bản mới như
trong bộ sỏch Ngữ văn 10 (chuẩn), cũn thờm một số văn bản khỏc: Hàn Nho
Trang 28phong vị phú (Nguyễn Công Trứ), Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều), Phẩm bình nhân vật lịch sử (Lê Văn Hưu), Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược), Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa (Trích Phạm Tải- Ngọc Hoa)
So với sách văn học 11 (cũ), sách Ngữ văn 11 (chuẩn) đưa mới vào
tổng số 6 văn bản văn học ( kể cả văn bản học chính thức và văn bản đọc
thêm): Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), Vịnh khoa thi Hương (Trần
Tế Xương), Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác), Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ); điều chỉnh hai văn bản từ học chính thức sang học thêm: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh); chuyển bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) từ lớp 10 lên
học ở lớp 11 Sách Ngữ văn 11 (nâng cao), ngoài việc đưa thêm các văn bản mới như trong bộ sách Ngữ văn 11 (chuẩn), còn thêm một số văn bản khác:
Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục- Đặng Huy Trứ), Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến), Đổng Mẫu (Trích tuồng Sơn Hậu)
Nhìn mạng lưới văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình, sách giáo khoa mới, ta thấy những thay đổi đáng kể của nội dung chương trình sách lần này về phần văn học trung đại Việt Nam là đa dạng hóa nội dung tri thức thông tin, đặc biệt là tri thức về hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam, giúp giáo viên và học sinh THPT có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn về diện mạo văn học viết truyền thống của dân tộc mình Tuy vậy, nội dung còn khá nặng nhất là đối với học sinh THPT hiện nay, khi các
em không có kiến thức về ngôn ngữ Hán- Nôm, kiến thức về văn hóa thời kì trung đại rất nghèo, điều kiện để tra cứu thông tin như từ điển Hán Nôm, thư viện sách báo… hầu như không có, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn và miền núi
Việc bổ sung thêm một số thể loại văn mới như thể loại sử kí, văn bia, tựa, chiếu, điều trần, tuồng… đặc biệt việc tăng cường một số lượng đáng kể
Trang 29văn bản nghị luận, trong đó có cả nghị luận xã hội trung đại (Cáo, chiếu, điều trần…) và nghị luận văn học (Tựa) đã đem lại những hiệu quả đáng kể:
- Giúp tăng cường bản chất văn hóa của văn học, văn học không chỉ được nhìn nhận từ bản chất thẩm mĩ mà còn được xem xét trong bản chất văn hóa
- Giúp giáo viên và học sinh THPT thấy được tính chất phong phú, đa dạng, toàn diện của nền văn học trung đại Việt Nam
- Giúp học sinh được tiếp cận với nhiều loại văn bản, rèn luyện được các kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng làm văn phong phú hơn
- Giúp học sinh có thể vận dụng văn học vào cuộc sống một cách thiết thực hơn
Nhưng việc phát huy tác dụng thông tin mới này chưa đạt hiệu quả mong muốn Vì nội dung và cách thức giảng dạy chúng còn nhiều vấn đề cần bàn luận, cần bổ sung
3.Tiểu kết:
Qua phần khảo sát và so sánh trên đây, có thể nói, cấu trúc và nội dung phần văn học trung đại Việt Nam trong chương trình, sách giáo mới đã khắc phục được khá nhiều điểm bất cập của chương trình cũ Nhìn một cách tổng quan, chương trình và sách giáo khoa mới đã bước đầu chú ý đến việc sắp xếp các bài học sao cho thuận lợi trong việc khai thác giá trị tự thân của văn bản văn học trung đại, chú ý đến những đặc trưng, bản chất của chúng nhằm hạn chế lối suy nghĩ từng tồn tại ở nhiều người, cho rằng tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam tương đối đồng nhất với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc trong mười thế kỉ Việc điều chỉnh, bổ sung nhằm đa dạng hóa các thể loại văn bản văn học trung đại cũng góp phần thay đổi lối suy nghĩ chưa thỏa đáng của nhiều người cho rằng: văn học chỉ bao gồm những văn bản được sáng tạo trên cơ sở của hư cấu nghệ thuật, còn những văn bản chức năng không thuộc lĩnh vực của nghệ thuật ngôn từ… Tuy vậy, cấu trúc và nội dung trong chương trình sách giáo khoa cải cách hiện nay vẫn còn một số vấn
