Muốn quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng thực sự có “chuyển động” nhất thiết phải đổi mới kiểm tra, thi cử, đánh giá chất lượng dạy học, chất lượng giáo viên và chất lượng nhà trường. Coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá thi đua, có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy, công tác.Thực hiện có hiệu quả việc nhân diện rộng các gương sáng.Tạo điều kiện để giáo viên giỏi các cấp phát huy tác dụng tại trường, phát huy ảnh hưởng sâu rộng đến đội ngũ giáo viên của trường. Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm nhắc nhở mọi thành viên làm đúng theo quy định đồng thời phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện. Làm tốt công tác kiểm tra theo đúng nguyên tắc: Công khai, vô tư, thiết thực sẽ tạo nên hiệu quả đích thực, đặc biệt BGH quán triệt toàn thể giáo viên và học sinh thực hiện thường xuyên nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” nhằm đánh giá thực chất công tác dạy và học, tiến tới học thật- thi thật- chất lượng thật.
Nhận thức đúng về vấn đề này, để từng bước nâng cao chất lượng toàn diện tôi xác định nội dung kiểm tra đối với tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh trong trường như sau :
*Đối với tổ chuyên môn:
Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn là kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn thường xuyên hoặc đột xuất, qua đó thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tổ. Chính vì vậy tôi luôn xác định được nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ như sau:
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng, nhận thức vai trò tác dụng, uy tín và khả năng lãnh đạo của họ đối với tập thể để có tác động tích cực, có giải pháp giúp họ nâng cao hiệu quả quản lý của mình
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Các kế hoạch, biên bản kiểm tra, hội họp, chất lượng giảng dạy bộ môn và các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề đổi mới…
- Kiểm tra chất lượng dạy học của tổ- nhóm chuyên môn thông qua việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài dạy, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh - Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: Soạn bài, chấm bài, dự giờ, sinh hoạt tổ nhóm, ghi chép cập nhật thông tin các loại hồ sơ chuyên môn.
- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Với các nội dung như vậy tôi thường tiến hành kiểm tra chuyên đề hồ sơ tổ chuyên môn, kiểm tra các hoạt động tổ chuyên môn, công tác tổ chức chuyên đề (sinh hoạt nhóm chuyên môn), bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém hoặc tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ tổ nhóm để rút kinh nghiệm chung…
Thông qua việc theo dõi, quan sát các hoạt động, các nề nếp chuyên môn cũng như việc kiểm tra các thông tin minh chứng về tổ chuyên môn cùng kết quả kiểm tra chéo của các tổ- nhóm chuyên môn kết hợp với báo cáo của các tổ, phụ trách chuyên môn tổng hợp và nhận xét đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn, tư vấn thúc đẩy cho các hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả đồng thời qua đó đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và sự hợp tác của các thành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung và báo cáo Hiệu trưởng theo định kỳ hoặc bất thường để có định hướng và điều chỉnh các hoạt động chuyên môn hiệu quả hơn theo yêu cầu công việc.
*Đối với giáo viên:
Kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị, đặc điểm lối sống để từ đó có biện pháp phát huy các ưu điểm, khắc phục tồn tại đồng thời có hướng bồi dưỡng đội ngũ kịp thời và có hiệu quả thiết thực, mặt khác đây cũng là vấn đề để các cấp quản lí giáo dục bố trí sử dụng bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chế độ đối với giáo viên (điều 2- quy chế xếp loại giáo viên) theo Quyết định 06/2006/ QĐ- BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, Thực hiên nghiêm túc việc đánh giá tiết dạy của giáo viên theo Quyết định số 673/QĐ-SGDĐT- GDTrH ngày 31/8/2010 của Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng
Đánh giá xếp loại giáo viên là nội dung quan trọng trong công tác quản lý cán bộ. Khi tiến hành đánh giá xếp loại phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, công bằng dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên. Phải làm vì ưu điểm, nhược điểm và phẩm chất chính trị, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn .
Trường đã công khai lịch kiểm tra nề nếp chuyên môn, kiểm tra toàn diện hoặc chuyên đề hồ sơ, tiết dạy hoặc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn như: Sổ đầu bài; sổ báo giảng; Kế hoạch chuyên môn cá nhân; tiến độ lấy điểm và vào điểmsooe điểm con, sổ cái; Kiểm tra tiến độ chương trình: Thống kê tiến độ chương trình và có giải pháp chỉ đạo chạy chương trình kịp thời vào ca chiều; Kiểm tra định kì, toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề hồ sơ chuyên môn cá nhân; Kiểm tra tiết dạy( đột xuất; báo trước có kèm theo kiểm tra giáo án lên lớp, đồ dùng dạy học...); Kiểm tra quy chế chấm chữa (Bài kiểm tra của học sinh, sổ điểm của giáo viên); Kiểm tra việc sử dụng thiết bị đồ dùng ( qua sổ báo giảng, giáo án và sổ mượn thiết bị đồ dùng)
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (Cấp tổ- Cấp trường):Về phẩm chất đạo đức; Về kiến thức (cơ bản, chuyên sâu, kiến thức tâm lí, kiểm tra đánh giá…); Về kỹ năng (Soạn giáo án, sử dụng hồ sơ chuyên môn; tổ chức và thực hiện các hoat động trên lớp; ứng dụng CNTT; sử dụng ĐDDH và các kỹ năng khác như công tác chủ nhiệm, tổ chức HĐ NGLL, giao tiếp ứng xử sư phạm…). - Kiểm tra kết quả giảng dạy của giáo viên qua KSCL, các bài kiểm tra học kì; chất lượng bộ môn từng kì và cuối năm: Các bài kiểm tra thường xuyên (Miệng, 15 phút, 45 phút) cần được so sánh với bài KSCL các bài kiểm tra cuối kỳ, đăng ký chỉ tiêu chất lượng đầu năm và lấy đó làm thước đo để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.
Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên được thực hiện thường xuyên từ tổ chuyên môn đến ban giám hiệu nên việc thực hiện các quy định chung có nề nếp và ngày
càng tiến bộ song đôi khi vẫn còn có giáo viên chưa thực sự chuyên tâm với công tác của mình, đôi khi còn sai sót trong xác định chuẩn kiến thức kỹ năng, trong việc chấm, chữa bài kiểm tra.
Sau khi kiểm tra, phụ trách chuyên môn trực tiếp tổng hợp và báo cáo Hiệu trưởng theo định kỳ hoặc nếu có bất thường. Đồng thời các giáo viên đều được công khai nhận xét và tư vấn giúp đỡ một cách trực tiếp và mang tính xây dựng từ người kiểm tra hoặc phụ trách chuyên môn, có đánh giá và rút kinh nghiệm, có chỉ đạo hoàn thiện nếu thiếu sót. Và đặc biệt là phụ trách chuyên môn trực tiếp nhận xét, tư vấn và phê duyệt hồ sơ chuyên môn của giáo viên một cách công khai, minh bạch đồng thời giáo viên được đề xuất ý kiến, các ý kiến mang tính hiệu qủa cho các hoạt động chuyên môn đều được ghi nhận và nhân rộng. Đây thực sự là những việc làm mới phát huy cao độ tính dân chủ, tinh thần sáng tạo, tự giác tích cực và ý thức xây dựng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Định kỳ phụ trách chuyên môn cùng các tổ trưởng chuyên môn rà soát lại công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm chung và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên.