1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

44 564 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 243,5 KB

Nội dung

Thương mại là một ngành của nền kinh tế quốc dân, là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông qua mua bán trên thị trường. Thương mại Việt Nam rất phát triển từ sau thời kỳ đổi mới (1986) và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong việc lưu thông hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Để tăng cường sự hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hơn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt sau khi gia nhập AFTA vào năm 2006 thì phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thương mại nước ta là yêu cầu khách quan, cấp thiết. Thực tế thấy rằng bất kỳ một doanh nghiệp thương mại (DNTM) nào muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì yếu tố về thị trường của doanh nghiệp bao giờ cũng được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Các DNTM hiểu rằng có thị trường thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các biện pháp để duy trì và phát triển. Và khi thị trường của doanh nghiệp được hình thành thì việc phát triển thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm những khách hàng mới. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận để có những bước tính toán tiếp theo của mình. Tóm lại thị trường của DNTM có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Chính vì thế mà em đã lựa chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nhằm mục đích nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian qua từ đó nêu ra những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại nước ta trong bối cảnh hội nhập.

Trang 1

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả

Để một lần nhớ lại mái trường xưa Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa

Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa

Nước mắt thành công hòa nỗi đau đen đỏ Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi Bài học đời đã học được những gì

Có nhắc bóng người đương thời năm cũ Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ

Để cây đời có tán lá xum xuê Bóng mát dừng chân là một chốn quê Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô!

(Sưu tầm)

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thương mại là một ngành của nền kinh tế quốc dân, là lĩnh vực traođổi hàng hóa thông qua mua bán trên thị trường Thương mại Việt Nam rấtphát triển từ sau thời kỳ đổi mới (1986) và đạt được nhiều thành tựu to lớntrong phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trongviệc lưu thông hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất

Để tăng cường sự hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hơn công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt sau khi gia nhập AFTA vào năm

2006 thì phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thương mại nước ta làyêu cầu khách quan, cấp thiết

Thực tế thấy rằng bất kỳ một doanh nghiệp thương mại (DNTM) nàomuốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì yếu tố về thị trường của doanhnghiệp bao giờ cũng được quan tâm và đặt lên hàng đầu Các DNTM hiểurằng có thị trường thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các biện pháp để duytrì và phát triển Và khi thị trường của doanh nghiệp được hình thành thìviệc phát triển thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm những kháchhàng mới Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận để

có những bước tính toán tiếp theo của mình Tóm lại thị trường của DNTM

có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh

nghiệp Chính vì thế mà em đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" nhằm mục đích nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng

phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong thờigian qua từ đó nêu ra những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển thị trườngcủa doanh nghiệp thương mại nước ta trong bối cảnh hội nhập

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề án

Qua việc chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập"

giúp em có thể đưa ra mục tiêu nghiên cứu của mình là: Đối với bản thânthì em hiểu rõ thêm về tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay nói chung

và tình hình hoạt động của các DNTM nói riêng Từ đó em sẽ có nhữngkiến thức về thị trường của các DNTM Và đồng thời việc nghiên cứu đề ánnày phần nào cũng giúp các DNTM đưa ra những biện pháp và chiến lược

để thúc đẩy quá trình phát triển thị trường tại những thị trường mà DNTMchưa đạt tới

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề án

Trong quá trình nghiên cứu do em không nghiên cứu cụ thể mộtDNTM nào cả mà em nghiên cứu chung về các DNTM nên em không tiếpxúc trực tiếp với một doanh nghiệp cụ thể nào mà chỉ tìm hiểu qua tài liệusách báo, thu thập thông tin qua mạng Internet, vì vậy đối tượng và phạm

vi nghiên cứu của đề án này chưa được rộng Em tập trung nghiên cứu vềphát triển thị trường của các DNTM nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã học và những kiến thức thực tế ít ỏi, cáctài liệu hướng dẫn, tham khảo Và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô:Th.S Đinh Lê Hải Hà

5 Kết cấu của đề án

Trong bài viết này em xin trình bày các vấn đề sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Chương 3: Những giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

1.1 Khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về thị trường

Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ vớikhái niệm phân công lao động xã hội Cùng với sự phát triển của sản xuất

và lưu thông hàng hóa, khái niệm thị trường có nhiều biến đổi và ngày càngđược bổ sung hoàn thiện hơn