đề tồn tại như tính hệ thống cấu trúc chưa thật chặt chẽ; Các bài học sắp xếp
Trang 30nhiều chỗ chưa tạo được điều kiện để hỗ trợ nhau- bài trước hỗ trợ cho bài sau; Nội dung vẫn còn khá ôm đồm, nặng về tri thức thông tin
Trong quá trình làm sách giáo khoa cải cách, do các nhà nghiên cứu tập trung khắc phục các nhược điểm của chương trình, sách giáo khoa cũ, nhưng lại mắc phải những nhược điểm mới như vừa trình bày ở trên Chính những nhược điểm này của cấu trúc, nội dung phần văn học trung đại trong chương trình sách đổi mới khiến cho việc dạy và học bộ phận văn học này ở cấp trung học phổ thông gặp không ít khó khăn, bởi vậy mà chất lượng dạy học chưa được cải thiện là bao Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn, xây dựng được nội dung, cấu trúc chương trình vừa khoa học vừa hấp dẫn và phù hợp với tâm lí người tiếp nhận Về việc chọn bài học chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương
II của khóa luận
Trang 31CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC CHỌN BÀI HỌC Ở PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TRONG SÁCH MỚI SO VỚI SÁCH GIÁO
KHOA TRƯỚC CẢI CÁCH
1 Một số nguyên tắc và tiêu chí để đánh giá việc chọn tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông:
Có thể nói thành tựu của văn học trung đại Việt Nam khá phong phú
và đa dạng, rất phức tạp về thể loại và ngôn ngữ… Riêng số lượng tác giả, có thể lên tới hàng nghìn người với hàng chục nghìn tác phẩm (chưa kể số lượng tác giả, tác phẩm đã bị thất truyền) Để có thể giới thiệu được toàn bộ thành tựu ấy trong chương trình và sách giáo khoa là một điều không tưởng Những nhà làm chương trình từ xưa đến nay đều ý thức rõ việc tuyển chọn những gương mặt thật tiêu biểu của nền văn học dân tộc để đưa vào giảng dạy Nhưng do quan điểm của từng nhóm tác giả, từng giai đoạn lịch sử, do gu thẩm mĩ của người tuyển chọn… mà có sự khác nhau trong vấn đề chọn lựa này Tất nhiên mỗi người đều có lí do riêng của mình, đều có những nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn riêng và chắc chắn đã thông qua hội đồng thẩm định Tuy vậy, chúng tôi, đại diện cho những giáo viên trực tiếp đứng lớp, đứng trên lập trường của giáo viên và học sinh trung học phổ thông, nhận thấy cần phải tôn trọng các những tiêu chí khách quan hơn là những nhân tố chủ quan của nhà làm sách Các giáo sư, tiến sĩ với trình độ học vấn uyên thâm, với vốn sống và vốn văn hóa phong phú có thể hiểu sâu sắc một hiện tượng văn học nào đấy và cho rằng hiện tượng ấy là tiêu biểu cho việc dạy và học trong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa chắc đã phù hợp với tâm
lí tiếp nhận của đa số giáo viên và học sinh Hoặc có những vấn đề mà người làm chương trình và làm sách có thể cho là dễ, chỉ việc đọc là hiểu nhưng với giáo viên và học sinh cấp học này lại thấy không hề dễ chút nào, một, hai tiết học không thể đủ thời gian cho họ tiếp nhận Hoặc vì những mục đích chính
Trang 32trị thực dụng mà các nhà hoạch định chương trình chọn lựa các văn bản có thể phục vụ hữu hiệu mục đích ấy… Chính vì vậy, trước khi có thể đánh giá việc chọn bài học thuộc phần văn học trung đại trong sách giáo khoa cải cách, chúng tôi không dám đánh giá một cách tùy tiện, chủ quan, cảm tính mà căn
cứ vào những cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra các tiêu chí theo chúng tôi là quan trọng, rồi dựa vào những tiêu chí ấy để nhận xét Sau đây là 4 tiêu chí cơ bản nhất:
- Tiêu chí thẩm mỹ (tác phẩm phải hay, đẹp): Văn học trung đại Việt
Nam là một bộ phận quan trọng của nền văn học viết Việt Nam Mặc dù ra đời trong bối cảnh văn sử triết bất phân nhưng văn bản văn học được chọn giảng phải có “chất văn”, phải thể hiện đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ Phẩm chất quan trọng nhất của một văn bản được coi là văn chương nhất thiết phải có tính nghệ thuật, phải biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc Một tác phẩm chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa mà không hấp dẫn, không nhiều chất văn chương sẽ không thể thu hút được sự chú ý, quan tâm của người dạy và người học Và như vậy, đương nhiên chất lượng dạy học sẽ không đạt yêu cầu
-Tiêu chí nhận thức (học văn học trung đại Việt Nam để hiểu biết về
đặc điểm văn học các giai đoạn, biết về văn hóa, con người, lịch sử dân tộc…), Tác phẩm phải tiêu biểu cho tác giả, mang đặc trưng phong cách tác giả (nếu có), thể hiện rõ nhất sự đóng góp của tác giả cho nền văn học Qua các tác phẩm tiêu biểu được chọn phải làm rõ tiến trình vận động của lịch sử văn học trung đại, trong tiến trình đó, mỗi tác phẩm được chọn và cách giảng phải nói lên được cái mốc quan trọng mà tác phẩm và tác giả đem lại cho lịch
sử văn học dân tộc Bởi vậy cần phải cân nhắc để chọn được những tác phẩm quan trọng trong vô số những tác phẩm văn học của cha ông để lại, tránh trường hợp chọn tác phẩm theo sở thích cá nhân, theo ý kiến chủ quan của mình, đánh mất đi tính chất khách quan, khoa học Đối với một trích đoạn thì yêu cầu bắt buộc là tính tiêu biểu, qua đó có thể hiểu được những nét căn bản của cả tác phẩm (qua giọt nước thấy biển cả)
Trang 33- Tiêu chí lứa tuổi (tâm lý lứa tuổi): Từ giữa thế kỉ XX, Hồ Chủ Tịch đã
nêu lên một bài học quan trọng cho người cầm bút là trước khi viết cần đặt ra
và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì và viết như thế nào? Bài học ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị Sách giáo khoa trung học
phổ thông viết chủ yếu cho đối tượng là học sinh ở cấp học này nhằm các mục tiêu: nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết của các em về các lĩnh vực đời sống – văn hóa - xã hội; Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh; Rèn
luyện các kĩ năng về ngôn ngữ, về đọc văn bản, tạo lập văn bản… Các em học
sinh ở cấp trung học phổ thông không hẳn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn Các em có thể đã có những nhận thức chín chắn, những cảm xúc tinh tế, phong phú nhưng vốn sống, vốn văn hóa còn nghèo nàn, bản lĩnh nghệ thuật còn chưa vững vàng Bởi vậy, tác phẩm được chọn phải vừa tạo ra sức hấp dẫn để thu hút sự chú ý của các em, khiến các em thích thú, hào hứng khi tiếp cận các văn bản, vừa thực hiện được những chức năng của tác phẩm văn chương trong nhà trường: Mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho tuổi trẻ học đường Để đánh giá việc chọn văn bản văn học trung đại trong sách mới đảm bảo tính khách quan, tôn trọng đối tượng chính của sách giáo khoa là giáo viên và học sinh trung học phổ thông, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 1000 học sinh và 200 giáo viên dạy Ngữ văn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Thời lượng giảng dạy (tác phẩm phải dạy xong trong 1,2 tiết liệu đã
thực tế chưa?): Như trên đã nói, các tác giả sách giáo khoa đều là những nhà khoa học có uy tín, uyên thâm về tri thức, phong phú về vốn sống nên việc hiểu một tác phẩm hay một vấn đề văn học trung đại có thể là “chuyện nhỏ” nhưng với học sinh trung học phổ thông và ngay cả với giáo viên cũng là
“chuyện lớn” Có những tác phẩm hay, quan trọng nhưng thời lượng không hợp lí khiến giáo viên và học sinh rơi vào tình trạng “Cưỡi ngựa, xem hoa”, chưa hiểu được đầy đủ nghĩa văn bản do đó không thấy được hết giá trị của
nó Cho nên, đây cũng là một tiêu chí để chúng tôi đánh giá việc chọn bài học trong chương trình và sách giáo khoa
Trang 342 Đánh giá về việc chọn bài học:
2.1 Những văn bản văn học trung đại trong chương trình, sách giáo khoa lớp 10
Thơ trữ tình: Thơ trữ tình trung đại có hai mảng- chữ Hán và chữ
Nôm (tiếng Việt), mảng chữ Nôm từ thế kỷ XVIII trở đi có nhiều thành tựu lớn Nhìn chung thơ trữ tình là thành tựu lớn nhất của văn học trung đại Việt Nam (cả về mặt số lượng lẫn chất lượng) Do quan hệ lịch sử, thơ ca trung đại
Việt Nam cùng một loại hình với thơ cổ điển Trung Quốc Theo Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn ở thế kỉ XVIII: Thơ xuất hiện từ thời Lí (chép 7 bài), thời
Trần có trên 600 bài, đời Lê đã chép được trên 1000 bài (con số thực tế sẽ nhiều gấp bội), sang thế kỉ XVIII, XIX, thơ ca càng phát triển rực rỡ với sự chín muồi và điêu luyện, xuất hiện rất nhiều nhà thơ tiêu biểu với những tác phẩm xuất sắc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…, tất cả các thể loại thơ ca trung đại đều có được những thành tựu đáng kể Chính vì vậy số lượng thơ ca trung đại được chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông, sách cải cách khá nhiều, nhiều nhất trong tất cả các thể loại: 19 văn bản (cả lớp 10 và lớp 11, cả học chính và đọc thêm) Và 4 bài học về 4 tác gia tiêu biểu cũng đều là nhà thơ trữ tình xuất sắc
Các văn bản thuộc thể thơ trữ tình được chọn trong bộ sách cơ bản lớp
10 và sách nâng cao lớp 10 phần lớn giống nhau, bộ sách nâng cao đưa thêm
văn bản Nỗi lòng của Đặng Dung vào học chính thức
- Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão: Tác phẩm thể hiện rõ “hào
khí Đông A”, mang đậm dấu ấn thời đại thế kỉ XIII; Phạm Ngũ Lão là một trong những gương mặt nổi tiếng về nhiều phương diện (kể cả văn học dẫu rằng thơ ông chỉ còn lại 2 bài), tiêu biểu cho văn học Lí - Trần; Tác phẩm không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước, âm điệu anh hùng là âm điệu chủ đạo của thời đại mà còn chứa đựng những giá trị thẩm mĩ sâu sắc, gợi nhiều liên tưởng độc đáo về con người và dân tộc thời đại nhà Trần Tác phẩm tuy rằng
Trang 35khó nhưng được phần lớn giáo viên và học sinh tiếp nhận một cách hào hứng,
có 800/1000 học sinh trả lời là thích tác phẩm văn học này Văn bản ngắn gọn đạt tới độ súc tích cao với hình tượng trung tâm là trang anh hùng kiệt xuất mang tính chất sử thi điển hình cho sức mạnh và khí thế của thời đại anh hùng, chọn tác phẩm này và phân phối trong 1 tiết học là tương đối phù hợp,
có 187/200 giáo viên trả lời là tác phẩm phù hợp với đối tượng học sinh, phân phối thời lượng vừa phải Sự lựa chọn này thống nhất với lựa chọn của bộ sách cũ
- Cảm hoài (Nỗi lòng) của Đặng Dung (Sách nâng cao): Đặng Dung
cũng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử, cuộc đời và tên tuổi ông gắn liền với công cuộc chống giặc Minh bảo vệ đất nước thời Hậu Trần, thơ của ông cũng chỉ còn lại duy nhất 1 bài Khác với Phạm Ngũ Lão, người anh hùng Đặng Dung tuy tài cao, chí lớn nhưng không gặp thời và lỡ vận,
có khi rơi vào tình trạng bất lực trước thời thế cực kì khó khăn nên thơ mang âm hưởng bi tráng, tiêu biểu cho thơ văn thời Hậu Trần Cảm hứng yêu nước với hình tượng người anh hùng đầy khí phách có khả năng đem lại những xúc cảm thẩm mĩ và tác dụng giáo dục tốt đối với học sinh, thời lượng 1 tiết cũng là vừa phải Trong sách văn học (cũ) tác phẩm này được chọn đưa vào phần đọc thêm
- “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi: Tác phẩm này được rút từ “Quốc
âm thi tập”, một tập thơ có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển
của thơ ca dân tộc Là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn- tập thơ đánh dấu sự trưởng thành thực sự của một nền văn học độc lập của một dân tộc độc lập Bởi vì, với tập thơ này, Nguyễn Trãi trở thành người có công đầu tiên trong
“một cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam”( Đặng Thai Mai), nhờ sự sáng tạo của ông mà lịch sử văn học Việt Nam trên thực tế đã có thêm một thể thơ mới: Thơ Nôm Đường luật Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt [27, 117] Bài thơ Cảnh ngày hè rất tiêu biểu cho tập thơ Quốc âm thi tập cả
Trang 36về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật Tác phẩm không chỉ thể hiện sâu sắc thế giới nội tâm phong phú của tâm hồn Ức Trai - vừa là người anh hùng với
lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, vừa là một nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống - mẫu hình người “quân tử” trong thơ ca của loại hình tác giả nhà Nho trong nền văn học trung đại Việt
Nam Cảnh ngày hè cũng rất điển hình cho thể loại thơ Nôm Đường luật với
xu hướng phá cách, dân tộc hóa thể loại thơ vốn là vay mượn của Đường thi Đây cũng là tác phẩm chứa đựng giá trị thẩm mĩ cao, giàu sức hấp dẫn đối với bạn đọc yêu nghệ thuật, có tác dụng giáo dục tốt đối với tuổi trẻ về tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống Chính vì vậy, chọn tác phẩm đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông với thời lượng 1 tiết là điều mà 900/1000 học sinh, 197/200 giáo viên đánh giá là hợp lí Tác phẩm này cũng
có mặt trong chương trình, sách giáo khoa trước cải cách
-“ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn
của dân tộc với sự nghiệp thơ ca đồ sộ Ông để lại khoảng gần 900 bài thơ
được tập hợp trong hai tập: Bạch Vân am thi tập (Thơ chữ Hán, khoảng hơn
700 bài) và Bạch Vân quốc ngữ thi (Thơ Nôm, khoảng trên 170 bài) Thơ ông
tiêu biểu cho thơ của loại hình tác giả nhà Nho ẩn dật trong nền văn học trung đại nước nhà, tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm dấu ấn thời đại ông- thời đại thế kỉ XVI, chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng Các sáng tác của ông “đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những
tệ lậu xã hội, những suy thoái đạo đức”[28, 106] Bài thơ Nhàn được rút từ Bạch Vân quốc ngữ thi, một tập thơ Nôm Đường luật tiêu biểu của thế kỉ
XVI, đánh dấu một bước tiến mới mang tầm khái quát nghệ thuật cao và thế
ổn định của thể thơ này Tác phẩm rất tiêu biểu cho “phong cách triết gia” của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm với cách tiếp cận cuộc sống vừa cụ thể, sinh động, vừa mang tầm khái quát xã hội rộng lớn Xét về tiến trình vận động và
phát triển của thơ Nôm Đường luật, với Bạch Vân quốc ngữ thi, “Nguyễn
Trang 37Bỉnh Khiêm là dấu nối giữa hai thời kì- thời kì Nguyễn Trãi và thời kì Hồ Xuân Hương” [51, 44] Bằng sự thâm trầm, sâu sắc, nhiều ẩn ý, kết hợp giữa
trữ tình và triết lí, nhà thơ khẳng định triết lí sống “nhàn” hòa hợp với thiên
nhiên, coi thường danh lợi, vượt lên thế tục để giữ gìn nhân cách thanh cao Với những lí do như vậy, tác phẩm được chọn vào giảng dạy trong chương trình là thỏa đáng, phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh, đa số giáo viên
và học sinh đồng ý với sự lựa chọn này Tuy vậy cũng cần thấy rõ, đây là một bài thơ khó vì nó mang đậm tính trí tuệ thâm sâu của một bậc hiền triết, để hiểu được cái hay và cái đẹp cũng như vị trí quan trọng của bài thơ trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc không thể không có tri thức về tác giả, về tập thơ, tri thức về thể loại thơ Nôm Đường luật, tri thức về văn hóa nhà Nho với
lí tưởng và lối hành xử của họ trước thời cuộc Từng ấy tri thức cùng với việc phải khai thác hết giá trị nội dung, nghệ thuật của một bài thơ trữ tình- triết lí
