IV. Những kết quả đạt được
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Những đánh giá cơ bản
1. Những đánh giá cơ bản
* Về nội dung:
Với đề tài này, tôi chỉ đi vào một số biện pháp trong số các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, phù hợp với điều kiện và sự phân công chuyên môn- công tác của bản thân tôi, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các biện pháp này và đề xuất tiếp các biên pháp khác trong những năm sau.
* Ý nghĩa:
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi nhìn nhận một cách toàn diện thấu đáo hơn về công tác chuyên môn do mình phụ trách đồng thời giúp cá nhân tôi từng bước đi sâu quản lý công tác chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế nhà trương, mang lại hiệu quả cao.
Để làm được điều đó theo tôi :
- Phải có sự chỉ đạo nhất quán, giữ nghiêm kỉ cương
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo phải cụ thể, phù hợp với thực tế, có quy định rõ ràng về các nội dung và thời gian cần thực hiện .
- Giáo viên và học sinh nhà trường phải thực sự tự giác, có ý thức tự nâng cao nhận thức về tư tưởng, nắm vững kiến thức, kỹ năng và tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn
Các quan điểm và các giải pháp trình bày ở trên đã được thể hiện qua thực nghiệm, được sự nhất trí và ủng hộ của tất cả giáo viên, có tính khả thi và có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường.
Khi thực hiện đề tài này mặc dù kết quả chưa cao lắm nhưng nó đã mang lại nét mới cho việc quản lý các hoạt động chuyên môn một cách toàn diện. Đây thực sự là một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn được định hướng, thể nghiệm của tôi trong năm học trước và đi sâu toàn diện hơn trong năm học này và đã có kết quả.
* Bài học rút ra :
- Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn là vấn đế quan trọng được nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch trong từng năm học và không ngừng cải tiến làm cho hoạt động chuyên môn càng phong phú, đạt hiệu quả cao.
- Người quản lý phải có nhận thức rõ, đúng vấn đề tầm quan trọng của các hoạt động chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, Phải đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường .
- Trong quản lí chuyên môn: Phân công đúng chuyên môn và đúng năng lực của từng giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy được khả năng đồng thời tạo ra môi trường khuyến khích sáng tạo, có biện pháp nâng đỡ các ý tưởng mới và khen thưởng các sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao. - Hoạt động chuyên môn nhất thiết phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho từng hoạt động chuyên môn, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá chính xác khách quan để kịp thời uốn nắn.Trong quá trình chỉ đạo người quản lí phải biết động viên khen thưởng kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ và tạo mọi điều kiện để họ phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Trong quá trình dạy học phải tạo điều kiện để các giáo viên giỏi đi tiên phong trong phong trào đổi mới phương pháp: Bằng các giờ dạy cụ thể, qua quan sát thực tế, qua thảo luận giáo viên sẽ tự rút ra các bài học bổ ích, thiết thực cho công việc cụ thể của họ. Đổi mới phương pháp dạy học phải là công việc được
giáo viên chú ý và tiến hành thường xuyên, đòi hỏi sự năng động sáng tạo, linh hoạt nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học…, thực hiện đồng thời là tổ chức chỉ đạo và động viên học sinh đổi mới phương pháp học tập tích cực giúp các em tiếp cận nhanh và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của thầy, với sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới để đạt hiệu quả cao
- Cán bộ quản lý trường trước hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến hình thành nhân cách của học sinh và ảnh hưởng lớn đến đội ngũ giáo viên, có ý thức trách nhiệm, có lòng yêu trẻ và đặc biệt phải xây dựng được sự đoàn kết trong tập thể, biết tập hợp lực lượng và quy tụ đội ngũ cùng với học sinh phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.