Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách cho hoạt động thương mại.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 30)

doanh thương mại. Dựa vào phân tích ma trận có thể rút ra rằng, phải tự đầu tư nhiều nhất cho cơ hội thị trường kinh doanh hấp dẫn trong đó doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh.

+ Xác định mục tiêu và bố trí nguồn lực.

Sau khi đánh giá các cơ hội đầu tư chiến lược, bước tiếp theo trong quá trình kế hoạch hóa chiến lược là thiết lập mục tiêu cho từng cơ hội. Các mục tiêu phải bao gồm các thành tố sau: (1) Kết quả thực hiện, bao gồm chỉ số số lượng có thể đo lường sự phát triển; (2) Phạm vi thời gian đạt được mục tiêu; và (3) Mức đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu. Về cơ bản, trình độ thực hiện là các tiêu chuẩn tài chính như mức lợi nhuận trên vốn đầu tư, doanh số, hoặc thị phần. Tuy nhiên, thị phần là mục tiêu hay sử dụng nhất do nó dễ đo lường và thường có tính toán và có thể chịu ảnh hưởng bởi những nguyên tắc hạch toán. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thị phần là chỉ tiêu khả năng lợi nhuận dài hạn trong nhiều hoạt động kinh doanh.

Trên cơ sở mục tiêu đã xác định, doanh nghiệp bán lẻ cần thiết lập kế hoạch phân bổ nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác để khai thác có hiệu quả các cơ hội chiến lược thị trường.

3.2.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách cho hoạt độngthương mại. thương mại.

Hệ thống pháp luật cho hoạt động thương mại như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp và các chính sách kinh tế như chính sách thương mại nội địa, chính sách xuất nhập khẩu cần được hoàn thiện ổn định đảm bảo tính minh bạch, phù hợp với khuôn khổ pháp lý của khu vực và thế giới để các doanh nghiệp thương mại có cơ sở định hướng hoạt động của mình và tiếp cận với thương mại thế giới.

Hoàn thiện môi trường pháp lý là tạo được môi trường kinh doanh ổn định cho các DNTM, hạn chế, ngăn chặn tình hình buôn lậu, gian lận thương mại. Có những hình phạt thích đáng đối với những đối tượng vị phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả để tạo công bằng cho giá kinh doanh.

Cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thị trường, hoạt động thương mại mà trước hết phải xây dựng được bộ máy công quyền trong sạch, không kỳ thị, hướng vào phục vụ doanh nghiệp để phát huy được sức mạnh tổng hợp và lợi thế so sánh của mỗi thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường mở. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

Cải thiện điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại phát triển như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thương mại trong việc thành lập, đăng ký kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Cần có những chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp với điều kiện từng giai đoạn, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện các cam kết xóa bỏ hàng rào phi thuế quan với các nước trong AFTA. Cụ thể là xác định thị trường trọng điểm, quy hoạch mặt hàng xuất nhập khẩu, thực hiện chính sách đầu tư thích hợp, tổ chức mạng lưới phân phối hàng xuất khẩu hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 30)