mà chỉ bó gọn trong vòng 1 tiết học quả là khó khăn đối với người thực hành đứng lớp, có 153/200 giáo viên cho rằng thời lượng dạy học tác phẩm này là
ít Đây là sự lựa chọn mới so với sách cũ
- “Độc Tiểu thanh kí” của Nguyễn Du: Đại đa số các nhà nghiên cứu
đều tách văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX thành một giai đoạn vì nó có khá nhiều điểm khác so với các giai đoạn văn học trước đó và sau đó “Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển” [27, 107] Văn học giai đoạn này quan niệm con người xét về tâm lý, là văn học chủ tình; xét về thân xác là nền văn học của chữ thân, đề cao thân “Về mẫu hình nhân vật lí tưởng, đó là sự thay đổi mẫu hình thánh nhân, quân tử của các giai đoạn trước bằng mẫu hình con người tự nhiên Về phương diện bản thể luận , chủ nghĩa dân bản vốn chiếm địa vị thống trị trong các giai đoạn trước được thay (hoặc bổ sung) bằng chủ nghĩa nhân bản Những phạm trù giá trị thuộc về con người tự nhiên, con người tự nó được đề cao”[52, 272] Nguyễn Du lại hết sức tiêu biểu cho thời đại văn học này đến nỗi nhiều người quen gọi là thời đại Nguyễn Du Sáng
Trang 38tác của Nguyễn Du đã góp phần tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong tiến
trình lịch sử văn học dân tộc “Độc Tiểu Thanh kí” là một bài thơ chữ Hán
tiêu biểu cho Nguyễn Du và thời đại ông, nêu vấn đề thân phận của những người là chủ thể tài sắc, chủ thể của những giá trị văn hóa tinh thần trong xã hội Nghĩa là tác phẩm thể hiện sự ý thức và tự ý thức sâu sắc về thân phận của người nghệ sĩ, lớp người xứng đáng được xã hội trân trọng Tác phẩm không chỉ đặt ra vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh , chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của thời đại mà nó còn rất điển hình cho thể thơ Đường luật chữ Hán
ở nước ta Học sinh ở bậc học THPT tiếp cận vấn đề giá trị và quyền con người, lòng thương người và thương mình… không phải là vấn đề quá phức tạp Nhưng phân bố trong thời lượng 1 tiết là quá ít ỏi bởi bài thơ chữ Hán hàm súc, đa nghĩa, chứa đựng nhiều giá trị đã khó, lại phải cung cấp những tri thức về tác giả, về văn hóa thời đại cho học sinh làm cơ sở đọc hiểu tác phẩm một cách đúng hướng lại càng khó khăn trong khuôn khổ thời gian như vậy Tuy nhiên, tăng thời lượng cho nó là rất khó khăn bởi số lượng tiết học là có hạn Hơn nữa, thành tựu về thơ chữ Hán chưa phải là đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Du Bởi thế, vừa để dành thời gian cho những vấn đề khác, vừa nhằm đạt được tính thống nhất của cấu trúc chương trình là tiến trình phát triển thể loại phù hợp với tiến trình phát triển của cả nền văn học trung đại (như đã phân tích ở trên), nên dùng 1 tiết để đọc thêm tác phẩm này Sách
giáo khoa trước cải cách cũng chọn “Độc Tiểu Thanh Kí” nhưng cũng đã rơi
vào tình trạng tương tự, nghĩa là chưa phát huy được giá trị và sức mạnh tự thân của văn bản
- Các văn bản đọc thêm về thơ trữ tình trung đại trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10:
+ "Vận nước” của sư Pháp Thuận và "Cáo bệnh, bảo mọi người" của sư
Mãn Giác: Tiêu biểu cho văn học thời Tiền Lê và thời Lí, khi mà Phật giáo đang được xem là quốc giáo, nhà sư có nhiều đóng góp trên mọi phương diện cho dân tộc; Pháp Thuận và Mãn Giác đều rất tiêu biểu cho loại hình tác giả
Trang 39nhà sư trong văn học trung đại nước ta giai đoạn đầu Nhưng để hiểu được các tác phẩm mang màu sắc phật giáo, chứa đựng tư tưởng của nhà Phật không phải là dễ, nhất là đối với lứa tuổi THPT, lứa tuổi mà vốn sống, vốn văn hóa còn mỏng Những tác phẩm này trở nên quá cao siêu và lạ lẫm đối với các