Theo Philip Kotler quan niệm: “Thị trường bao gồm tất cả nhữngkhách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng

và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”

Có nhà kinh tế ở Việt Nam lại quan niệm rằng: “Thị trường là lĩnh vựctrao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác địnhgiá cả hàng hóa và dịch vụ”

Xét ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại (DNTM), thị trườngđược miêu tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhucầu tương tự nhau và những người bán cung cấp các sản phẩm hàng hóakhác nhau bằng các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó

Như vậy, theo quan niệm của người bán, thị trường của DNTM trướchết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hànghóa, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thỏa mãn

Thứ hai, yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu trên thị trường làcung về hàng hóa, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp là người bán trongnền KTQD tạo nên

Trang 5

Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị trường củaDNTM là các hàng hóa, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi.

1.1.2 Vai trò của thị trường

* Đối với nền kinh tế quốc dân

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm Thị trườngvừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạtđộng sản xuất và kinh doanh hàng hóa Vì vậy nó có tác động nhiều mặtđến sản xuất, tiêu dùng xã hội

Một là, bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô

ngày càng mở rộng và bảo đảm hàng hóa cho người tiêu dùng phù hợp vớithị hiếu (sở thích) và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợivới dịch vụ văn minh

Hai là, nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu

dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới Nó kích thích sảnxuất ra sản phẩm chất lượng cao và gợi mở nhu cầu hướng tới các hàng hóachất lượng cao văn minh và hiện đại

Ba là, dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng sản xuất, giảm

bớt dự trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hòa cung cầu

Bốn là, phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và

tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh Giải phóngcon người khỏi các công việc không tưởng trong gia đình, vừa nặng nề vừamất thời gian Con người được nhiều thời gian tự do hơn

Năm là, thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn

định sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân

* Đối với doanh nghiệp thương mại

Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh doanh, vừa là mục tiêuvừa là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp Tất cả các hoạt động củadoanh nghiệp đều hướng vào thị trường

Trang 6

Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Căn cứvào kết quả điều tra, thu thập thông tin thị trường để quyết định kinh doanhmặt hàng gì? cho ai? Bằng phương thức kinh doanh nào?

Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa khách hàng vớidoanh nghiệp, là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm các chủ trương,chính sách của mình

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, thị trường được chia sẻcho nhiều doanh nghiệp Doanh nghiệp nào giữ vững và phát triển được thịtrường doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ dẫn đến đìnhtrệ phá sản Bởi vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm

cơ hội mở rộng và phát triển thị trường

1.1.3 Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp

Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp bao gồm: cung, cầu,giá cả và cạnh tranh

Cầu: là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mứcgiá chấp nhận được Cầu là một đại lượng thay đổi theo sự phụ thuộc vàocác yếu tố tác động đến nó Nếu giả sử các yếu tố tác động khác như: sởthích, thu nhập của người tiêu dùng, thói quen, phong tục tập quán, nghềnghiệp, giới tính, lứa tuổi…mà không thay đổi thì lượng cầu phụ thuộc vàogiá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Cầu sẽ tăng lên khi giá cảgiảm và ngược lại, cầu sẽ giảm khi giá cả tăng lên, khi các yếu tố kháckhông đổi

Cung: là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mứcgiá chấp nhận được Cung là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi phụthuộc vào nhiều yếu tố như: sự phát triển của khoa học công nghệ mới, chiphí của các yếu tố đầu vào, sự điều tiết của chính phủ (thuế)…Khi các yếu

tố này không thay đổi thì cung phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch vụ.Cung sẽ tăng lên khi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên, và cung sẽ giảm

Trang 7

xuống khi giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm xuống.

Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Sựtương tác giữa người mua với người mua, người bán với người bán vàngười bán với người mua hình thành giá cả thị trường Giá cả thị trường làmột đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trườngcủa một loại hàng hóa, ở địa điểm và thời điểm cụ thể

Sự cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua giữa cá nhân, doanh nghiệptrong hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trườngtiêu thụ nhằm thu lợi nhuận Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liêntục và không có đích cuối cùng Cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cábiệt để hình thành giá cả thị trường Vì vậy, cạnh tranh là động lực để thúcđẩy các DNTM không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại vàphát triển

1.2 Nội dung của phát triển thị trường

1.2.1 Phát triển thị trường về sản phẩm

Sản phẩm là tập hợp các yếu tố nhằm thỏa mãn nhu cầu đồng bộ của khách hàng bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình (dịch vụ).Phát triển sản phẩm là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ củathị trường, đặc biệt là sản phẩm mới chất lượng cao Đó chính là phương thức kinh doanh có hiệu quả và cũng là phương thức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

Có thể phát triển sản phẩm theo hai hướng sau:

Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn:

Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và giá trị sử dụng,điều này đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp Kinh doanhsản phẩm mới đòi hỏi phải có sự đầu tư mới và đương đầu với những tháchthức mới, sản phẩm mới có thể được đưa vào thị trường mới hoặc cho thị

Trang 8

trường hiện tại với việc chia sẻ kênh phân phối, tiếp thị hoặc thương hiệu.Phát triển thế hệ sản phẩm mới theo ý đồ và thiết kế mới Đối với cácDNTM các sản phẩm này có nguồn gốc từ nhà sản xuất, vì vậy khi đưa sảnphẩm mới này vào thị trường cần tìm kiếm đánh giá và lựa chọn kỹ để đưa

ra thị trường

Cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có:

Cải tiến chất lượng, tạo ra nhiều loại sản phẩm với phẩm cấp, chấtlượng khác nhau

Cải tiến kiểu dáng sản phẩm như thay đổi bao bì, nhãn hiệu, hình ảnhmới…nhằm làm thay đổi hình dáng, kích thước của sản phẩm để tạo ra sựkhác biệt

Thay đổi tính năng sản phẩm, bảo đảm sử dụng thuận tiện an toàn hơn.Tìm ra giá trị sử dụng mới của sản phẩm để tăng thêm khách hàng sử dụng.Đổi mới và hoàn thiện dịch vụ liên quan đến sản phẩm như phươngthức bán hàng, thanh toán, bảo hành, vận chuyển và sửa chữa…nhằm thỏamãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Đây là hướng quan trọng để tạo sựkhác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường

1.2.2 Phát triển thị trường về khách hàng

Khách hàng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu và khảnăng thanh toán về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa đượcđáp ứng

Theo quan điểm kinh doanh hiện đại là nhằm vào nhu cầu của kháchhàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của doanh nghiệp tìm ra sự thỏamãn với khách hàng Thị trường của doanh nghiệp thường là tập hợp cáckhách hàng rất đa dạng khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, sở thíchtiêu dùng…

Các doanh nghiệp thường phát triển thị trường về khách hàng theo haihướng cả về số lượng và chất lượng

Trang 9

Thứ nhất, phát triển về mặt số lượng khách hàng

Để phát triển số lượng khách hàng doanh nghiệp phải chú trọng hoạtđộng Marketing nhằm tìm ra những phân khúc thị trường mới, khách hàngmới thông qua kênh phân phối mới Doanh nghiệp tăng số lượng kháchhàng thông qua lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng việc hoànthiện sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và dịch vụ…

Thứ hai, phát triển khách hàng về chất lượng

Tăng cường khách hàng về chất lượng thông qua tăng sức mua sảnphẩm của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng sảnphẩm mỗi lần mua Đồng thời chú ý tăng cường khách hàng mua với khốilượng lớn, ổn định thường xuyên và những khách hàng có quan hệ truyềnthống với doanh nghiệp Tỷ trọng của những khách hàng này trong tổng số

là những chỉ tiêu đánh giá chất lượng khách hàng của doanh nghiệp

Như vậy, phát triển thị trường của doanh nghiệp trên góc độ kháchhàng là phát triển khách hàng cả về số lượng, chất lượng, phạm vi khônggian, thời gian, địa điểm, cả khách hàng bán buôn và bán lẻ, người tiêudùng cuối cùng và người tiêu dùng trung gian, khách hàng mới và kháchhàng truyền thống

1.2.3 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý (địa bàn kinh doanh)

Phát triển thị trường của doanh nghiệp không chỉ là phát triển về sảnphẩm, về khách hàng mà cả về mặt không gian (địa lý) Phát triển thịtrường về mặt không gian là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổbằng các biện pháp khác nhau

Mở rộng mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp: mở rộng hệ thống cácđại lý, cửa hàng, quầy hàng…Phát triển mạng lưới bán hàng cả chiều rộng

và chiều sâu (nâng cao chất lượng phục vụ)

Tại đầu mối giao thông, nơi tập trung dân cư có thể thành lập trungtâm giao dịch hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc chi nhánh của doanhnghiệp nhằm phát triển thị trường

Trang 10

Phát triển thị trường về không gian cần được thực hiện thông qua lựachọn các kênh phân phối thích hợp Tùy vào mục tiêu chiến lược bán hàng,các doanh nghiệp có thể quan hệ với người bán lẻ, người bán buôn và cảngười trung gian để mở rộng phạm vi bán hàng

1.3 Sự cần thiết phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Phát triển thị trường là tổng hợp cách thức biện pháp của doanhnghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộngquy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanhnghiệp trên thị trường

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc chạy đua không

có đích cuối cùng Vì vậy, phát triển thị trường vừa là mục tiêu, vừa làphương thức quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển sảnxuất kinh doanh Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì phát triển thịtrường lại càng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại Có

mở rộng và phát triển thị trường, các DNTM mới duy trì được mối quan hệthường xuyên gắn bó với khách hàng, củng cố và tạo dựng được uy tín củadoanh nghiệp trước người tiêu dùng để tăng thêm khách hàng Mới có cơmay đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thunhập cho cán bộ công nhân viên, thực hiện được những mục tiêu đã vạch

ra, từ đó có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thịtrường cạnh tranh gay gắt

Khi sản phẩm, dịch vụ đã có chỗ đứng tại một thị trường thì một điềutất yếu là doanh nghiệp cần tiến hành mở rộng thị trường, phát triển thịtrường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiệp phụ thuộc lớn vào quá trình trên Tuy nhiên điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp luôn chủ động, cẩn thận để có những kế hoạch hợp lý

Trang 11

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, thị trường được chia sẻcho nhiều doanh nghiệp Doanh nghiệp nào giữ vững và phát triển được thịtrường doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ dẫn đến đìnhtrệ phá sản Bởi vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm

cơ hội mở rộng và phát triển thị trường

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP2.1 Đặc điểm thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

Thị trường của các doanh nghiệp thương mại dựa trên cơ sở nền kinh

tế nhiều thành phần Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó

là do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất Đại hộiĐảng XI đã khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tếnhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi

để doanh nghiệp và công dân đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, tậptrung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉđạo thực hiện để bảo đảm các thành phần kinh tế đều được khuyến khíchphát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh đó là kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài

Thị trường của các doanh nghiệp thương mại có sự quản lý, điềutiết của nhà nước Thông qua hệ thống các chính sách, chiến lược, quyhoạch, nhà nước quản lý, dự báo và định hướng thị trường trong và ngoàinước, giải quyết các vấn đề về thị trường hàng hóa

Thị trường phát triển trên cơ sở tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theoquy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật Đây là điều kiện nhất thiếtphải có vì nếu không được tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ thì hàng hóa

sẽ không được chuyển đến người tiêu dùng có nhu cầu, không được phânphối theo đúng quy luật thị trường thì thị trường không phát triển được Giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quy luật cung - cầu trênthị trường Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường,

Trang 13

nó là giá trị trung bình và là giá trị cá biệt của những hàng hóa chiếm phầnlớn trên thị trường Mua bán theo giá cả thị trường tạo ra động lực để thúcđẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội để doanh nghiệp vươn lên Tất cả các mối quan hệ được tiền tệ hóa, tuân theo các quy luật củalưu thông hàng hóa của kinh tế thị trường

2.2 Những thành tựu đạt được trong phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong bối cảnh hội nhập

2.2.1 Đối với thị trường trong nước

2.2.1.1 Quy mô ngày càng tăng

Trong những năm qua quy mô thị trường trong nước đã tăng liên tục,trước hết phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các đơn vị thamgia hoạt động thị trường, bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế và đông đảo hộ kinh doanh cá thể Mạng lưới chợ, các điểm bánhàng hóa và kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp trên phạm vi cảnước Đặc biệt, các loại hình thị trường "văn minh" như trung tâm thươngmại, siêu thị và các loại khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao cũng đượchình thành và phát triển trong những năm vừa qua Tình hình này đượcthể hiện qua các số liệu dưới đây:

Về số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại dịch vụ:trong 10 năm qua số lượng doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong nềnkinh tế nước ta có bước phát triển chưa từng có Tỷ lệ doanh nghiệpthương mại, dịch vụ trong tổng số doanh nghiệp của cả nước tăng lênnhanh chóng, bình quân mỗi năm có 66,3 ngàn doanh nghiệp được thànhlập, tốc độ tăng bình quân mỗi năm đạt 18%/năm Số điểm bán hàng hóa

và kinh doanh các dịch vụ phục vụ đời sống cũng tăng lên đáng kể Nếu kể

cả hộ kinh doanh thì con số này còn lớn hơn nhiều

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ và triển lãm hànghóa cũng được hình thành và phát triển Tại các tỉnh và thành phố lớn như

Trang 14

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng loại hình phục vụmới, văn minh, lịch sự và hiện đại đang trở nên phổ biến So với mức tăngchung của ngành bán lẻ cả nước là 23%, thì mức tăng trưởng của các siêuthị đang phản ánh xu thế phát triển của kênh bán lẻ hiện đại ngày càng lấn

át truyền thống, và cũng bộc lộ sự vội vã chiếm lấy cơ hội và thị phần ởnhững tỉnh thành khác trên cả nước

2.2.1.2 Các loại hình dịch vụ gắn liền với lưu thông hàng hóa phát triển mạnh.

Trong những năm gần đây các doanh nghiệp thương mại đã tăng cả về

số lượng, chất lượng phục vụ do áp dụng nhiều hình thức dịch vụ thươngmại cả trước, trong và sau khi bán hàng và đã phục vụ mọi nhu cầu củakhách hàng, chiếm lĩnh được thị trường nội địa, là thị trường quan trọngcủa doanh nghiệp thương mại nước ta

Nhiều hình thức dịch vụ thương mại tiến bộ trên thế giới được cácdoanh nghiệp thương mại vận dụng như việc tổ chức các hội chợ, quảngcáo, tiếp thị, khuyến mại, bán hàng qua điện thoại, fax, bán và chuyển hàngtận nơi theo yêu cầu của khách hàng

Các doanh nghiệp thương mại nước ta phát triển rộng khắp đất nước,thâm nhập vào các thị trường, đặc biệt là các thành phố khác với một hệthống các chi nhánh, đại lý phân phối hợp lý, đội ngũ nhân viên được đàotạo chuyên ngành thương mại, phần lớn có bằng đại học dùng phương tiện

xe máy, ô tô chuyển hàng đến tận các đại lý nhỏ hơn, các cửa hàng bán lẻhoặc đến tận người tiêu dùng Cách phân phối này đã giúp cho doanhnghiệp thương mại nắm bắt được tình hình thị trường, thu nhập được cácyêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng và trở thành cầu nối giữa ngườisản xuất và người tiêu dùng

Các doanh nghiệp thương mại nước ta còn mở các chi nhánh, đại lýphân phối đến tận các thị trấn, xã, khu vực nông thôn nhằm khai thác tiềm

Trang 15

năng ở thị trường này Bởi vì nước ta phần lớn là làm nông nghiệp (chiếm80% dân số), thu nhập của người dân được tăng lên đáng kể do đó nhu cầu

về hàng hóa cũng tăng lên Thị trường nông thôn cần các loại hàng hóa giá

rẻ, chất lượng trung bình Đồng thời các doanh nghiệp thương mại có thểthu mua hàng nông sản ở thị trường này và đem bán ở các thành phố hoặcxuất khẩu Nhìn chung DNTM nước ta đã nâng cao được hiệu quả kinhdoanh thông qua chiếm lĩnh thị trường nội địa

2.2.2 Đối với thị trường quốc tế

2.2.2.1 Tăng tổng mức lưu chuyển ngoại thương

Đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhànước đã đem lại những kết quả kỳ diệu cho nền kinh tế nói chung và chohoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ 2000 - 2010 nói riêng

Bảng tổng mức lưu chuyển ngoại thương

(Đơn vị: Triệu USD)

(Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Thống Kê)

Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2010 ước tính đạt 156993triệu USD Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân mỗinăm 16,7%

Số lượng đơn vị tham gia xuất nhập khẩu đã tăng lên nhanh chóng quacác thời kỳ Năm 1985 chỉ có 40 đơn vị do Nhà nước quản lý trực tiếp xuấtnhập khẩu, năm 1990 có 270 đơn vị nhưng đến nay đã có trên 12000 đơn vịthuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó có cả các doanh nghiệp tưnhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 16

Quan hệ quốc tế của Việt Nam những năm vừa qua đã có những thayđổi thông qua việc tham gia tổ chức quốc tế và khu vực như hiệp hội cácnước Đông Nam Á (ASEAN-1995) Diễn đàn Kinh tế các nước Châu Á -Thái Bình Dương (APEC-1998), nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và

ký hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có Mỹ (tháng 7/2000), làthành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2006

Quan hệ thương mại ngày càng mở rộng tới các Châu lục, các khốikinh tế khu vực và quốc tế

2.2.2.2 Thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế.

Kết quả nổi bật của hoạt động xuất khẩu những năm vừa qua thể hiệntrên các mặt sau:

* Tăng trưởng xuất khẩu cao và liên tục

* Sự tham gia của các ngành, các thành phần kinh tế trong đó có sự đónggóp tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp với nước ngoài

* Thị trường xuất khẩu mở rộng

* Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩmchỉ biến

* Một số mặt hàng chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩudần dần được khẳng định

Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên đáng kể, một số mặt hàng

đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và có tác động tích cực tới chấtlượng sản phẩm trong nước Hiện nay các mặt hàng gạo, dầu thô, thuỷ hảisản, hàng dệt may, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu của nước ta đãđược thừa nhận đạt hoặc xấp xỉ chất lượng quốc tế

Trang 17

2.3 Những vấn đề đặt ra trong phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong bối cảnh hội nhập

2.3.1 Tuy tổng mức lưu chuyển nội thương và ngoại thương đều tăng nhưng hàng hóa của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp cả ở thị trường trong và ngoài nước

Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho sự phát triển thị trường và thươngmại chưa vững chắc và hiệu quả kinh doanh thấp Mặc dù doanh nghiệpthương mại có nhiệm vụ trong lưu thông hàng hóa, có thể thực hiện xuấtnhập khẩu để có hàng ngoại tốt phục vụ nhu cầu trong nước nhưng chấtlượng hàng hóa trong nước có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệpthương mại nước ta Nếu hàng hóa nước ta có chất lượng tốt, có khả năngcạnh tranh cao so với hàng ngoại thì các DNTM nước ta sẽ có nguồn hàngtrong nước tốt, giảm được chi phi so với việc nhập khẩu và các DNTMxuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn

Vấn đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.Nhưng nguyên nhân chính là quan hệ kinh tế giữa sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và thương mại chưa được giải quyết tốt Thiết bị máy móc sảnxuất công nghiệp lạc hậu so với thế giới từ 4 - 5 thế hệ do trình độ sản xuấtcủa nước ta còn kém dẫn đến chất lượng hàng hóa thấp, giá cao và chi phílớn Công nghiệp chế biến nông sản yếu kém, không tạo được hàng hóa cógiá trị cao từ sản phẩm nông nghiệp, công tác bảo quản không đạt yêu cầu

Do đó hàng hóa đưa vào lưu thông trên thị trường không thể có sức cạnhtranh cao, thiếu thị trường tiêu thụ là điều dễ hiểu

Yêu cầu của DNTM là bán hàng hóa phải có lãi Vì vậy các DNTM sẽchuyển sang kinh doanh các hàng hóa dễ tiêu thụ hơn Vì vậy các doanhnghiệp sản xuất cần tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao là yêu cầu cấpbách hiện nay

Trang 18

2.3.2 Các DNTM chưa làm tốt vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức thông tin thị trường để định hướng cho sản xuất.

Các DNTM muốn có một thị trường hàng hóa ổn định thì cần phảinắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, hướng dẫn tốt tiêu dùng Tức làDNTM phải phân tích cho người tiêu dùng biết được lợi ích của hàng hóanày so với hàng hóa khác về chất lượng, giá cả hoặc được bảo hành sau khibán sẽ tạo niềm tin cho khách hàng Các DNTM nước ta chưa làm tốt vaitrò này nên chưa phát huy hết tiềm năng của thị trường Cụ thể là nhiềungười tiêu dùng ham rẻ mua phải hàng lậu, hàng kém chất lượng dễ hỏng.Mặt khác các DNTM còn chưa tổ chức tốt thông tin thị trường để địnhhướng cho sản xuất nên dẫn đến tình trạng sản xuất thừa, hàng hóa khó tiêuthụ vì cung vượt cầu

2.3.3 Thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng chưa phát triển được bề sâu

Đến nay nước ta quan hệ buôn bán với hơn 170 nước và khu vựcnhưng các DNTM nước ta chưa khai thác hết tiềm năng của các thị trườngrộng lớn Phát triển thị trường nước ngoài theo cả bề rộng, cả bề sâu đòi hỏi

sự tham gia tích cực của các cấp các ngành và nâng cao năng lực hoạt độngxuất nhập khẩu của các DNTM

Chỉ tiêu để xác định mức độ xâm nhập vào thị trường nước ngoài là sốlượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa được xuất và bán ở thị trường đónhư thế nào Để tăng được bề sâu ở thị trường nước ngoài các DNTMphải tạo được số lượng lớn hàng hóa hoặc nhiều chủng loại hàng hóavào một thị trường Để làm được điều này các DNTM cần có vốn lớn,

có đủ điều kiện để tham gia xuất khẩu hàng hóa và biết cách xâm nhậpthị trường nước ngoài

Trang 19

2.3.4 Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi

Buôn lậu hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến các DNTM Vì hàngbuôn lậu thường rẻ hơn rất nhiều so với hàng mà các DNTM mua để bán Tình hình buôn lậu hàng hóa qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc,Việt Nam - Lào, Việt Nam - Thái Lan và cả đường biển diễn ra phức tạp,gây mất ổn định thị trường hàng hóa Hàng Trung Quốc rất rẻ mà đượcnhập lậu vào Việt Nam thì càng rẻ làm cho hàng Việt Nam, hàng nhậpkhẩu khó tiêu thụ làm cho các DNTM khó tiêu thụ hàng hóa

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn được tình trạng buôn lậu vàgian lận thương mại để ổn định thị trường, tạo công bằng cho các doanhnghiệp thương mại

2.3.5 Khung pháp lý cho hoạt động thương mại bước đầu đã thông thoáng nhưng thể chế kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh

Thực trạng của hệ thống thể chế được nhiều doanh nghiệp gọi là "5không": không minh bạch, không đồng bộ, không nhất quán, không sátthực tế và không thống nhất Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của DNTM, đặc biệt là đối với DNTM xuất nhậpkhẩu Cần có một thể chế kinh tế thị trường rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đồng

bộ, nhất quán, thực tế, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để các DNTM tổchức tốt lưu thông hàng hóa và phát triển thị trường hàng hóa của mình Công tác quản lý nhà nước về thương mại, ban hành các văn bản phápluật, cơ chế, chính sách, hướng dẫn và quản lý hoạt động thương mại, dịch

vụ còn yếu kém và hiệu quả thấp Do thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thựchiện cụ thể trong lĩnh vực thương mại đã làm hạn chế hiệu lực của cácvăn bản pháp quy, hệ thống pháp luật, Luật thương mại khó đi vào thựctiễn cuộc sống

Trang 20

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các DNTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

3.1.1 Nhân tố cầu.

Cầu là nhu cầu con người có khả năng thanh toán Khi nói đến hoạtđộng thị trường người ta đặc biệt quan tâm đến câu hỏi trong cơ chế thịtrường cứ ở đâu có cầu là ở đó có cung Xã hội càng phát triển thì nhu cầucủa con người ngày càng cao hơn Nếu như nhu cầu về một loại hàng hóahay dịch vụ nào đó là cao thì doanh nghiệp thương mại sẽ có cơ hội mởrộng và phát triển thị trường của mình

3.1.2 Nhân tố cạnh tranh.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay thì trên thị trường có vô

số người sản xuất kinh doanh và vô số người tiêu dùng các loại hàng hóa vàdịch vụ khác nhau Một sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểuhình và nhiều thành phần kinh tế, nhiều người sản xuất kinh doanh là cộinguồn của sự cạnh tranh Cạnh tranh là bất khả kháng trong một nền kinh

tế thực chất Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường không thểlẩn tránh cạnh tranh vì như vậy là mất thị trường và cầm chắc phá sản Phảichấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sử dụng vũ khí cạnh tranhhữu hiệu Qua đó cạnh tranh trên thị trường sẽ có ảnh hưởng làm cho doanhnghiệp mở rộng và phát triển được thị trường hoặc có thể mất thị trường

3.1.3 Nhân tố giá cả.

Có nhiều khái niệm khác nhau về giá cả Trong kinh tế thương mại ta

Trang 21

sử dụng khái niệm: “giá cả là lượng tiền mà người mua sẵn sàng trả để đổilấy hàng hóa hay dịch vụ mà họ có nhu cầu.” Khả năng mua của kháchhàng trước hết phụ thuộc vào khả năng tài chính hiện tại của họ, vì vậy nó

có giới hạn Trên thị trường có vụ số người tiêu dùng và các khả năng tàichính (khả năng thanh toán) khác nhau Giá cả mà người ta sử dụng muabán trên thị trường được gọi là giá cả thị trường Giá cả thị trường là mộtnhân tố rất linh hoạt điều tiết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngườicung ứng cũng như sự tiêu dùng của khách hàng đối với một hoặc mộtnhóm sản phẩm hay dịch vụ

Tất nhiên cầu về hàng hóa và dịch vụ còn chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố ngoài giá, nhưng thông thường khi giá tăng lên tức khắc cầu vềhàng hóa hay dịch vụ đó sẽ giảm xuống và ngược lại Trong kinh doanhmỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách giá cả cho hàng hóa củamình, trong đó cần đặc biệt chú ý đến chiến lược giảm giá Giảm giá có tácdụng kích thích mua hàng, đồng thời thỏa mãn khả năng tài chính củangười mua Khi thực hiện việc giảm giá đột ngột tức thời một sản phẩmnào đó thì nó dẫn đến một sự gia tăng rõ rệt cầu của khách hàng đối vớihàng hóa đó Một chiến lược giảm giá liên tục có suy tính rõ ràng sẽ có khảnăng mở rộng và phát triển thị trường ngay cả khi sức mua trung bình bịgiới hạn

3.1.4 Nhân tố pháp luật.

Kinh tế và pháp luật luôn luôn đi kèm với nhau Làm kinh doanh thì phảihiểu biết pháp luật của nhà nước quy định đối với lĩnh vực hoạt động của mình.Thông qua luật pháp nhà nước điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, điều tiết cung cầu Công cụ pháp luật chủ yếu mà nhà nước sử dụng đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thuế

Trên thực tế, nhân tố pháp luật ổn định, rõ ràng có thể tạo ra những cơhội hoặc nguy cơ cho các DNTM, đặc biệt là những thay đổi liên tục,

Trang 22

nhanh chóng, không thể dự báo trước.

3.1.5 Nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp.

Tiềm năng của DNTM là khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trườngcủa doanh nghiệp Tiềm năng của DNTM bao gồm tiềm năng vô hình vàtiềm năng hữu hình

Tiềm năng vô hình

Uy tín của doanh nghiệp thương mại trên thị trường: nếu doanhnghiệp có niềm tin với khách hàng thì khách hàng đến với doanh nghiệpngày càng nhiều hơn Và từ đó phát triển thị trường dễ dàng hơn

Thế lực của doanh nghiệp thương mại: Thế lực trong kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại được thể hiện là sự tăng trưởng của số lượnghàng hóa (tính bằng doanh số) bán trên thị trường, số đoạn thị trường màdoanh nghiệp có khả năng thỏa mãn được, mức độ tích tụ và tập trung củadoanh nghiệp thương mại, khả năng liên doanh liên kết, mức độ phụ thuộccủa các DNTM khác trên thị trường vào doanh nghiệp và ngược lại

Vị trí của doanh nghiệp thương mại: là chỗ đứng của doanh nghiệptrên thị trường

Tiềm năng hữu hình

Tiềm năng về vốn: một doanh nghiệp thương mại có vốn lớn sẽ có

khả năng mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh của mình Các DNTMnên có biện pháp bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh

Tiềm năng về lao động: một doanh nghiệp thương mại có số lượng laođộng hợp lý và trình độ sẽ tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng tốtnhất nhu cầu của thị trường

Tiềm năng về nguyên vật liệu: đối với một doanh nghiệp thương mại,nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp tục quá trìnhsản xuất trong khâu lưu thông Tức là việc hoàn thiện sản phẩm để đẩymạnh tốc độ lưu thông như việc đúng gói, thiết kế bao bì, ký mã hiệu…

Ngày đăng: 29/03/2015, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w