em, trong khi đó thời gian hướng dẫn đọc thêm lại hết sức ít ỏi (3 bài thơ chữ Hán trong 1 tiết), dẫn đến tình trạng trưng bày trong SGK cho đủ thành phần chứ việc hiểu được nó là điều không tưởng Ngay cả đối với giáo viên đứng lớp, việc hiểu cặn kẽ, thấu đáo những văn bản này cũng là cả một vấn đề không đơn giản Hiểu rồi, khi dạy cho học sinh cũng lại là một vấn đề nan giải Kết quả thăm dò ý kiến từ phía giáo viên và học sinh cho thấy: 189/200 giáo viên; 912/1000 học sinh đánh giá tác phẩm quá khó, thời gian quá ít
+ “Hứng trở về" Của Nguyễn Trung Ngạn: Tác phẩm tiêu biểu cho
cảm hứng về quê hương, đất nước với việc sử dụng những hình ảnh gần gũi, mang tính chất dân dã, biểu hiện sự phá vỡ tính quy phạm của thơ Đường luật, thi liệu bình dị, mộc mạc Tuy nhiên, Nguyễn Trung Ngạn chưa phải là một tác giả thật tiêu biểu cho thời đại của ông, bài thơ “Quy hứng” cũng chưa
có một vị trí trọng đại trong tiến trình lịch sử văn học trung đại… Nên việc chọn tác phẩm này vào phần đọc thêm, tham khảo thêm là hợp lí
- Bài học về hai tác gia lớn là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du Đây không chỉ là những đại thi hào dân tộc, có những đóng góp vĩ đại cho tiến trình lịch
sử văn học dân tộc mà còn là những danh nhân văn hóa thế giới Tầm vóc và vai trò của họ không chỉ mang tính tầm dân tộc mà cao hơn là mang tầm nhân loại Nghiên cứu về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du để hiểu được tài năng, tâm hồn, cốt cách của dân tộc Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ của riêng bộ môn văn học trong nhà trường mà còn là nhiệm vụ chung của toàn thể cộng đồng người Việt Nam Cuộc đời và sự nghiệp của hai thi hào vĩ đại này cũng là những cơ
sở quan trọng để hiểu thấu đáo những thông điệp mà họ gửi trong những tác phẩm văn học Đương nhiên, chọn hai tác gia này để giảng dạy trong chương trình là một tất yếu
Trang 40Thể phú: Phú là một thể loại tiếp nhận, ảnh hưởng từ Trung Quốc,
nhưng trong nền văn học trung đại Việt nam, phú đã từng bước được Việt hóa Phú phát đạt ở đời Trần, đời Lê cả phú chữ Hán và phú chữ Nôm “tới thời cuối Lê trở đi, phú Nôm đạt tới mức điêu luyện, tinh xảo và có đời sống lịch sử của nó”[40, 266] Đặc trưng cơ bản của phú là “văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời…, một bài phú thường có 4 phần: mở đầu, giải thích, bình luận và kết”[SGK] Thành tựu của thể phú góp phần tạo nên diện mạo phong phú, độc đáo của nền văn học dân tộc Bởi vậy, chương trình và sách giáo khoa cải cách đã chọn một số bài phú tiêu biểu của nền văn học dân tộc là hoàn toàn hợp lí
- Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu: Là một cái mốc quan
trọng đánh dấu sự suy yếu của triều đại nhà Trần, cũng là đánh dấu sự chuyển biến của nền văn học dân tộc sang một giai đoạn mới Với đề tài hồi
cố lại các chiến thắng trên sông Bạch Đằng và triết lí “tại đức bất tại hiểm”, tác phẩm như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh người lãnh đạo phải biết quan tâm
tu dưỡng đạo đức và thi hành nhân nghĩa Nội dung tư tưởng- đạo đức- chính trị này tương đối khó tiếp nhận đối với trình độ nhận thức của học sinh lớp 10
vì cần đặt triết lý ấy vào bối cảnh ra đời của bài phú là khi nhà Trần bắt đầu suy yếu Bài phú này có thể xem là mẫu mực của phú cổ thể với sự kết tinh phần lớn các đặc trưng cơ bản của thể loại phú như tính chất “phô bày”, “tả vật nói chí”, tính chất “phô trương văn vẻ”, ngôn ngữ, hình ảnh đẹp một cách diễm lệ, tiết tấu, nhạc điệu linh hoạt uyển chuyển… Tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức, chứa đựng giá trị yêu nước, tự hào dân tộc và giá trị nhân văn sâu sắc đề cao vai trò và vị trí con người, đồng thời lại là văn bản quan trọng, đánh dấu một lộ trình mới trong nền văn học dân tộc Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần, là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam Chọn văn bản này vào vào dạy học chính thức trong chương trình, sách giáo khoa là hợp lí Nhưng